Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

Cách Để Dẫn Dắt Câu Chuyện Như Những Diễn Giả Trên TED Talks

Bạn có muốn có được bí quyết để thuyết trình lôi cuốn như các diễn giả trên TED talks không? Akash Karia đã nghiên cứu hơn 200 bài TED talks phổ biến nhất cho cuốn sách của mình, TED Talks Storytelling. Ông đã phân tích cấu trúc, thông điệp và cách phát biểu của từng bài thuyết trình và phát hiện ra rằng, “thành phần ma thuật” đã làm cho mỗi bài thuyết trình của TED trở nên quyến rũ là do tất cả các diễn giả đều đã thuần thục nghệ thuật kể chuyện.

Dựa trên nghiên cứu này và các nghiên cứu thực tế được rút ra từ các bài thuyết trình của Sir Ken Robinson, Susan Cain, Mike Rowe và Malcolm Gladwell, Karia đã đưa ra bảy nguyên tắc cốt lõi mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng để kể những câu chuyện có ảnh hưởng lớn.

1. CÂU CHUYỆN BẮT ĐẦU

Karia bắt đầu phân tích về cách kể chuyện hay nhất tại TED bằng cách nêu bật tầm quan trọng của việc bắt đầu mọi bài phát biểu với một câu chuyện hấp dẫn. Ông không khuyến khích việc sử dụng các kiểu phát biểu khai mạc truyền thống như giới thiệu bản thân. Điều này làm cho bài thuyết trình mất đi sức hút ngay từ đầu, vì khán giả nhiều khả năng sẽ cảm thấy chán sớm. Mặt khác, nếu diễn giả đi ngay vào một câu chuyện có liên quan thì họ sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý và giữ cho khán giả tập trung hơn.

2. SỨC MẠNH CỦA SỰ MÂU THUẪN

Những câu chuyện được kể bởi những diễn giả tài năng nhất của TED không phải là những câu chuyện bình thường. Đó đều là những câu chuyện cá nhân có chứa mâu thuẫn, khiến cho khán giả tò mò về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Những mâu thuẫn làm khuấy động cảm xúc của người nghe. Chính vì thế, nó khiến cho khán giả có thể giữ được sự tập trung và quan tâm trong suốt bài thuyết trình. Hơn nữa, vì đó là những câu chuyện cá nhân nên chúng đều là những thông tin hoàn toàn mới mẻ - những nội dung mà khán giả chưa từng nghe trước đây -  và khán giả sẽ đón nhận chúng một cách tự nhiên hơn.


3. TẠO RA HÌNH ẢNH QUA LỜI NÓI

Một khía cạnh quan trọng khác cần lưu ý trong việc kể chuyện là thay vì chỉ kể chuyện đơn thuần, những diễn giả tài giỏi mà Karia đã nghiên cứu còn tạo ra những hình ảnh trực quan. Khi mô tả các nhân vật, những người diễn giả tài giỏi cung cấp rất nhiều chi tiết — không chỉ những mô tả về hình thể mà cả những thói quen kỳ quặc trong tính cách nữa. Mục tiêu của họ là giúp cho người nghe tưởng tượng ra câu chuyện. Bằng cách sử dụng hình ảnh thay vì lời nói, khán giả có thể trải nghiệm hoàn toàn câu chuyện của diễn giả khi mỗi một chi tiết đều chậm rãi hình tượng hóa câu chuyện.

4. HÃY NHỚ ĐẾN VAKOG

Một phần quan trọng của việc vẽ nên một bức tranh trong tiềm thức của người nghe là thông qua việc khai thác năm giác quan của chúng ta: thị giác (Visual) , thính giác (Auditory), xúc giác(Kinesthetic), khứu giác (Olfactory) và vị giác (Gustatory) mà Karia đã rút gọn lại thành “VAKOG.” Bằng cách kết hợp các giác quan này trong câu chuyện, khán giả có thể hình dung ra câu chuyện giống như một bộ phim, bởi diễn giả đã mang lại thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác thông qua lời nói của mình.

5. HÃY THẬT CỤ THỂ

Karia cũng nhấn mạnh tác động của việc nói một cách cụ thể trong kể chuyện. Thay vì nói, “Tôi đã nói chuyện với một nhóm đông người,” hãy nói: “Tôi đang nói chuyện với một nhóm 500 CEO.” Bằng cách sử dụng các nhân vật, ngày tháng chính xác và cảnh vật chi tiết, diễn giả có thể thiết lập độ tin cậy trong câu chuyện của mình. Càng có nhiều chi tiết cụ thể thì khán giả càng có thể liên hệ được đến những gì đang được nói.

6. DUY TRÌ SỰ TÍCH CỰC

Một yếu tố khác mà Karia nhấn mạnh là việc sử dụng những câu chuyện tích cực. Đây là những câu chuyện thành công truyền cảm hứng cho khán giả vì bản chất lạc quan mà chúng mang lại. Khán giả rời khỏi sự kiện với cảm giác rằng, họ cũng có thể thành công. Ngoài ra, Karia còn phân biệt rõ đối thoại với tường thuật. Đối thoại đưa khán giả vào trong câu chuyện trong khi tường thuật chỉ có thể giúp người nghe hiểu một cách hời hợt mà thôi. Thông qua việc sử dụng đối thoại, cách kể chuyện sẽ trở nên hấp dẫn và sinh động.

7. CẤU TRÚC CÂU CHUYỆN

Cuối cùng, Karia đề nghị sử dụng cấu trúc câu chuyện theo lối cổ điển: mâu thuẫn, truyền lửa (sự hiểu biết hoặc một quá trình nào đó đã truyền cảm hứng cho nhân vật để vượt qua xung đột), thay đổi (sự kiện tích cực xảy ra) và bài học (những gì khán giả cần học). Điều này làm cho việc kể chuyện trở nên có tổ chức và có cấu trúc hơn.

Karia đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng, thành phần ma thuật trong các bài thuyết trình TED chất lượng chính là cách kể chuyện cuốn hút. Nếu bạn hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện, bạn có thể dễ dàng thu hút khán giả. Mọi câu chuyện bản thân đều đã rất thú vị và đáng nhớ. Và cho dù bạn đang trình bày một bài TED talk hay một bài thuyết trình của công ty, nghệ thuật kể chuyện có thể biến đống tài liệu nhàm chán thành một bài thuyết trình tuyệt vời.

Theo saga.vn


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

238 lượt xem