Trâm Nguyễn@Viện Sách - Bookademy
7 năm trước
[Bookademy] Review Sách "Bạn Đỡ Ngu Ngơ Rồi Đấy": Bộ Não Lừa Gạt
David Mcraney đã trở lại và lợi hại hơn xưa. Vào năm 2017, quyển sách “Bạn không thông minh lắm đâu ” được xem là siêu phẩm tâm lý học thì với tác phẩm mới Bạn Đỡ Ngu Ngơ Rồi Đấy hứa hẹn cũng sẽ thành công không kém. Quyển sách đưa bạn đọc vào tận sâu trong tâm trí của mình, đối diện với bản ngã của chính mình và chấp nhận sự thật rằng chúng ta không hề nhìn sự vật như nó vốn có. Bộ não luôn lừa dối chúng ta.
David Mcraney là phóng viên, nhân viên truyền thông,
David từng viết quảng cáo và tham gia sản xuất các chương trình truyền hình. Với
niềm yêu thích tâm lý học, ông đã đăng tải các bài viết, nghiên cứu của mình
trên trang blog You Are Not So Smart (Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu). Trang blog
đã trở thành hiện tượng và là đòn bẩy để cho ông xuất bản hai quyển sách tâm lý
của mình.
“Bạn Đỡ Ngu Ngơ Rồi Đấy” có kết cấu 17 chương. Mỗi
chương viết về một vấn đề tâm lý mà bạn luôn lầm tưởng, thậm chí là “ồ” lên ngạc nhiên khi nhận ra những niềm tin
ta vẫn luôn tin chỉ là một trò đùa của não bộ. David khéo léo khi lồng ghép những
bằng chứng nghiên cứu “nửa thật nửa đùa” với những phân tích tâm lý vô cùng
tinh tế tạo nên một chuyến thám hiểm tâm lý tuyệt vời.
Bạn
có nhìn cuộc đời như bản chất nó vốn có?
Có một sự thật đau lòng bạn phải chấp nhận rằng: bạn mãi mãi không bao giờ có thể nhìn nhận sự việc như đúng bản chất của nó. Toàn bộ những gì xung quanh bạn, thứ bạn nhìn thấy, bạn cảm nhận đều là hình ảnh được tạo nên bởi bộ não của bạn. Và bạn biết đấy, bộ não không thích nói cho bạn nghe sự thật đâu.
Bạn có tin vào ấn tượng đầu tiên. Nếu một người tạo
cho bạn ấn tượng tốt về ngoại hình hay tính cách thì khi người đó phạm lỗi, bạn
có khuynh hướng dễ dàng tha thứ cho người
đó hơn. Những diễn viên Hollywood luôn cố gắng có vóc dáng nhìn cao to hơn, và
mọi người luôn cố làm cho mình xinh đẹp hơn. Bạn đánh giá con người hoàn toàn cảm
tính như vậy đấy.
“Hiệu
ứng hào quang khiến một đặc điểm nổi trội của người nào đó ám màu lên thái độ
và nhận thức của bạn về tất cả các đặc điểm khác của họ”.
Bạn có những niềm tin thiếu căn cứ và khoa học đến
buồn cười. Bạn luôn ngụy biện nhân quả rằng hành động A chắc chắn sẽ dẫn đến kết
quả B. Hầu hết những cơn cảm cúm đều sẽ khỏi trong vài tuần, dù bạn có sử dụng
các phương pháp chữa trị dân gian hay không, nhưng bạn vẫn tin sái cổ vào
chúng.
“Vào
năm 2009, một nhóm các nhà khoa học người Đức đã nói với các đối tượng tham gia
thí nghiệm của mình rằng họ đã được bôi kem gây tê lên một vùng trên cánh tay,
nhưng thực ra thứ kem đó là giả mạo. Sau đó, các nhà nghiên cứu đặt một nguồn
nhiệt nóng bỏng lên tay đối tượng. Nhờ vào vào hiệu ứng giả dược, các đối tượng
đã nhận định rằng họ cảm thấy ít đau đớn hơn ở phần được bôi kem hơn, mặc dù loại
kem đó không hề có tác dụng giảm đau.”
Nhưng bạn không hề nhận ra sự thật này, bạn bị lừa
toàn tập. Những tư duy này vô thức xuất hiện và bạn không hề có cách nào loại bỏ
hoàn toàn nó. Thế nhưng, biết vẫn tốt hơn không biết. Do đó vào lần tiếp theo
khi bạn ở trong những niềm tin và tình huống tương tự, đừng vội tin bộ não của
mình. Hãy thử suy nghĩ xem bài thuốc này có thực sự có ích cho bạn hay chỉ là
mê tín, người này có thật sự tốt hay chỉ là ấn tượng ban đầu. Phải thật cẩn thận
mới có thể đánh lừa lại bộ não của mình.
Bản
ngã có tồn tại không?
Tôi là ai?
Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại phức tạp
hơn bạn tưởng rất nhiều.
Nếu nhìn nhận ở một góc độ (hơi khó chấp nhận) nào đó thì bạn cũng chỉ là một tổ hợp những cơ quan được cấu thành bởi những phân tử và nguyên tử nhỏ. Ký ức mà đôi khi bạn hồi tưởng thực chất chỉ là một chuỗi những tự sự cho chính bộ não của bạn tạo nên mà David gọi là “thiên hướng tự sự”. Những hình ảnh lấp lánh hay buồn bã trong ký ức của bạn thực chất không có thực, nó chỉ là do chính bạn tạo nên. Nếu bạn không tin thì hãy nghĩ đến những đứa trẻ dưới 1 tuổi, chúng không có kí ức nào trong khoảng thời gian đó đúng không. Tại sao vậy? Vì lúc này não của chúng vẫn chưa hình thành “thiên hướng tự sự”.
“Thiên hướng tự sự” cũng là lời lý giải cho việc bạn
dễ dàng tiếp thu thông tin dưới dạng một câu chuyện hơn là những lý thuyết nhàm
chán.
Hiệu ứng Benjamin Franklin nói rằng: thái độ được
sinh ra từ hành động của chính bạn.
Bạn
vẫn tưởng
Bạn
sẽ đối xử tốt với những người mà bạn thích và gây khó dễ cho những kẻ mà bạn
ghét.
Sự
thật là:
Bạn
sẽ dần thích những người mà bạn đối xử tử tế và ghét những người mà bạn gây khó
dễ
Franklin đã biến kẻ thù thành bạn của mình như thế
nào? Franklin nổi tiếng là một người có thị yếu đọc sách, ông gửi một lá thư tới
nhà kẻ kình địch và hỏi mượn một quyển sách ông đã miêu tả nó là “vô cùng quý
hiếm và gây tò mò”. Ông nhanh chóng được nhận sách từ đó cả hai trở thành bạn tốt.
Vì sao việc sinh người khác ân huệ lại khiến họ tốt với mình?
“Thái
độ của bạn bắt nguồn từ hành động, hành động này lại dẫn tới sự quan sát, sự
quan sát lại dẫn tới lời giải thích và từ đây, bạn rút ra những quan điểm. Các
hành động có khuynh hướng đẽo đục cá tính thô ráp của bạn, dần dần, gọt dũa nó
thành bản ngã mà bạn trải nghiệm hằng ngày.”
Hiểu đơn giản rằng bạn sống để xây dựng hình tượng từ
hành động của mình. Cuộc đời là một vở kịch, bạn càng diễn nhiều một vai diễn
thì sẽ có khuynh hướng sống. như nhân vật. Nên khi bạn càng tốt với ai đó, bạn
đã tự gắn cho mình cái mác “yêu thương người đó”.
Đặc biệt David đã đưa ra khái niệm “cái tôi suy giảm”.
Ông chứng minh rằng khả năng quyết định và kiểm soát của con người là một năng
lượng tài nguyên hữu hạn. Khi bạn phải dùng năng lượng này để kiểm soát bản
thân thì sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát bản thân trong lần kế tiếp và
nhanh chóng để mất kiểm soát.
“Khi
bạn chủ động tham gia điều khiển tâm trí, thì mỗi một nỗ lực bỏ ra sẽ làm suy
giảm năng lượng trong lần phải dùng đến lý trí tiếp theo.”
Bạn không làm chủ được ký ức, thái độ và thậm chí là
khả năng làm chủ đó cũng chỉ là một dạng tài nguyên hữu hạn. Vậy bạn thực chất
là ai?
Kết:
Bạn Đỡ Ngu Ngơ Rồi Đấy không hề là một quyển sách nhẹ nhàng dễ đọc, nó khiến bạn phải suy nghĩ và nghiền ngẫm rất lâu. Bằng việc vạch trần trò lừa của bộ não, David đều chốt lại chương sách bằng những lời khuyên để giúp cho bạn làm chủ chính mình và sống hạnh phúc hơn. Tâm lý học thật sự là một môn khoa học, môn khoa học tìm hiểu chính chúng ta.
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.come/bookademy.vn
Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những quyển sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
4,145 lượt xem