Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

9 Lỗi Trong CV Khiến Bạn “Ra Đi” Ngay Lập Tức

“CV là nhịp tim của việc tìm việc”, Jacqui Barrett-Poindexter, một cố vấn nghề nghiệp và nơi làm việc tại Glassdoor nói: “Nếu làm tốt, CV của bạn sẽ giúp kể câu chuyện của bạn và bán bạn cho nhà tuyển dụng” những công nghệ cao cũng không thay đổi được điều đó. “Ngay cả khi công nghệ tiên tiến giúp nâng cao và thay đổi cách thức tìm kiếm những vị trí mở, CV vẫn là một phần không thể thiếu của qui trình tuyển dụng”, Matt, cố vấn nghề nghiệp của Careerbuilder cho biết thêm.

9 lỗi trong CV khiến bạn "ra đi" ngay lập tức

Và một lần nữa, một CV tồi có thể chống lại bạn. Dưới sự tư vấn của các chuyên gia như Barrett-Poindexter, Tarpay and Maele Hargett từ Ascendo Resources, chúng tôi muốn các bạn tránh những lỗi trong CV của mình:

1. Lỗi ngữ pháp và chính tả

Không có cơ hội nào cho sự luộm thuộm cả. Theo 1 kết quả khảo sát năm 2013 của Careerbuilder, 58% nhà tuyển dụng cho biết họ ngay lập tức loại bỏ 1 ứng viên khi phát hiện thấy lỗi chính tả trong CV của người đó.

9 lỗi trong CV khiến bạn "ra đi" ngay lập tức

“Trong thời đại ngày này, hoàn toàn không có sự tha thứ nào cho lỗi ngữ pháp hay chính tả”. Cần phân biệt “your” và “you’re”; ý nghĩa của từ như: “business” và “finance” và đừng sử dụng dấu câu quá nhiều (cụ thể là dấu phẩy).

Đừng chỉ tự mình kiểm tra chính tả. Hãy nhờ một người khác giúp chuyện này sau khi bạn đã tự xem xét nó – những người đáng tin cậy hoặc đồng nghiệp trong ngành tương tự. Nếu bạn là một sinh viên, hãy sử dụng những nguồn lực từ trung tâm hướng nghiệp tại trường đại học hoặc thư viện địa phương.

2. Thông tin không chính xác

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu sai ở 1 chi tiết đơn giản đồng nghĩa với việc CV của bạn sẽ bị ném vào đống giấy thải, nhanh thôi.

“Khi bạn đưa một số điện thoại không đúng hoặc nói sai về chức vụ, công việc hằng ngày của bạn, CV của bạn trông sẽ như 1 đống lộn xộn” – Hargett nói. “Nếu bạn nói rằng bạn là một người tỉ mỉ nhưng lại đưa cho chúng tôi 1 CV với thông tin sai lệch, bạn sẽ bị loại một cách chắc chắn”

Nếu chức danh hay nhiệm vụ của bạn không phù hợp, có thể chúng tôi sẽ hỏi cụ thể hơn khi phỏng vấn. Còn nếu bạn chủ động nói dối ngay từ đầu, bạn đang tự đào mồ chôn mình.

3. Nộp mọi công việc với một CV duy nhất

Đối với những người tìm việc, có thể họ hơi bất ngờ. Tuy nhiên họ nên biết rằng không tồn tại một cỡ cho tất cả công việc. “Không có hai vai trò nào là như nhau – và CV của bạn cũng thế”, Hargett nói.

Khảo sát của Careerbuilder cho thấy 36% các nhà tuyển dụng xác định hồ sơ xin việc quá chung chung là một sai lầm khiến họ loại bỏ 1 ứng viên. “Thay vì đưa ra một CV chung chung cho nhiều nhà tuyển dụng, hãy sửa lại nó cho phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển từ mô tả công việc (JD) và dành thời gian để tìm hiểu những yêu cầu từ nhà tuyển dụng (Requirements). Một CV tốt là một CV tập trung vào những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm! Nếu mô tả công việc yêu cầu bạn biết phân tích thị trường và lập kế hoạch, bạn phải sử dụng các ví dụ thực tế mà mình có để viết lại, kèm theo là kết quả bạn đạt được từ việc đó.

Bài viết liên quan  Nhà tuyển dụng nào hấp dẫn nhất Châu Á
 

Một điều rõ ràng nữa đó là không nên lưu các phiên bản của CV với một cái tên quá cụ thể như “marketing” hay “sales”. Chỉ cần giữ đơn giản với tên của bạn là được.

4. Quá màu mè, quá phong cách

“Định dạng là quan trọng”, Hargett nói. Đừng để CV của bạn đánh lạc hướng cũng như quá khó hiểu (dùng nhiều font hoặc trình bày rối rắm) đối với nhà tuyển dụng. Nếu bạn sử dụng dấu đầu dòng (bullets), hãy đảm bảo chúng được thống nhất từ đầu đến cuối.

Các cơ quan tuyển dụng có logo củ họ và đôi khi rút gọn hồ sơ lại, vì thế sẽ tốt hơn nếu CV của bạn trình bày theo dòng, không sử dụng các loại khối hộp (boxes) – thứ rất khó định dạng. “Và chắc chắn là CV của bạn thể hiện con người bạn”. Sử dụng một màu chữ khác để làm nổi bật chức danh công việc của bạn, nhưng đừng là màu quá sáng (non-neon).

Nơi mà bạn thể hiện sự sáng tạo của mình đó là ngôn ngữ. “Cứ sử dụng từ “Phát triển” (developed) từ dòng này sang dòng khác sẽ tạo nên một cơn buồn ngủ khủng khiếp đối với người đọc” – Barrett-Poindexter nói. “Hãy sáng tạo và lôi kéo nhà tuyển dụng với những từ ngữ kích thích”. Một tiêu đề ví dụ như: “Đảm bảo kinh doanh vượt bậc trong tương lai đồng thời thu hút/phát riển tài năng lãnh đạo hàng đầu” – sẽ giúp hiển thị tốt hơn về cá tính và sự sáng tạo đồng thời nhấn mạnh thành tựu của bạn.

5. Mơ hồ

Bạn sẽ không bao giờ có thể gây ấn tượng được với một CV không rõ ràng, Barrett-Poindexter. “Đối thủ cạnh tranh vị trí sẽ đánh bật bạn ra khỏi cuộc chơi”.

9 lỗi trong CV khiến bạn "ra đi" ngay lập tức

“Khi bạn quá dài dòng và mơ hồ, chúng tôi không biết được chính xác những gì bạn đã làm. Người tuyển dụng muốn hình thấy ngay những thông tin cần thiết, càng nhiều càng tốt. Hãy làm nổi bật thành tích của bạn. Nếu ban từng làm ra tiền hoặc tiết kiệm được tiền, hãy đưa cho chúng tôi con số chính xác. Đừng bao giờ cung cấp một con số tổng quát mà bạn cũng không thể xác minh nó.

6. Dùng quá nhiều từ trong 1 trang giấy

Không hề có qui tắc bắt buộc hay phải nhanh gọn trong trình bày CV, Tarpey nói. Những số liệu của Careerbuilder cho thấy 66% nhà tuyển dụng yêu cầu độ dài 1 trang giấy đối với ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp. 77% nhà tuyển dụng mong đợi 1 CV dài hơn 2 trang đối với những người dày dạn hơn.

Khi cô đọng qui trình làm việc và kỹ năng của bản thân vào 1 vài trang giấy, hãy chọn những thành tích mà hầu hết phù hợp với trách nhiệm ở vị trí bạn ứng tuyển cũng như phù hợp với giá trị của doanh nghiệp.

9 lỗi trong CV khiến bạn "ra đi" ngay lập tức

Nói chung, đối với một ứng viên tìm việc, họ nên chắc chắn rằng họ đang trả lời những yêu cầu trong danh sách công việc trong khi kể những câu chuyện về việc làm phù hợp nhất của họ, bao gồm cả những thành tựu cụ thể mà giúp nhà tuyển dụng hình dung về bạn.

Bài viết liên quan  Mẹo đơn giản để thư xin việc thu hút nhà tuyển dụng nhất
 

7. Bỏ quên ngày cụ thể

Sẽ tốt hơn nếu không để ngày cụ thể? Hãy suy nghĩ lại. Việc bỏ qua ngày cụ thể của việc làm trong quá khứ thường làm tăng sự nghi ngờ trong sử dụng lao động và làm cho nó trông giống như ứng viên đang cố gắng để lấp liếm điều gì đó. Nếu bạn đã có một khoảng thời gian trống trong CV của bạn, hãy đề cập nó ở đầu lá đơn xin việc (Cover letter).

Khảo sát của CareerBuilder cho thấy 27% các nhà tuyển dụng xác định họ sẽ thẳng tay loại một ứng viên nếu CV của họ không ghi rõ ngày cụ thể của những việc làm trong quá khứ của họ.

“Chúng ta cần tự biết nhiệm kỳ của mình, tốt hay là xấu” Hargett nói.

8. Không bao gồm kỹ năng

Việc liệt kê các kỹ năng có vẻ là một tuỳ chọn của người viết, và mặc dù cũng có nhiều cách để tìm thông tin thêm, nhưng tiếc rằng một số nhà tuyển dụng lại không cho là vậy và với họ, kỹ năng (skills) là điều bắt buộc. “Danh sách các kỹ năng cứng (hard skills) và các ví dụ về cách bạn sử dụng kỹ năng ở các công việc trước đó là một cách tuyệt vời để nổi bật trong số các ứng viên”.

Việc đan xen những kỹ năng trong hồ sơ cá nhân và phần thành tích trong CV thì hay hơn là tạo riêng 1 phần “kỹ năng” trong CV. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu phần “tổng kết” với từ “Xây dựng mối quan hệ” (Relationship Building) và ngay sau đó đưa những ví dụ về nơi bạn đã sử dụng khả năng này của bạn, như là “Đội quản lý liên phòng ban để phát triển sản phẩm đang bị đình trệ dẫn đến doanh thu tăng 25%”.

35% nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ loại bỏ hồ sơ của ứng viên nếu họ mắc những sai lầm về danh sách kỹ năng của bạn – theo cuộc điều tra của Careerbuilder.

9. Sử dụng cùng một mục tiêu nghề nghiệp

Xu hướng cho thấy thời của việc ghi một mục tiêu nghề nghiệp trong CV đã qua rồi. Hãy xem ví dụ sau:

“Tìm kiếm một nhiệm vụ là một nhà phân tích đầu tư để thúc đẩy sự nghiệp của mình trong ngành công nghiệp tài chính”.

Có 2 vấn đề ở đây: đó là sự khô cứng, và chỉ tập trung vào những gì ứng viên muốn để thúc đẩy sự nghiệp cá nhân, chứ không phải là cách anh ta giúp giải quyết vấn đề của nhà tuyển dụng. Do đó, thay vì tuyên bố mục tiêu tren, hãy thử tạo một tiêu đề nhấn mạnh giá trị của bạn với mục tiêu của công ty, chẳng hạn:

-Chuyên viên phân tích tài chính

-Chuyển vấn đề kinh doanh phức tạp thành tập trung các vấn đề công nghệ, giải pháp lưu trữ dữ liệu.

-Tìm cách giảm chi phí, nâng cao khả năng báo cáo và cải thiện qui trình ra quyết định.

-Never-

Nguồn: Business Insider

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,646 lượt xem