Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Abroad Insider] Tranh Biện Và Kỹ Năng Cần Có Để Theo Đuổi Tranh Biện Qua Chia Sẻ Từ Quán Quân The Debaters Mùa 1 - Anh Hà Tuấn Hùng

Trong talkshow tối thứ 3 ngày 1.6.2021, anh Hà Tuấn Hùng đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích về những kinh nghiệm của anh và kỹ năng, tư duy cần có để theo đuổi tranh biện. Nhờ vào những lời tâm tình đầy chân thật và giá trị đó, anh đã đem đến cho các bạn khán giả rất nhiều góc nhìn, kiến thức quý báu, góp phần tạo nên sự thành công của buổi talkshow vừa qua. Nếu các bạn lỡ buổi Online Talkshow hay muốn theo dõi lại thì có thể truy cập Fanpage Abroad Insider hoặc đọc phần nội dung cuộc phỏng vấn trong bài viết này nhé!   

🔥 Fanpage Abroad Insider: https://www.facebook.com/abroadinsider  

🔥 Nhận thông báo về các chương trình Online Sharing Talkshow tiếp theo của các anh chị diễn giả trên Abroad Insider tại đây: 📌 https://bit.ly/38WKU65   

-------------------


MC Minh Thư: Xin chào các bạn khán giả. Các bạn đang theo dõi livestream của Abroad Insider. Và mình là Minh Thư - người sẽ đồng hành với các bạn cũng như vị diễn giả khách mời của chúng ta trong buổi livestream tối hôm nay.     

Các bạn thân mến! Abroad Insider là một dự án giúp kết nối những người trẻ thành công trong nước và du học sinh Việt Nam toàn thế giới. Qua những buổi livestream định kỳ, Abroad Insider góp nhặt câu chuyện của các anh chị diễn giả đã thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trên con đường du học, từ đó mang đến cho các bạn những góc nhìn đa chiều nhưng cũng vô cùng chân thực về du học và cuộc sống tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Abroad Insider cũng mong muốn có thể cập nhật tới giới trẻ, học sinh, sinh viên Việt Nam những chủ đề hot nhất, mới nhất thông qua những trải nghiệm thực tế của các anh chị diễn giả. Minh Thư tin rằng, những kiến thức và kinh nghiệm quý giá được chia sẻ bởi các vị khách mời của Abroad Insider sẽ phần nào giúp các bạn có định hướng đúng đắn và vững tâm hơn trên hành trình học tập của mình.

Tập talkshow đầu tiên cùng với diễn giả Hà Tuấn Hùng vào ngày 29/05/2021 vừa qua đã nhận được vô số quan tâm của khán giả và chúng mình cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn gửi đến cho vị diễn giả tài năng này về chủ đề săn HB du học Mỹ. Abroad Insider thay mặt diễn giả Hà Tuấn Hùng cám ơn các bạn đã ủng hộ và dành thời gian theo dõi buổi livestream.

Nếu như tập 1 anh Tuấn Hùng đã chia sẻ về quá trình apply học bổng tại các trường Đại học danh tiếng nước Mỹ, thì trong tập 2 ngày hôm nay, diễn giả của chúng ta sẽ nói chuyên sâu về chủ đề TRANH BIỆN hay DEBATE - một trong những kỹ năng cực kỳ cần thiết trong thời đại hiện nay và cũng là kỹ năng vô cùng hot gần đây, để rèn luyện tư duy phản biện. Vậy kĩ năng tranh biện quan trọng như thế nào mà lại được rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn thuộc Gen Z theo đuổi nhỉ? À, kỹ năng tranh biện giúp chúng ta nhận định vấn đề một cách tỉ mỉ, sáng suốt để đưa ra quyết định đúng đắn. Rèn luyện kỹ năng này giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn, từ đó đạt được những thành công nhất định trong công việc và học tập. Nếu các bạn muốn tìm hiểu rõ hơn nữa, hay đồng hành cùng chúng mình trong buổi livestream hôm nay nhé. Chắc chắn các bạn sẽ nhận được rất nhiều kiến thức thú vị từ anh Tuấn Hùng đó.

Và bây giờ, không để các bạn chờ lâu hơn nữa, Minh Thư sẽ chuyển hướng đến vị diễn giả của chúng ta - anh Hà Tuấn Hùng.  Anh có thể gửi lời chào đầu tiên đến các bạn khán giả được không ạ? 


Anh Hà Tuấn Hùng: Xin chào tất cả mọi người, mình là Hùng và hôm nay mình rất vui khi được quay lại chương trình của Abroad Insider để chia sẻ với mọi người những kiến thức và trải nghiệm mình có với bộ môn tranh biện. Hi vọng rằng mọi người có thể học được thật nhiều điều mới trong ngày hôm nay. 


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh. Trước khi chính thức bước vào phần chia sẻ của Anh Hà Tuấn Hùng thì Minh Thư xin phép được điểm qua một lần nữa những thành tích nổi bật của anh. 

- Học bổng toàn phần Đại học Dartmouth thuộc nhóm Ivy League (top 13 National Universities - NU, theo US News and World Report), Vanderbilt (top 14 NU)

- SAT 1580/1600

- Quán quân The debaters mùa 1

- Thành viên đội tuyển tranh biện Việt Nam

- Co-founder Moji Debate

- Tác giả phim tài liệu Chị tôi - đoạt giải ba tại Liên hoan phim Búp Sen Vàng.

Nếu các bạn có câu hỏi muốn dành cho diễn giả khách mời thì hãy chuẩn bị sẵn sàng và comment phía dưới để được giải đáp thắc mắc trong phần sau của buổi livestream nhé!

Trước khi bắt đầu chương trình, trong tập vừa qua, đã có rất nhiều các bạn khán giả bày tỏ mong muốn được nghe anh Tuấn Hùng chia sẻ bằng tiếng Anh. Anh có thể nói về một chủ đề nào đó, ví dụ như đại dịch Covid, bằng tiếng Anh không ạ?


Anh Hà Tuấn Hùng: Hơi ngại một chút nhưng hy vọng các bạn không đánh giá quá. 

So, one of the things I would like to talk to all of you today is the activities that I have been doing to keep myself preoccupied during the pandemic. And one of the most important things that has helped me through a very difficult time is entertainment such as videos, youtube, films or books. I really enjoy reading and consuming such forms of media because they help me visualize the world that I right now physically can not experience. However, when I read a book, I can see life through the eyes of many characters and that really helps invigorate me and helps me have more motivation to do other necessary things in my life at the moment, such as studying. And, That’s why I highly encourage anyone who is struggling right now with a solitude, necessitated by social distancing to read more books, watch more movies and try to embrace many different walks of life. That’s all. 


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh. Một đoạn chia sẻ ngắn nhưng thực sự rất tuyệt vời ạ. Em tin rằng đối với các bạn đang học tiếng anh như em chẳng hạn, có thể nói tiếng anh trôi chảy như vậy quả thật là một đích đến mà em rất mong muốn đạt được ạ

. Không để các bạn chờ đợi lâu hơn nữa, ngay bây giờ chúng ta hãy đến với những chia sẻ của anh Hà Tuấn Hùng ngay thôi nào. Đầu tiên, em có một vài câu hỏi muốn đặt cho anh về con đường mà anh đến với tranh biện. “ Anh biết đến tranh biện từ khi nào và tại sao anh lại lựa chọn theo đuổi bộ môn tranh biện này?” 


Anh Hà Tuấn Hùng: Đầu tiên, lúc mà mình đến với tranh biện là khi mình học lớp 10 tại trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - Hà Nội. Lúc đó, mình vừa mới vào trường thôi, cũng chân ướt chân ráo, có một người bạn của mình đã theo đuổi bộ môn tranh biện từ năm cấp hai có rủ mình đi một cuộc thi, vì bạn ấy nghĩ mình cũng ăn to nói lớn ở trên lớp, có thể nói trước đám đông, do vậy mà đã rủ mình đi cùng. Và mình đã tham gia, mình thấy rằng đây là một hoạt động rất là bổ ích, phù hợp với tính cách của mình. Mình đã gặp được rất là nhiều các anh chị, bạn bè cực kỳ cực kỳ thông minh, nhiều kiến thức và có kỹ năng nói trước đám đông cực kỳ cực kỳ tốt và đó cũng là lý do sau ba năm, mình vẫn tiếp tục với bộ môn tranh biện, cũng như phát triển bản thân với bộ môn này bằng nhiều cách khác nhau, không chỉ là thi đấu như ngày xưa nữa mà còn là hoạt động cộng đồng,... v.v. 


MC Minh Thư: Dạ vâng, vậy sau cuộc thi đó anh đã học tranh biện ở đâu, anh tự học hay có người hướng dẫn ạ?


Anh Hà Tuấn Hùng: Trong suốt một năm đầu mà mình bắt đầu tranh biện, mình gần như cũng không được học một cách bài bản gì cả. Mình chỉ đăng ký cuộc thi cùng bạn, tự học và tự trải nghiệm thôi. Thỉnh thoảng cũng đọc một số tài liệu ở trên mạng và câu lạc bộ tranh biện của trường mình cũng có một số buổi dạy chẳng hạn, mình cũng may mắn được lắng nghe. Và điều thú vị là mặc dù trường mình có câu lạc bộ tranh biện, nhưng mình lại không có thuộc câu lạc bộ, nên là mình cũng không có chính thức được tham dự những bài giảng của câu lạc bộ, chỉ có một ít sự kiện là mình tham gia thôi. Đó là trong năm đầu tiên. Sau đó là khi đến cuộc thi The Debaters, thì mình rất may mắn là đội mình được chọn vào vòng trong- vòng ghi hình. Lúc đó, mình mới được làm quen với các huấn luyện viên chuyên nghiệp của chương trình. Và sau khoảng thời gian đó, cũng rất may mắn là chị huấn luyện viên của mình cũng rất là ấn tượng với đội, và cũng tiếp tục giúp cho đội học hỏi và trau dồi thêm kinh nghiệm kể cả sau cuộc thi. Chính nhờ sự giúp đỡ của chị mà Hùng sau này được chọn làm thành viên của đội tuyển tranh biện quốc gia Việt Nam. Từ đó đến giờ là khoảng một năm rưỡi, Hùng tiếp tục học tập, rèn luyện với đội tuyển và đi thi cùng đội tuyển. 


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh. Vậy là trong suốt khoảng thời gian này, bên cạnh sự hướng dẫn của các anh chị huấn luyện viên, đa số bản thân anh sẽ là người tự học, tự tìm tòi nghiên cứu. Vậy anh đã tìm hiểu những kiến thức về tranh biện qua các nguồn thông tin nào và đã tiếp cận những nguồn thông tin đó ra sao?


Anh Hà Tuấn Hùng: Đầu tiên và quan trọng nhất, mình nghĩ là những cái cộng đồng tranh biện ở trên mạng xã hội và cụ thể đó là group facebook rất to “Cộng đồng tranh biện Việt Nam”, các bạn nên tham gia để liên tục cập nhật những thông tin. Thứ hai, đó là những trang chuyên về tranh biện như: Learning Leaders, hay như trang của tụi mình lập nên như: Moji debate, hay Productive Love Series, đó đều là những cái tên rất nổi trong cộng đồng, liên tục tạo ra những nội dung mới để các bạn tranh biện viên có thể học hỏi. Thứ ba, đặc biệt là đối về mặt kiến thức, chứ không phải là kỹ năng, gọi là kỹ năng thi đấu tranh biện, kiến thức nói chung, kiến thức xã hội, kiến thức về các phong trào xã hội, về quan hệ quốc tế, v.v.. thì mình có thể học qua các kênh youtube như: Crash Course, In a nutshell, School of Life,... v.v. Đó là những kênh youtube rất nổi tiếng, có video vừa đẹp, vừa ngắn gọn, giúp mình có thêm kiến thức của vô vàn các chủ đề khác nhau. Đó là những cách học chính mà bản thân mình tự tìm tòi và sử dụng để tiến bộ hơn. 


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh. Như các bạn đã thấy, mạng Internet hiện giờ rất là phổ biến, chỉ cần chịu khó bỏ thời gian ra là chúng ta đã có rất nhiều nguồn thông tin từ diễn đàn cho đến youtube để chúng ta có thể phát triển bản thân mình hơn. Vậy thì giữa những nguồn thông tin bao la như vậy, anh có gặp khó khăn gì khi bắt đầu học tranh biện hay không? Nếu có thì đó là khó khăn nào và anh đã vượt qua những khó khăn đó ra sao?


Anh Hà Tuấn Hùng: Khi nói đến tranh biện có nhiều nhiều khó khăn lắm nên mình chỉ có thể nói một số cái chính thôi. 

Khi bắt đầu, cái khó khăn đầu tiên là cảm giác sợ sân khấu, sợ đứng trước đám đông. Mặc dù, bình thường cũng có vẻ gan dạ đây, nhưng khi phải đứng trên một cái bục và đối mặt với một đội thi đấu khác, phải gánh vác trên vai sự thắng thua của cả đội thì áp lực lớn hơn rất nhiều. Đó là vấn đề đầu tiên mình gặp phải và thậm chí đến bây giờ, có những lúc ở những trận đấu quan trọng thì mình vẫn cảm nhận được những cái áp lực đó. Làm thế nào để vượt qua áp lực này? Đầu tiên là nên nói chuyện một cách rất là thẳng thắn với đồng đội, với giám khảo, Với anh chị bạn biết ở trong cộng đồng, thậm chí là sau trận đấu các bạn có thể nói chuyện với đối thủ của các bạn. Các bạn sẽ nhận ra khi các bạn nói chuyện như vậy là thực ra ai cũng áp lực, không ai sẽ đánh giá bạn khi bạn lỡ lời nói một chút gì đấy không phải, hay bạn có 1s nào đấy đứng hình trên sân khấu, không ai đánh giá bạn cả. Khi bạn nhận ra điều ấy bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn rất nhiều. Và thứ hai, cái này nó khá là phổ biến và có tính sáo một chút nhưng mình rất là đúng, đó là tập nhiều bạn sẽ quen, bạn phải liên tục liên tục ép bản thân trải qua những áp lực như vậy, đến một giai đoạn nào đó điều đó sẽ không còn là khó khăn nữa và bạn sẽ thấy là điều này quá là bình thường rồi, mình hoàn toàn làm được điều này. 

Cái khó khăn thứ hai là khả năng diễn thuyết và khả năng trình bày quan điểm của mình. Đặc biệt là khi mình bắt đầu có rất nhiều bạn không có đủ nội dung nói để trình bày suốt sáu, bảy hay thậm chí là tám phút một lượt thi đấu. Đây là một điều rất là tự nhiên và mình nghĩ là để vượt qua thì các bạn cứ có niềm tin vào bản thân và liên tục học hỏi trau dồi, tự luyện ở nhà. Có những hôm mình tự nhìn vào gương, mình tự nói, ghi âm lại, nghe lại và đặt bút ghi xuống những cái lỗi mà mình thấy, mình sửa đi sửa lại như vậy, chắc chắn sửa lỗi nhiều như thế các bạn có thể cải thiện được nội dung và cách trình bày của mình.

Thứ ba, chắc là cái khó khăn cuối cùng, là làm sao để có thể tận dụng được khoảng thời gian chuẩn bị với đồng đội một cách hiệu quả nhất. Lúc mà mới bắt đầu tranh biện, bọn mình cũng nghịch lắm, có 30 phút để chuẩn bị cho một kiến nghị về một chủ đề tranh biện nào đó, bọn mình phải dành đến 15’ để cãi nhau hay buôn chuyện này chuyện nọ, chơi này chơi nọ, rất là phí thời gian. Để vượt qua vấn đề này, bọn mình đã nghĩ ra cách là trước khi có một giải đấu nào đó, cả đội ngồi phải với nhau để thống nhất một cái khung thời gian, chia ra phút bao nhiêu thì mình làm cái gì, có một cái xương sống cho cuộc thảo luận của bọn mình trong giờ chuẩn bị. Sau khi mà có những cái đó, bọn mình cố gắng có được sự kỷ luật, liên tục nhắc nhau, nhắc nhau nếu khi mà đi xa khỏi cái xương đó để mà tập trung vào cái việc xây dựng hệ thống luận điểm của mình. Đó là những cái khó khăn chính và cách giải quyết mà mình đã vận dụng. 


MC Minh Thư: Dạ vâng, em xin tổng kết lại những khó khăn mà có thể gặp phải, không chỉ là đối với Anh Hà Tuấn Hùng mà còn đối với tất cả các bạn học tranh biện. Thứ nhất là cảm giác áp lực khi ở sân khấu. Chúng ta đầu tiên nên thẳng thắn với đồng đội, sau đó là không ngừng cải thiện bản thân, đưa bản thân vào những áp lực như vậy để phát triển hơn nữa. Thứ hai là khả năng diễn thuyết của bản thân. Và cuối cùng là có thể tận dụng được khoảng thời gian chuẩn bị cho hiệu quả. Vậy thì em có một câu hỏi nhỏ cho anh, cảm giác khi đứng tranh biện trước đám đông và cảm giác khi được lên nhận giải thì cảm giác nào hồi hộp hơn? 


Anh Hà Tuấn Hùng: Bản thân mình nghĩ cũng tùy từng lúc. Nhưng mà cảm giác trước khi đưa ra bài nói thì mình sợ hơn bởi vì khi mà mình đến trận đấu cuối cùng, mình chỉ đợi kết quả là về nhất hay về thì thôi. Thực ra thì nghĩ lại thì cũng có cảm giác là nó xong rồi ý, hay là thậm chí một trận đấu mà mình đã xong lượt nói của mình, mình đang đợi kết quả của trận đấu ấy, bản thân mình thì mình sẽ nghĩ là “Thôi, chuyện cũng đã đành rồi, mình cũng nói xong rồi, bây giờ mình có lo lắng cũng chẳng thay đổi được gì, thôi thì cố gắng bình tĩnh lại và đợi chờ kết quả.” Và cái cảm giác trước khi mà thi đấu, mình có cảm giác là mình đang nắm trong tay nên làm mình hồi hộp hơn. Nhưng đó chỉ là cá nhân mình thôi. 


Minh Thư: Dạ vâng em cảm ơn anh. Vậy trong suốt khoảng thời gian theo đuổi tranh biện, tranh biện đã đem lại cho anh những cơ hội gì và anh nhận thấy mình đã thay đổi như thế nào sau khi theo đuổi con đường tranh biện chuyên nghiệp?


Anh Hà Tuấn Hùng: Đầu tiên là tranh biện đã mang lại cho mình những gì? Đây là một cái quá là dài, vì nó có rất nhiều lợi ích, và mình sẽ kể ra một số cái lợi ích mà tranh biện có thể mang tới cho các bạn học sinh. Thứ nhất là khả năng trình bày quan điểm của mình, khả năng tư duy một cách logic, mạch lạc. Vậy mà bạn tranh biện nó khác với hùng biện ở chỗ là bạn sẽ bị tấn công bởi đối phương của bạn và khi bạn chịu áp lực phản biện của đội người khác, bạn tự động có cái động lực mà chỉnh sửa ngôn từ của bạn, Để mà đảm bảo cái lời lẽ mà bạn nói ra nó chặt chẽ, lý luận của bạn nó sáng rõ nhất có thể. Chỉ riêng tranh biện là một hoạt động giúp bạn phát triển tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách tốt nhất. Thứ hai đó là cách làm việc với đồng đội một cách chịu áp lực. Bởi vì một trận tranh biện, nó không chỉ là câu chuyện về đứng trước đám đông nói chuyện mấy phút, mà đó còn là chuyện bạn phải làm việc 30 phút trong lúc chuẩn bị, trong lúc mà một người nói, phải ghi ghi chép chép rồi chuyển cho nhau của mình, Để đảm bảo mình có thể giúp đỡ nhau, còn phải lắng nghe đối phương, còn phải bù trừ cho nhau, nói chung rất là mệt. Đó là một bài học rất là lớn để làm việc chung với người khác, Đặc biệt là dưới áp lực thời gian ngắn như vậy. Lợi ích thứ ba là mình cảm nhận được đó là việc mà mình bắt buộc phải mở rộng kiến thức của bản thân trong rất nhiều lĩnh vực bởi vì trên điện có rất là nhiều loại kiến nghị có thể có kinh nghiệm về nghệ thuật này, có thể có kiến nghị về quan hệ quốc tế này, có kiến nghị về khoa học này nên là bạn không thể ở trong một cái vùng an toàn của mình được, lúc nào lúc nào bạn cũng phải đọc thật nhiều bài báo, bản tin để có càng nhiều kiến thức về càng nhiều lĩnh vực càng tốt, do đó bạn sẽ phát triển kiến thức của bạn rất là nhiều và trở thành một cái người công dân có tri thức, có trí tuệ. Đây là ba cái ưu điểm mà mình có được từ tranh biện. Ngoài những lợi ích mà mình có sau khi tham gia. Biết thì mình còn có những thay đổi theo Những cách khác nữa. Đầu tiên, mình được ở trong một cộng đồng rất lớn. Ở Việt Nam có đến hơn 70 câu lạc bộ tranh biện ở hơn 30 tỉnh thành. Vì vậy khi mà mình tham gia tranh biện, mình có cảm giác rằng mình được kết nối với rất nhiều người, rất nhiều bạn trẻ đồng trang lứa, cũng đam mê, cũng có lửa,  từ vô vàn những vùng miền khác nhau với những trải nghiệm khác nhau. Đó là cách mà mình thay đổi, mình nhận ra là mình đã ở trong một cộng đồng lớn hơn chứ không chỉ là một cá nhân đi thi trong một cuộc thi nữa. Các bạn thay đổi thứ hai, là cách mình nhìn nhận thế giới, mình nhận ra là trong cuộc sống khó có cái gì gọi là một cái điều đúng hoàn toàn. Bởi vì, luôn có nhiều quan điểm khác nhau, luôn có nhiều góc nhìn khác nhau và mình không thể nào giữ khư khư cái quan điểm của mình mà mình phải biết cách lắng nghe quan điểm khác, nhìn sự vật sự việc một cách đa chiều, biết tổng hòa nhiều luồng ý kiến. Đó là một cái góc nhìn một cái triết lý sống rất lớn là mình học được từ tranh biện. Đó là câu trả lời của mình. 


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh. Đó là những cơ hội mà anh đã nhận được. Đầu tiên là tư duy phản biện, kỹ năng trình bày và các kỹ năng khác như làm việc nhóm để hợp tác với người khác, để mở rộng kiến thức của bản thân. Bên cạnh đó là thay đổi những tư duy những góc nhìn của mình, cảm thấy anh thuộc một cộng đồng lớn hơn, không còn mang cảm giác là đơn lẻ, đơn độc. Đó chắc chắn là những động lực thúc đẩy anh phát triển nhiều hơn nữa, tham gia nhiều giải đấu tranh biện nhiều hơn nữa. Vậy, anh đã tham gia rất nhiều giải đấu tranh biện và cũng gặt hái được rất nhiều thành công trong các giải đấu đó, vậy anh có thể chia sẻ về giải đấu đã để lại cho anh nhiều kỉ niệm đáng nhớ nhất được không ạ?


Anh Hà Tuấn Hùng: Đầu tiên là những giải đấu mình tham gia nói chung, thường các bạn tham gia các giải đấu tranh biện, các bạn phải để ý một chút vì không phải giải đấu nào cũng có giá trị như nhau, thường là những giải đấu ở mức độ vượt ngoài địa phương sẽ có giá trị hơn như giải tranh biện cấp Quốc gia, cấp Duyên Hải Bắc Bộ,... những giải như vậy sẽ cạnh tranh hơn, bạn sẽ gặp được nhiều người đến từ nhiều khu vực hơn, và nếu mà bạn có giải, bạn sẽ có giá trị hơn trong các công việc sau này như nộp hồ sơ du học chẳng hạn. Cái thứ hai mình nhìn vào Để chọn giải đấu mình tham gia đó là về đơn vị tổ chức. Đây có phải một đơn vị tổ chức uy tín không? Đã tổ chức giải đấu này nhiều năm chưa? Đây là một câu lạc bộ mới thành lập hay một câu lạc bộ lâu đời? Câu lạc bộ này có minh bạch về quy trình tổ chức hay không? Đó là những cái mà các bạn cũng nhìn vào. Trong hành trình ba năm tranh biện của mình, có những cuộc thi lớn mà mình tham gia. Đầu tiên phải kể đến là cuộc thi The Debaters bằng tiếng Anh do VTV7 tổ chức, Trường Teen mình không tham gia nhưng mình biết là một cuộc thi rất lớn, mà các bạn cũng rất là nên để ý, hay Hanoi Debate Tournament- giải tranh biện Hà Nội mở rộng, Vietnam Debate Online, hay NSDC National School Debating Championship, đó đều là những giải đấu rất lớn cấp quốc gia. Ngoài ra mình cũng có đi một số giải đấu quốc tế, khi tham gia các bạn cần chú ý giải đấu nào có khung giờ gần các bạn nhất để các bạn có thể tiết kiệm chi phí. Phần thứ hai, về giải đấu à mình nhớ nhất thì có 2 giải: Giải vô địch Thế giới năm 2020 và giải Hanoi Debate Champion 2020. Đây là hai giải đấu tham gia theo hình thức online, cũng có khuyết điểm là không thể tranh biện mặt đối mặt nhưng cũng có ưu điểm là vì 2 giải có thời gian thi đấu lệch nhau nên mình có thể tham gia cùng một lúc, đội có 5 người nên cũng mọi người thay nhau nói. Tuy mệt nhưng cũng rất là vui, khi kết thúc cả 2 giải cũng coi như là có một chút thành tích. Với Hanoi Debate Champion, tụi mình đạt giải vô địch còn giải vô địch Thế giới thì đội tuyển Việt Nam được vào vòng trong, riêng bản thân mình đạt được giải cá nhân “ Người tranh biện xuất sắc". Đây là hai giải vừa mệt nhưng cũng rất thành công và có ý nghĩa rất lớn với mình.


MC Minh Thư: Wow thật ngưỡng mộ anh khi có thể tham gia hai giải đấu cùng một lúc mà có thể đạt được một số thành tích nhất định. Dạ anh ơi tiếp theo anh có dự định theo đuổi con đường tranh biện hay không ạ?  Hay anh có định hướng khác trong tương lai bởi em từng nghe anh chia sẻ là chuyên ngành học của anh thiên về điện ảnh nhiều hơn không biết tranh biện có còn chiếm một phần nào trong kế hoạch của anh không ạ?


Anh Hà Tuấn Hùng: Trong tương lai gần, chắc chắn là có vì mình đang tham gia rất nhiều cuộc thi của đội tuyển Việt Nam. Ít nhất là hết năm nay mình vẫn gắn bó với hoạt động tranh biện. Còn câu chuyện xa hơn, chẳng hạn khi lên Đại học mình còn xem xem là khối lượng công việc là như thế nào, thời gian có hay không, tiềm lực của trường như thế nào? Rất nhiều vấn đề nhưng nếu được mình vẫn muốn tham gia hoạt động tranh biện đương nhiên là không thể nào dữ dội và mãnh liệt như bây giờ được. Lý do mà mình vẫn muốn tham gia hoạt động tranh biện là bởi vì: Đối với mình điện ảnh, sân khấu hay các loại hình nghệ thuật là một phương tiện để bạn chia sẻ với thế giới từ câu chuyện của bản thân bạn hay của người khác mà bạn giúp họ nói , và đó cũng là phương tiện mạnh mẽ giúp người ta vượt qua được những khó khăn đó. Tuy nhiên, một người nghệ sĩ, một người làm phim hay một người đạo diễn họ chỉ có thể kể lại câu chuyện đó thật sâu sắc chỉ khi họ có kiến thức, có tư duy, nghĩa là họ phải có tư duy tốt để làm nghề và tranh biện cũng là công cụ phát triển tư duy để đầu óc được thông thái hơn, có thể trở nên sắc bén hơn. Mình lấy một ví dụ nhỏ nhỏ là: Có một bộ phim nói về đam mê trong cuộc sống chẳng hạn hay trong tranh biện bạn gặp một số vấn đề về triết học và biết nó như vậy rồi thì biết đâu một ngày nào đó bạn làm một tác phẩm điện ảnh thì sao. Nên là nếu được mình vẫn muốn tham gia hoạt động tranh biện.


MC Minh Thư: Dạ em cảm ơn anh. Bên cạnh chuyên ngành điện ảnh thì hoạt động tranh biện cũng chiếm một phần trong tim của anh đúng không ạ. Em cảm thấy rất tuyệt vời. Từ nãy giờ chúng ta đã tìm hiểu về bản thân anh thì bây giờ chúng ta sang phần 2 là những điều cần biết về Tranh biện. Trước hết anh không thể làm rõ cho em về hai từ là tranh biện và hùng biện không ạ? Tại em cũng như các bạn cũng  không phân biệt được rõ ràng hai từ này ạ.


Anh Hà Tuấn Hùng: Đầu tiên chúng ta nói về hùng biện. Hùng biện là có nghĩa bao hàm tranh biện trong đó. Hùng biện là hoạt động diễn thuyết thấy trước đám đông, bất cứ khi nào bạn đứng lên bạn diễn thuyết trình bày một vấn đề nào đó tới mọi người thì đó là Hùng biện. hoạt động thi đấu hùng biện khác như thế nào. Thứ nhất, thi Hùng biện sẽ tập trung vào phong thái trình bày của các bạn hơn so với tranh biện, nghĩa là không phải tập trung vào nội dung nói của bạn mà là các bạn nói như thế nào, giọng nói của bạn ra sao, ngôn từ của bạn có trau chuốt giàu hình ảnh biểu cảm và gợi hình không? Đây là những cái mà hùng biện sẽ coi trọng hơn tranh biện. Thứ hai cũng là thứ quan trọng nhất là hùng biện sẽ không có áp lực lại với ý kiến của đối phương. Đương nhiên một bài hùng biện tốt là bạn phải nghĩ ra những vấn đề mang khán giả sẽ nghĩ đến cũng như là sẽ nói trước được những vấn đề đó. Đôi khi thì bên giám khảo sẽ hỏi một số vấn đề liên quan đến bài hùng biện của bạn. Áp lực phản biện lại khá là thấp so với tranh biện. Vì trong tranh biện ví dụ cơ bản là 3 đối 3 bạn sẽ có 6 lượt nói, cứ hết lượt này người ta lại đưa lên quan điểm của người ta và bạn phải phản biện lại rồi phải đưa ra quan điểm của mình. Cứ như thế tính tương tác rất quan trọng và cũng là được đánh giá cao nhất trong bộ môn này. Đấy chính là hai khác biệt chính nhất về hai bộ môn này. Ngoài ra còn những cái khác mang tính kỹ thuật hơn, chi li hơn như là thời gian đấu, nội quy đấu,..


MC Minh Thư: Em cảm ơn anh đã giúp em hiểu hơn về hai bộ môn này. Từ đó cho thấy rằng áp lực của tranh biện là vô cùng lớn, vậy tại sao chúng ta nên học và tham gia tranh biện, tranh biện sẽ mang lại cho chúng ta lợi ích gì ạ?

Anh Hà Tuấn Hùng: Anh nghĩ là chúng ta nên lý giải tại sao áp lực của tranh biện lại là một áp lực tốt, bởi vì cuộc sống sau này dù bạn là bất kỳ ai bạn sẽ phải chịu đựng những áp lực trong mọi hoàn cảnh và nó sẽ là một dạng áp lực thực tế mà bạn trải qua từ việc làm bài tập về nhà,.... mình nghĩ nó giúp bạn thoát khỏi vùng an toàn để trải nghiệm. Dù áp lực lớn như vậy nhưng nó lại lại an toàn, an toàn ở đây nghĩa là mọi người phải dựa theo quy định là không được phỉ báng nhau, không được đánh nhau, không được dìm nhau xuống,.... mà không phải chịu sự đè nén đến từ các cá nhân khác. Đó là một sự cân bằng hoàn toàn tốt giữa cân bằng trải nghiệm thực tế và lưới an toàn. Cũng là lý do tại sao mình nghĩ bạn nên tham gia hoạt động tranh biện. thứ hai nữa là những lợi ích của hoạt động tranh biện. Như ban nảy mình có nói qua là tư duy tranh biện, kỹ năng nói trước đám đông và kỹ năng làm việc nhóm, chịu đựng được áp lực và làm việc dưới áp lực, thay đổi quan điểm sống: lắng nghe quan điểm của người khác và luôn luôn hiểu là tư tưởng nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Đó là 5 lợi ích chính, ngoài ra thì sẽ có những lợi ích khác nữa nếu bạn nào muốn bổ sung thì hãy comment nhé.


MC Minh Thư: Dạ với những lợi ích của việc tranh biện đặc biệt là các bạn thuộc thế hệ Gen Z nên dành sự quan tâm với tranh biện để có thể thay đổi tư duy và góc nhìn của bản thân đồng thời sẽ phát triển bản thân mình nhiều hơn. Vậy thì con đường theo đuổi tranh biện chuyên nghiệp, thì các bạn cần thái độ hay chuẩn bị như thế nào ạ. Anh có thể chia sẻ về vấn đề này không ạ?


Anh Hà Tuấn Hùng: Khi chúng ta nói đến việc tranh biện chuyên nghiệp, theo anh hiểu các bạn muốn đi thi và đạt thành tích, có chỗ đứng trong cộng đồng tranh biện, bên cạnh những bạn chỉ muốn học để biết chứ không quá cạnh tranh. Đối với những bạn có tư tưởng cạnh tranh, thứ nhất xét về thái độ thì các bạn cần phải có những góc nhìn sau: Một là cực kỳ bền bỉ vì tranh biện là bộ môn rất khó, quá trình học rất cao vì phải vận dụng khả năng ngôn ngữ của bạn, khả năng kiểm soát thời gian, khả năng tư duy logic, khả năng hiểu tâm lý con người làm sao có những chiến thuật thuyết phục nhất, rồi là kiến thức của bạn về vấn đề xã hội,... có rất nhiều vấn đề cần chú ý tới làm cho nó trở nên cực kỳ phức tạp vì vậy mà nó khó và học lâu. Bản thân mình khi mới học tranh biện bài giải đầu không có một thành tích gì cả, bỏ ra rất nhiều tiền để đi thi, mà chả đạt được cái gì nhưng mình tin mỗi lần thất bại sẽ là một bài học và đây cũng là thái độ đầu tiên mà các bạn cần có. Thứ hai mà các bạn cần có đặc biệt cộng đồng tranh biện là sự khiêm tốn. Phải phải hiểu rằng luôn luôn có người thông minh hơn bạn, có người giỏi hơn bạn không được lên mặt dạy đời ai cả. Luôn nhớ khi bắt đầu các bạn có những giây phút như vậy thì khi đó các bạn mới trở thành một tranh biện viên có tầm và có tâm. Đó là hai thái độ chính. Hơn nữa, nói về nguồn lực bạn học ở đâu, một tự học, nếu bạn nghĩ thực sự cần thì bạn có thể đi học thêm, mình chia sẻ một chút về cái mình biết về giáo dục tranh biện. Trước hết bạn phải tìm thầy có tiếng, và phải biết dược thành tích của họ, bạn có thể nhìn vào sứ mệnh của họ, tuyên ngôn của họ hay những cái hoạt động của học. Hai nữa là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình bạn mà có thể chọn những công ty uy tín hay những anh chị đi trước ví dụ như mình trước đây có dạy các bạn khoảng 50k/ buổi để gây quỹ cho đội tuyển chẳng hạn. Mình có thể khẳng định các khoá học khi kết thúc  mà bạn có thể thu được lợi ích lâu dài về sau, ví dụ như được học bổng đại học. Cái thứ ba sau khi nói về thái độ và nguồn lực thì nói đến quy trình. Dù là bạn tự học hay đi học thêm bạn cũng phải nắm bắt được: về kỹ năng luật tranh biện là gì? nhiệm vụ của người nói là gì, luận điểm của người ói như thế nào? Thế nào là phản biện, thế nào là xây nền cho sự tranh biện,... hoàn toàn có thể tìm được từ các nguồn như mình nói ở trên. Học phải tìm hiểu rất kỹ cái nền tảng ban đầu. Song song đó,  bạn phải học thêm những kỹ năng cao cấp hơn cũng như tập luyện bằng cách tham gia CLB của trường bạn hay trên cộng đồng, bạn có thể tham gia các giải đấu. Vừa tập luyện vừa rút ra nhận xét cho bản thân xem xem bản thân mình còn thiếu sót điều gì, một quá trình học liên tục. Thứ ba đối với những người muốn trở thành tranh biện viên chuyên nghiệp sau một quá trình xây dựng ổn định thì bạn cần đi ra ngoài trải nghiệm nhiều hơn trong cộng đồng tranh biện ví dụ như trở thành ban giám khảo, ban tổ chức,... để khi bạn thi đấu bạn sẽ hiểu ở vai trò đó người ta cần gì và học thêm những kỹ năng mà vai trò đó cần có. Ví dụ như bạn đi dạy là một nhiệm vụ vô cùng tuyệt vời bạn không những có thể truyền đạt được cái kiến thức của mình mà còn mọi thứ trở nên cô đọng và súc tích. Đó là 3 quy trình chính: học căn bản → học nâng cao và tập luyện→ Bước ra ngoài nâng cao trình độ của mình thông qua nhiều vai trò khác nhau. Tóm tắt lại là: thái độ- Nguồn lực và quy trình.


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh. Vậy các bạn ơi để bắt đầu học tranh biện và tham gia gia các cuộc thi đầu tiên chúng ta phải có thái độ bền bỉ và khiêm tốn không ngừng học hỏi nè, trau dồi thêm những kiến thức của mình hơn nữa. Còn về phần nguồn lực thì chúng ta có thể tự học hoặc là nếu mà các bạn muốn bước đi trên con đường tranh biện chuyên nghiệp, thì chúng ta có thể đến với các tổ chức giáo dục tranh biện và lưu ý về những sứ mệnh tuyên ngôn và đặc biệt là giá cả của những tổ chức giáo dục đó. Tiếp theo là về quy trình thì mình xin được tóm tắt lại 3 quy trình chính mà Anh Hà Tuấn Hùng đã nói. Đầu tiên là chúng ta phải học kỹ năng cơ bản trước sau đó sẽ học kỹ năng cao cấp nâng cao hơn cùng với việc chúng ta tập luyện bằng cách nào. Tham gia các câu lạc bộ, đấu tập, giải đấu và sau cùng thì chúng ta có thể ra ngoài tham gia những cuộc thi chuyên nghiệp với tư cách là giám khảo, là ban tổ chức hoặc là chúng ta có thể đi dạy những kiến thức mà mình học được truyền tải đến với các bạn khác. Dạ vâng, đó là những cái thái độ, nguồn lực và quy trình. Vậy anh có thể chia sẻ thêm là làm sao mình có thể nâng cao hơn nữa cái khả năng phân tích tư duy phản biện hoặc là kỹ năng thuyết trình bản thân mình được không ạ?


Anh Hà Tuấn Hùng: Đây là một cái câu hỏi rất là lớn. Bởi vì đây là một cái bộ môn rất là rộng. Rất là nhiều các bạn phải cần đòi hỏi, nên là mình sẽ chỉ đưa ra một số cái lời khuyên và một số cái phương pháp nhỏ thôi. Đây chỉ là một vài trong rất nhiều phương pháp. Theo như câu hỏi của Thư thì: 1. Sẽ nói về tư duy. Trước tiên là nói về tư duy làm thế nào để tiếp cận một vấn đề. Các bạn nghĩ, nó gần như là giống hệt cái quy trình mà các bạn sử dụng suy nghĩ trong lớp nghị luận xã hội đã học ở trên trường. Rất là rộng, rất là giống khi mà bạn học ở môn văn hoặc là môn tiếng anh, là phải viết bài luận.Các giáo viên đều bảo về cái cái quy trình bài luận, về cái quy trình tư duy logic. Thế thì cách mà mình hay làm những thứ này. 1. Xác định vấn đề. Vấn đề bạn đang muốn giải quyết đây là gì? Nó lúc nào cũng có một cái vấn đề gì đấy một cái khái niệm về một cái bối cảnh gì đấy trong thực tại. Thứ 2, là giải pháp hoặc là giải pháp trong tranh biện hay gọi là cơ chế. Cơ chế chỉ là cái cái quy trình mà nó thay đổi thôi, cái vấn đề đấy nó thay đổi như thế nào. 3 là so sánh cái kết quả sau khi thay đổi và ban đầu. Nó tốt lên như thế nào, nó tệ đi như thế nào. Đó là một cái quy trình căn bản, gọi là một chuỗi vấn đề giải pháp so sánh trước sau. Đó là một phương thức để bạn đặt luận. Còn những cái khác chứ, có những cách như là phân tích đối tượng, thế nào nào là phân tích đối tượng? Bạn đi từ một chủ thể, ví dụ như bạn đi từ nhân vật Hùng đi, bạn trả lời câu hỏi một động cơ của một người là gì? Người này muốn gì? 2. Nguồn lực của nhân vật Hùng là gì? Hùng có khả năng gì? Cái gì Hùng có thể làm được? 3. Hùng chịu tác động của ngoại cảnh như thế nào? Đúng không ạ? Rồi sau khi bạn có 3 cái điều ấy rồi, bạn sẽ đi đến kết luận là à, bởi vì cái lý do như vậy, Hùng có khả năng cao sẽ phản ứng với những cái ngoại cảnh kia như thế này thế này. Hùng sẽ làm thế này, như thế này… Đó, thế thì, mình vừa giới thiệu với các bạn hai phương pháp tư duy căn bản, phân tích chủ thể và giải quyết 1 vấn đề. Vấn đề giải pháp, đấy là hai cấu trúc căn bản. Còn nhiều cấu trúc lắm, nhưng mà mình không thể nào giải thích hết được cho mọi người. 2. Về trình bày. Mình hiểu trình bày như thế nào? Theo mình trình bày là việc bạn đứng lên bạn nói những cái gì bạn đang suy nghĩ trong đầu ra và thành tiếng, thành lời, thành câu văn. Với mình đó là trình bày. Hay trong tranh biện người ta có một cụm gọi là phong cách nói, phong thái nói. Có những cái căn bản sau các bạn phải để ý: 1. Cấu trúc bài nói. Cấu trúc bài nói của bạn phải rất là rõ ràng, mở đầu là gì, thân là gì, kết thúc là gì? Và bạn phải nói ra những cái trong tiếng anh gọi là “......” trong tiếng việt gọi là từ nối. Là sao ạ? Thứ nhất, thứ hai, thứ ba, đấy là những loại ngôn ngữ bạn cần phải sử dụng để đảm bảo cấu trúc bài nói của bạn làm rõ, mạch lạc, dễ theo dõi, đấy là 1 trong phần trình bày. Thứ hai, đó là chọn từ chọn ngữ, chọn chọn từ chọn ngữ là như thế nào? bạn phải dùng từ chính xác, câu văn của bạn mỗi câu phải truyền đạt một ý đầy đủ, không thể nào ngắt quãng, đúng không ạ? Rồi là có những cái level ở những cái cấp cao hơn thì bạn bắt đầu nghĩ đến việc là từ nào là cái từ gợi hình gợi cảm nhất, sức mạnh gây cảm xúc nhất? Bạn bảo là tệ bạc nó khác hẳn với cả không tốt, bạn bảo là tuyệt vời khác hẳn với là tốt. Đó là những cái khác biệt nhỏ lẻ trong ngôn ngữ mà dần dần khi đạt đến trình độ cao hơn các bạn sẽ cảm nhận nó. Cao hơn nữa đi, là bạn dùng phép tu từ chẳng hạn, đặt câu hỏi, so sánh, ẩn dụ, đấy là về mặt ngôn ngữ. Đấy là các mức độ khác nhau, mức độ 1 chỉ là sáng rõ thôi, mức độ 2 thì bắt đầu cảm nhận sắc thái biểu đạt, mức độ 3 là dùng các phép tu từ. Thế 1 cấu trúc, 2 ngôn ngữ, 3 vẫn ở trong phần trình bày thì là giọng nói. Rất nhiều người khi mà trình bày có 1 cái lỗi là các bạn nói rất là chung chung. Sẽ rất là khó để người ta nghe mình, làm thế nào để thay đổi? Để ý những điều sau: 1. Cao độ giọng nói của bạn. Khi nào bạn nói cao, trong câu hỏi chẳng hạn, khi nào bạn nói chậm? Khi bạn muốn nhấn mạnh một cái trong câu hỏi nào đấy, và một cái sự lắng đọng nhất định trong lòng người đọc. 2, To và nhỏ. bây giờ bạn nói bản tuyên ngôn độc lập của đất nước làm sao mà bạn lại nói một cách nhẹ nhàng được? Bạn phải nói dũng mãnh, nhấn mạnh cái nội dung của bạn. Bây giờ bạn nói về việc các gia đình bị thiệt hại ra sao bởi vì một chính sách cứ như nã đạn, nã bom vào người ta, bạn lại phải nhẹ nhàng. Bạn lại phải bảo là: Các bạn ạ, hãy tưởng tượng chính sách này sẽ ảnh hưởng những gia đình trung tâm ra sao? Đấy sẽ ảnh hưởng đến những người mẹ, không còn khả năng chi trả tiền cho con học hành nữa, không còn tiền để có thể mua đồ ăn cho gia đình của họ, Thứ 3, rất là căn bản thôi, về tốc độ. Thế bây giờ bạn có thật là nhiều nội dung chẳng hạn, bạn phải nói nhanh hơn đúng không ạ? Bạn không thể nào nói chậm rãi được vì bạn có rất là nhiều cái nội dung bạn cần phải đi qua, đó bạn nói nhanh như vậy. Nhưng mà xen kẽ vào nhanh, bạn lại cần phải có những khoảng nói chậm. Nói chậm khi bạn muốn nhấn mạnh cái câu kết luận vào đầu người đọc chẳng hạn, bạn bảo là: Xin giới thiệu chúng tôi có 3 luận điểm chính lý do thứ nhất là abc, lý do thứ 2 là bcd, lý do thứ 3 là xyz, tuy nhiên kết luận ở đây là chính sách này là một chính sách không thích đáng và chúng ta không nên thực thi nó. Bạn có thể nói nhanh qua những phần khác, và chậm lại những nơi cần thiết. Thì đấy là 3 cái thứ chính căn bản nhất thôi, cho phần giọng nói của các bạn. Vậy thì có lẽ là Minh Thư chắc là cũng muốn tổng kết lại cho các bạn, mình sẽ để Minh Thư tổng kết. Nói chung là mang tính chất gợi mở và giới thiệu thôi, chứ có rất là nhiều các bài tập, rất nhiều kĩ thuật cùng với các yếu tố khác trong tranh luận để mà đảm bảo tư duy và cái cách trình bày của bạn cuốn hút. 


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh ạ. Và chắc rằng những cái kĩ năng, và những cái phương pháp mà Anh Hà Tuấn Hùng nói chúng em có thể ứng dụng được không chỉ là trong tranh biện mà còn có thể trong sau này khi mà tụi em thuyết trình nè, hoặc là cần phải trình bày một cái vấn đề gì đó trước thầy cô bạn bè thì chắc chắn rằng em và các bạn cũng đã học được rất là nhiều những cái kĩ năng hay. Dạ vâng, thì đầu tiên về tư duy chúng ta có hai phương pháp tư duy chính, Đó là chúng ta xác định vấn đề và phương thức đối tượng sau đó về trình bày thì chúng ta phải chú ý 3 phần. Đầu tiên là phong cách và phong thái nói, đó là cấu trúc bài nói thật là rõ ràng, rồi có đủ phần mở kết, lưu ý có từ nối,. Cái thứ hai là chọn từ, chọn ngữ từ cơ bản đến nâng cao, cơ  bản thì phải trình bày chính xác và đầy đủ, sau đó là sẽ gợi được sắc thái biểu đạt, gợi hình gợi cảm và cuối cùng đó là phép tu từ. Và giọng nói của chúng ta chúng ta sẽ chú ý vào tùy trường hợp và chúng ta điều chỉnh cao độ, âm độ và tốc độ cho phù hợp với mục đích của chúng mình. Dạ vâng, vậy anh ơi vậy thì bây giờ chúng ta sẽ chia sẻ sâu hơn về một cái cuộc thi tranh biện nha anh. Tranh biện gồm có bao nhiêu vòng? Và đó là những vòng nào ạ?


Anh Hà Tuấn Hùng: Khi mà bạn tham gia tranh biện sẽ có hai phần, thứ nhất vòng 1 - người ta gọi là vòng bảng. Và thứ 2 - người ta gọi là vòng loại trực tiếp. Bạn nào xem bóng đá có thể biết. Vòng bảng thì bạn thua một trận chưa sao cả, bạn thắng một trận khác tính điểm lại, và sau đó bạn sẽ xếp từ cao xuống thấp ai nhiều điểm nhất thì được vào vòng loại trực tiếp. Loại trực tiếp là thua một cái bạn out ra luôn, bạn nghỉ chơi luôn, bạn bị loại khỏi giải đấu. Đó là căn bản đúng không ạ? Đấy là hai cái thứ căn bản nhất. Trong từng cái giai đoạn này của một giải đấu, có bao nhiêu vòng thì tùy thuộc vào quy mô của giải, mình xin được nói cái quy mô căn bản của một giải đấu cỡ trung bình. Trung bình giả sử tầm 60 đội. Thì thường sẽ có 5 vòng bảng, sau đó người ta sẽ tính điểm các đội từ trên xuống để nhặt các đội vào vòng tứ kết trở đi. Nó là như vậy, 5 vòng bảng và nhặt vào từ tứ kết đi. Ngoài cái đấy ra thì có một số cái mình muốn lưu ý như sau, 1. Các cuộc thi tranh biện ở mức quốc tế mà thực sự rất là lớn họ có phân loại theo trình độ ngôn ngữ, sẽ có 3 hạng ETL - người nói tiếng anh bản địa, ESL.- người nói tiếng anh như ngôn ngữ thứ hai, và EFL - người nói tiếng anh như ngoại ngữ. Thì những cái giải lớn vòng bảng thi chung hết, ra thành các nhóm tiếng khác nhau. mà cái vòng loại trực tiếp nó sẽ phân theo thứ tự ngôn ngữ này. Loại phân loại thứ hai ngoài ngôn ngữ ra là trình độ hạng mở rộng - ai làm cũng được, hạng nghiệp dư - cho các bạn mới tập, và là loại hình thi đặc biệt - đội có cả nghiệp dư và chuyên nghiệp thì nó sẽ là theo những hình thức khác. Phân loại cuối cùng là theo độ tuổi, có 2 loại. Mở rộng - cho mọi người bình thường, chuyên ... - đội nhỏ tuổi hơn, thường là các bạn cấp 2 chẳng hạn.


MC Minh Thư: Dạ vâng, chắc là mỗi lần mà vượt qua mỗi vòng á, chắc anh cũng phải đầu tư rất là nhiều cho mỗi vòng đấu của mình luôn đúng không ạ? Dạ vâng, vậy theo anh để chiếm được ưu thế hơn đối thủ, thì chúng ta cần lưu ý điều gì và nên có những chiến thuật như thế nào ạ? 

Anh Hà Tuấn Hùng: Để thắng được đối phương, căn bản nhất, mọi thứ được bắt đầu kể từ 15’ hoặc 30’ chuẩn bị của bạn, từ lúc bạn xây dựng được hệ thống luận điểm hay trong tranh biện bọn mình gọi là case, đấy là quan trọng nhất. Xây case như thế nào? Có 2 cái mà rất nhiều bạn mới bắt đầu phải biết. 1 - xây nền như thế nào?  Nền căn bản là định nghĩa rõ ràng những thứ bạn muốn truyền đạt. Có mục tiêu trong trận tranh biện rõ ràng, mục tiêu bạn đang hướng đến. Có bối cảnh. Bối cảnh là sao? Là thế giới diễn ra thế nào, tại sao có chủ đề ấy. Đó là những cái bắt đầu, những cái bạn đang nghĩ đến - Nền. Thứ 2 đó chính là chiến thuật. Chiến thuật là sao? Chiến thuật là bạn không chỉ nghĩ ý cho đội mình mà nghĩ ý luôn cho đội đối phương. Ngồi xuống, sau khi mình đã nghĩ 1,2,3 luận điểm của mình là như thế này rồi lại nghĩ xem đối phương nghĩ gì? 1,2,3 khi bạn liệt kê ra rồi, bạn bắt đầu nghĩ trước mình sẽ phản biện 3 ý này như thế nào. Khi bạn có cái đấy rồi bạn sẽ kết hợp cách phản biện vào trong luận điểm của mình sẽ làm cho hệ thống luận điểm của bạn hay hơn rất nhiều. Tuy nhiên phản biện không chỉ nghĩ ra case của đối phương mà tự nghĩ ra case của mình. Bạn press xong hết, nhìn lại 5-10’ tùy tốc độ của các bạn, các bạn phải nghĩ thêm. Ok! Tưởng tượng bây giờ một sản phẩm của người khác, mình ở phe tấn công, mình sẽ tấn công người này ở điểm nào. Khi bạn đã có tư duy, mindset, tư tưởng, tâm thế như vậy. Bạn sẽ càng nhận ra những lỗi trong luận điểm của mình. Đây là 2 cái rất căn bản, nếu các bạn muốn thắng, các bạn nên thực hiện. Mình xin giới thiệu thêm một cái nữa, ngắn gọn thôi, cái này rất dễ cho các bạn làm đặc biệt là các bạn mới và rất dễ để các bạn có thể rõ ràng được, đấy là sự liên kết, kết nối giữa người nói khi các bạn trình bày. Các đội mới có thể không phản biện một cách siêu giỏi, không thể nói dài hay nhanh nhưng bạn cần có sự liên kết chặt chẽ. Người một đặt ra 3 mục tiêu thì người 2 cũng phải chứng minh tại sao bạn đạt được 3 mục tiêu đó, người 3 cũng phải chứng minh tương tự. Một sự liên kết như vậy bởi vì giám khảo họ chấm không phải dựa trên một giây phút hào nhoáng, lúc bạn bừng sáng lên để thắng mà họ nhìn tổng thể để so sánh với nhau và bạn cần có sự rành mạch này. Đây là một cái mà các bạn mới bắt đầu, các bạn nghiệp dư hay bỏ qua. Mình xin tổng kết lại những điều cơ bản để bạn có thể thắng. 1 - xây nền , 2 - chiến thuật tức là nghĩ về đội đối phương sẽ nói gì, 3 - sự liên kết chặt chẽ với nhau trong các lượt đọc.

 

MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh. Quả thật đi theo con đường tranh biện chuyên nghiệp thật sự rất khó. Mình phải vừa suy nghĩ chiến thuật đội mình, đội đối phương và làm sao mình có thể liên kết các lượt nói với nhau và trong những đoạn nói mình phải lồng ghép những cái đội đối phương có thể nghĩ đến, đó là một sự chuẩn bị rất dày công đúng không ạ? Và anh ơi, từ đầu em có được nghe từ “kiến nghị”, hồi nãy anh có nói “kiến nghị về nghệ thuật” hay về “triết lý”, nói chung là rất nhiều loại kiến nghị, vậy anh có thể nói thêm về “kiến nghị” trong tranh biện là gì, tranh biện có những dạng kiến nghị nào và điều cần lưu ý của mỗi dạng là gì ạ?

 

Anh Hà Tuấn Hùng: Ok! 1 - Kiến nghị là gì? Kiến nghị là một câu khẳng định, một câu trần thuật mang tính khẳng định mà mang lại chủ đề cho tranh biện, ví dụ: “Chúng tôi tin rằng hệ thống trường chuyên cần phải bị bãi bỏ.” Ví dụ như vậy. Đó là một câu trần thuật khẳng định bao hàm nội dung trong tranh biện. Dài ngắn có, rất nhiều. Ngoài kiến nghị ra thì cần một số cái khác nữa. Người ta gọi là “trang thông tin” hay “informations line” , có rất nhiều tên gọi khác nhau, căn bản trong tranh luận có những kiến nghị mang tính chuyên môn, để đảm bảo công bằng người ta có một trang cần tách ra để giải thích cho những kiến nghị đó. Ví dụ: “Chúng tôi lấy làm tiếc vì sự thương mại hóa của ngày lễ Ramadan” . “Ngày lễ Ramadan” nhiều người không biết là gì, sẽ có một infor’s line, một trang thông tin giải thích là “ Ngày lễ Ramadan là một trong những ngày lễ linh thiêng nhất của người hồi giáo kéo dài trong một tháng, trong đó người ta phải nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn để thể hiện sự thành kính” Ví dụ là như vậy. Đó là 2 yếu tố căn bản mà bạn cần biết về kiến nghị và trang thông tin, đi kèm với nhau. Bây giờ đến các dạng kiến nghị. Các dạng kiến nghị có nhiều lắm, rất nhiều cách chia, mỗi người phải có một cách chia khác nhau. Cách chia thì mọi người thường dùng nhất là như thế này. Một , kiến nghị chính sách. Cấu trúc là gì?” Chúng tôi sẽ làm gì đấy”. Hoặc trong tiếng Anh là “this house would”, “we would” chẳng hạn. Trong dạng kiến nghị này cái gì quan trọng nhất? Có một thuật ngữ bọn mình dùng là “trách nhiệm chúng mình”.”Trách nhiệm chúng mình là những cái mà đội bạn phải đạt được, chứng minh được với tư cách là đội ủng hộ, đội ủng hộ cần nói như sau. Một, xác định được vấn đề và mục tiêu của chính sách. Hai, tại sao chính sách của bạn giải quyết được vấn đề. Ba, tại sao chính sách của bạn đúng khi bạn đúng về mặt nguyên tắc và đạo đức. Tại sao? Ví dụ bạn không thể bảo là : “Để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, chúng ta phải giết nửa dân số thế giới”. Nó cũng hoạt động, hiệu quả thật nhưng lại không đúng về mặt đạo đức. Thứ tư, đánh giá thế giới trước và sau khi chính sách của bạn được thêm vào tốt hơn hay tệ như thế nào. Ngược lại, trách nhiệm chứng minh của đội phản đối là gì? Bạn chỉ cần tập trung chứng minh một trong những vấn đề đấy của đội ủng hộ, thất bại là bạn thắng. Nhưng hầu hết trong những trận tranh biện, đội phản đối nào cũng cần công của tất cả các bạn chứ không chỉ một bạn, một luận điểm được vì như thế rất dễ thua. Phải chơi lâu dài. Đó, thứ nhất là về chính sách, thứ hai là giá trị. Kiến nghị về giá trị, rất chung chung. Trong dạng kiến nghị về giá trị có nhiều dạng kiến nghị lớn nhỏ khác. Nếu mà đi vào mình sợ mất thời gian nên sẽ tóm tắt chung. Có những điều sau mà bạn cần lưu ý cho kiến nghị về mặt giá trị. Một, bức tranh so sánh ở đây là gì? Liệu chúng tôi tin rằng, tin vào điều gì đó, tại sao lại tin vào những điều đó và cái lí do là gì. Tại sao bên kia không tin vào điều đó? Bởi họ liên hệ. Ngay từ đầu cuộc tranh biện, bạn phải làm rõ sự so sánh, đối lập và tư tưởng ở đây là gì. Thiết lập ra một sự biệt lập về thế giới trong tranh biện này. Thế giới của đội ủng hộ, thế giới của đội phản đối. Căn bản cái mục tiêu lớn của bạn là gì, hệ tư tưởng của các bạn là gì để thiết lập ngay từ đó. Thứ hai, dù là loại kiến nghị thế nào về giá trị cũng phải tạo ra các thang đo chung. Thang đo chung bởi bạn cần so sánh hai hệ tư tưởng với nhau, cần so sánh với một thang đo. Ví dụ, để so sánh cái điều khiển và cái bút cái nào dài hơn, bạn cần phải có thang đo là cm, bạn cần công cụ đo là thước kẻ chẳng hạn. …………. Thứ tự trong tranh biện, bạn cần xác lập một thước đo như vậy. Thứ ba, bạn so sánh dựa trên thang đo bạn thiết lập là gì. Ví dụ mình bảo: “ Chúng tôi tin rằng hệ thống giáo dục tốt nhất là hệ thống giáo dục chạm đến nhiều học sinh nhất”. Hay bạn nói là bãi bỏ trường chuyên, một thế giới trường chuyên không tồn tại và có tồn tại chẳng hạn, chạm được nhiều học sinh hơn, là cái ý chung chung về dạng kiến nghị, về giá trị. Thứ ba, cái này hầu hết ở Việt Nam, dạng tranh biện mà bạn thường gặp ở Việt Nam, trong nền tranh biện quốc tế sẽ ít gặp, mà giá trị về fact, giá trị về sự thực, một điều gì đấy trong thực tế. Làm thế nào để bạn chứng minh được cái này. Rất ít gặp, thường hay gặp trong các cuộc thi về viết và tranh biện mang tính chất khoa học nhiều hơn. Bạn tưởng tượng quy trình luật sư cãi nhau chẳng hạn. Toàn bộ hệ thống công lý tội phạm của các nước thường tập trung vào 2 công chuyện chính. Một là điều có sự thực xảy ra hay không. Người đấy có thực sự giết người không chẳng hạn. Đấy là dạng mà bạn cần có, cãi nhau về sự thật, có xảy ra hay không. Để làm cái này thì một - tập trung vào bằng chứng. Phải có bằng chứng để bạn chứng minh sự thật điều đó có xảy ra hay không. Thứ hai - một điều mọi người rất hay tập trung vào đó là phương pháp thu thập bằng chứng. Bằng chứng này có đáng tin không. Thứ ba là sự liên kết giữa các dạng bằng chứng. Có một bằng chứng không nhất thiết nghĩa là bạn đã làm gì đấy. Ví dụ bạn bảo : “Hôm qua anh này ở cùng phòng, cùng khu nhà với chị vừa bị mất, cùng giờ này chẳng hạn” Đúng! đấy là một bằng chứng xác thực, đáng tin nhưng cái đấy có nghĩa đây là hung thủ không thì chưa biết được, có rất nhiều trường hợp khác. Thật ra cái này khá ít gặp, bạn có thể không quan tâm lắm. Mình biết các bạn mới chỉ hỏi về kiến nghị nói chung nhưng đây mình muốn một giây để nói với các bạn mối quan hệ giữa các dạng kiến nghị này và cái giá trị của nó trong cuộc sống. Sự thật - fact, những kiến nghị về sự thật là cái căn bản nhất. Giá trị, cái này đúng hay sai, tốt hay xấu rồi mới đến thứ ba - chính sách, bao gồm nhiều cái về thực tế ảnh hưởng đến nhóm này như thế nào. Trong thực tế, vấn đề nào bạn nói ra cũng có cả 3 loại tranh biện này. Một lần nữa, ví dụ về luật sư và công lý tội phạm chẳng hạn. Đầu tiên bạn phải xác định ông này có làm cái này không, thứ hai bạn bảo là kể cả ông này có làm cái đấy thì có đáng chịu hình phạt này hay không. Thứ ba thậm chí liên quan đến chính sách. Coi như theo luật thì phải làm thế này, vậy cái luật đấy có xác đáng không? Ví dụ như vậy, đó là sự tổng hóa của những cái kiến nghị này vào trong thực tế. Để mình chia sẻ vui, mình biết, mình nói hơi dài nhưng mình vẫn muốn chia sẻ rằng kiến nghị là sự hình thành đầu tiên dựa trên phong cách nghị diện của các nước. Chính trị có thật ở phòng quốc hội của các nước phương Tây, các nước mà họ có hệ thống nhà nước dân chủ lâu đời hơn, nghị viện Anh, Mỹ, bây giờ đã có nghị viện Châu Á chẳng hạn. Nó đều dựa trên quy trình có thật trong thực tế nên nhiều người bảo: “Ôi học tranh biện mang nặng lý thuyết thế, chẳng thực tế gì cả”. Mình nghĩ đối với ai muốn theo đuổi những ngành như luật, chính trị, quan hệ quốc tế hay học giả, tranh biện rất tốt và có tính thực tế cao. Vâng mình xin được kết thúc phần trình bày về kiến nghị của mình, khá dài.


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh. Và vì những chia sẻ vừa rồi, đó là những chia sẻ đã cho em những kiến thức mới về tranh biện và em không ngờ rằng những kiến nghị lại liên kết với nhau như vậy. Có 3 loại kiến nghị chính: kiến nghị sự thật, giá trị và chính sách, 3 cái kiến nghị đó tạo nên một tổ hợp chặt chẽ với nhau và trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường gặp, không để ý và không được nhìn qua lăng kính của tranh biện nên cũng không biết nhiều. Dạ vâng, anh ơi, trong quá trình anh chia sẻ cũng có rất nhiều thắc mắc được đặt ra dưới phần comment, vậy thì chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc của các bạn khán giả nha. Trước hết, anh có thể uống ngụm nước để chúng ta lấy lại giọng.

…. Vâng, em nhận được câu hỏi đến từ một bạn : “Anh ơi, nãy giờ anh nói, anh có thể tóm tắt lại cấu trúc của một bài tranh biện như thế nào và thế nào là một bài tranh biện đúng, đủ và thuyết phục ạ”


Anh Hà Tuấn Hùng: Ý đầu dễ trả lời thôi, ý sau thì hơi khó. Đầu tiên, cấu trúc của một bài tranh biện như thế nào, cái này tùy thuộc vào lượt nói và vai trò người nói của các bạn. Tranh biện có rất nhiều người nói khác nhau, không phải người nói nào cũng nói giống nhau. Bạn tưởng tượng, đầu tiên bạn đứng lên thì bạn không thể phản biện được, đã ai nói gì đâu mà phản biện. Còn người cuối cùng lại không thể đưa ra ý tưởng mới, đã kết luận thì làm sao đưa ra ý tưởng mới được nữa. Nên cái câu chuyện về cấu trúc bài nói như thế nào rất phụ thuộc vào thứ tự lượt nói, bài nói bạn đang thực hiện. Để cho bạn hình dung được, mình xin được nói 3 yếu tố chung nhất của một bài nói bạn cần có. Một, đưa ra quan điểm của các bạn, đơn giản mà đúng không? Hoặc bảo vệ quan điểm của các bạn. Hai, phản biện lại quan điểm của đối phương. Ba, phản biện lại phản biện của đối phương hay nói cách khác là bảo vệ. Mình xin trình bày lại một chút, một - xây dựng case của bạn. Hai - tấn công case đối phương và ba - bảo vệ case của bạn. Đó là yếu tố căn bản nhất của một bài nói, bạn sắp xếp như thế nào thì như mình nói là tùy thuộc vào lượt nói, đây là cái căn bản nhất. Thứ hai, làm như thế nào để viết một bài nói thuyết phục. Khó, bởi vì thuyết phục là cái gì đấy rất chủ quan và có nhiều kỹ thuật để đảm bảo rằng bạn thắng một cuộc tranh biện, thuyết phục được đối phương. Xin trả lời rất tổng quan, chúng ta sẽ nhìn vào 3 thứ chính. Một, nội dung, nội dung logic không, kiến thức đúng không, luận điểm giàu có, phong phú, nhiều cơ chế và lý do không hay nó mỏng toẹt, hay chỉ : “Chúng ta không nên làm việc này bởi vì nó…”. Thay vào đó chúng ta có thể nói : “Chúng ta không nên làm điều này vì nó sẽ hủy diệt hệ sinh thái”, như thế đã khác nhau về mức độ lập luận, nội dung. Đấy là yếu tố thứ nhất chúng ta đánh giá. Yếu tố thứ hai, chỉ trừ một số ít các loại luật không tính yếu tố này thì hầu hết các loại tranh biện đều tính, đó là phong cách nói, bạn nói có thuyết phục không, bài báo của bạn có sáng rõ không. Bạn có thể có rất nhiều ý tưởng hay nhưng bài nói của bạn bị rối, người ta có thể chấm luận điểm thấp. Bạn nói có kiểm soát ngôn ngữ hình thể, kiểm soát giọng nói của bạn tốt không, bạn có sử dụng ngôn ngữ của bạn phù hợp và hiệu quả không, đều là cái người ta có thể đánh giá trong phần phong thái trình bày. Thứ ba, chiến thuật, nghe có vẻ chung chung, mình xin được phân tích nhỏ hơn. Thứ nhất là consistency, sự ổn định, bất biến, sự liên kết mạch lạc trong các lượt nói. Thứ hai, prioritization sự ưu tiên trong từng lượt nói, bạn có hiểu được trận tranh biện đang đi về đâu, cái nào là quan trọng nhất trong trận tranh biện này, luận điểm nào của bạn đang bị tấn công và luận điểm nào của đối phương mạnh nhất để bạn tạo nên bài nói của mình, đó là yếu tố thứ hai trong phần chiến thuật. Yếu tố thứ ba, nhỏ thôi nhưng có thể có, bạn tương tác với đối phương như thế nào. Tương tác không chỉ nằm trong phản biện mà còn những trường hợp chất vấn chẳng hạn. Bạn đứng ra bạn hỏi đối phương trước khi người ta nói, đó là 3 tiêu chí cực kỳ tổng quát cho người ta chấm, còn chấm như thế nào, làm thế nào để người ta thấy mình thuyết phục hơn thì nói 12 buổi còn không hết nên mình xin phép dừng tại đây.


MC Minh Thư: Vâng em cảm ơn anh, và bạn đặt ra câu hỏi này là bạn Minh Ánh. Minh Ánh ơi, chắc bạn cũng đã có cho mình những kiến thức Anh Hà Tuấn Hùng vừa chia sẻ. Bây giờ em xin phép đến với bạn thứ hai ạ. Bạn tên Xuân và đặt câu hỏi: “Anh ơi, làm sao để chúng ta luôn giữ được phong thái tự tin, bình tĩnh và có khi nào anh đã mất bình tĩnh chưa và đối với những tình huống như vậy anh sẽ làm thế nào ạ?”


Anh Hà Tuấn Hùng: Đầu tiên, bạn có thể quay lại phần đầu của cuộc trò chuyện có nói một chút về cái này và nó có thể giúp bạn. Nhưng bây giờ mình sẽ bổ sung thêm câu trả lời được nói ở trên. Khi bạn đứng lên nói bạn cảm thấy sợ, mất bình tĩnh, điều đấy đương nhiên có xảy ra. Làm thế nào để bạn tự tin hơn? Một, cái này rất nhỏ nhưng rất hữu dụng, đấy là bạn phải tạo cho mình những thói quen thường ngày. Ví dụ, một bài hát gì đấy bạn có thể nhẩm 30s trong đầu rồi bạn bình tĩnh hát, “đếm cừu” hay gì đấy hay là 1 phút cuối trước khi tranh biện bắt đầu, bạn cùng nhau đi vào nhà vệ sinh vừa đi vừa cười. Đơn giản như vậy nhưng rất hữu dụng, bạn cảm thấy bình tĩnh lại bình tĩnh lại. Hai, hít thở sâu trước khi bạn bắt đầu vì khi bạn hít thở dài, niềm tin của bạn không bị mất, nó sẽ giúp bạn thấy bình tĩnh hơn. Ba, cái tâm lý chung, đầu óc, thái độ, tâm thế bạn phải có. Nên nghĩ rằng tranh biện là một hoạt động tập thể, một môn thể thao trí tuệ theo nhóm, lượt nói của bạn quan trọng không. Có! Nó quan trọng đến mức nếu bạn thất bại cả nhóm, cả đội sẽ thua không? Bạn phải có niềm tin vào đồng đội của mình, kể cả mình có lỡ một vài nội dung ở đây thì đồng đội của mình sẽ nhặt lên, giúp mình thắng được. Đây là những cái ngay khi bạn đứng ở đó, bạn có thể làm. Đây mình xin tóm tắt những gì mình chia sẻ ở trên, bạn có thể quay lại để nghe chi tiết hơn. Một, bạn có thể trò chuyện với mọi người để hiểu nhau hơn, có niềm tin chắc chắn hơn. Hai, bạn có thể tập luyện thật nhiều để bạn có thể vượt qua điều đó. Đấy là hai cách bạn có thể quay lại và nghe ở phần đầu. Hi vọng sẽ giúp ích với bạn trong việc bạn tự tin hơn.


MC Minh Thư: Vâng, em cảm ơn anh ạ. Và tiếp theo đây chúng ta sẽ đến với câu hỏi tên Alice Trần. Bạn có hỏi : “Anh ơi, theo anh giữa tranh biện bằng tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều sự khác nhau không ạ? Và bản thân anh cảm thấy sự khác biệt về ngôn ngữ và anh thấy cái nào khó hơn ạ?”


Anh Hà Tuấn Hùng: Tùy người, thứ nhất, có khác nhau không? Anh nghĩ ngoài việc khác nhau về ngôn ngữ không khác biệt gì luôn. Vì dù ở ngôn ngữ nào, những yếu tố về sự logic, về sử dụng ngôn ngữ, yếu tố về khả năng kiểm soát hình thể và giọng nói vẫn vậy, không khác nhau nhiều. Thứ hai, khó hơn hay dễ hơn, dựa vào rất nhiều yếu tố và từng cá nhân sẽ khác nhau. Một, khả năng ngôn ngữ của các bạn. Có những bạn giỏi tiếng Anh, hiển nhiên tranh biện bằng tiếng Anh sẽ không quá khó với bạn ấy so với một bạn tiếng Anh kém hơn. Thứ hai, loại hình tranh biện nào bạn được tiếp xúc trước. Những bạn giỏi tiếng Anh và được học tiếng Anh từ trước sẽ gặp những khó khăn nhất định khi chuyển sang tranh biện bằng tiếng Việt bởi các bạn không quen, sẽ thấy khó khăn. Thứ ba, môi trường của các bạn. Có những bạn học trường quốc tế sẽ chỉ sử dụng tiếng Anh, các bạn tranh biện ngoài đời cũng bằng tiếng Anh thì đương nhiên khi bạn tham gia thi đấu tranh biện, bạn học tranh biện một cách chính thống, bài bản hơn bạn sẽ thấy dễ hơn. Ngược lại, một số bạn chăm viết lách bằng tiếng Việt, chăm học Ngữ Văn ở lớp, chăm trò chuyện với bạn bè và chăm đọc sách bằng ngôn ngữ tiếng Việt các bạn chắc chắn sẽ thấy tranh biện bằng tiếng Việt dễ hơn. Đấy là 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc một người cảm thấy loại hình tranh biện nào gần gũi và dễ dàng với mình hơn. Cá nhân mình không có quá nhiều vấn đề với cả 2 loại hình, rất may mắn là một môi trường cân bằng, học trường chuyên tiếng Anh nhưng vẫn là trường công, các bạn bè vẫn là người Việt, vẫn nói tiếng Việt thường xuyên. Vừa đọc sách tiếng Anh, vừa đọc sách tiếng Việt, cũng là chút may mắn là học được khả năng ngôn ngữ, diễn đạt nên không gặp quá nhiều khi chuyển hai ngôn ngữ. Hi vọng câu trả lời của mình giúp các bạn hiểu thêm.


MC Minh Thư: Dạ vâng, em cảm ơn anh, có thể bây giờ chúng ta đến với câu hỏi cuối cùng của buổi talkshow ngày hôm nay rồi ạ. Bạn tên Diệp Tư Duệ: “Anh ơi anh có thể recommend một số sách tiếng Anh hay bộ phim có thể rèn luyện tư duy tranh biện, phân tích đánh giá của bản thân anh được không ạ?”


Anh Hà Tuấn Hùng:  Đây là câu hỏi rất hay và mình rất hứng thú. Như mình nói mình là người thích phim ảnh và muốn chuyển hướng làm nghề luôn. Bộ phim nào tập trung rất cao về logic. Mình nghĩ nếu bạn muốn nâng cao khả năng tư duy, bạn có thể xem những bộ phim có nhiều plot twist. “Plot twist” gọi là xoáy ngược tình thế, như phim trinh thám, khoa học viễn tưởng cần phải suy nghĩ, động não một tí có thể là cách tốt để các bạn có thể tư duy. Nhưng nếu trả lời câu hỏi xem những bộ phim như thế nào để tranh biện nói chung tốt hơn chứ không chỉ tư duy thì nó sẽ khác. Thứ hai, bạn phải cố gắng xem những bộ phim về chủ đề khác nhau. Xem phim là một cách bạn có thể hiểu về đời sống, nhân vật, giá, một ý tưởng, chính sách. Mình từng xem một bộ phim tên “Children of heaven” - “Những đứa trẻ của thiên đường” của Evan nói về đời sống của hai anh em. Nó khiến mình có một góc nhìn hoàn toàn khác khi tranh biện một vấn đề về Trung Đông, mình nhận ra mình đang nói về con người. Mình nhận ra cho dù mình có nói : “Ôi, kinh tế sẽ bị ảnh hưởng”, “Ôi, bom đạn sẽ bay lên”, mình đều cần phải kết nối lại với giá trị con người ở khu vực này. Đấy là giá trị mình có được khi xem một bộ phim nghe tưởng chừng như không liên quan. Các bạn cố gắng xem đa dạng một chút, xem những bộ phim thực sự giá trị. Thực sự giá trị, đối với mình, chủ quan là những bộ phim đầu tư về hình ảnh, nội dung chân thật, có chiều sâu, có sự đa dạng góc nhìn, nhân vật phát triển. Thứ ba, chung chung hơn một chút là các hoạt động các bạn làm sau khi xem phim, đọc sách để bạn có thể tranh biện tốt hơn. Khi bạn xem một bộ phim hay đọc một cuốn sách về chủ đề rất lớn, bạn phải dành thời gian nghĩ về bộ phim đó. Nghĩ xem vấn đề của bộ phim đó là gì, vấn đề 1 - xã hội, vấn đề 2 về cá nhân, vấn đề về sự đối lập giữa ước mơ và hoàn cảnh, đối lập giữa tình yêu và sự nghiệp. Bạn phải note ra, ghi ghép lại và sau khi ghi chép bạn phải suy nghĩ, dành thời gian suy nghĩ, “Nếu là mình mình sẽ làm gì trong hoàn cảnh này, tại sao?” .Thế thì việc xem phim của các bạn mới có giá trị, mới giúp bạn rèn luyện tư duy. Xin kết thúc về việc giới thiệu một bộ phim hay một cuốn sách mình đọc. Thể loại, khoa học viễn tưởng, thế giới dystopian - thế giới phản địa đàng. Tên là “451 độ F”, là cái nhiệt độ giấy tự bốc cháy. Tác phẩm đó nói về một xã hội truyền thông lên ngôi, con người không quan tâm đến nhau nữa, chỉ quan tâm đến những gì trên bản tin, không chịu đọc sách, tư duy nữa. Mình đúc kết ra việc công nghệ có thực sự tốt hay không, mặt trái của công nghệ là gì, ai mới chính là kẻ xấu? Là chính quyền hay sự thờ ơ của con người. Đó chính là câu hỏi mình có, dành thời gian nghĩ rồi mình mới phát triển được. Các bạn biết không, trong trận tranh biện mình dùng chính tác phẩm đó làm kiến nghị. “Chúng tôi muốn sống trong một thế giới như 451 độ F” chẳng hạn. Đấy là thông điệp cuối cùng của mình về những cách, nguồn và thái độ của bạn để tạo nên ý nghĩa cho tranh biện. 


MC Minh Thư: Vâng, em cảm ơn anh ạ. Và chắc rằng những chia sẻ của anh đã đem đến cho em và các bạn một cái nhìn mới về các bộ phim, cuốn sách chúng ta xem trong lúc giải trí, không chỉ là giải trí mà chúng ta còn có thêm nhiều kiến thức và vấn đề mới trong cuộc sống hơn nữa. Và anh ơi đó là câu hỏi cuối cùng trong buổi talkshow ngày hôm nay, em xin thay mặt các bạn khán giả cảm ơn anh về những chia sẻ rất chân thực và bổ ích vừa rồi. Em tin rằng sau hôm nay, sau chia sẻ của anh Tuấn Hùng, các bạn đã hiểu rõ về vai trò của tranh biện và cách các bạn rèn luyện kỹ năng này. Một lần nữa, em xin cảm ơn anh vì đã nhận lời tham gia buổi chia sẻ hôm nay. Trước khi kết thúc, anh có lời nào muốn gửi tới các bạn khán giả của chúng ta không ạ?


Anh Hà Tuấn Hùng: Anh nghĩ các bạn đừng nên sợ gì cả. Tranh biện nghe hung dữ thế thôi nhưng chúng nó cũng là con người, cũng bắt nguồn từ việc không biết nói gì, các bạn cứ bền bỉ theo đuổi. Đến một lúc nào đó các bạn sẽ thành công theo cách này hay cách khác, các bạn sẽ nhận ra giá trị của hoạt động này bằng cách này hay cách khác, thế thôi.


MC Minh Thư: Vâng ạ, em cảm ơn anh. Chúc anh sẽ luôn có thật nhiều sức khỏe, bình an và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình ạ. Các bạn khán giả thân mến, thời lượng của chúng ta đến đây đã kết thúc rồi. Cảm ơn các bạn đã tham gia theo dõi buổi talkshow của Abroad Insider cùng diễn giả Hà Tuấn Hùng, Minh Thư cũng hy vọng những chia sẻ của speaker ngày hôm nay sẽ giúp ích cho bạn khám phá bản thân để từ đó các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trong hành trình du học của mình và chiến thắng các cuộc tranh biện sắp tới. Hãy nhớ rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều câu chuyện thú vị của các diễn giả trong các buổi livestream tiếp theo. Vì vậy đừng quên ấn follow fanpage Abroad Insider, theo dõi và cập nhật thông tin về thời gian và các thông tin chung của buổi sharing tiếp theo nhé. Còn bây giờ, anh Tuấn Hùng và Minh Thư phải nói lời tạm biệt đến các bạn rồi. Xin chào và hẹn gặp lại!

 ----------------------------

Abroad Insider là một dự án giúp kết nối người trẻ thành công trong nước và du học sinh Việt Nam toàn thế giới chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình cho những cá nhân muốn phát triển bản thân và vươn ra thế giới qua những buổi livestream định kỳ cùng nhiều nội dung bổ ích hàng ngày trên fanpage.

>>> Đăng ký trở thành diễn giả của Abroad Insider tại đây:

https://bit.ly/AIxSpeakerApplication

>>> Đăng ký tham gia Cộng Đồng Du Học Abroad Insider để nhận được các thông tin về các sự kiện Miễn Phí chia sẻ kinh nghiệm du học, bí kíp săn học bổng, chuẩn bị CV và phỏng vấn du học từ các bạn trẻ và cựu du học sinh thành công tại đây:

https://bit.ly/AIxCommunity

(*) Đăng kí làm thành viên, CTV cho dự án ABROAD INSIDER để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho du học tại đây:

https://bit.ly/AIxCTV

------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

➤ Fanpage: https://www.facebook.com/abroadinsider

➤ Email: [email protected]

➤ Hotline: 083 2202 966 (Ms. Minh Hằng) | 077 4682 142 (Ms. Duy Uyên) 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,276 lượt xem

lh-fulllh-x