Nguồn bài viết của bạn Phạm Thị Thùy Linh, đạt điểm sat 1530 (top 1% thế giới), học bổng toàn phần đại học Hollins Mỹ
Điểm các bài thi chuẩn hóa của Linh:
+ Điểm SAT practice test 2 lúc mình mới bắt đầu luyện SAT I ( sau 2 bài thi SAT II ): 1150/1600 – Math: 700/800, Reading: 220/400, Writing: 230/400.
+ Điểm SAT I ( lần 1 ): 1480/1600 – Math: 790/800, Reading: 310/400, Writing: 380/400.
Những đầu sách mình sử dụng chính trong quá trình luyện :
6, 2018
• The Official SAT Study Guide, 2018 edition:
Reading:
• The critical reader 2nd edition. ( nếu bạn nào có điều kiện có thể tham khảo bản thứ 3 – có chỉnh sửa lại nhưng sườn chung vẫn giống bản 2. )
• New SAT Reading: Vice and Virtue in the Exploration of Democracy ( Advanced practice series ).
• New SAT Reading Workbook IES.
• Làm hết phần reading trên Khan Academy. Mình sẽ để link pdf các câu hỏi luyện tập ở đây:
Math:
• The College Panda’s SAT Math: Advanced Guide and Workbook for the New SAT
• The College Panda’s 10 Practice Tests for the SAT Math
• Barron’s Math Workbook for the New SAT, 6th edition
• PWN the SAT: Math Guide, 4th edition
• Làm hết các câu hỏi luyện tập trên Khan Academy phần toán. Mình sẽ để link pdf ở đây:
Writing:
• The College Panda’s SAT Writing: Advanced Guide and Workbook for the New SAT
• The Ultimate Guide to SAT Grammar, 2nd edition
• New SAT Grammar Workbook ( Advanced practice series ), 3rd edition
• Làm hết các câu hỏi luyện trên Khan Academy phần writing. Mình sẽ để link pdf ở đây:
Khi làm đề luyện tập mình thường làm các practice tests trong các đầu sách của IES, ivy global
*Quan trọng là làm hết 8 practice tests của College Board và 1 đề QAS tháng 5
8 đề practice tests của College Board.
1 đề QAS tháng 5/2017 Int.
120283.pdf
A. Reading
Trong phần reading này, mình sẽ đề cập đến hai yếu tố đối với mình là quan trọng trong quá
trình luyện và tăng điểm phần đọc SAT:
1. “ Nền “
2. “ Hiểu rõ cấu trúc bài thi và cách trả lời các câu hỏi “
Phần reading của SAT thật sự là cơn ác mộng đối với mình lúc mới bắt đầu luyện. Mình vẫn còn nhớ bản thân ngồi hơn 2 tiếng đồng hồ chỉ để nhìn chằm chằm vào đề practice test mà không hiểu mấy cái passages nói cái gì...! Thất vọng, bối rối, băn khoăn, bế tắc, trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, thử đủ mọi cách, cuối cùng mình cũng tìm ra được con đường cho bản thân để hoàn thành bài thi, nên mình hy vọng những chia sẻ của mình trong bài review
này sẽ phần nào hữu ích cho những bạn đang “vật lộn“ với bài thi SAT.
I. “Nền”
1. Từ vựng để hiểu câu hỏi và đáp án ( Language of the test + Word to capture tone + Literary terms )
2. Từ vựng trong SAT – Tầm quan trọng của từ nhiều nghĩa
Vì vốn từ vựng của mỗi người khi bắt đầu luyện SAT là khác nhau, nên việc học bao nhiêu từ và học những từ nào còn phần nào tùy thuộc vào mỗi người nữa. Nhưng có 2 lưu ý mà mình rút ra được trong quá trình luyện:
1. Khi mới bắt đầu luyện, có rất nhiều bạn và bản thân mình cũng vậy đều tìm tới các đầu sách từ vựng của SAT cũ để học từ ví dụ như quyển Barron’s 3500 basic word list, SAT 5000 words,... Một điều các bạn cần lưu ý là đặt trường hợp các bạn còn rất nhiều thời gian để luyện ví dụ như 2 năm 3 năm thì các bạn có thể tham khảo các đầu sách trên để mở rộng vốn từ vựng bản thân nhưng nếu các bạn chỉ còn 3 tháng 6 tháng hay thậm chí 1 năm để luyện thì việc học 3500 từ, 5000 từ “ngốn“ rất nhiều thời gian của bạn và việc đạt được target score cao trong khoảng thời gian đó là không khả thi lắm. Hơn nữa, tuy bài thi SAT vẫn kiểm tra từ vựng ( bằng cách lồng các từ vựng khó vào bài đọc và kiểm tra từ vựng qua các câu hỏi word in context ), nhưng các từ vựng như appellation, armada, asinine, askance, atavism, badinage, baroque, betroth, bevy, bicameral, bohemian,...( chiếm phần lớn trong phần từ vựng của các đầu sách SAT cũ ) hầu như không xuất hiện trong các bài đọc của new SAT. Để biết rõ hơn về các từ vựng thường xuất hiện trong các bài đọc new SAT, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết trong các link sau:
2. Multiple-meaning words không chỉ đơn giản được dùng để hỏi các câu hỏi Word in context.
3. Làm quen với các dạng văn bản thường xuất hiện trong bài thi
Ngoài việc trau dồi vốn từ vựng và nắm rõ phương pháp làm bài, các bạn nên làm quen với văn phong của từng loại văn bản xuất hiện trong bài thi SAT. Link sau là list các sách, tạp chí, báo được recommended trong quyển Ivy Global’s New SAT Guide:
Các văn bản lịch sử:
Founding documents:
Great Global Conversations:
Các văn bản khoa học:
US and World Literature:
II. “Hiểu rõ cấu trúc bài thi và cách trả lời các câu hỏi “
Trong phần đọc của SAT, các bạn có 65 phút để đọc 5 bài đọc ( tổng khoảng 3250 từ ) và trả lời 52 câu hỏi. => Bạn có trung bình 13 phút cho 1 bài đọc ( bao gồm thời gian tô đáp án )
5 bài đọc SAT bao gồm:
• 4 bài đọc đơn: 1 social science, 1 natural science, 1 history, 1 fiction
• 1 bài đọc đôi: social science hoặc natural science hoặc history
1. Các phương pháp làm bài đọc
Vì áp lực thời gian trong phần reading đối với bản thân mình và các bạn học sinh Việt Nam là rất lớn nên việc tìm ra phương pháp phù hợp để hoàn thành các bài đọc là rất quan trọng. Dưới đây là những nhận xét mình rút ra được trong quá trình làm “chuột bạch“ cho từng phương pháp, nhưng mình không đảm bảo phương pháp mình sử dụng là phù hợp và tốt nhất cho tất cả mọi người. Trong quá trình mình học và trao đổi với một số bạn đang luyện SAT, mình có tham khảo qua 4 phương pháp làm bài đọc khá phổ biến:
1. Đọc hết đoạn đầu, đoạn cuối của bài đọc để nắm main idea ( tí nữa mình sẽ nói thêm về định nghĩa main topic/ main idea ) => Đọc dòng đầu của các đoạn còn lại => Trả lời câu hỏi
Mình có đọc về phương pháp này ( trên trang Prep Expert và một trang nữa nhưng giờ mình không tìm ra nguồn ) lúc trước khi mình thi SAT I lần 1. Mình đề cập đến phương pháp này trong bài review vì khi mình được trò chuyện với một số bạn đang luyện SAT, các bạn có chia sẻ rằng được thầy cô khuyên sử dụng phương pháp để tiết kiệm thời gian đọc bài đọc và dành thời gian cho việc trả lời các câu hỏi.
*Đây là 3 lưu ý mình rút ra được trong quá trình áp dụng phương pháp này:
1. Không phải main idea lúc nào cũng nằm trong đoạn đầu, hoặc trong đoạn cuối hoặc trong đoạn đầu và đoạn cuối của bài đọc. Không phải topic sentence lúc nào cũng nằm ở dòng đầu của các đoạn thân bài.
2. Nếu các bạn chỉ đọc dòng đầu của các đoạn thân bài, đôi khi các bạn sẽ không thấy rõ được các ý và mối liên hệ giữa các ý trong bài, đặc biệt là đối với các văn bản lịch sử
3. Phương pháp này thường không áp dụng được cho các văn bản fiction
=> Theo mình thì cách làm bài đọc này không sai trong một số trường hợp nhưng sẽ trở nên khá nguy hiểm nếu các bạn áp dụng nó một cách cực đoan. Như trong bài đọc bên dưới, main idea hoàn toàn không nằm trong đoạn đầu của bài. Do một số bạn thường mặc định main idea luôn nằm ở đoạn đầu, đoạn cuối của bài đọc và cùng với áp lực thời gian phòng thi sẽ khiến các bạn có xu hướng đọc đi đọc lại đoạn đầu hoặc đoạn cuối để tìm ý chính của bài. Hơn nữa nếu các bạn chỉ đọc dòng đầu của các đoạn còn lại ( phần mình trích bên dưới ) đôi khi các bạn sẽ không thấy rõ được các ý và mối liên hệ giữa các ý trong bài.
3. Đọc kĩ từng dòng và cố nhớ tất cả các thông tin trong bài đọc => Trả lời câu hỏi
Đây là phương pháp mà mình nghĩ là mình và nhiều bạn “auto“ sử dụng lúc mới bắt đầu luyện SAT. Như bên trên mình có chia sẻ, mình đã mất hơn 2 tiếng đồng hồ để hoàn thành phần reading của SAT practice test 2 nhưng kết quả cũng không tốt lắm. Vì cho rằng mọi thông tin trong bài đọc đều quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi nên mình đọc đi đọc lại các dòng, các câu mình không hiểu và cố ghi nhớ các thông tin trong bài, nhưng cuối cùng mình vẫn không thể trả lời được đa số các câu hỏi do không nắm được ý chính của bài.
4. Đọc để xác định ý chính và cấu trúc của bài đọc => Trả lời các câu hỏi
*Đọc để xác định cấu trúc của bài đọc là gì?
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn hãy thử tưởng tượng bạn đang đứng trước một cái siêu thị mà bạn chưa đi bao giờ và được giao sơ đồ vị trí các món đồ trong siêu thị. Bạn được giao nhiệm vụ trong một khoảng thời gian quy định ( rất ngắn – không đủ để bạn vừa đi vừa xem đồ ) tìm và đi lấy chính xác những món đồ trong danh sách. Bạn có thể thấy rằng nếu bạn dành nhiều thời gian cho việc đọc sơ đồ, xác định và nhớ vị trí cụ thể từng món đồ bạn sẽ có ít thời gian đi lấy các món đồ hơn. Nếu bạn chọn cách vừa đi lấy các món đồ vừa tìm vị trí, bạn có thể sẽ bị mất phương hướng và mất nhiều thời gian hơn cho việc tìm và lấy các món đồ. Đương nhiên là sẽ có nhiều cách hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề trên và sự so sánh trong trường hợp này chỉ mang tính tương đối ( vì ví dụ như các bài đọc của SAT kiểm tra nhiều các dạng câu hỏi và mỗi dạng câu hỏi kiểm tra những kĩ năng khác nhau như câu hỏi big picture, câu hỏi inference, câu hỏi function, câu hỏi supporting evidence,... chứ không riêng mỗi việc tìm các món đồ như trong ví dụ này ). Nhưng điểm tương đồng rõ rệt nhất trong 2 trường hợp này đó là sự sắp xếp trật tự của các chi tiết. Ví dụ như sữa tắm, xà bông gội đầu, sữa rửa mặt, ... sẽ được đặt ở quầy hóa mỹ phẩm của siêu thị. Thit, cá, tôm, chả giò, ... sẽ được đặt ở quầy sản phẩm đông lạnh. Trái cây, rau, củ, quả sẽ được đặt ở quầy rau quả của siêu thị. Trong trường hợp trên thay vì phải tìm vị trí cụ thể của sữa rửa mặt bạn chỉ cần tìm vị trí quầy hóa mỹ phẩm để đi lấy sữa rửa mặt. Tương tự như siêu thị trong ví dụ trên, các bài đọc SAT được chọn lựa rất kĩ, các thông tin trong bài được sắp xếp trật tự và liên kết chặt chẽ với nhau: các chi tiết trong đoạn bổ trợ cho ý chính của đoạn, các đoạn bổ trợ cho ý chính của bài,... Khi các bạn đọc lướt ( đọc lướt chứ không phải không đọc nha ) với mục đích nắm chắc ý chính và câu trúc của bài đọc, bạn sẽ không phải lo không tìm được các thông tin chi tiết và dẫn chứng cụ thể để trả lời các câu hỏi như literal comprehension hay inference. Vì vậy, việc cố đọc + hiểu chi tiết từng dòng hoặc cố nhớ càng nhiều các thông tin khi bài thi không hỏi hết “ngốn“ rất nhiều thời gian của bạn và đôi khi là không cần thiết
Đây là tip ngắn gọn nhất mình đúc kết được trong suốt quá trình luyện. Trong quyển The
critical reader, tác giả Erica Meltzer phân loại các câu hỏi SAT thành khoảng 11 loại câu hỏi:
1. Vocabulary in context
2. Big picture
3. Literal Comprehension
4. Inference
5. Supporting Evidence
6. Extended Reasoning
7. Function
8. Rhetorical Strategy/ Passage Organization
9. Tone and attitude
10. Paired Passage
11. Data Analysis
+ Trong quá trình mình áp dụng phương pháp đọc câu hỏi trước => đọc lướt bài đọc để trả lời các câu hỏi, mình thường gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi về ý chính như big picture, paired passage, passage organization và đôi khi là các câu hỏi literal comprehension without line reference, inference without line reference do không nắm được ý chính và cấu trúc của bài. Khi mình áp dụng phương pháp đọc kĩ từng dòng, cố nhớ các thông tin trong bài đọc => trả lời các câu hỏi lúc mới bắt đầu luyện, mình thường gặp vấn đề về thời gian do dành quá nhiều thời gian cho việc đọc bài đọc. Hơn nữa, việc quá chú trọng vào các thông tin chi tiết khiến mình đọc đi đọc lại các phần nhỏ trong bài chỉ vì không hiểu hoặc không, 2018 biết từ vựng và đôi khi việc đó làm cho mình không nắm được ý chính của bài.
+ Vì vậy trong quá trình luyện mình rút ra được:
Khi mình nắm ý chính của bài, mình sẽ có thể trả lời các câu hỏi như big picture, paired passage. Khi mình nắm cấu trúc của bài, mình sẽ có thể trả lời các câu hỏi như Rhetorical Strategy/ Passage Organization. Khi mình tìm được dẫn chứng cụ thể trong bài, mình sẽ có thể trả lời được các câu hỏi như Literal Comprehension, Inference. Như bên trên mình có phân tích chỉ cần mình nắm được ý chính và cấu trúc của bài, mình vẫn có thể tìm được vị trí
phần cần đọc lại để trả lời các detail questions without line reference – literal comprehension, inference,....
*Mục đích của bài đọc:
Khi phân loại các bài đọc trong SAT theo mục đích => Có 3 loại:
+ Expository prose: to present objective information ( central idea: a guiding question )
+ Rhetorical prose: to present a point of view ( central idea: a thesis )
+ Narrative prose: to tell a story ( central idea: a protagonist’s tranformative struggle )
Tùy vào mục đích bài đọc mà cấu trúc bài có thể khác nhau.
*Lợi ích:
1. Nắm được ý chính ( main idea ) của bài đọc
2. Nắm được các ý và mối liên hệ giữa các ý
3. Nắm được sơ đồ của bài đọc để xác định vị trí cần đọc để trả lời các câu hỏi
4. Tiết kiệm thời gian đọc bài đọc do không phải đọc chi tiết và nhớ tất cả các thông tin trong bài.
*Hạn chế:
Để áp dụng tốt phương pháp này các bạn cần có “ nền “ ( vốn từ vựng + khả năng đọc hiểu ) vững và luyện tập thật nhiều để làm quen với cách xác định cấu trúc bài đọc.
*Main topic/ Main idea:
Trước khi đi sâu vào phần áp dụng của cách làm bài đọc mình thường sử dụng, mình xin phép được đề cập đến 2 khái niệm đối với mình rất quan trọng: Main Topic và Main Idea.
Main topic: the person, thing, or idea that is the primary subject or focus of the passage. The topic is the word or phrase that appears most frequently throughout the passage, either by name or in rephrased form. ( The critical reader – Erica Meltzer )
⇨ Main topic trong bài đọc bên dưới ( Passage 3/ SAT practice test 5/ CB ): Conventional farming + Organic farming. Các bạn có thể thấy 2 cụm từ ( conventional farming, organic farming ) và các rephrased forms được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong bài ( những cụm từ mình highlight )
Main idea: Main topic + So What ? ( The critical reader – Erica Meltzer )
⇨ Main idea ( trong trường hợp thời gian bị giới hạn như điều kiện trong phòng thi các bạn không cần ghi rõ hoặc quá chính xác main idea ): vd như trong trường hợp bài đọc bên dưới ( Passage 3/ SAT practice test 5/ CB ) các bạn có thể note lại main idea như sau conventional farming +/- ( advantages/disadvantages ), organic farming +/- ( advantages/ disadvantages )
2. Nên đọc phần blurb ( phần chữ nhỏ trước mỗi bài đọc )
Phần blurb là phần chữ nhỏ trước mỗi bài đọc thường chứa các thông tin cơ bản như tên, tác giả, năm của đoạn trích nhưng đôi khi phần blurb ( đặc biệt là trong các bài đọc history, fiction ) sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp bạn hiểu context của bài đọc đó.
3. Làm quen với các question types trong phần reading và cách trả lời từng question type
Để chuẩn bị thật tốt cho bài thi SAT, các bạn nên làm quen với các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong bài thi và phương pháp trả lời cho từng dạng câu hỏi. Bản thân mình thấy quyển The critical reader của tác giả Erica Meltzer làm rất tốt nhiệm vụ này.
4. Paired questions
Paired questions là một cặp câu hỏi gồm:
+ Câu hỏi thứ nhất: 1 câu hỏi literal comprehension with or without line reference/ inference with or without line reference
+ Câu hỏi thứ hai: 1 câu hỏi supporting evidence
Trước khi đi sâu vào cách trả lời các câu hỏi paired questions, mình xin lưu ý một chút về hai dạng câu hỏi literal comprehension và infererence: thông tin ( dẫn chứng cụ thể ) để trả lời cho hai câu hỏi này luôn nằm trong bài đọc. Vì vậy cho dù các câu hỏi literal comprehension hay inference có đi kèm với câu hỏi supporting evidence hay không thì các bạn vẫn phải tìm dẫn chứng cụ thể trong bài để trả lời chắc chắn hai dạng câu hỏi này.
Trả lời các câu hỏi paired questions:
⇨ Có 2 trường hợp:
1) Trong quá trình đọc, bạn note được ý chính, cấu trúc, thông tin cần thiết hay sử dụng phương pháp loại trừ để trả lời ngay được câu hỏi thứ nhất => trả lời câu hỏi thứ nhất => trả lời câu hỏi thứ 2 ( đáp án của câu hỏi thứ 2 là dẫn chứng trong bài đọc cho đáp án của câu hỏi thứ nhất )
2) Trong quá trình đọc, bạn không note được các thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi thứ nhất => Bạn cần kết hợp thông tin của hai câu hỏi để trả lời cho cả hai vì đáp án của câu hỏi thứ hai sẽ là dẫn chứng trong bài đọc cho cho đáp án của câu hỏi thứ nhất.
5. Loại trừ các đáp án sai
Đây thường là các đáp án sai:
+ Off-topic
+ Too specific
+ Too broad
+ Too extreme ( often include words such as never, always, completely )
+ Half right half wrong
+ Could be true but not enough information
+ True for the passage as a whole, but not for the specific lines in questions
+ Factually true but not stated in the passage
B. Writing
Sau khi hoàn thành kì thi SAT I ( lần 1 ) mình có soạn bài “ kinh nghiệm tự học SAT trong 3
tháng “ và “ Adding, Deleting, and Revising information “.
Vì lúc trước mình có viết bài cho phần writing rồi nên trong bài tổng hợp này mình chỉ bổ sung thêm một số ý mình nghĩ là cần thiết.
Trong phần writing của SAT các bạn có 35 phút để trả lời 44 câu hỏi trong 4 bài đọc bao gồm
các lĩnh vực:
+ Careers passages
+ Social studies passages
+ Humanities passages
+ Natural science passages
Ba tips cho phần writing:
1) Nắm chắc kiến thức văn phạm được kiểm tra trong bài test:
Để bổ sung và lấp đầy phần kiến thức văn phạm bị hổng, các bạn có thể học kết hợp hai quyển The ultimate guide to SAT grammar và The college panda’s SAT writing.
2) Nắm chắc các question types và nguyên tắc trả lời từng question type:
Như mình cũng đã đề cập trong bài viết trước, College Board rất hay lặp lại các dạng câu hỏi trong phần writing và mỗi dạng câu hỏi gần như có nguyên tắc để trả lời riêng => Các bạn cần học kĩ hai đầu sách mình đề cập bên trên, khi làm các câu hỏi luyện tập các bạn nên lưu ý đến “ Tại sao? “ A hay B hay C hay D lại là đáp án.
3) Đọc phần nào nên đọc để tiết kiệm thời gian cho các câu hỏi khó hơn và kịp hoàn thành phần writing:
Trong phần writing, thông thường các bạn có thể trả lời ngay các câu hỏi Standard English Conventions và một số câu hỏi trong phần Expressions of Ideas. Chỉ có một số dạng câu hỏi là cần phải đọc phần thông tin xung quanh để trả lời thôi.
Những dạng câu hỏi cần phải đọc phần thông tin xung quanh để trả lời:
+ Sentence placement, paragraph placement, Adding/Deleting/Revising information,
Transition, Parallelism.
C. Math
Đây là tất cả các kĩ năng toán được kiểm tra trong bài thi SAT:
• Heart of Algebra:
o Solving linear equations and linear inequalities
o Interpreting linear functions
o Linear equation word problems
o Linear inequality word problems
o Graphing linear equations
o Linear function word problems
o System of linear inequalities word problems
o Solving system of linear equations
o System of linear equations word problems
• Passport to advanced mathematics
o Solving quadratic equations
o Interpreting nonlinear equations
o Quadratic and exponential word problems
o Manipulating quadratic and exponential expressions
o Radicals and rational exponents
o Radical and rational equations
o Operations with rational expressions
o Operation with polynomials
o Polynomial factors and graphs
o Nonlinear equation graphs
o Linear and quadratic systems
o Structure in expressions
o Isolating quantities
o Function notation
• Problem Solving and Data Analysis
o Ratios, rates, and proportions
o Percents
o Units
o Table data
o Scatterplots
o Key features of graphs
o Linear and exponential growth
o Data inferences
o Center, spread, and shape of distributions
o Data collection and conclusions
• Additional Topics
o Volume word problems
o Right triangle word problems
o Congruence and similarity
o Right triangle trigonometry
o Angles, arc lengths, and trig functions
o Circle theorems
o Circle equations
o Complex numbers
D. SAT II – Toán 2, Lí
“ Mình không được học các môn học trong SAT II bằng tiếng anh mình có thể tự học SAT II được không?”
“ SAT II toán (lí ) bao gồm những phần nào trong chương trình phổ thông vậy bạn ( chị )? “
Đây là 2 câu hỏi mình được hỏi nhiều nhất trong số các câu hỏi liên quan đến SAT II nên mình xin phép được giải đáp trong bài tổng hợp kinh nghiệm này. Đương nhiên là không có câu trả lời nào là chắc chắn cho mọi trường hợp nhưng mình hy vọng các bạn sẽ có thêm động lực và tìm được câu trả lời cho bản thân qua câu chuyện nho nhỏ của mình. Mình bắt đầu tìm hiểu và tự học SAT II vào khoảng tháng 9/2016. Thật ra lúc đó mình không có ý định hay ước mơ app trường top gì đâu chẳng qua là lúc mình bắt đầu luyện new SAT thì nguồn tài liệu dành cho new SAT lúc đó khá hiếm trên mạng mà nền toán của mình rất yếu ( quên kha khá các kiến thức cơ bản toán + không biết các từ vựng tiếng anh của toán ) nên mình muốn tìm hiểu thêm về các đầu sách có thể cung cấp kiến thức cơ bản và từ vựng toán cho mình. Khi tìm hiểu trên mạng, mình down được cuốn Cracking the SAT Math 1 & 2 Subject Tests, 2013-2014 edition. Thật sự thì đây là một quyển sách rất hoàn hảo đối với mình thời điểm đó. Mình bắt đầu tìm hiểu về các môn SAT II và quyết định thi Toán 2, Lí vào tháng 1/2017. Mình bắt đầu tự học SAT II khi mình đã tốt nghiệp cấp 3 hơn 1 năm rồi nên câu hỏi SAT II toán ( lí ) bao gồm những phần nào trong chương trình phổ thông Việt Nam mình không trả lời được và tại thời điểm mình bắt đầu luyện SAT II thì mình chưa từng được học 2 môn toán, lí bằng tiếng anh nên bạn nào đang băn khoăn về vấn đề này có thể phần nào yên tâm.
Những nguồn mình sử dụng để tự học SAT II:
Math level 2:
1) Cracking the SAT Math 1 & 2 Subject Tests, 2013 – 2014 edition ( Quyển này tương đối dễ hơn đề thi thật SAT math level 2 )
2) Barron’s SAT subject test math level 2, 10th edtion
3) Sparknotes
Link:
Physics:
1) Cracking the SAT Physics Subject Test, 2013 – 2014 edition ( quyển này khá xác với đề thi thật và cung cấp gần như đầy đủ kiến thức cần thiết cho bài thi )
2) Barron’s SAT subject test physics, 10th edition 3) Sparknotes:
Link:
http://www.sparknotes.com/testprep/books/sat2/physics/ 4) AP Physics Essentials ( tuy đây là list những video trong AP Physics nhưng những nội dung thầy giảng trong video rất cơ bản và dễ hiểu. Vì nội dung trong AP Physics rộng hơn trong SAT II Physics nên các bạn chỉ cần xem những video có nội dung trong chương trình SAT II Physics )
Link:
https://www.youtube.com/playlist... Mình đã từng từ bỏ giấc mơ du học của mình năm lớp 12 vì hàng trăm câu “ không thể ” và hàng ngàn câu “ làm thế nào “ nên mình phần nào hiểu được áp lực và sự bế tắc của những bạn khi lựa chọn con đường du học là một con đường không chắc chắn. Mình hy vọng câu chuyện và kinh nghiệm tự học của mình có thể góp một phần nhỏ nào đó tiếp thêm động lực cho các bạn. Vì vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình không rộng nên sẽ có nhiều câu hỏi mình không trả lời được, nhưng mình sẽ cố gắng giải đáp câu hỏi của các bạn trong khả năng của mình( có thể là hơi lâu một chút ).
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Nguồn facebook hiệu sách du học Mỹ