Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Abroad Insider] Cách Viết CV Một Trang - Điểm Độc Đáo Trong Hồ Sơ Ứng Tuyển Vào VinUni Qua Chia Sẻ Của Anh Trần Đắc Minh Trung - Đại Diện Tuyển Sinh Đại Học VinUni

Đến với buổi talkshow tối thứ sáu ngày 10/12/2021, Abroad Insider rất vinh dự khi được trò chuyện cùng anh Trần Đắc Minh Trung và lắng nghe những chia sẻ của anh về apply vào VinUni với bài viết CV một trang vô cùng độc đáo. Những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích mà anh Minh Trung mang lại đã giúp các bạn trẻ có thêm nhiều góc nhìn mới lạ và kỹ năng hữu ích trên con đường thành côn chinh phục "giấc mơ" vào VinUni - trường Đại học quốc tế danh giá tại Việt Nam hiện nay. Nếu các bạn lỡ buổi Online Talkshow hay muốn theo dõi lại thì có thể truy cập Fanpage Abroad Insider hoặc đọc phần nội dung cuộc phỏng vấn trong bài viết này nhé!   

🔥 Fanpage Abroad Insider: https://www.facebook.com/abroadinsider  

🔥Nhận thông báo về các chương trình Online Sharing Talkshow tiếp theo của các anh chị diễn giả trên Abroad Insider tại đây: https://bit.ly/38WKU65   

------------------------------------------

MC Quỳnh Anh: Chào mừng tất cả các bạn khán giả đang theo dõi livestream của Abroad Insider. Và mình là Quỳnh Anh một sinh viên đang theo học tại VinUni sẽ đồng hành cùng với các bạn cũng như các vị diễn giả khách mời của chúng ta trong buổi livestream tối ngày hôm nay. Các bạn thân mến Các bạn thân mến! Abroad Insider là một dự án giúp kết nối những người trẻ thành công trong nước và du học sinh Việt Nam toàn thế giới. Qua những buổi livestream định kỳ, Abroad Insider góp nhặt câu chuyện của các anh chị diễn giả đã thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trên con đường du học, học tập tại môi trường quốc tế. Và Quỳnh Anh tin rằng những kiến thức và kinh nghiệm quý giá ấy sẽ phần nào giúp cho các bạn có định hướng đúng đắn vững tâm hơn trên hành trình học tập của mình. Và hiện tại với tình hình dịch bệnh khó lường, ngày càng nhiều các bạn trẻ quan tâm đến các trường Đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tế đáp ứng được nhu cầu học tập ngay cả khi ở trong nước ốc với mức phí sinh hoạt thấp cùng cơ hội học bổng lớn là những lý do do khiến cho du học tại chỗ trở nên thu hút hơn. Với những lý do như vậy I không thể không nhắc đến trường đại học VinUnI đặc biệt với chương trình tích hợp Cử nhân Thạc sĩ 4 + 1 và 3 + 2 ngay sau khi 5 năm ra trường bạn có bằng cử nhân của VinUni và bằng Thạc sĩ được cấp bởi trường đối tác. Và Vinuni đã khẳng định chất lượng cũng như chương trình giảng dạy để giúp các bạn có cơ hội trải nghiệm học tập tại trong nước và nước ngoài. Và trong buổi tối ngày hôm nay Abroad Insider sẽ hân hạnh khi được trò chuyện cùng với anh Trần Đắc Minh Trung - đại diện tuyển sinh của Đại học VinUni - Trường đại học tinh hoa tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ. Hãy cùng Quỳnh Anh lắng nghe anh Trần Đắc Minh Trung chia sẻ về cách viết CV 1 trang để có thể độc đáo trong hồ sơ ứng tuyển vào VinUni trong buổi tối ngày hôm nay nhé. Khác với trường đại học khác VinUni có một quy trình tuyển sinh rất riêng và một trong số đó là chúng ta phải viết CV 1 trang và nếu bạn nào quan tâm đến quy trình tuyển sinh này này thì đừng ngần ngại đưa ra những câu hỏi bài hỏi cho anh Trung ở trong phần comment và trong suốt quá trình livestream này để có thể để được speaker của chúng ta giải đáp ở phần Q&A ở cuối chương trình nha. Và bây giờ thì không để các bạn chờ lâu hơn nữa Quỳnh Anh sẽ chuyển hướng tới vị diễn ra tài năng của chúng ta anh Trần Đắc Minh Trung. Trước hết thì em xin cảm ơn anh đã nhận lời tham gia ba buổi online training ngày hôm nay và không biết là bây giờ cảm xúc của anh như thế nào? Anh có thể gửi lời chào đầu tiên tới các bạn khán giả được không ạ?

Diễn giả Minh Trung: Cảm ơn Quỳnh Anh và và xin chào tất cả các bạn đã đến với khi tham dự buổi nói chuyện workshop hôm nay của chúng ta. Mình sẽ có hai phần để chia sẻ trong buổi nói chuyện ngày hôm nay phần thứ nhất là anh sẽ chia sẻ với các bạn về thông tin tuyển sinh cũng như những sự khác biệt ở VinUni và thứ hai cũng sẽ là phần mà chúng ta chia sẻ một số số những cách nhìn, cách suy nghĩ nghĩ và diễn đạt về những hoạt động cũng như là cách để cải thiện CV 1 trang của các bạn trong khuôn khổ là một thành phần trong bộ hồ sơ của Đại học VinUni.

MC Quỳnh Anh: Dạ vâng ạ, trước khi chính thức bước vào phần chia sẻ của anh thì em cũng xin phép điểm qua những thành tích nổi bật của anh. Anh Trung đã tốt nghiệp tốt nghiệp Cử Nhân tại Đại Học Pennsylvania, là Thạc Sĩ Giáo Dục tại Đại học Harvard. Anh từng là Phó Chủ tịch học thuật tại tổ chức sinh viên danh dự Phi Theta Kappa tại hạt Tarrant, Texas; anh cũng triển khai thành công một số chương trình khuyến học tại Mỹ và được chính quyền thành phố Arlington tuyên dương là dự án giáo dục đạt mức thành công 5 sao. Anh Hoạt động tích cực trong lĩnh vực giáo dục chủ yếu là trong công tác hướng dẫn sinh viên quốc tế và sau đó là quản lý kỹ thuật và đào tạo tại tổ chức giáo dục phi lợi nhuận TandemED thuộc Phòng Thí nghiệm Sáng tạo (Innovation Lab) Đại Học Harvard, được Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ với mục đích đem lại thành công học thuật và nghề nghiệp ở cấp đại học cho nhiều học sinh Mỹ ở ngưỡng cửa đại học. Ngoài việc cộng tác trong nghiên cứu và xây dựng chương trình du học quốc tế tại nhiều trường ĐH ở Mỹ, anh còn là cựu giảng viên và đại diện tuyển sinh cho trường ĐH VinUni tại Việt Nam. Với những thành tích đáng ngưỡng mộ như vậy mình tin rằng ngày hôm nay vị diễn giả của chúng ta sẽ đem lại rất nhiều những kinh nghiệm và bài học bổ ích thì không biết là anh đã sẵn sàng bước vào buổi chia sẻ ngày hôm nay chưa ạ?

Diễn giả Minh Trung: Trước hết, anh nghĩ là mình sẽ nói chuyện độ khoảng 10 phút hơn sơn về trường Đại học VinUni như là những đặc thù của trường VinUni so với những trường đại học khác. Đầu tiên lúc nào cũng như vậy câu hỏi mà các em muốn hỏi là tại vì sao các em nên đi học đại học? Trong thời buổi trong quá khứ, việc học đại học là một quyền bởi vì không có nhiều nguồn để các em học như ngày hôm nay. Nhưng mà trong thế giới chúng ta sống ngày hôm nay thì thật ra kiến thức có rất nhiều nguồn mà các em có thể học học trên rất nhiều các nền tảng khác nhau. Nhưng anh muốn nhấn mạnh một điều là là khi các em đọc những bài nghiên cứu trên thế giới mình đang sống bây giờ mới gọi là thế giới VUCA là một một thế giới thay đổi nơi có rất nhiều những điều mà chưa nhận thấy được. Nếu em đọc đọc những nghiên cứu chuyên nghiệp thì họ sẽ nói là hầu hết những công việc sẽ xuất hiện trong vòng 30 năm tới thì bây giờ vẫn chưa được phát triển, chưa được con người mình tìm hiểu tới. Do vậy những tư duy về giáo dục của các em khi học đại học bây giờ thực ra không phải để học một ngành nghề về mà là các em học hướng tư duy và hướng tư duy để đào tạo của VinUni đi cũng như những trường đại học tân tiến nhất bây giờ thì hướng đào tạo mình sẽ gọi là… tức là xuyên ngành và xuyên suốt những ngành khác nhau. Do đó mà các em sẽ thấy những môn học của VinUni không quá nhiều nhưng lại chuẩn bị cho các em cho rất nhiều những cái nghề nghiệp khác nhau ở trong tương lai. Thì cái việc các em học đại học đó chính là việc các em phải học chủ động, chúng ta không thụ động vào sách vở mà các em phải chủ động, em tìm thấy có những giải pháp gì và những việc mà em phải làm trong thế giới thực. Ở VinUni thì các em sẽ học tập bằng những trải nghiệm, em có rất nhiều những phòng lab nếu các em học về kỹ thuật, tương tác với con người nếu các em học về về khoa học sức khỏe e cũng như là những cái fieldtrip, những phòng làm việc nhóm để các em học về kinh doanh. Một phần quan trọng là các em sẽ học tập cùng với đồng đội khác, các em phải tưởng tượng ví dụ ở VinUni thì các em sẽ có những buổi làm việc dài. Cái đó là những buổi làm việc từ 48 đến 72 tiếng trong đó các em sẽ có những đội đến từ ngành khác nhau và sẽ làm việc khác nhau trong suốt khoảng thời gian 72 giờ đó để tạo ra một sản phẩm gì đó thực sự nó cụ thể. Hoặc sẽ có những case competition, tức là những giáo sư hàng đầu thế giới sẽ cung cấp cho các em những thông tin về một công ty hoặc một vấn đề gì đó ở trong những ngành mà các em sẽ phải giải quyết nó bằng cách các em quan sát, các em đưa ra cách làm của mình. Đây là những cách học mà chúng tôi nghĩ là nó rất là hữu ích cho các em. Một điều nữa các em sẽ thấy là ở trong đại học nó không phải chỉ là một con người học thôi, mà các em sẽ phải học và các em có mối quan hệ bạn bè và mạng lưới những mối quan hệ đan xen đi qua từng năm tháng. Khi học đại học em phải chú trọng điều này. Nếu em để ý em sẽ thấy có những mối quan hệ.Tất cả những tình bạn đó đều bắt đầu từ trong trường đại học và sau đó nó tạo ra một sản phẩm nào đó trên thế giới. Vậy học đại học là một môi trường để tạo nên những người bạn có thể đi cùng với nhau trong suốt những sự nghiệp của các em. Còn về việc tại sao phải học tại đại học VinUni, anh nghĩ là mình có thể nói ngắn gọn hơn. VinUni là một trường có đối tác của những trường đại học học trong nhóm Ivy League hàng đầu thế giới. Điều thứ hai nữa là những chuyên ngành đào tạo rất sát sao và đi theo xu hướng thực tế. Em có thể học được và em có thể học xuyên ngành của các lớp khác nhau để em hiểu được là trong những ngành khác nhau có những điểm gì có thể liên thông có những điểm gì có thể tách ra với nhau được. Do đó mà các em thấy ở VinUni chỉ có khoảng 7 ngành đào tạo thôi nhưng thật ra dù em có làm bất kỳ điều gì trong cuộc sống thì những ngày này cũng sẽ giúp cho các em có được một hành trang vào đời để các em có thể tích lũy hoặc là đi tìm việc ở trong ngành khác. VinUni có một điểm đào tạo rất hay là các em có thể để làm những sát sao với đại giáo sư hướng dẫn của mình nên do vậy chương trình giảng dạy của VinUni là chương trình hình thiên về liên ngành trải nghiệm và kết nối giữa các doanh nghiệp thì các em sẽ thấy là tỷ lệ giảng viên khi mà làm việc ở một trường đại học quốc tế thì ngay cả những trường hàng đầu cũng vậy thì tỉ lệ của họ thường là 12 - 15 học sinh thì sẽ có một giảng viên in ở VinUni. Vậy thì tỉ lệ là 1/7 nên các thầy sẽ rất là nhiều thời gian để quan tâm đến các em. Và các thầy giáo hay giáo sư của VinUni đến từ nhiều quốc gia khác nhau và thường là có chuyên nghiệp về cả giảng dạy lẫn nghiên cứu. Các bạn có thể thấy được một số những cái gương mặt đáng chú ý nếu các bạn là những người mà muốn theo đuổi những đề tài nghiên cứu hàng đầu thế giới. Có rất nhiều những nhà khoa học đứng top, những nhà khoa học hàng đầu thế giới ở VinUni song song bên cạnh đó, các em cũng sẽ học với những thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy ở những trường đại học lớn trên thế giới. Các bạn có thể thấy được những thầy cô tới từ những trường như Cambridge ở Anh đến Brown, Berkley ở Mỹ hoặc là những trường hàng đầu ở Hàn Quốc hoặc là Úc cũng vậy. Chúng ta có một môi trường học thuật mà nó rất đa dạng và toàn cầu hóa cũng như là cơ hội vào đây cũng là những điều rất đặc biệt Khi mà sinh viên học ở những trường đại học ở Mỹ thì cơ hội nghiên cứu của các bạn, có những bạn sẽ gần như là phải rất cố gắng để được tiếp xúc làm quen với những thầy cô giáo cũng như là để được cọ xát với những cơ hội này. Nhưng ở VinUni thì các thầy cô giáo rất chủ động và cởi mở trong việc tạo cơ hội cho các bạn. Và bằng chứng là các em có thể thấy được là có rất nhiều bạn sinh viên ở VinUni năm thứ nhất và cả năm thứ hai mà đã có những công trình nghiên cứu ở mức độ quốc tế rồi. việc kết nối với các doanh nghiệp thì các em cũng biết viên Uni là một trường nằm trong hệ sinh thái của Vingroup Ngoài ra thì trường có liên kết với những công ty hàng đầu những công ty Big4 hoặc là những bệnh viện, khách sạn 5 sao hàng đầu của Việt Nam. Do vậy nên các em sẽ có những trải nghiệm làm việc rất trọn Vẹn các hoạt động sẽ được đi liền với nhau từ hoạt động mời những người có kinh nghiệm trong ngành để nói chuyện cho tới xuyên suốt là những chương trình mang đến  đến những chương trình mà các em sẽ được đi song hành với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm để các em có dịp tham quan các công ty cũng như là có những chương trình mình được làm trong mùa hè hoặc là cho những ngày cuối tuần và ngày thứ sáu. Một điểm đặc biệt đó chính là chương trình cử nhân và thạc sĩ thì ngay cả ở Mỹ đi chăng nữa nếu em được vào học một trong những trường đại học tầm cỡ Ivy League cũng chưa chắc là em sẽ có thể đi học được thạc sĩ tiếp theo ở những trường trong nhóm này. Nhưng ở VinUni thì các em có chương trình để có thể chọn học năm năm có thể là bốn năm đầu ở VinUni và một năm sau ở trường khác hoặc là ba năm ở VinUni hai năm ở trường khác. Có những trường đối tác hiện nay mà VinUni đã và đang làm việc như là Penn, UTS,... Đây là những trường mà các em có thể cân nhắc để được nhận và được lấy bằng thạc sĩ của trường này cộng với bằng cử nhân của riêng VinUni chỉ trong vòng 5 năm mà thôi, sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian. Trong chương trình trao đổi sinh viên cũng là chương trình rất hay trong quá trình 4 năm em đi học ở VinUni, em vẫn có thể đi trao đổi sinh viên 1 hoặc 2 học kỳ ở bất kỳ một trường đại học lớn nào ở trên thế giới mà đa số đây đều là những trường hàng đầu của thế giới giúp cho các em tạo được những mạng lưới quan hệ của mình nhiều hơn. Về quy trình tuyển sinh của trường đại học VinUni thì đây cũng là một quy trình rất đặc biệt vì khi các thầy cô đã xây dựng quy trình này thì chúng ta không nghĩ về những thứ mình gọi là khía cạnh chết của một bộ hồ sơ như là em có những thành tích gì ở trường. Tất cả những thứ đó thì nhà trường đều xem xét nhưng cái phần quan trọng nhất trong quá trình tuyển sinh là phần đánh giá cá nhân, trong đó việc các em phỏng vấn với giảng viên của VinUni là một việc rất quan trọng với trường. Tôi muốn nhìn, muốn hiểu được các em có những yêu thích gì? Muốn hiểu được cuộc sống của em có những những điều gì? Em phải trải qua những khó khăn như thế nào hoặc là em đã phát huy những thuận lợi ra sao? Câu chuyện của các em mới là điều quan trọng nhất ở VinUni. Do vậy bộ hồ sơ vào VinUni sẽ có những phần là là thông tin cá nhân của các em, xem điểm trung bình năm học, những giải thưởng hay những hoạt động ngoại khóa mà các em có và một bài luận 400 từ. Trong đó các em gần như là được thỏa thích để mà miêu tả con người của mình và cuối cùng là CV một trang, là phần mà chúng ta sẽ nói rõ hơn nữa. VinUni đánh giá cao tài năng một cách rất toàn diện sẽ không có yếu điểm nào sẽ loại hồ sơ của các em. Cũng không có một thành tích nào sẽ giúp các em chắc chắn có được một chỗ ở VinUni mà hầu như tất cả mọi người sẽ được đánh giá hồ sơ bởi giảng viên của VinUni và sau đó là các em phải vượt qua được vòng phỏng vấn để các thầy cô thấy được con người thật của em đằng sau bộ hồ sơ. Một tiêu chí đánh giá của VinUni thì có bốn tiêu chí AACC tí nữa anh cũng sẽ giải thích rõ hơn cho các em. Về học bổng và hỗ trợ tài chính thì trường có hai chương trình, chương trình học bổng tài năng là chương trình mà nhà trường sẽ xét hồ sơ của em và đánh giá xem là em giỏi đến mức độ nào và không đánh giá tài chính của gia đình mình để cấp cho em một mức học bổng giống như là em có thể nhìn thấy ở cột bên trái của màn hình này. Ngoài ra thì chúng ta còn có chương trình hỗ trợ tài chính. Chương trình này là chương trình mà các em sẽ phải được đánh giá bằng cách nhà trường sẽ xem cho các em hồ sơ tài chính của gia đình các em có thể chi trả đến mức độ nào để đánh giá song song dựa vào bộ hồ sơ của các em cùng với khả năng tài chính của gia đình để giúp cho các em có thể có được những hỗ trợ ở mức độ vừa phải để các em có thể theo kịp chương trình của nhà trường. Thế thì điểm thú vị thứ hai về VinUni đó chính là sinh viên của VinUni các bạn đến từ rất nhiều những những nước khác nhau. Hiện nay có 11 quốc gia và khi các em nhìn như vậy thì việc phân bổ ngành của VinUni rất đồng đều cũng như là phân bổ giới tính của VinUni các bạn nam và bạn nữ có 1 tỷ lệ gần như là bằng nhau. Và đặc biệt là các bạn đến từ những môi trường, từ những trường chuyên cho tới những trường trung học quốc tế trong và ngoài nước cho tới những giải đấu rất là đa dạng chứ không chỉ thiên về một nền giáo dục nào là một mô hình mà giống nhiều nước ở trên thế giới để xây dựng cho các em có thể thấy được sự dàn trải và và cân bằng trong trải nghiệm trường đại học của các em. Đấy là điều tóm tắt ngắn gọn mà anh muốn nói với các em về trường Đại học VinUni. Và bây giờ thì anh sẽ nói rõ hơn sơn về CV 1 trang anh nghĩ là nhiều bạn sẽ quan tâm hơn về cách kiến tạo cũng như là xây dựng CV một trang sao cho phù hợp. Các bạn có thể thấy đây là một ví dụ về CV một trang các bạn không phải bắt buộc phải làm theo cái khuôn mẫu này nhưng đây là một ví dụ cho các bạn để thấy được là nếu bạn xây dựng được một CV đến đây gồm có những thành tố nào. Đặc biệt đối với trường đại học VinUni thì có bốn cái thành tố AACC cần chú ý tới. Và việc thứ hai nữa là bạn sẽ phải có liệt kê những kinh nghiệm cũng như là những hoạt động ngoại khóa của các bạn ngoài ra nếu bạn có một đoạn giới thiệu tóm tắt về bản thân mình mà thực ra chỉ kéo dài một trang thôi. Thế thì chúng ta quay lại nhắc tới AACC của VinUni có nghĩa là gì. Chữ A đầu tiên là Outstanding of Ability hay nói cách khác là khả năng học thuật của các bạn xuất sắc ở điểm nào. Chữ A đầu tiên bạn có thể thấy hiện khá rõ ràng thông qua việc bạn có điểm cao hay thấp, có những giải thưởng như thế nào hoặc thành tích bên ngoài nào khác ở trên mạng Coursera hoặc AT hoặc lớp CEO ET chẳng hạn để bổ sung hồ sơ học thuật của các bạn. Chữ A thứ hai là thành tố ít rõ ràng hơn là Aspiration là những cái niềm đam mê của các bạn. Tất cả ngành giáo dục trên thế giới người ta đều quan trọng tới việc sinh viên có tầm nhìn như thế nào. Do vậy để ứng tuyển vào VinUni ở trong cái bộ CV một trang của các bạn, bạn cần thể hiện được cả ba yếu tố ACC còn lại. Cái đầu là Aspiration là nếu bạn có tầm nhìn, ước muốn gì để giải quyết một vấn đề về mặt xã hội và bạn cảm thấy bạn có thể hỏi được câu hỏi mang tính quyết định về vấn đề đó. Bạn có thể đề xuất dự án bền vững cho xã hội thì bạn cần thể hiện ra được CV của bạn là bạn có tầm nhìn như thế nào. Đối với bạn thì xã hội Việt Nam cũng như trên thế giới có những điểm gì bạn cần cải thiện và bạn sẽ làm nó qua cách đặt câu hỏi, tạo project như thế nào. Đây là phần rất quan trọng để bạn bắt đầu. Phần thứ hai là cái gọi là Creativity là sự sáng tạo. Sự sáng tạo không chỉ nằm ở trong nghệ thuật hay thơ văn mà cái sự sáng tạo ở đây là một cách suy nghĩ, một cái way-of-thinking, một cái suy nghĩ phá cách không đi theo cái con đường bình thường và bạn phải thể hiện được những yếu tố sau. Thứ nhất là bạn có Exploration bạn có khám phá được những gì mới hay không, thứ hai là bạn có Rallying bạn phải tìm kiếm và tập hợp những người có cùng chí hướng với bạn để cùng suy nghĩ giải pháp hay không có bạn không nghĩ đây là một trong những sự sáng tạo đâu. Nhưng trong sự sáng tạo của VinUni khi mà bạn sáng tạo và đột phá trong cách suy nghĩ thì đây cũng là một cái thành phần của nó và những phần tiếp theo nếu bạn là một cái người thường hay tìm kiếm những câu hỏi một cách chủ động tham gia cách debating xong các bạn cảm thấy tự hỏi tự trả lời được cái câu hỏi của mình hay là bạn có một sản phẩm xuất sắc mà bạn tạo ra thì nó nằm trong cái sáng tạo này, trong cái CV của bạn và bạn phải nhìn được bạn có những sáng tạo như thế nào tạo ra những sản phẩm mới như thế nào. Nó sẽ khác với exploration. Exploration thuộc về phần bắt đầu của bạn, bạn có đam mê về cái gì thì Creativity là cách để bạn làm những thứ đó. Phần thứ 3 là Commitment là thành quả của bạn khi mà bạn mong muốn có một sự bắt đầu khi mà bạn có một phương thức suy nghĩ để đạt được cái thành quả đó rồi thì cái Commitment là sự khẳng định của việc bạn có thể đạt được và duy trì cái thành quả đó. Thì trong phần này bạn cần phải chứng minh với VinUni rằng bạn có sự tự tin và bạn có niềm tin vào những gì bạn làm, những hoạt động của bạn không phải là những hoạt động hời hợt mà bạn làm ra để làm đẹp hồ sơ hoặc là bạn cảm thấy là bạn cần có nhiều hoạt động khác nhau để bằng những bạn bè khác. Mà bạn phải thể hiện là bạn có niềm tin vào những hoạt động đó và do vậy bạn phải thể hiện một cái focus, có thể là một lớp nào đó liên quan đến hoạt động bạn đang làm hoặc là bạn đọc thêm sách vở hoặc là bạn có thêm những người giới thiệu, làm việc với những nhà hoạt trong những hoạt động đó. Tóm lại là bạn phải để cho trường đại học thấy được là bạn có cái focus, có sự tập trung và bạn thật sự là bạn care và thật sự là bạn quan tâm đến vấn đề đó. Đây là những gì chúng tôi muốn thấy trong cái tạm thời gọi là DNA của những bạn học sinh tương lai của VinUni, các bạn cần phải thể hiện được những cái hoạt động mình làm nó thể hiện được xuyên suốt, nó có tính tự chủ, nó có cái niềm tin của bạn đối với những hoạt động đó và nó có một độ tập trung nhất định, thì điều này rất là quan trọng. Như vậy thì quay lại cái  Template này thì sau khi bạn nhìn thấy được thì bạn cần phải suy nghĩ và định hình cái cột bên trái về 4 tố chất AACC của mình và bản thân tôi thì tôi khuyên các bạn đừng bao giờ cảm thấy cái giấc mơ nào nó quá lớn lao và bạn đừng cảm thấy những cái gì mà bản thân nói ra nó mơ mộng quá hay không? Đối với VinUni thì cái tầm nhìn của trường cũng giống như những trường đại học hàng đầu thế giới vậy, muốn thấy bạn là một cái gì khác, muốn thấy bạn có một cái tham vọng. Có thể bây giờ bạn chưa có một kế hoạch abc rõ ràng được cái tham vọng đó nhưng nếu bạn có một cái tham vọng, bạn có một cái hướng suy nghĩ mới và bạn thể hiện được cái quyết tâm để làm nó, thì đó là một điều mà nhà trường rất là muốn cân nhắc. Và sau đó chúng tôi muốn nói một chút về các hoạt động khi mà bạn đã có một cái tham vọng khi bạn đã có một bộ xương sống tố chất của bạn trên VinUni rồi thì cách mà các bạn giải thích như thế nào thì chúng tôi thường sử dụng một cái nhóm từ viết tắt nó gọi là WOMAN, mà trong cái WOMAN này nó có 5 cái thành tố khác nhau. Khi bạn miêu tả bất kì cái hoạt động nào trong cái CV 1 trang của bạn thì bạn đừng đơn giản là ghi tên hoạt động đó, cái chức danh của bạn và cái thời gian các bạn làm việc, đó là một sự uổng phí của các bạn. Vì mà mỗi cái kinh nghiệm các bạn làm như vậy thì là các bạn đã trải qua rất nhiều thứ khác nhau rồi nên chúng tôi đề nghị khi mà các bạn viết và soạn cái CV 1 trang thì bạn cần thể hiện ít nhất 2 hoặc 3 yếu tố trong 5 yếu tố WOMAN này trong hoạt động để thể hiện rõ hơn về hoạt động của bạn. Còn về WOMAN là gì thì chúng ta dịch nhé, cái thứ nhất là cái Wow Factor là các bạn có điểm gì lạ, có điểm gì thú vị, điểm gì mà cho người đọc nhìn vào thấy bạn hay hay không, một ví dụ ở đây khi các bạn nghĩ về các siêu anh hùng khi mà các bạn nghĩ về cảnh hành động cảnh chiến đấu với nhau. Nhưng khi các bạn có một cuốn sách siêu anh hùng mà nó nói về một đám cưới tình yêu của Spiderman chẳng hạn, thì đó là cái Wow Factor. Trong những cái hoạt động cũng vậy. Khi mà bạn làm cái hoạt động thường các bạn sẽ bị hạn chế cái tư duy của các bạn, hoạt động từ thiện chỉ là từ thiện, hoạt động gọi vốn cho chương trình talent show của trường chỉ là hoạt động tạo vốn. Mỗi hoạt động nó sẽ có những cái thú vị bên trong đó, nếu bạn thật sự bạn ngồi lại xem những hoạt động này định hình con người bạn thế nào, nếu nó là một hoạt động mang tính từ thiện nhưng bạn làm từ thiện cái bạn học được là việc quản lý con người, vì con người hay có lòng tham chẳng hạn, mình làm cách nào mà mình hạn chế lòng tham. Đấy là tôi lấy ví dụ như vậy, bạn phải nhìn thấy được những cái chi tiết, những cái bằng chứng mà bạn có thể kể những câu chuyện khác về cái hoạt động đó, nếu như mà các bạn có thể làm được như vậy thì các bạn sẽ có một cái Wow Factor. Và thứ 2 là Outcome là bạn phải có một mục tiêu, một đầu ra cụ thể cho hoạt động của bạn. Có rất nhiều bạn ghi rất nhiều hoạt động “Tôi xây trường, tôi dọn rác, tôi hát trong đội nhạc giao hưởng, tôi đánh cờ vua,..” Nhưng cái outcome của bạn là gì, nếu như bạn đánh cờ vua là bạn có một suy nghĩ trưởng thành hơn và chiến lược hơn hay không. Khi bạn dọn rác trong thành phố thì mục tiêu của bạn là làm cho thành phố tốt đẹp hay bạn muốn tạo một lối suy nghĩ mới cho người khác. Thì tất cả hoạt động của bạn, bạn không nên liệt kê hành động mà bạn phải ghi rõ được Outcome nhất định, cái action cái hành động cụ thể của bạn là gì và hành động đó dẫn đến một outcome một kết quả như thế nào đọng lại trong những người làm cùng bạn và những người được hưởng lợi từ dự án đó. Một phần quan trọng nữa là chữ M là Measure, tức là bạn phải cân-đong-đo-đếm được các hoạt động, rất nhiều bạn không có ghi cụ thể các hoạt động của bạn, một cái hoạt động mà có 3 thành viên tham dự bạn có thể là chủ tịch của một câu lạc bộ viết văn có 3 thành viên tham dự, hoặc bạn là chủ tịch của một câu lạc bộ dạy tiếng Anh cho học sinh nghèo có 50 thành viên và có activity ở 7 thành phố khác nhau. Hai cái đấy hoàn toàn khác nhau về cái skill của nó do vậy bạn cần phải cho ban giám khảo biết được rằng cái challenge cái thách thức của hoạt động lớn cỡ nào. Bạn có bao nhiêu thành viên, bạn đã giúp được bao nhiêu người, bạn đã bỏ ra bao nhiêu giờ, bao nhiêu công sức vào những hoạt động đó, những đó là những con số mà bạn cần thu thập được và cần thể hiện được ở trong cái hồ sơ của bạn. Một phần nữa là Action tức là những hành động cụ thể, thì khi mà bạn viết cái hoạt động thì bạn có thể lựa chọn bạn chỉ viết tên hoạt động đó thôi. Như vậy đối với chúng tôi, chúng tôi chỉ biết bạn đã làm một cái gì đó nhưng chúng tôi không hiểu được cái điều đó sâu xa như thế nào, do đó chúng tôi muốn các bạn khi viết cái hoạt động xuống các bạn hãy suy nghĩ nó xa hơn, có những cái nó cũng cần phần Wow Factor vậy, những phần mà cần bạn nhìn rõ vào những hoạt động cụ thể những bước của hoạt động cụ thể và những những bước đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc bạn lớn lên. Cái Wow Factor là cái mà chúng tôi thường để nó thấy là cái hành động của bạn có điểm đột phá gì tạo ra cho thế giới xung quanh, còn Action là cái hành động của bạn khi bạn giải thích nó thì nó có ý nghĩa gì với sự phát triển của chính bản thân bạn. Hai phần này giống nhưng mà lại khác nhau, nếu như mà bạn đã có một cơ hội, một cuốn sổ mà bạn ghi vào đấy cái gì thì nó sẽ được người ta chú ý nó thành hiện thực thì bạn nên ghi những điều gì có ý nghĩa và nó cụ thể hơn những cái tên và chức danh của hoạt động. Và cái cuối cùng chúng ta gọi là Need tức là cái sự nhu cầu của bạn, bạn cần phải học thêm những gì nữa để bạn tốt hơn lên. Trong những hoạt động bạn làm ví dụ như bạn đi gọi vốn cho các talent show cho cái gọi là show diễn tài năng của trường, trong quá trình bạn làm công việc đó bạn cảm thấy bạn thiếu thốn về việc nói chuyện hoặc là về thương thuyết, bạn cảm thấy bạn cần học thêm về kỹ năng đó. Hoặc là trong quá trình bạn dạy các em vùng sâu vùng xa, bạn cảm thấy kĩ năng sống của bạn rất là thấp bạn cần phải hiểu hơn về cách để sống ở những khu vực không có tiện nghi chẳng hạn, đó là những phần hoạt động của bạn đừng chỉ nói lên phần thế mạnh, những phần làm cho bạn tốt hơn mà nếu bạn tìm thấy những phần nào của hoạt động ấy cần phải Improvement, và bạn cần phải cho mọi người thấy rằng bạn phải đi xa khỏi Comfort Zone xa khỏi vùng an toàn của bạn. Có một cái ví dụ ở đây nãy giờ có những cái ví dụ nó tương đối là vui thì có cái ví dụ ở đây là bạn chơi trò chơi điện tử chẳng hạn. Những trò chơi điện tử thuộc dạng như PUBG là bạn sẽ đi xung quanh chiến đấu với mọi người, những người chơi giỏi nhất sẽ không phải là người trốn ở trong nhà và chờ cái an toàn cho mình, mà là những người chơi đi ra khỏi vùng an toàn của mình để tìm kiếm những thứ giúp cho mình lớn mạnh hơn. Thì cái phần Need này cũng vậy, bạn phải đánh giá được cho cái hoạt động của bạn vùng an toàn là ở đâu những phần nào mà bạn làm bạn cảm thấy rất là an toàn cảm thấy giúp ích cho kỹ năng của bạn và từ một hoặc 2 điều bạn làm mà bạn nhận thấy được bản thân mình còn rất nhiều giới hạn, bạn chưa giỏi và bạn cần phải nhận phải những rủi ro gì để bạn học được thêm những kỹ năng mới để bạn lớn hơn nữa và trường cũng muốn nhìn thấy được khía cạnh đó của con người bạn. Ok như vậy là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ về việc viết CV 1 trang, đây không phải một task mà nó đơn giản nói từng bước 1 2 3 đúng không. Và tôi hi vọng chia sẻ những tinh thần và những tips and tricks, những cái hướng dẫn gợi ý này sẽ giúp cho các bạn mở rộng được suy nghĩ hơn. Thì tôi và bạn Quỳnh Anh sẽ dành nhiều thời gian hơn để trả lời nhưng câu hỏi nếu có của các bạn, thì nhờ Quỳnh Anh xem nếu có những câu hỏi nào thì đọc cho anh hoặc là mình cùng trả lời được không hoặc là trước mắt nếu em có những chia sẻ gì của chính bản thân em trong quá trình khi em làm CV 1 trang thì em cũng có thể chia sẻ với các bạn. Xin cảm ơn Quỳnh Anh.

MC Quỳnh Anh: À, vâng em xin cảm ơn anh Trung về các phần chia sẻ rất là tâm huyết. Thật ra thì bản thân em cũng đang làm Mentor cho các em học sinh apply vào VinUni và vấn đề viết cv cũng là một trong những vấn đề mà thắc mắc của rất là nhiều bạn. Đấy cũng là vấn đề viết về cái mô tả về hoạt động ngoại khóa thì để mà lên một cái hồ sơ đấy thì mình phải có một cái chiến lược và những câu chuyện của bản thân mình trong đó nhưng mà các bạn ấy vẫn chưa được vẫn chưa biết được các AACC và WOMAN để mình có thể tiếp cận và miêu tả một cách rõ ràng nhất sắc nét nhất và đưa được những cái gọi là chân thật nhất và giá trị nhất để cho bạn tuyển sinh thấy. Lúc mà anh chia sẻ thì bên Fanpage của chương trình cũng đã nhận được khá nhiều câu hỏi thì em xin phép đọc câu hỏi của bạn Thục Uyên là làm thế nào mà mình có thể chọn lọc được các thông tin chính để mà đưa vào CV, tức là em đang hiểu là mình cần có lưu ý gì khi mà mình chọn những cái hoạt động và hoạt động ngoại khóa đưa lên đó không?

Diễn giả Minh Trung: Anh nghĩ là cái lời khuyên thứ nhất của anh là em phải hiểu rõ được những hoạt động nào là những hoạt động liên quan nhất tới yếu tố trong bài luận mà em đang nhắc đến, em đang giải thích là em muốn trở thành con người đó, muốn làm cái nghề đấy. Những hoạt động đấy nên được để lên hàng đầu và em cũng nên chọn lọc. Anh thấy có nhiều bạn có một cái sai lầm là các bạn sẽ liệt kê như là : Lãnh đạo của câu lạc bộ Văn. Sau đó ngay bên dưới đấy là : Tổ trưởng của câu lạc bộ Văn. Sau đấy là: Thành Viên của câu lạc bộ Văn. Thì những cái yếu tố như vậy nhà trường sẽ không cần biết rõ đến chi tiết như vậy mà em nên chọn lọc các yếu tố, vai trò cuối cùng mà quan trọng nhất của em và em phải tóm tắt được những gì mà em cần phải làm. Một cái khía cạnh khác mà nó cũng quan trọng không kém khi mà các em chọn lọc những cái hoạt động. Những cái hoạt động ấy có nói lên con người của em hay không, nếu như em có một hoạt động là đánh đàn Piano hoặc là em thích nghệ thuật múa rối nước hoặc là em thích nghệ thuật xếp giấy chẳng hạn. Nhưng những hoạt động đấy em chỉ ghi vào và em chỉ liệt kê nó chỉ là một cái hobby, một cái thú vui thì nó không có ảnh hưởng nhiều. Nếu mà những hoạt động như vậy mà em ghi vào là : “ Em thích đánh Piano là bởi vì ngoài việc đánh đàn ra thì em là sinh viên ngành khoa học sức khỏe, đối với em ngành sức khỏe nó rất nhiều stress và đó là một cách để em giải phóng cái stress của em; em thích nghệ thuật múa rối nước vì em là sinh viên ngành Business và em nghĩ những sản phẩm trong tương lai của con người sẽ thiên về văn hóa nhiều hơn, theo em quan sát và đánh giá những cái tố chất văn hóa nào có thể trở thành cái sản phẩm để em kinh doanh”. Ý anh nói ở đây là những hoạt động của em, không có cái nào là quá nhỏ, không có cái nào là vô nghĩa và cũng không có cái hoạt động nào mà nghĩa là em có hoạt động đấy thì em sẽ được vào trường đại học VinUni. Mà tất cả tất cả là cách giải thích của em nên rất là khó để mà có một cái công thức chung, mà em phải nhìn nhận lại bản thân em để xem cái hoạt động nào nó gắn kết nhiều nhất với toàn bộ cái hồ sơ của em mà thôi.

MC Quỳnh Anh: Dạ vâng em xin cảm ơn anh và em cũng nghĩ là đó là một hợp lý và căn bản là mình phải chú ý được rằng là mình muốn truyền tải điều gì và cái hoạt động như thế choban tuyển sinh của mình. Em có nhận được một câu hỏi của bạn Thanh Hoàng là theo như em được biết thì quá trình tuyển sinh và tiếp cận được với các ứng viên rất là Holistic và toàn diện, vậy thì cho em hỏi các tiêu chí như CV 1 trang hay GPA gì đó thì chiếm một phần quan trọng như nhau. Anh có thể giải thích cho bạn được không ạ?

Diễn giả Minh Trung: Anh nghĩ là các tiêu chí ấy ở VinUni thì sẽ không có đánh giá là tiêu chí nào chiếm bao nhiêu %. Mà cái phần quan trọng nhất là thật ra là phần ở vòng 2, cái phần phỏng vấn với các giảng viên giáo sư của trường. Tùy vào độ mạnh yếu khác nhau của các em là trong quá trình làm việc các thầy cô sẽ hỏi các em những câu hỏi để khai thác những phần khác nhau do đó sẽ không có phần nào quá quan trọng và cũng không có tỉ trọng nào cố định cho từng phần. Nếu các thầy cô thấy em có hoạt động rất tốt, giải thưởng rất tốt nhưng bài luận em viết chưa khai thác hết tại gì em không phải là một người viết bài giỏi, nhưng trong quá trình em nói các thầy cô cảm nhận được em. Có thể chúng tôi sẽ khai thác nhiều hơn về cái CV 1 trang hỏi những cái hoạt động của em cũng như để em giải thích các giải thưởng của em chẳng hạn. Ngược lại nếu em là một người không có nhiều giải thưởng, CV 1 trang của em cũng không có nhiều hoạt động nhưng em là người sống rất là nội tâm và trong bài luận của em em thể hiện được là trong những giờ sống nội tâm của em đã đọc những sách vở gì, em có những trăn trở gì về cuộc sống. Các thầy cô sẽ xoáy sâu hơn vào cái bài luận của em, nên là tôi muốn nhắn nhủ là quá trình tuyển sinh của VinUni nó rất là Holistic và nó rất là nhân văn theo một khía cạnh khác là chúng tôi sẽ xét và xem phần nào mạnh nhất trong hồ sơ của các em để hỏi các em những câu hỏi để giúp các em phát triển hơn về phần đó. Em không cần phải lo lắng là em quá yếu về một mặt nào mà em chỉ cần chỉnh chu hồ sơ của mình ở mức tối đa có thể và tin tưởng thầy cô của nhà trường sẽ cố gắng khai thác cho các em. Khi chúng tôi nhìn những hồ sơ thì mục tiêu của trường Không bao giờ là để đánh trượt các em mà mục tiêu của trường là để xem các em có những thế mạnh gì. 

MC Quỳnh Anh: Dạ vâng, có thêm 1 câu hỏi của bạn Nhi rất là thú vị.Là anh chị có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu của CV mẫu anh vừa trình chiếu trên Powerpoint được không ạ? Vì em chưa tưởng tượng chi tiết được từng phần thì nên ghi cụ thể như thế nào?

Diễn giả Minh Trung: Ừm rất tiếc vì là anh sẽ không có phân tích điểm mạnh, điểm yếu của 1 cái CV mẫu. Bởi vì cái CV ấy thật ra đưa lên để các em nhìn cách trình bày chứ không phải về phần nội dung, hiểu không? Về phần nội dung của CV của mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng nếu em đã xem qua cái slide này rồi và tất cả những cái hoạt động của em, em đều đã đảm bảo có ít nhất khoảng chừng 3 yếu tố trong WOMAN thì anh nghĩ “đó là 1 cái CV tốt”. Đối với anh mà hiểu được CV đại học khác với các cái CV xin việc, nếu em xin việc ở 1 công ty, thì họ cần 1 người làm được việc và cái công việc đó đã được định hình sẵn rồi. Còn trường đại học VinUni là 1 trường đại học có cái khuynh hướng đa ngành và khai phóng. Do vậy mà nhà trường không có cái định hình em sẵn 1 cái khuôn mẫu nào. Do vậy cái CV của em, nhà trường muốn thấy là thấy cái con người thật sự của em. Chẳng qua cái mà anh muốn các em chú tâm là cái cách diễn đạt, các em diễn đạt hết các ý của các em dù hoạt động của em nằm ở mức độ nào, có rất nhiều bạn có những cái giải thưởng, những cái hoạt động mang tầm quốc tế, chưa chắc bạn đã được nhận ở trường. Ngược lại còn mấy bạn chỉ sinh hoạt ở xung quanh cái làng của mình, tạm gọi là như vậy. Bạn có thể ở vùng sâu vùng xa, bạn không có điều kiện nhiều, nhà trường thấy cái tố chất của bạn. Do vậy, cái quan trọng là cái việc em có suy nghĩ đủ và em có trình bày rõ, chi tiết và khoa học cái CV của em không. Còn cái việc đánh giá 1 cái CV như vậy, nội dung và điểm yếu anh sẽ không đánh giá vì mỗi người có cái tiêu chí nó khác nhau.

MC Quỳnh Anh: Dạ vâng, em cũng có nhận được 1 câu hỏi từ bạn Thu Phương em nghĩ nhiều bạn có chung cái hoàn cảnh như thế này là nếu không làm leader thì hoạt động ngoại khóa có được đánh giá cao không ạ?

Diễn giả Minh Trung: Anh nghĩ là trong cái leadership, thật ra các bạn đều nghĩ là Leadership là lãnh đạo nhiều người nhưng nó cũng có cái khái niệm là lãnh đạo chính bản thân mình, tự đưa ra chiến lược cho bản thân mình. Và nếu như em không có một cái hoạt động mà em nằm ở vai trò leader thì em phải thể hiện với nhà trường là em có những cái tố chất gì để quản lý được công việc, là em phải có Communication Skills khả năng giao tiếp gì để, em có thể sẵn sàng làm việc nhóm với các bạn khác. Anh nghĩ là nếu em hoàn toàn không có cái kinh nghiệm nào ở mức leadership thì em vẫn có thể được đánh giá cao hồ sơ của em. Nhưng tốt hơn hết là em tự suy nghĩ lại bởi vì trong mỗi con người anh nghĩ là em sẽ là một leader trong mặt nào đó chẳng qua là em chưa nhìn thấy thôi, em sẽ nhìn thấy những hoạt động của mình và suy nghĩ kĩ hơn những tố chất mà anh nói thì sẽ tự tin cái hồ sơ của mình thôi. Thật ra Quỳnh Anh sẽ gần với các bạn hơn trong cái kinh nghiệm sống cũng như là các hoạt động của em, em có thể cho bạn một cái ví dụ về leadership hay là một kỹ năng nào đó mà em cảm thấy nó thể hiện được khả năng leadership của em hay không.

MC Quỳnh Anh: Em nghĩ là leadership, với em quan niệm của em về leadership trong một nhóm thì biết phân bổ đúng người đúng việc chẳng hạn. Có thể là các bạn có thể show cho ban tuyển sinh thấy là khi làm một bài tập nhóm thì bạn bắt đầu khám phá được bạn A này sẽ giỏi được cái gì, bạn B sẽ giỏi cái gì thì đấy cũng là một cái và bạn sắp xếp công việc một cách như thế nào phù hợp với các bạn ấy, đấy cũng là một cách mà các bạn có thể show leadership. Hiện tại thì em nghĩ đó là một ví dụ đối với các bạn mà mình không có được nhiều cái cơ hội thể hiện bản thân mình. Hoặc là leadership đơn giản trước khi mà mình lãnh đạo người khác thì mình cũng phải lãnh đạo bản thân mình, show ra là mình quản lý thời gian như thế nào, lên mục tiêu như thế nào, lên chiến lược như thế nào và cách mà mình đạt được mục tiêu ấy, thì đấy cũng là một kỹ năng lãnh đạo. Em cũng có nhận được câu hỏi về tiếng anh, có một số bạn lo lắng về khả năng tiếng anh của mình không giỏi thì có ảnh hưởng vào hồ sơ của mình không anh? Hiện tại, em nghĩ đó là một trong những ví dụ với nhiều bạn không có được nhiều cơ hội thể hiện bản thân mình ở vị trí leader. Hoặc hiểu theo cách khác thì leadership cũng có thể đơn giản được hiểu là self-leadership ( khả năng tự lãnh đạo bản thân ) - trước khi lãnh đạo người khác thì mình cần biết tự lãnh đạo chính bản thân mình. Đó có thể nằm ở việc bạn đã quản lý thời gian của mình như thế nào, lên mục tiêu, chiến lược như thế nào và cách mà bạn đã đạt được những mục tiêu đề ra đó. Em cũng có nhận được những câu hỏi về khả năng tiếng Anh, có bạn lo lắng rằng “liệu khả năng tiếng Anh của mình không giỏi thì có ảnh hưởng gì đến hồ sơ của mình không anh?”

Diễn giả Minh Trung:: Khả năng tiếng Anh của em chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến hồ sơ. Thực ra phía nhà trường sẽ có những điều chỉnh linh hoạt về yêu cầu tiếng Anh nếu như nhà trường phỏng vấn và nhận thấy em là một cá nhân giỏi và phù hợp với 4 tố chất AACC của trường. Tuy nhiên, nếu như tiếng Anh của em không giỏi ở một mức độ chấp nhận được thì bản thân em sẽ gặp khó khăn trong thời gian học bởi vì có những lớp học sẽ yêu cầu khả năng tiếng Anh ở một mức độ nào đó - tầm IELTS 6.5 hoặc đôi khi là IELTS 7.0 thì mới có thể theo kịp. Có những lớp học nếu như em may mắn được nhận vào trường mà em không đủ khả năng tiếng Anh thì các em vẫn sẽ theo được. Tại VinUni, nhà trường muốn đào tạo các em thành một công dân toàn cầu, trở thành những người có nhiều kĩ năng trong nhiều ngành khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là trong một ngành học của em, do vậy phải nói thì tiếng Anh là một phần quan trọng. Tuy nhiên, anh vẫn khuyên các bạn nên nộp đơn vào Trường đại học VinUni bởi vì dù có thể các bạn tự ti ở khả năng tiếng Anh của mình, nhưng khi các thầy cô phỏng vấn, nhìn thấy được có thể các bạn giao tiếp chưa tốt, bạn cọ xát chưa nhiều, cách phát âm của bạn chưa giỏi… nhưng cái quan trọng mà thầy cô đánh giá vẫn là hướng suy nghĩ cũng như khả năng tiếp thu ngôn ngữ, khả năng hiểu giữa cá nhân với nhau ( interpersonal skill ) của các bạn. Trong quá trình bạn học ở VinUni cũng sẽ có những lớp dạy thêm tiếng Anh hoặc có những tutor - những người dạy kèm tiếng Anh cho các bạn để bạn cố gắng thêm nếu có bất kì khiếm khuyết gì. Vậy nên, anh vẫn sẽ khuyên các bạn đừng tự ti về khả năng tiếng Anh của mình, hãy cứ nộp bộ hồ sơ của bản thân và để nhà trường xem xét. Nếu trong trường hợp được gọi phỏng vấn, các thầy sẽ đánh giá khả năng tiếng Anh của các bạn sau.

MC Quỳnh Anh : Dạ vâng, em cũng phải đồng ý với anh là tiếng Anh là một phần vô cùng quan trọng khi nộp hồ sơ, song đó không phải là tất cả mà ban tuyển sinh sẽ nhìn vào và đánh giá các ứng viên. Bản thân em cũng không hề có IELTS hay SAT gì, khi phỏng vấn em cũng thực sự rất là lo lắng, nhưng bản thân vẫn có một khả năng tiếng Anh nhất định, đủ để giao tiếp được, và sau đó thì em đã nhận được vào trường. Khi cá nhân em không có IELTS thì nhà trường cũng có offer một bài kiểm tra đầu vào, nếu như mình pass được với trình độ tiếng Anh tầm 6.5 trở lên thì mình hoàn toàn có thể theo kịp các lớp học. Còn nếu như chưa đủ khả năng để pass thì nhà trường sẽ có những lớp hỗ trợ ngoại ngữ mà bạn có thể học trong một năm / một học kỳ và sau đó các bạn sẽ có đủ sự tự tin để có thể viết các bài luận học thuật hoặc viết những bài báo, các bài report, viết essay cá nhân….bằng tiếng Anh. Theo mình dù tiếng Anh quả thật là quan trọng song đó cũng sẽ không là rào cản để bạn đến với VinUni. Em cũng có nhận được câu hỏi là “Anh ơi, mình nên điền phần miêu tả hoạt động vào phần application hay là phần CV ạ? Vì nếu miêu tả cụ thể hoạt động vào CV một trang thì em sợ không đủ ạ”. Không biết anh Trung có thể chia sẻ phần suy nghĩ của anh về vấn đề này được không ạ?

Diễn giả Minh Trung: Bạn có thể điền vào cả hai nơi nhé. CV một trang , theo như anh có đề cập, là nơi bạn điền vào những hoạt động bạn cảm thấy phù hợp nhất với cá nhân của bạn. Ngoài ra nếu như bạn có những hoạt động khác thì bạn hoàn toàn có thể điền vào bộ hồ sơ bởi vì khi mà nhà trường xem xét bộ hồ sơ của bạn, các thầy cô sẽ xem xét hết tất cả các thông tin mà bạn nộp lên. Tinh thần của nhà trường lúc nào cũng là cố gắng khai thác thêm để xem có điểm gì còn thiếu sót, hay có điều gì còn chưa hiểu hết ở cá nhân bạn không. Vậy nên nếu như các thầy cô xem xét hết CV một trang và thấy vẫn muốn xem thêm những góc con người bạn thì chúng tôi có thể sẽ hỏi thêm về những hoạt động khác mà bạn khai trong bộ hồ sơ. Vậy nên nếu bạn có nhiều hoạt động thì bạn hoàn toàn có thể khai thêm. Tuy nhiên, cũng như là anh đã đề cập thì các bạn đừng lẫn lộn giữa việc thêm hoạt động và việc liệt kê hết tất cả những gì bạn đã làm, bạn không cần phải liệt kê hết nếu hoạt động đó không nổi bật hoặc không hề liên quan tới con người bạn thể hiện ra/những mục tiêu mà bạn có đề cập đến. Điều quan trọng vẫn nằm ở việc bạn phải chỉnh chu chọn lọc thông tin, bởi nếu như bạn liệt kê quá nhiều thông tin thì độ tập trung của bạn sẽ giảm: bạn có thể sẽ viết sai chính tả hoặc viết cẩu thả một phần nào đó, khiến điều đó trở thành điểm trừ cho bạn. Những hoạt động không quan trọng, nhà trường có thể sẽ không đánh giá cao nhưng sự cẩu thả trong việc thể hiện các hoạt động đó có thể ảnh hưởng tới đánh giá chung về con người của bạn. Hãy nghĩ đến mức độ vừa đủ và quan trọng của mỗi hoạt động, thể hiện đúng, đủ và chỉnh chu những thông tin mà mình giới thiệu tới nhà trường.

MC Quỳnh Anh : Dạ vâng, ngoài ra có một câu hỏi đó là : “Nếu em muốn học kinh tế thì nên tham gia những hoạt động như thế nào ạ, bởi vì em thấy rất ít hoạt động có thể phát triển lĩnh vực này?” 

Diễn giả Minh TrungThật ra bạn phải hỏi bản thân muốn học ngành kinh tế hay kinh doanh. Ở Đại học VinUni có ngành Quản trị kinh doanh ( Business Management ) và ngành Kinh tế học thì nằm ở ngành Khoa học xã hội. Anh sẽ trả lời câu hỏi này theo hướng ngành kinh doanh. Thật ra ngành Kinh Doanh ở mức độ của bạn thì nhà trường không đòi hỏi những hoạt động trực tiếp liên quan kinh doanh sản phẩm hay tới chuyên ngành mà bạn muốn học, mà thay vào đó là những hoạt động liên quan tới những kỹ năng tương lai. Ví dụ bạn muốn học ngành Phân tích kinh doanh ( Business Analytics ) thì bạn có những hoạt động liên quan tới dữ liệu, toán học hoặc là liên quan tới hành vi con người… Nếu như bạn muốn học chuyên ngành tương lai là Marketing, Quản trị du lịch ( Hospitality Management ) thì bạn có những kỹ năng giao tiếp con người, những kỹ năng về truyền thông, hoạt động quảng bá như thế nào. Đó là những hoạt động nhỏ ở mức độ sinh viên nhưng mà nó có thể giúp cho trường thấy được những kỹ năng mềm bạn có được để phát triển trong ngành đó trong tương lai.

MC Quỳnh Anh : Dạ vâng, ngoài ra có một câu hỏi của bạn Mi Trần là : “Trong cột AACC thì em nên viết 1-2 câu miêu tả hay là cột này cũng để ghi những hoạt động và thành tích ạ? Nếu như là để viết câu miêu tả thì anh có thể chia sẻ cụ thể hơn là mình  nên viết như thế nào để câu miêu tả trở nên cô đọng hơn và đúng trọng tâm không ạ?”

Diễn giả Minh Trung: Anh nghĩ là các bạn nên viết những câu mô tả bởi vì mục AACC thực sự dành không gian cho các mục khi đọc qua hoặc lướt qua bản liệt kê kinh nghiệm nhà trường không thấy được. Đó sẽ là những thứ ẩn mình về bạn mà Nhà trường chưa thể thấy được. Đầu tiên khi bạn muốn bắt đầu viết những câu mô tả ấy thì bạn cần tư duy, đọc qua lại toàn bộ bộ hồ sơ của mình và thấy được những khía cạnh nào về con người mình mà chưa được thể hiện ra rõ nét. Từ đó mà bạn ghi xuống tầm 2-3 keywords chính để bạn phát triển câu văn của mình dựa trên đó. Lúc nãy anh có giới thiệu qua cho các bạn, phần chữ A ( aspiration ) sẽ thiên về những khi keywords như là vision ( tầm nhìn ), perspective ( thế giới quan)… Hoặc là phần C ( commitment ) sẽ liên quan nhiều tới Fate ( niềm tin ), Self-confidence ( niềm tin vào chính mình ) ….. bạn sẽ cần những keywords đó để miêu tả về bản thân mình. Nên nhớ là câu văn của bạn cần ngay ngắn và gãy gọn. bạn không nên sử dụng những từ ngữ như là very happy, whatever… Bạn sử dụng keywords đúng thì nó sẽ hiệu quả hơn cho các bạn.

MC Quỳnh Anh : Có bạn Trịnh Lê cũng có hỏi là : “Anh ơi mình nên tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hay ít nhưng đúng với ngành ạ?”. Với câu hỏi này thì anh có thể chia sẻ về góc nhìn của anh được không ạ?

Diễn giả Minh Trung: Thật sự điều này sẽ nằm ở bạn. Nếu như bạn là người năng động và tham gia nhiều hoạt động dàn trải khác nhau và những hoạt động ấy vẫn cùng đi theo một lộ trình nhất định thì bạn hoàn toàn có thể tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, nếu như bạn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bởi vì bạn nghĩ số lượng nhiều sẽ tốt hơn thì đó là một việc thật sự không nên. Thay vào đó thì bạn nên tập trung vào một vài hoạt động ngoại khóa nào đó mà bạn có thể cùng xây dựng dự án xoay xung quanh nó, bạn có thể tìm được những người hướng dẫn, những người có thể cung cấp thêm cho Nhà trường những thông tin về sự tiến bộ của bạn trong thời điểm hoạt động đó. Thật sự là không có một câu trả lời nào thật sự áp dụng được hết cho tất cả mọi người, cá nhân bạn phải tự ngẫm lại về bản thân mình và trả lời được câu hỏi là “Nhiều hoạt động như vậy thì có thể giúp ích được cho tôi ở mức độ nào?”. Nếu như bạn không thể trả lời câu hỏi đó thì tôi khuyên bạn không cần tham gia thật nhiều hoạt động làm gì. 

MC Quỳnh Anh : Vâng cá nhân em cũng nghĩ là trước khi mình tham gia bất kì một điều gì, mình cần xác định mục tiêu rõ ràng là “Mình tham gia hoạt động này để làm gì?”. Hỏi như vậy thứ nhất là để tránh bản thân bị tốn nhiều thời gian và thứ hai là để biết bản thân mình đang tham gia hoạt động một cách hiệu quả, với một mục tiêu rõ ràng. Cũng là một câu hỏi liên quan tới ngành học, có một bạn đặt câu hỏi là “Cho em hỏi ngành IT thì ở trong CV em có thể đưa một hoạt động ngoại khóa là đại sứ truyền thông vô được không ạ? Và nếu muốn apply ngành IT thì mình nên tham gia những  hoạt động ngoại khóa như thế nào ạ?”

Diễn giả Minh Trung: Anh nghĩ là bạn hoàn toàn có thể đưa hoạt động là đại sứ truyền thông vào được, bởi tương lai của IT cũng một phần là trải nghiệm người dùng - nếu bạn từng là một đại sứ truyền thông rồi thì bạn sẽ biết được cách truyền đạt thông tin, tâm lý người dùng, sự tập trung của người dùng nằm ở đâu…. Vậy là bên cạnh khả năng kĩ thuật của bạn thì bạn còn có được một khía cạnh khác nữa của IT là liên quan tới con người. Đó là một ví dụ mà anh đưa ra để cho các bạn thấy được là mỗi một hoạt động của bạn khi Nhà trường xem xét đều có thể hỏi bạn sự liên quan của hoạt động đó đối với ngành học của bạn. Nếu bạn có thể liên hệ hai điều đó với nhau thì thật sự là một điều rất là tốt, còn nếu không thì bạn cũng hoàn toàn có thể đưa nó vào nếu như bạn cảm thấy hoạt động đó thể hiện được con người của bạn. Trong quá trình phỏng vấn có thể các thầy cô sẽ hỏi và gợi ý cho bạn cách để bạn kết nối giữa các hoạt động với các kỹ năng chuyên ngành của bạn. Anh nghĩ là các bạn nên nhìn nhận giáo dục tại VinUni theo hướng như các trường Đại học bên phương Tây - đó là hướng giáo dục đa ngành và giáo dục khai phóng, hướng giáo dục giúp các bạn có cái nhìn đa chiều hơn về toàn thể thế giới. Các bạn khi học tại VinUni sẽ phải học với cả những ngành khác và các bạn sẽ phải làm dự án, thuyết trình… chứ không phải IT chỉ đơn giản là ngồi lập trình. Do vậy mà bạn đừng lo lắng, nếu bạn có hoạt động chuyên ngành thì hãy đề cập nó vào, còn nếu bạn có những hoạt động mang tính tổng quát thì bạn vẫn có thể khai hết và chúng tôi vẫn sẽ trân trọng nó.

MC Quỳnh Anh : Dạ vâng, ngoài ra có bạn Hồng Nhung có gửi câu hỏi về chương trình là : “Khi viết CV thì em có thể đem các chứng chỉ em học online trên Coursera, Google… vào được không ạ?”

Diễn giả Minh Trung: Câu trả lời là có, nếu như bạn có thể dùng 1-2 câu giải thích được khoá học đó đã giúp ích cho bạn ra sao, cho sự phát triển của bạn như thế nào đối với ngành học bạn muốn học tại VinUni. Còn nếu bạn chỉ để tên khoá học đó thì sẽ có phần hơi lãng phí khi điều ấy để lại một chỗ trống trong bộ hồ sơ của bạn. Bạn hoàn toàn có thể upload chứng chỉ ấy vào văn bản mà bạn nộp cho nhà trường, lúc đó trường cũng sẽ cân nhắc các chứng chỉ của bạn và sẽ đặt câu hỏi thêm về nó. Còn nếu CV của bạn có không gian khá hạn chế, và nếu khóa học đó không đem lại cho bạn gì nhiều về mặt lợi ích thì anh khuyên không nên đem vào CV 1 trang.

MC Quỳnh Anh : Ngoài ra cũng có bạn đặt câu hỏi là : “Theo như những gì anh Trung có chia sẻ, em đang hiểu abilities đang có nghĩa là sức mạnh học thuật, nhưng cá nhân em có phát triển phần này không chỉ theo hướng học thuật mà còn có thêm các hoạt động cũng đòi hỏi sự tìm hiểu liên quan đến học tập như intensive research thì lúc đó có được tính là abilities không ạ? Em xin cảm ơn.”

Diễn giả Minh Trung: Cái này có được tính là abilities. Ví dụ anh có đưa ra đơn giản để mọi người có thể hiểu được nhưng bên cạnh đó, nếu bạn có bất kỳ điều gì giúp thể hiện được khả năng tiếp thu kiến thức và diễn đạt kiến thức của bạn thì đó đều nằm trong phần abilities.

MC Quỳnh Anh : Có bạn đặt câu hỏi rằng : “ Em nằm trong core team của nhiều dự án song những dự án đó lại không có chung một chủ đề nào đó thì CV của em có được đánh giá cao không ạ?”

Diễn giả Minh Trung: Nếu những dự án đó lại không có chung một chủ đề nào nhưng nó đi liền với sự phát triển của bản thân em thì sẽ vẫn được đánh giá cao. Ví dụ như em có tầm nhìn muốn trở thành chuyên viên ở trong ngành Marketing, các vai trò của em trong core team đó : có cái em làm thiết kế marketing campaign, có cái em làm PR promoter, hoặc em làm trong team Logistics, em đảm nhận vị trí kết nối với các bạn… Tất cả đó sẽ đều là những trải nghiệm hết sức có ích. Ngược lại, nếu như những vị trí em làm khá là ngẫu nhiên, các dự án không hề ăn nhập với nhau, bản thân em không kể được một câu chuyện gì thì trong quá trình phỏng vấn, nhà trường sẽ đặt ra câu hỏi nhiều để thấy được những mục đích thật sự của em khi tham gia nhiều hoạt động đó là gì. Anh nhận thấy điểm yếu nhất của học sinh chúng ta đó chính là việc các bạn tham gia nhiều hoạt động vô tội vạ, các bạn không hiểu được mình đang làm gì, chỉ biết là mọi người đều có hoạt động thì bản thân mình cũng phải có. Anh khuyên các bạn nên tránh xa hướng suy nghĩ như vậy.

MC Quỳnh Anh : Cá nhân em cũng đồng tình với anh Trung. Em nghĩ rằng mỗi hoạt động mà mình làm thì mình nên xác định lý do mình tham gia hoạt động đó là gì, bản thân mình sẽ đạt được điều gì, phát triển được kỹ năng gì. Thứ hai là sau khi mình tham gia hoạt động đó thì mình đã tiếp thu được bài học nào, và bài học đó sẽ giúp mình cho các hoạt động về sau ra sao. Cá nhân mình nghĩ đó là những điều ban tuyển sinh VinUni tìm kiếm. Có một câu hỏi khá hay của bạn Hồng Nhung đó là : “Anh ơi cho em hỏi trong CV em nên viết câu giới thiệu ngắn như thế nào để tạo được ấn tượng tốt ạ?”

Diễn giả Minh Trung: Mỗi người đều sẽ có một câu giới thiệu khác nhau, anh thấy trong câu giới thiệu ngắn của em, điểm quan trọng nhất là sự Authenticity - tức là phần con người thật sự của em. Đa số mọi người viết câu giới thiệu chủ yếu xoay quanh : “Nếu nhà trường nhận tôi vào vị trí này thì họ cần nghe những cái gì?”. Thật ra cách tiếp cận này là một cách tiếp cận sai, cái quan trọng là bản thân em hãy nói những gì mà trước giờ em rất muốn được người khác lắng nghe. Điều này thì em cần phải suy nghĩ thì em mới có thể trả lời được câu hỏi ấy, hãy xem trong cuộc sống của em có điều gì mà em rất là muốn nói ra chưa từng có cơ hội từ trước, từ đó mà hãy diễn đạt những ý tưởng đó thành một câu nói có đầy đủ suy nghĩ của em và những kỹ năng mà em đã có. Rất là khó để có thể hướng dẫn em được cụ thể nhưng đó là một trong những cách tư duy để em hiểu được rằng nhà trường không muốn em nói những điều em đoán nhà trường muốn nghe, mà thay vào đó nhà trường muốn nghe những gì mà em thật sự muốn nói ra mà chưa từng có ai nghe em nói từ trước đó bao giờ.

MC Quỳnh Anh : Thật sự cảm ơn câu trả lời của anh. Đáng tiếc là vì thời lượng của chương trình cũng sắp hết, vậy nên chúng ta sẽ trả lời một câu hỏi cuối cùng, đó là câu hỏi của bạn Mi : “Đối với những hoạt động giải thưởng nếu chỉ có bức ảnh tự chụp mà không có chứng chỉ đi kèm thì có điều gì cần lưu ý không ạ? Không biết là vào vòng phỏng vấn, ban tuyển sinh sẽ hỏi lại hết để xác minh các hoạt động đó không ạ?”

Diễn giả Minh Trung: Câu trả lời là không em nhé. Bộ hồ sơ vào VinUni của em không giống như thủ tục hành chính và nhà trường sẽ không có bắt em xác minh từng mục một. Mà đối với VinUni những hoạt động đó được dùng là để hiểu em, vậy nên dù em tham gia mà không có chứng chỉ, nhà trường cũng rất muốn nghe câu chuyện của em liên quan tới hoạt động đó. Các thầy cô sẽ hỏi thêm để hiểu thêm về các hoạt động của em trừ khi có những thành tích em khai như là “Tôi đạt được Huy Chương Bạc Olympic Quốc Tế” nhưng em lại không đi kèm một chứng chỉ nào thì lúc đó nhà trường sẽ buộc phải yêu cầu em xác minh. Còn lại thì trong đa số những hoạt động khác, nhà trường hoàn toàn tin tưởng những gì em nói với nhà trường. Cho tới khi chúng tôi cảm thấy có những điểm trăn trở nào đó thì nhà trường sẽ hỏi để em giải thích rõ ràng hơn, mà không đặt nặng về mặt bằng chứng. Do vậy mà em đừng lo lắng, điều quan trọng nhất vẫn là nằm ở việc liệu em có muốn kể câu chuyện đó không và em có kể được nó ở mức độ sâu sắc và liên quan tới cá nhân em hay không. Những chứng chỉ có thì tốt, không có thì em vẫn có thể thuyết phục nhà trường bằng nhiều cách khác nhau để nhà trường tin tưởng rằng em đã tham gia những hoạt động đó rồi. 

MC Quỳnh Anh : Vâng, em cũng nghĩ rằng khi vào vòng phỏng vấn, các thầy cô giáo ở VinUni cũng sẽ khá tinh ý nhận ra rằng đâu là hoạt động mình thật sự tham gia bởi khi mà mình kể về hoạt động ấy, cái vibes mình biểu lộ như những bài học mình kể lại từ hoạt động ấy sẽ cho ban tuyển sinh biết được liệu đó có thật hay không.  Bởi vì thời lượng của chương trình cũng có hạn, vậy nên em xin phép được dừng phần trả lời câu hỏi tại đây. Nếu như các bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với anh Trung để giải đáp cho các bạn buổi livestream sau nhé. Quỳnh Anh xin thay mặt các bạn khán giả cảm ơn anh Trung vì những chia sẻ hết sức chân thực và bổ ích vừa rồi. Mình hy vọng rằng qua những chia sẻ của anh, các bạn khán giả sẽ bỏ túi được cho mình những kinh nghiệm quý báu trong quá trình viết CV một trang để apply vào trường Đại học VinUni. Hiện tại vòng tuyển sinh sớm của trường cũng đã mở và sẽ kết thúc vào ngày 22/11 năm nay. Các bạn hãy mau chóng nộp hồ sơ để có cơ hội học tập tại một môi trường tinh hoa. Ngoài ra, VinUni cũng có tổ chức một buổi tư vấn trực tuyến vào mỗi tối thứ tư hàng tuần, đó là chương trình Mentor VinUni trên fanpage của VinUni, các bạn sẽ được trợ giúp bởi chính học sinh tại VinUni và chương trình này hoàn toàn miễn phí. Một lần nữa em xin cảm ơn anh Trung vì đã nhận lời tham gia buổi chia sẻ ngày hôm nay, em xin chúc anh có thật nhiều sức khỏe, luôn bình an và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình. Và đặc biệt là giữ an toàn cho bản thân trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra vô cùng phức tạp. Bây giờ thì Quỳnh Anh và anh Trung xin phép nói lời chào tạm biệt tới mọi người tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

Diễn giả Minh Trung: Cảm ơn Quỳnh Anh, cảm ơn Ban tổ chức và các bạn đã lắng nghe. Xin chào và tạm biệt!

-------------------------------

Abroad Insider là một dự án giúp kết nối người trẻ thành công trong nước và du học sinh Việt Nam toàn thế giới chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình cho những cá nhân muốn phát triển bản thân và vươn ra thế giới qua những buổi livestream định kỳ cùng nhiều nội dung bổ ích hàng ngày trên fanpage.
(*) Đăng ký trở thành diễn giả của Abroad Insider tại đây:
(*) Đăng ký tham gia Cộng Đồng Du Học Abroad Insider để nhận được các thông tin về các sự kiện Miễn Phí chia sẻ kinh nghiệm du học, bí kíp săn học bổng, chuẩn bị CV và phỏng vấn du học từ các bạn trẻ và cựu du học sinh thành công tại đây:
(*) Đăng kí làm thành viên, CTV cho dự án ABROAD INSIDER để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho du học tại đây:
-------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
➤ Hotline: 083 2202 966 (Ms. Minh Hằng) | 093 7019 520 (Ms. Ngọc Lan)

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

952 lượt xem

lh-fulllh-x