Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

CÁCH DEAL LƯƠNG KHI PHỎNG VẤN KHÉO LÉO, HIỆU QUẢ

Deal lương là một trong những thách thức lớn trong các buổi phỏng vấn giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Làm thế nào để đưa ra mức lương phù hợp với bản thân mà vẫn tạo được sự chuyên nghiệp, khéo léo? Cùng tìm hiểu tất tần tật các cách deal lương khi phỏng vấn hữu ích trong bài viết chi tiết bên dưới nhé!

1. Deal lương khi phỏng vấn là gì?

Deal lương hay đàm phán lương là sự thương lượng về mức lương, các khoản phụ cấp và chế độ đãi ngộ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên trong buổi phỏng vấn trực tiếp. Cuộc thảo luận về vấn đề lương thưởng sẽ diễn ra cho đến khi cả hai bên đạt được thỏa thuận cuối cùng. 

null

Trước khi bạn bước chân vào làm việc tại một công ty, quá trình deal lương này có tính chất quyết định vì: 

  • Ứng viên đạt được mức thu nhập xứng đáng với năng lực của bản thân và vị trí công việc sắp đảm nhận. 
  • Khi hài lòng với mức lương nhận được, bạn sẽ tập trung công sức và cống hiến cho công ty một cách tận tâm và vui vẻ. 
  • Ngoài ra, việc xác định được mức lương cụ thể sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm phù hợp trong thời gian sắp tới. 
2. Tìm hiểu lương Gross, lương Net khi deal lương

Nhiều người trước khi đi phỏng vấn xin việc chưa tìm hiểu về lương gross và lương net nên khi deal lương có thể sẽ bối rối, thậm chí là khiến bản thật chịu thiệt. Do đó, trước khi tìm hiểu cách deal lương, chúng ta cần phân biệt rõ 2 khái niệm này trước:

2.1 Lương Gross là gì? 

Lương gross là tổng thu nhập người lao động nhận được, bao gồm lương cứng, tiền thưởng, phúc lợi, các khoản trợ cấp, hoa hồng, tiền đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân. Mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích một phần tiền lương gross ra để đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân. 

2.2 Lương Net là gì? 

Trong khi đó, lương net chính là khoản tiền người lao động được nhận sau khi đã trừ đi hết các khoản như bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân. Lưu ý, khi deal lương ứng viên nên tập trung vào lương net vì đây chính là số tiền thực tế bạn sẽ nhận được mỗi tháng. 

Đa phần các nhà tuyển dụng thường thích deal lương gross, chưa trừ đi các khoản phí phải đóng để ứng viên cảm thấy mức lương cao. Tuy nhiên, bạn đừng nhầm lẫn giữa lương gross và lương net, mà cần hỏi kỹ lại nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Vì lương gross nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng sau khi trừ đi bảo hiểm và thuế thì số tiền còn lại bạn nhận được sẽ ít so với kỳ vọng.


null

3. Cách deal lương khi phỏng vấn hiệu quả

Deal lương với nhà tuyển dụng không hề khó nếu bạn bỏ túi ngay những cách hữu ích sau đây: 

3.1 Xác định mức lương mong muốn

Để có cơ sở đưa ra mức lương phù hợp với nguyện vọng, bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố sau đây: 

  • Yêu cầu công việc: Cùng một vị trí nhưng yêu cầu ở mỗi công ty, doanh nghiệp có thể khác nhau. Nếu yêu cầu cao, áp lực lớn, khối lượng công việc nhiều, ứng viên hoàn toàn có thể xem xét deal lương cao, xứng đáng hơn.
    Năng lực của bản thân: Ứng viên nên đối chiếu các tiêu chí của công việc với năng lực của mình để cân nhắc mức độ phù hợp. Nếu tự tin vào khả năng làm việc, bạn có thể deal mức lương tương xứng. Còn nếu thấy bản thân chưa đủ giỏi hay thật sự xuất sắc thì nên thỏa thuận mức lương vừa phải.
  • Mức lương của vị trí ứng tuyển: Bạn có thể tìm hiểu mức lương trung bình hiện tại của vị trí tuyển dụng trên mạng hoặc qua người quen đã và đang làm công việc đó. Trong quá trình deal lương khi phỏng vấn, bạn sẽ dễ đàm phán và tránh mơ mộng mức lương quá cao so với mặt bằng chung. 
  • Chế độ đãi ngộ: Trong trường hợp vị trí ứng tuyển có mức lương thấp hơn mong đợi, bạn hãy hỏi lại nhà tuyển dụng về chế độ phúc lợi cũng như thời hạn review lương. Nếu lương cơ bản không quá cao nhưng chế độ thưởng hấp dẫn hoặc có đợt xét tăng lương định kỳ thì cũng đáng để bạn cân nhắc. 
3.2 Tập trung vào ưu điểm của bản thân

Nhìn vào CV của ứng viên, nhà tuyển dụng chỉ nắm được những thông tin cơ bản. Do đó, nếu muốn tăng khả năng deal lương thành công, bạn cần thể hiện những điểm mạnh phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, không nên quá phô trương mà hãy tập trung vào những gì có thể mang lại giá trị thiết thực cho doanh nghiệp. 

Trong buổi phỏng vấn, hãy tập trung nói về khả năng, kinh nghiệm và thành tựu bạn đã đạt được. Đừng quên “show” các kỹ năng quan trọng như khả năng giao tiếp tốt, xử lý linh hoạt,... giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt, để có thể cân nhắc mức lương phù hợp với năng lực mà bạn có. 

3.3 Chọn thời điểm thích hợp 

Hãy biết nắm bắt cơ hội tốt để thương lượng về mức lương. Tốt nhất là nên gặp mặt trực tiếp thay vì thỏa thuận qua điện thoại. Nếu cảm thấy không hài lòng với mức lương đề xuất, bạn có thể biểu hiện ra một cách khéo léo và bình tĩnh. 

Bằng cách này, nhà tuyển dụng có khả năng sẽ xem xét lại và nâng cao mức lương. Nếu người phỏng vấn không thể đưa ra quyết định ngay lập tức, bạn hãy chủ động đề nghị một cuộc hẹn khác và luôn thể hiện sự nhiệt tình và sẵn sàng hợp tác.


null

3.4 Quan tâm đến các quyền lợi khác

Nếu nhà tuyển dụng vẫn không thay đổi mức lương, ứng viên có thể hỏi về các khoản khác như trợ cấp, tiền thưởng, hoa hồng,... để nắm rõ được quyền lợi của bản thân khi vào làm việc. Đồng thời, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cam kết về thời hạn tăng lương cũng như các khoản thu nhập được ghi rõ trong hợp đồng.

3.5 Xác định giới hạn chấp nhận được

Hãy xác định rõ giới hạn tối đa và tối thiểu về mức lương mà bạn chấp nhận được. Mong muốn được trả công xứng đáng là điều tốt, tuy nhiên tiền không phải là tất cả. Đừng vì một mức lương thấp hơn mong đợi mà từ bỏ những cơ hội lớn trong tương lai. Bạn hãy cân nhắc việc có thể đào tạo phát triển năng lực cá nhân tốt hơn. 

3.6 Không vội vàng nhận việc

Nếu đã đạt được thỏa thuận về công việc với mức lương đúng như mong muốn, bạn đừng vội chấp nhận ngay. Hãy dành chút thời gian xem xét lại toàn bộ, nếu có bất kỳ vấn đề nào cần điều chỉnh hoặc chưa rõ, bạn cần thảo luận lại với phía nhà tuyển dụng trước khi chính thức ký kết hợp đồng. 

3.7 Chuẩn bị câu trả lời và luyện tập trước

Để đàm phán lương dễ dàng hơn, ứng viên phải trang bị những kỹ năng deal lương bằng lập luận thuyết phục nhà tuyển dụng. Ngoài ra, ứng viên nên soạn ra vài công hỏi, chuẩn bị trước câu trả lời và tự luyện tập trước buổi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và tránh mắc lỗi khi phỏng vấn thực tế. 

3.8 Rút kinh nghiệm từ quá khứ

Hãy nhớ lại những kinh nghiệm từ những lần deal lương khi phỏng vấn trước đó. Mỗi sai lầm là một bài học quý giá để bạn có tích lũy kinh nghiệm, có sự chuẩn bị chu đáo hơn trong các lần phỏng vấn khác để bảo vệ quyền lợi của mình.

3.9 Thể hiện sự cam kết, gắn bó với công ty

Nhà tuyển dụng chắc hẳn sẽ nghĩ trước một mức lương để thương lượng với ứng viên. Do đó, bạn cũng đừng vội chốt con số cụ thể khi chưa chắc chắn, hãy khéo léo đá “quá bóng” đó về phía đối phương. Một điểm nữa trong cách deal lương khi phỏng vấn hiệu quả là cam kết những gì bản thân có thể đóng góp cho công ty, để nhà tuyển dụng thấy bạn là người nhiệt huyết và nghiêm túc với công việc.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

111 lượt xem

lh-fulllh-x