Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

7 Điểm Phải Lưu Ý Trước Khi Ký Hợp Đồng Lao Động

Trước khi ký kết bất kì một hợp đồng hay giấy tờ gì, bạn phải hết sức cẩn trọng. Bởi vì:  “Bút sa gà chết” luôn luôn đúng. Những hậu quả không thể lường trước có thể sẽ đến với bạn nếu như bạn ký giấy tờ bừa bãi. Đặc biệt, với việc ký hợp đồng lao động thì lại phải chú ý hơn cả. Vậy, trước khi ký hợp đồng lao động, cần chú ý những gì? 

1. Tìm hiểu trước về công ty 

Trước khi bắt đầu hay quyết định làm việc, bạn cần tìm hiểu rõ về công ty. Không đơn thuần là những thông tin cơ bản mà còn là văn hóa công ty. Công ty có lừa đảo hay không? Đối xử với nhân viên thế nào? Văn hóa công ty là gì? Bạn nên tự mình tìm ra câu trả lời trước khi đến bước ký hợp đồng.

Để có được thông tin, bạn có thể hỏi trực tiếp những người đã hoặc đang làm ở công ty. Cho dù có trả lương cao nhưng đối xử với nhân viên không tốt thì bạn cũng không nên “liều lĩnh” mà ứng tuyển nhé. Vì thế, trước khi đến ký kết hợp đồng, bạn phải tìm hiểu và cân nhắc rất kỹ.

2. Cần “biết mình biết ta” 

“Biết mình biết ta – Trăm trận trăm thắng”. Cần phải xác định rõ xem mình ở đâu, mình là ai và có phù hợp với công việc hay không.

Rất nhiều trường hợp lao động do quá khó khăn mà khi tìm được việc là vội vàng ký ngay hợp đồng. Cho dù không biết rõ, biết kỹ về công việc nhưng họ cứ “điền bừa” như vậy. Hãy xem xét thực sự năng lực của mình có phù hợp hay không. Nếu nhận việc mà không phù hợp với bản thân, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Mà bạn biết đó, bỏ dở hợp đồng giữa chừng thì một là không nhận lương, hai là bồi thường. Vì vậy cần suy nghĩ kỹ trước khi bắt đầu công việc

3. Lưu ý về địa điểm, thời gian và công việc 

Một bản hợp đồng thông thường sẽ dài từ 3-5 trang. Rất nhiều hợp đồng có thể lên đến chục trang. Nhiều người chỉ có thói quen đọc lướt, thậm chí là không đọc mà chỉ ký. Nếu bạn đã từng thực hiện điều hệt như trên thì hãy thay đổi ngay. Có rất nhiều công ty lợi dujg điều đó để bóc lột nhân viên.

Cần đọc kỹ điều khoản trước khi ký hợp đồng lao động

Dù dài đến đâu nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau: thời gian, địa điểm làm việc, mức lương. Ngoài ra, trong hợp đồng cần ghi rõ, cụ thể về nơi làm việc, có phải tăng ca không, chế độ lương thưởng. Nhiều công ty chỉ ghi là “bố trí theo nhu cầu” hoặc “thỏa thuận sau” thì bạn cần hỏi luôn và yêu cầu họ chỉnh sửa hợp đồng

Nhiều trường hợp do không kiểm tra kỹ nên nơi làm lúc nộp hô sơ kiểu mà thực tế lại là một kiểu. Hoặc tệ hơn, bị bắt làm thêm giờ mà không hề hay biết. Đến lúc sự việc xảy ra rồi thì bạn chỉ có thể trách bản thân mình không đọc kỹ mà thôi. Ngoài ra, đọc kỹ về yêu cầu công việc sẽ tránh được việc bạn bị làm bộ phận không liên quan đến công việc tuyển dụng.

4. Quan tâm đến chế độ và quyền lợi 

Như đã nói ở trên, chế độ và quyền lợi là phần bạn cần chú ý. Cụ thể là mức lương, các chế độ bảo hiểm, quyền lợi tại công ty.. Những yêu cầu, quy định cụ thể về số ngày nghỉ, chế độ nghỉ khi bị bệnh và điều kiện môi trường làm việc là những thứ bạn phải nắm rõ.

Những vấn đề về lương thưởng, chế độ, quyền lợi cần được thể hiện rõ trong bản hợp đồng.

Nếu trong hợp đồng không ghi hoặc thấy băn khoăn, bạn nên mạnh dạn trao đổi. Nếu không chú ý, có thể bạn sẽ không biết hoặc bị thiệt quyền lợi. Để chắc chắn nhất, hãy yêu cầu bộ phận nhân sự cho xem hết quyền lợi, chế độ và ghi chúng rõ vào trong hợp đồng. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc sau này.

5. Chú ý đến các chương trình đạo tạo nâng cao 

Nhiều doanh nghiệp vì muốn cạnh tranh, thu hút lao động nên hay đưa ra lời hứa “ảo”. Lời hứa sẽ được đào tạo nâng cao chuyên môn sau khi làm thường xuyên được thêm vào. Tuy nhiên, khi làm việc thì chả thấy có chương trình nào cả. Những trường hợp hứa hẹn này ít khi được thực hiện. Vì vậy, khi đọc hợp đồng, nếu không thấy ghi rõ các mục đào tạo thì nên hỏi lại ngay.

6. Không bao giờ ký hợp đồng “bằng miệng” 

Đừng bao giờ ký hợp đồng bằng miệng nhé. Kể cả khi bạn làm việc với người quen thì việc rõ ràng vẫn tốt hơn.

Thông thường, sẽ có 3 loại hợp đồng: HĐ thời vụ, HĐ có thời hạn và không xác định thời hạn. Luật pháp cũng cho phép ký hợp đồng bằng miệng nhưng phải có nhân chứng. Tuy nhiên, lời khuyên là không nên làm việc. Cho dù bạn có làm việc cho người quen hay chăng nữa thì không bao giờ được chủ quan. Bởi vì khi xảy ra tranh chấp, “giấy trắng, mực đen” bao giờ cũng rõ ràng. Nếu khi ký hợp đồng bằng miệng, bạn sẽ chẳng thể nào kiểm soát được người làm chứng kia có bị NTD mua chuộc hay không. Khi tranh chấp mà không có cơ sở ràng buộc thì bên chịu thiệt lớn nhất là người lao động.

7. Luôn giữ một bản hợp đồng lao động

Theo nguyên tắc, hợp đồng sau khi ký sẽ được in thành 2 bản. Mỗi bên sẽ giữ một bản kèm phụ lục đi kèm ( nếu có). Nhiều doanh nghiệp khi ký kết thường cố tình “ỉm” và không giao cho người lao động. Hơn thế, rất nhiều người lao động không biết mình được giữ nên cũng không đòi. Không đòi hợp đồng lao động tức là bạn trực tiếp khiến bản thân mất quyền lợi.

Sau khi ký hợp đồng hãy lưu ý cầm và giữ cẩn thận cho mình một bản nhé.

Hãy chắc chắn bạn sẽ giữ 1 bản hợp đồng lao động. Khi có tranh chấp xảy ra, nếu không có hợp đồng để đối chứng, chắc chắn người thiệt sẽ là bạn. Vì vậy, để phòng tránh những điều xấu có thể xảy ra, hãy luôn giữ kỹ càng và cẩn thận hợp đồng lao động nhé!

Theo Viecngay

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,241 lượt xem