Hà Lan Ngọc@Kỹ Năng
3 năm trước
8 Ví Dụ Về Mục Tiêu Marketing Đối Với Doanh Nghiệp?
VÍ DỤ VỀ MỤC TIÊU MARKETING ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP? doc google
Mục tiêu Marketing chính đối với doanh nghiệp là làm sao để tăng những chỉ số quan trọng, nhằm cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Đồng thời để đạt được những lợi ích nhất định cho “tình hình sức khỏe” của doanh nghiệp.
- Thị phần: mục tiêu marketing để đạt được vị trí dẫn đầu trên thị trường
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang chạy đua để vươn lên chiếm lĩnh thị trường của mình, thậm chí tham gia vào các thị trường tiềm năng mới và không ngừng gia tăng sức hút với người tiêu dùng, mục tiêu marketing đầu tiên đó là làm sao để doanh nghiệp càng sớm đạt được vị thế tốt trong thị trường.
Các doanh nghiệp không có cho mình lợi thế cạnh tranh đồng nghĩa với việc bị các đối thủ bỏ lại. Tuy nhiên mục tiêu marketing nhằm tăng thị phần không phải là mục tiêu ngắn hạn mà cần một quá trình lâu dài để đạt được. doc google
- Tăng trưởng doanh số: gia tăng giá trị hoặc khối lượng tiêu thụ ( hoặc cả hai) bằng mục tiêu marketing doc google
.png)
Value và Volume có thể xem là 2 thước đo cho độ lớn của thị trường (Market size).
Tìm hiểu một ví dụ để làm rõ khái niệm này: Chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê ở Việt Nam- Highlands Coffee. Market size tính theo volume sẽ đo lường theo lượng sản phẩm, ví dụ như bao nhiêu ly cà phê, trà, freeze,... được bán ra. Trong đó, nếu tính theo Value thì sẽ đo lường số tiền mà người tiêu dùng chi trả cho những ly trà, cà phê này bằng (đơn vị đo: tiền tệ VND, USD..) doc google
Đó là trường hợp khi dịch bệnh làm giảm sức mua của người tiêu dùng, hầu hết các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến Value. Trong thực tế, số lượng sản phẩm bán được ít hơn nhưng doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoặc tăng Value bằng cách tăng giá hoặc phát triển thêm các sản phẩm có giá trị cao hơn.
_ Cơ hội: doanh nghiệp đổi mới sản phẩm hiện có hoặc bán thêm các sản phẩm có giá trị cao đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng, tiếp cận được khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. doc google
_ Thách thức: tăng giá trị đồng nghĩa với tăng giá bán, dễ gây ra tình trạng mất khách, mất lợi thế cạnh tranh về giá so với đối thủ.
- Mục tiêu marketing tăng số lượng đơn hàng trung bình của một sản phẩm/ mỗi khách hàng: doc google
Có nhiều lý do ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, hoặc mua rất ít dù đã rất thích sản phẩm. Ví dụ như: tiếc tiền, cảm giác sản phẩm của đối thủ tốt hơn, chưa cần thiết để mua,... Những lý do này làm khách hàng cân nhắc lâu hơn hoặc quyết định không xuống tiền cho một sản phẩm hay dịch vụ mà họ cảm thấy chưa thật sự giải quyết nhu cầu của họ.
Để làm được mục tiêu marketing tăng số lượng đơn hàng, doanh nghiệp cần cho khách hàng thấy được những công nghệ mới, những giá trị mà sản phẩm thật sự đem lại - thay vì chỉ nhận xét đây là sản phẩm tốt hay không tốt. Hơn nữa, việc phân tích chức năng sản phẩm (Funtional Analysis) cũng giúp mục tiêu marketing hiệu quả hơn. doc google
Mục tiêu marketing nhằm tăng chuyển đổi trên mỗi lượt tiếp cận khách hàng (online và offline). Nghĩa là mỗi cơ hội tiếp cận đều có giá trị, doanh nghiệp cần đưa ra những giá trị cụ thể để trả lời câu hỏi “Vì sao tôi phải mua sản phẩm này”. Thay vì chỉ áp dụng các chương trình khuyến mãi hay tặng quà đi kèm, doanh nghiệp hãy đưa ra một con số cụ thể về tính năng của sản phẩm, ví dụ như “Ấm siêu tốc tiết kiệm 45% thời gian đun sôi” hay “công nghệ ấm đun sôi 1 lít nước chỉ trong 90 giây”.
Tần suất khách hàng trung thành quay lại: doc google
Hay còn gọi là mục tiêu marketing tần suất (FMP- Frequency Marketing). Mục tiêu marketing này nhằm xác định, duy trì và tăng lợi nhuận từ những khách hàng cũ quay lại. Hơn nữa, doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing tần suất sẽ xây dựng được mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp gia tăng giá trị và làm cho quá trình mua hàng trở thành mối quan hệ có qua có lại (win- win).
Theo nguyên tắc Perato, 20% lượng khách hàng của một công ty có thể chiếm 80% doanh số của công ty đó. Vì vậy tần suất quay lại của khách hàng quyết định con số mà doanh nghiệp có thể đạt được đối với những khách hàng trung thành của mình.
Thông thường, doanh nghiệp sẽ kết hợp mục tiêu marketing dẫn đầu thị trường và mục tiêu marketing tần suất để đạt được lợi ích cao nhất. Hãy tưởng tượng rằng doanh nghiệp của bạn là người đầu tiên sử dụng chiến dịch marketing tần suất, đó là một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ thiếu tính linh hoạt.
Tỉ lệ khách hàng quay trở lại: doc google
Hay còn gọi là tỉ lệ duy trì khách hàng - Customer Retention Rate (CRR). Mục tiêu marketing này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tỉ lệ khách hàng quay lại. Những lợi ích rất rõ ràng của mục tiêu marketing này là giảm được chi phí Marketing/ Sale, tăng doanh thu gộp trên mỗi khách hàng.
Hơn thế nữa, việc khách hàng quay lại còn làm quá trình chăm sóc khách hàng hiệu quả - một yếu tố tăng độ thành công cho mục tiêu marketing tăng sự hài lòng của khách hàng (Mục số 7). doc google
Có nhiều cách để thực mục tiêu marketing tăng tỉ lệ khách hàng quay lại một cách hiệu quả: doc google
_ Thu thập thông tin khách hàng một cách khéo léo và hiệu quả
_ Lưu lại thông tin đăng nhập và thanh toán của khách hàng
_ Sử dụng công cụ Tracking đo lường tỉ lệ quay lại của khách hàng
_ Tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng: Email Marketing, Zalo, Calls,..
_ Không để khách hàng bỏ lỡ các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng trung thành hoặc các voucher khuyến mãi. doc google
Số lượng khách hàng mới:
Mục tiêu Marketing tăng số lượng khách hàng mới, thực chất là mục tiêu tăng doanh thu bằng cách tăng số lượng khách hàng tiềm năng.
Cách tiếp cận chủ động giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng tiềm năng: doc google
Tiếp thị đa kênh: Facebook, Tik Tok, IG,...
Tiếp thị truyền miệng (Recomment marketing)
Khai thác mối quan hệ cá nhân
Xây dựng cộng đồng riêng
Tiếp cận lại khách hàng tiềm năng chưa sinh chuyển đổi
Lên kế hoạch cho chuỗi Email marketing
Tối ưu hóa website, tăng cường viết bài trên blog
Mục tiêu marketing tăng sự hài lòng của khách hàng (Customer Satisfation): doc google
Trong bối cảnh các Các doanh nghiệp không ngừng tìm hiểu mong muốn và nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng, từ đó cung cấp sản phẩm hay dịch vụ và đáp ứng những kỳ vọng của khách hàng là một quá trình không bao giờ thật sự dừng lại.
Trên thực tế, người tiêu dùng sẽ mua một sản phẩm hay dịch vụ khi các chức năng của sản phẩm đó là những gì họ thật sự cần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người tiêu dùng chẳng thể biết họ thật sự cần gì, và cảm giác món hàng mình mua không tương xứng với số tiền mình bỏ ra (cảm giác này xuất hiện sau khi đã mua hàng một thời gian). Vậy nên doanh nghiệp cần thực hiện các khảo để có một ví dụ cụ thể về lý do khách hàng hài lòng hoặc không hài lòng.
Khi đã có những báo cáo chính xác về sự hài lòng, mức độ hài lòng của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ tiếp tục quá trình marketing mục tiêu tăng sự hài lòng bằng cách tối ưu những vấn đề gây ra cảm giác không hài lòng của khách hàng (trong điều kiện phù hợp với nguồn lực và lợi nhuận của doanh nghiệp) như: tăng tốc độ sản xuất, xây dựng một cộng động nơi mà khách hàng có thể tìm thấy hầu hết những điều mà họ quan tâm, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tăng đãi ngộ cho nhân viên khi họ có thái độ tốt khi chăm sóc khách hàng,..
Độ nhận diện thương hiệu: doc google
Tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) là một mục tiêu tối quan trọng đối với một doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu tiếp cận người tiêu dùng thúc đẩy mức độ thành công của mục tiêu Marketing chiếm lĩnh thị trường ở mục số 1. Tăng độ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng - trở thành một phần đặc tính và phong cách của nhóm khách hàng này.
Thời gian gần đây, các cụm từ về sản phẩm “trending” đang dần là xu hướng của phần lớn người tiêu dùng, nhất là các khách hàng thuộc thế hệ GenZ. Sự bùng nổ của các kênh giải trí, tiêu biểu phải kể đến Tik Tok đã mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu của mình. Ngoài ra, In-game advertising là chiến thuật quảng cáo thương hiệu thông qua trò chơi điện tử cũng trở thành xu hướng đang được các doanh nghiệp sử dụng.
3 chỉ số dùng để đo lường độ nhận diện thương hiệu trong mục tiêu marketing:
- Lượt truy cập trực tiếp (Direct Traffic)
- Lượng traffic đổ về website
- Lượng tương tác trên các mạng xã hội của doanh nghiệp (Social Engagement). doc google
Tóm lại, những yếu tố như định hướng phát triển, tình hình thị trường, kế hoạch tài chính,... sẽ làm cho mục tiêu Marketing thay đổi nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Mục tiêu marketing thành công cần kết hợp những mục tiêu nhỏ khác - mỗi mục tiêu là một mắc xích quan trọng và góp phầ thúc đẩy sự thành công của các mục tiêu còn lại. Câu hỏi đặt ra ở đây là “Mục tiêu nào sẽ không phải là mục tiêu của Marketing?
Chúng ta sẽ cùng bàn luận vào bài viết tiếp theo nhé! doc google
#muctieumarketing #doc google
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
3,465 lượt xem