Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Bookademy] Review Sách “Bậc Thầy Giao Tiếp Nhiếp Phục Công Sở”: Những Bí Mật Giao Tiếp Nơi Công Sở

Bạn có làm việc trong một công ti có môi trường giao tiếp tích cực hay không?

Hay đó là một môi trường giao tiếp tiêu cực?

Chắc bạn sẽ trả lời ngay được Có hay Không.

Hãy khoan đã: Giao tiếp tích cực là gì vậy?

Dĩ nhiên bạn không biết khái niệm này, nhưng tại sao bạn vẫn lập tức trả lời được rằng mình có làm việc trong một môi trường tích cực hay không?

Nếu muốn có một câu trả lời phức tạp, hãy đọc cuốn sách mỏng 190 trang nhưng khá đắt (bản bìa cứng 149 đô la) của Julien C. Mirivel, “The Art of Positve Communication: Theory and Practice” [Nghệ thuật giao tiếp tích cực: Lí thuyết và thực hành]

Nhưng thay vì thế, bạn có thể đọc một câu trả lời cực kì ngắn gọn và xác đáng của một nữ diễn giả chỉ có hơn 800 người like và follows trên facebook, Marion Grobb Finklestein.

Bà đúc rút một điều ngắn gọn và tuyệt vời như sau: “Thái độ tích cực, ấy là giao tiếp tích cực.”

Marion đã đọc nhiều báo cáo tâm lí học và rút ra rằng cái tích cực. Bà khẳng định: Cứ tích cực đi, tích cực giúp ta yêu đời phơi phới và tràn trề năng lượng. Rồi ta sẽ làm mọi người quanh ta cũng vui vẻ như vậy, ngay khi họ đáp lại hoặc giao tiếp với ta.

Điều tuyệt đối đúng là thái độ tích cực có thể thay đổi cách một người nhìn nhận toàn bộ thế giới mà họ sống trong đó. Điều tuyệt đối đúng nữa là sự tích cực, và quả thật một tinh thần tích cực của nội tâm sẽ chiếu sáng những thế giới giao tiếp u buồn.

MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP TÍCH CỰC

Một khi đã quen bộc lộ sự tích cực, chắc chắn bạn cũng bắt đầu quen sống và nghĩ một cách tích cực, không chỉ ở nơi công sở mà còn trong mọi mối quan hệ xã hội.

Xét đến cùng thì trong một đời nhộn nhạo lắm điều mệt mỏi, tại sao còn phải tự khiến mình tiêu cực cơ chứ? Hơn nữa với những kĩ năng giao tiếp tích cực nơi công sở, bạn sẽ tạo nên những đồng nghiệp tích cực và dần dần có một môi trường tích cực quanh mình. Đó không phải là điều bất kì ai cũng kiếm tìm sao?

Giao tiếp tích cực nơi công sở là một tổ hợp hàng loạt những kĩ năng giao tiếp thể hiện các giá trị tích cực như hợp tác, mục tiêu chung, phát triển, cùng có lợi (win – win). Nghĩa là trong đám kĩ năng đó gồm cả viết email, họp, thuyết trình, làm báo cáo,… cho đến ăn nói, chào hỏi, hẹn đối tác…

Như vậy, thì có thành ra phức tạp hóa đời sống công sở không nhỉ? Không đâu, bạn thân mến! Những kĩ năng đó giúp bạn bộc lộ sự tích cực và lan truyền các giá trị tích cực.

Trước hết, cần có niềm tin, tức là tin tưởng lẫn nhau trong một tập thể, một công ti. Hay nói vui rằng: giao đời cho nhau. Những mối quan hệ được xây dựng dựa trên niềm tin luôn chân thành và cởi mở. Chính những mối quan hệ như vậy cũng tạo nên môi trường tích cực trong đó các nhân viên không muốn rời bỏ công ti, tổ chức cả khi có những cơ hội tốt hơn bên ngoài vẫy gọi.

Sau khi tin tưởng lẫn nhau trong một công ti có uy tín, thì giờ bạn đã thấy ổn chưa?

Rồi ấy hả? Nếu cô nàng mắt xanh mỏ đỏ ngồi cạnh bạn suốt ngày lướt web, chat facebook, rồi huyên thuyên đủ thứ trên giời dưới bể, chẳng chịu cống hiến hay làm việc nghiêm túc thì bạn thấy sẽ làm gì?

Một công ti thiếu sự tham gia tích cực và tính cống hiến của các nhân viên thì sự tiêu cực trong môi trường làm việc và giao tiếp sẽ lan tràn. Trong đó, mỗi nhân viên là một đầu mối công việc và là một khâu trong tổng thể quá trình vận hành chung của tổ chức. Thiếu tính cống hiến, một nhân viên sẽ hạ thấp thời gian lao động và chất lượng lao động của mình xuống bằng với mức để duy trì địa vị và lương thưởng mà mình nhận được, thậm chí có xu hướng giảm chất lượng ở khâu của mình nếu khâu trước và khâu sau có thể đảm bảo chất lượng tốt.

Tính cống hiến gắn với mục tiêu chung, giá trị cốt lõi và sứ mệnh mà một tổ chức tự vạch ra. Không một tổ chức chuyên nghiệp nào lại không đau đáu tìm cách thúc đẩy tính cống hiến này.

Theo một cách nhìn khác, sự tham gia tích cực chính là mái vòm của “tòa nhà giao  tiếp tích cực”. Còn tinh thần cống hiến là những trụ cột của nó. Thiếu một trong hai , “tòa nhà” này sẽ lung lay và thật khó ở.

Đọc những thứ như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của một công ti, chúng ta đều thấy bình thường, nhưng thiếu nó thì chúng ta thấy công ti đó thật tầm thường. Không tự dung họ đề ra những thứ như vậy, đều có nguyên do của nó cả.

Khi những nhân viên làm việc theo những mục tiêu đan chéo nhau, những vai trò phân biệt rời rạc, việc thống nhất họ trong một hướng chung rất khó khăn nhưng rất quan trọng. Hơn nữa, trong một môi trường rời rạc, đứt đoạn, thì các phương thức giao tiếp tích cực đều khó nảy sinh và không hiệu quả.

Khu vực hành chính nhà nước trên toàn thế giới đều mang tính cục bộ và thiếu tính gắn kết, dẫn đến sự ra đời của một môi trường giao tiếp tiêu cực rất phổ biến. Người lãnh dạo cần tuyên bố rõ ràng về những mục tiêu của công ti, cả ở cấp tổng thể và bộ phận.

Nhiều lãnh đạo các công ti và tập đoàn đều biết rằng các khóa đào tạo để các nhân viên hiểu rõ về công ti là rất cần thiết, họ tổ chức các buổi nói chuyện giữa lãnh đạo và nhân viên, trao truyền cảm hứng và giá trị cốt lõi của công ti, nhấn mạnh những giá trị cốt lõi là nền tảng và tiêu chí của hoạt động công ti. Đó là cách để nhà quản lí gắn kết những bộ phận khác nhau trong một tổ chức.

Ở quy mô bộ phận hay phòng ban và nhóm, người lãnh đạo sẽ cố gắng tạo ra không khí cởi mở, chia sẻ những định hướng chung bao gồm những mục tiêu, chiến lược và giá trị. Nhờ đó, các nhân viên trong phòng, ban, nhóm hiểu hơn về những sứ mệnh mà họ cần thực hiện để mang đến thành công chung.

Nếu trong phòng bạn có một trưởng phòng hay xét nét và nặng lời trước sai lầm của người khác, thì việc sẽ thế nào?

http://static.ybox.vn/2018/2/24/6d18aa32-197c-11e8-a1f6-cac091044fd5.jpg

Cách gây ấn tượng với đồng nghiệp khi bạn là người trẻ tuổi

Bạn không thể thay đổi tuổi tác, kinh nghiệm bản thân nhưng có một vài cách giúp bạn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới, giữa những người đã có bề dày kinh nghiệm. Đôi khi, tuổi trẻ lại trở thành lợi thế của bạn.

Biết rõ vai trò của mình

Ngày đầu tiên đi làm, bạn muốn  ngay lập tức chứng tỏ bản thân làm hết việc này đến việc khác. Tuy nhiên, điều đó đôi khi lại phản tác dụng và không cần thiết. Đừng tự biến mình thành kẻ “biết tuốt” trong mắt đồng nghiệp chỉ vì cái gì cũng muốn nhứng tay vào. Bạn nên biết rõ vị trí của mình, trách nhiệm công việc đến đâu, bạn sẽ phải hoàn thành những việc gì mỗi ngày…

Trên thực tế, đây là điều không hề đơn giản bởi nhiều công ty sẽ không giao những việc quan trọng cho bạn đến khi bạn chứng minh được năng lực và có thời gian gắn bó lâu dài với công ty. Trong trường hợp đó, bạn đừng nên vội vàng đòi hỏi phải được giao việc. Cách tốt nhất là lắng nghe, quan sát và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.

Chứng tỏ thế mạnh bản thân

Hãy nhớ rằng, bạn có những lợi thế nhất định khi là một người trẻ tuổi. Có thể mọi người sẽ ấn tượng với kinh nghiệm truyền thông, xã hội mà bạn có được hay các đồng nghiệp lớn tuổi lại thích thú khi bạn nhiệt tình chỉ cho họ những kỹ năng mới về công nghệ, mạng xã hội…

Bên cạnh đó, sự nhiệt tình và niềm đam mê của bạn luôn là những đặc điểm tuyệt vời. Chia sẽ thông tin về những lĩnh vực mà biết rõ và luôn tích cực với công việc là cách tuyệt vời để nổi bật tại nơi làm việc.

Hòa đồng với mọi người

Các đồng nghiệp mới lại phải mất nhiều thời gian để làm quen và hiểu về bạn. Bởi vậy, đừng vội vàng làm mọi cách để nịnh bợ, lấy lòng mọi người. Bạn cứ hòa đồng, vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp và cố gắng hợp tác trong công việc. Họ sẽ nhận ra sự nỗ lực và những phẩm chất đáng quý ở bạn.

Lý do không nên đánh mất tình đông nghiệp

Có nhũng nguyên nhân tưởng chừng bình thường lại có thể khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp bị rạn nứt, thậm chí là không còn nữa.

Vay mượn tiền bạc

Tiền bạc bao giờ cũng là vẫn để rất nhạy cảm và dễ khiến cho bất kỳ mối quan hệ nào trở nên rạn nứt, nhất là trong công việc. Số tiền mượn có thể chỉ dăm ba chục nghìn nhưng nếu mượn hết lần này đến lần khác, không chỉ những người thân thiết mà còn cả đồng nghiệp khác phòng ban sẽ khiến tiến xấu đồn xa, mọi người sẽ hạn chế tiếp xúc và làm việc với bạn. Dù bất cứ lý do gì thì việc mượn tiền đồng nghiệp là điều nên hạn chế. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy đảm bảo rằng bạn trả nợ lại đúng hẹn. Đừng để rạn nứt tình đồng nghiệp vì lý do tế nhị này.

Mâu thuẫn trong công việc

Khi đi làm, xảy ra mâu thuẫn hay xung đột công việc là điều không thể tránh khỏi. Quan trọng là cách bạn xử lý chúng như thế nào. Chúng ta thường mắc sai lầm khi đưa cảm xúc cá nhân vào giải quyết xung đột. Để tránh điều này xảy ra, bạn cần có khả năng ứng xử thông minh và khéo léo giải quyết vấn đề. Bạn cần học cách lắng nghe từ các đồng nghiệp để hiểu nhau hơn vì mỗi người đều có quan điểm riêng. Ngay khi nhận thấy nguy cơ xảy ra mâu thuẫn, hãy tìm cách “dập lửa” ngay bằng cách nói chuyện thẳng thắn với người mà bạn đang gặp vấn đề. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn, nếu không chúng sẽ là mầm mống cho những xung đột ngày càng trầm trọng.

Buôn chuyện trong văn phòng

Trong mối quan hệ đồng nghiệp, không phải ai cũng thoải mái chia sẻ về cuộc sống cá nhân của mình nhất là trong công việc đòi hỏi tác phong chuyên nghiệp. Chủ đề thảo luận tốt nhất chỉ nên gói gọn trong những vấn đề liên quan đến công việc. Văn phòng là nơi làm việc, không phải quán cà phê để bạn vô tư nói về bất kỳ điều gì. Tuy rằng công việc đôi lúc rất căng thẳng và trò chuyện với đồng nghiệp cũng là một cách giảm stress hiệu qủa nhưng hãy dừng lại ở mức độ cho phép. Không hay ho gì khi bạn trở thành “công thông tin” ở nơi công sở. Nếu bạn không muốn bị mọi người tránh xa, hãy học cách tôn trọng chuyện cá nhân của người khác.

Ganh đua

Cạnh tranh trong công việc là điều được khuyến khích vì nó kích thích mọi người nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, đừng bao giờ để nó trở thành cuộc đua hơn – thiệt. Thực tế, nếu bạn quá chú trọng vào tranh giành lợi ích cho bản thân, bạ sẽ trở nên ích kỷ và đánh mất tình đồng nghiệp ở văn phòng. Bẩn chất công việc đã nhiều căng thẳng nên nếu chúng ta cứ mải so sánh hươn kém nhau, sẽ tự tạo thêm áp lực khiến công việc càng nặng nề hơn. Thay vào đó, tinh thần sẽ thoải mái hơn, công việc sẽ bớt đi phần nào áp lực nếu mọi người biết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Sai lầm thường gặp khi làm sếp đồng nghiệp cũ

Bạn vừa được thăng chức và trở thành quản lý mới của những người từng là đồng nghiệp. Bạn nghĩ mọi chuyện sẽ dễ dàng và tốt đẹp hơn bởi mọi người đã biết khá rõ về nhau. Hãy cẩn thận, bạn rất có thể sẽ mắc những sai lầm phổ biến dưới đây.

Không “định hướng” được cách cư xử

Những nhà quản lý mới thường thể hiện quyền lực một cách thái quá như hống hách, tỏ ra mình có quyền lực, độc đoán trong việc ra quyết định… Điều này sẽ tạo ra sự tức giận, thái độ thù địch trong nhóm làm việc và thậm chí là sự ra đi của nhiều nhân viên.

Sợ làm mất lòng nhân viên

Không ít nhà quản lý mới áp dụng chính sách mềm mỏng với nhân viên để bảo vệ tình bạn, tình đồng nghiệp tước đây. Vì vậy, trong nhiều trường hợp họ gặp khó khăn khi đưa ra những quyết định quan trọng như giải quyết các mâu thuẫn hay làm “đầu tàu” giúp văn phòng vượt qua các tình huống khó khăn. Họ cũng sẽ gặp trở ngại trong việc cải thiện cách nhìn và sự tôn trọng của các nhân viên, một yếu tố cần để có thể quản lý tốt mọi việc.

Không hiểu rõ mong muốn của của cấp trên

Được đề bạt cho vị trí mới, bạn cần hiểu rõ mong muốn và hiểu rõ mong muốn và kỳ vọng của cấp trên khi quyết định cất nhắc bạn lên vị trí đó. Bạn cần nắm rõ hướng phát triển của công ty cũng như trách nhiệm công việc của bạn. Hãy thảo luận thẳng thắn với cấp trên về những hy vọng đó và những dự định tương lai mà họ muốn bạn thực hiện, sau đó họp các nhân viên lại để thông báo tổng quát những việc cần làm.

Review chi tiết bởi Thu - Bookademy

------

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,219 lượt xem