Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

Cần Làm Gì Để Chuẩn Bị Sẵn Sàng Cho Các Cơ Hội Giao Lưu Quốc Tế.

Bài viết này dành cho các bạn sinh viên, những bạn chuẩn bị tham gia các chương trình thực tập, trao đổi sinh viên hoặc những bạn mong muốn tham gia các chương trình ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài. Sau đây là một số kinh nghiệm cá nhân một số thức bạn cần chuẩn bị, cả về những vật dụng cơ bản và cả tinh thần bước ra thế giới nữa nhé.
1. Thứ đầu tiên bạn cần là: Passport
Hộ chiếu là thứ luôn phải chuẩn bị từ rất sớm, kể cả khi bạn chưa được nhận tham dự một chương trình nào, bạn cũng cần sẵn sàng hộ chiếu trong nhà nhé. Hộ chiếu như một tấm chứng minh thư lưu hành quốc tế cho bạn thôi. Rất nhiều bạn của mình khi cơ hội đến nhanh quá mà lại không có hộ chiếu để nộp nên cũng bị vụt mất cơ hội apply.
Làm hộ chiếu đơn giản lắm, các bạn google tìm hiểu kĩ về cách làm để tránh mất thời gian nha. Bạn nào chưa có hộ chiếu thì cũng có kế hoạch làm ngay và luôn nhé. Làm xong thì nhớ cất giữ cẩn thận vì mất hộ chiếu thì rắc rối vô cùng.
2. Thẻ ngân hàng visa
Cái này thì là tùy chọn nha, với mình thì ngay cả khi mình chưa đi đâu xa xôi mình cũng có thẻ visa thanh toán quốc tế rồi. Thẻ này bạn có thể rút tiền ở nhiều nơi khác nhau, thanh toán vé máy bay ở các hãng nước ngoài, mua đồ online, bla bla. Vì sao mình lại nói thẻ này là tùy chọn, vì nếu bạn không hay dùng thì bạn phải mất một khoản chi phí cho nó để duy trì hàng năm, không nhiều lắm, nhưng bạn có thể cân nhắc nhé. Nếu đến lúc bạn cần đặt vé máy bay hay chi trả các khoản tiền mà bạn không có thẻ visa thì có thể mượn của bạn bè cũng được. Anway, it’s your choice nhé.
Có những chương trình fully funded hầu như bạn không phải chi trả gì, nhưng có những chương trình partly funded chỉ hỗ trợ 1 phần, nên bạn phải đọc kĩ các chương trình mình tham gia để chuẩn bị về tài chính nếu cần thiết nhé.
Thẻ ngân hàng visa này khác với visa mà các bạn phải xin tại các đại sứ quán để được phép sang nước họ nha. Thẻ ngân hàng bạn có thể mở ở bất cứ ngân hàng nào có dịch vụ, còn xin visa thường thì phải liên hệ đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam. Một số nước gần gần khu vực Đông Nam Á thì bạn không nhất thiết phải có visa, một số nước khác thì bạn phải phỏng vấn cẩn thận hoặc có lí do chính đáng mới được cấp visa. Anw, tùy nước bạn đến mà bạn tìm hiểu thủ tục của họ rồi áp dụng cho đúng nha.
3. Chứng chỉ tiếng anh
Thông thường bất cứ chương trình thực tập ngắn hạn, dài hạn, chương trình giao lưu trao đổi sinh viên đều cần bạn chứng minh khả năng tiếng anh thông qua các chứng chỉ tiếng anh. Bạn nên có kế hoạch dài hạn để thi các chứng chỉ này để giảm chi phí học thi tại các trung tâm mà bạn lại có nhiều kiến thức.
Bạn có thể thi IELTS hoặc TOEIC, TOFLE. Mình thấy thông dụng nhất là thi IELTS, TOEIC thì các bạn ở Việt Nam thi cũng nhiều nhưng theo mình thì IELTS và TOFLE sẽ được ưu chuộng hơn. Lập một kế hoạch ôn thi dài hạn để có một chứng chỉ quốc tế sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội apply học bổng hơn đó. Thông thường thì IELTS 7.0 trở lên hoặc sinh viên thì mình nghĩ 6.0 trở lên là giỏi rồi ạ.
Và vì lệ phí thi đắt đỏ nên các bạn hãy lập kế hoạch để ôn thi và chọn đúng nơi để học, tránh lãng phí mà lại học trong hoang mang nha.
Nhiều chương trình không yêu cầu chứng chỉ nhưng thường sẽ yêu cầu thêm phỏng vấn hoặc viết luận. Awy, có chứng chỉ tiếng anh bạn sẽ có cơ hội cao hơn.
4. CV, Letter of Recomendation, Letter of Purpose, Bảng điểm script.
Thông thường các chương trình sẽ yêu cầu bạn nộp CV đầu tiên. Với CV thì chú trọng nội dung của CV, tất nhiên hình thức cũng phải chú ý, làm cho nó đơn giản, rõ ràng.
Viết CV thì không có công thức chung cho tất cả mọi người, quan trọng là bạn thể hiện mình như thế nào, à bạn có gì để thể hiện trong CV. Cái này do quá trình rèn luyện của mỗi người mà có những thành tích khác nhau, bạn cũng chẳng thể bịa được những thứ mà bạn không có. Nhưng có một điều là, ngay từ những năm đầu đại học, bạn nên học cách viết CV rồi dần dần năm này qua năm khác bạn bổ sung thêm thành tích và dần dần hoàn thiện CV.
Đối với các chương trình thuộc academic như các chương trình do các khoa thuộc các trường đại học tuyển chọn thì CV nên được viết theo hướng academic, các thành tích nên nhấn mạnh vào kết quả học tập trong trường. Ví dụ như: Bạn có GPA cao (top... trường, lớp), bạn có các bài báo khoa học, có tham gia công trình nghiên cứu hay chỉ đơn giản là assistant cho thầy cô giáo làm một nghiên cứu nhỏ, hay chỉ đơn giản bạn là trưởng nhóm nghiên cứu khoa học ở lớp chẳng hạn. Nhấn mạnh vào các kinh nghiệm và thành tích trong học tập và nghiên cứu. Còn đối với các chương trình hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn hóa thì nên viết kĩ hơn về các thành tích hoạt động phong trào, volunteers, project. Các hoạt động thì nên đo đếm được hay có ước lượng gì đó để người đọc hình dung rõ hơn. Ví dụ, GPA 7.0 không cao nhưng lại là top 5 của lớp, hay bạn là founder của một club có 100 thành viên, sự kiện có 500 người tham gia, fundraise được 2000$, etc. Có con số hay hình ảnh (đính kèm thêm thì sẽ thuyết phục hơn).
Letter of Recomendation, thường là thư giới thiệu của một người nào đó hiểu rõ bạn, đó có thể là thầy giáo, boss, một người đồng nghiệp, (không nên là người nhà), tóm lại là những người mà làm việc với bạn lâu lâu và rất mong muốn giúp đỡ bạn. LOR đôi khi bạn có thể tự viết hoặc thầy cô viết hộ. Thường là các câu chuyện rất personal nhưng thể hiện rõ tính cách và con người bạn rất rõ ràng, không khen chung chung mà có câu chuyện cụ thể.
Letter of Motivation/ purpose do bạn viết là trả lời câu hỏi vì sao bạn phù hợp với chương trình đó, nó cho thấy mức độ quyết tâm của bạn như thế nào. Cái này do cách kể chuyện và câu chuyện của từng người. Nhưng một letter of motivation thành công là sau khi đọc xong người đọc bị thuyết phục và nhớ bạn ngay.
Bảng điểm/giấy chứng nhận của trường cũng là một thứ cần thiết. Một số trường không có giấy chứng nhận hay bảng điểm bằng tiếng anh nên bạn cần dịch thuật công chứng sang tiến anh. Một số trường không chấp nhận kí hay đóng dấu theo mẫu tiếng anh, nên còn phụ thuộc vào mức độ khéo léo của các bạn điều chỉnh như thế nào đó cho phù hợp với cả yêu cầu của 2 bên trường. Bảng điểm cao thì tốt mà không cao thì cũng không sao nạ. Thường GPA > 7.0 hoặc >3.0 là ổn nè.
Mỗi chương trình có những yêu cầu riêng, không phải chương trình nào cũng yêu cầu tất cả thứ trên nên nếu có thể bạn hãy tìm những người đã apply thành công các chương trình mà bạn muốn rồi để hỏi kinh nghiệm nhé.
5. Sức khỏe
Rèn luyện sức khỏe từ khi bạn còn ở Việt Nam rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng của những hoạt động, sinh hoạt khi các bạn sang đất nước khác. Nếu bạn không khỏe thì thì sẽ không thể chịu được tần suất di chuyển, học tập, sinh hoạt cao hơn so với khi bạn ở Việt Nam, mà bạn không khỏe thì bạn sẽ không còn vui để enjoy những hoạt động khác nữa.
Vậy nên từ khi ở Việt Nam thì các bạn nên tập luyện để thích nghi nhanh nhất với bên kia, vì thời gian bạn có ở nước ngoài thường không nhiều nên hãy cố gắng tận dụng để trải nghiệm tốt nhất.
Cái này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không đơn giản nha, sức khỏe thật tốt thì mới tích cực được.
6. Ăn uống
Không thể phủ nhận là bạn sẽ bị đảo lộn sinh hoạt và ăn uống khi bạn không còn ở Việt Nam, một vài món ăn bạn không thể ăn ổn hay không quen với thức ăn bên đó. Thì cũng đành chịu thôi, cơ thể hay dạ dày của bạn đã quen với đồ ăn ở Việt Nam. Vậy nên bạn cũng cân nhắc chuẩn bị thêm một ít bánh quy, mì gói mang sang đủ để bạn sống sót những ngày đầu thôi, các ngày sau bạn quen hơn thì bạn sẽ tìm được đường đến siêu thị và mua đồ ăn hợp hơn với bạn rồi.
7. Thuốc men.
Tùy thuộc mỗi bạn hay mắc bệnh gì mà mang theo một ít thuốc mem đi dự phòng. Berberin, thuốc chống dị ứng, ho, sốt,... Cứ cho hết vào hành lí kí gửi.
8. Tinh thần
Cái này quan trọng nhất nha. Vì bạn đại diện cho đất nước của bạn nên hình ảnh cá nhân cũng vô cùng quan trọng.
Tinh thần thì thứ nhất là open-minded, cởi mở trước những cái mới, không phán xét. Như kiểu trong đoàn hoặc trong lớp của bạn sẽ có người theo đạo nào đạo kia, có đạo thì không ăn món này không ăn món kia hay có những quy tắc nhất định, nếu bạn cởi mở thì sẽ học được rất nhiều điều hay ho đó. Và tôn trọng mọi sự khác biệt nha.
Thứ 2 là luôn chủ động. Nếu như lớp học có tổ chức trò chơi hay thảo luận gì thì hãy luôn chủ động, đừng để họ phải mời đến lần thứ hai mới tham gia, be active vào, chơi hết, chia sẻ hết, đừng ngại, trải nghiệm mà. Cũng đừng ngại hỏi. Bạn có câu hỏi gì tò mò muốn tìm hiểu thì cứ chủ động hỏi nha. Ngày nào bạn cũng tò mò cũng hỏi thì bạn sẽ có nhiều kiến thức mới lắm đó.
Tiếp đó là chủ động giao lưu, nếu trong đoàn của bạn có nhiều người Việt, hãy chủ động tách đoàn và tiếp xúc với bạn bè các nước nhiều hơn từ lúc đi ăn, lấy thức ăn xong bạn hãy ngồi cùng bàn với bạn bè các nước khác nữa, sẽ có nhiều chuyện hay ho hơn đó, lúc học cũng vậy.
Thứ 3 là thân thiện. Bạn thân thiện dễ gần với mọi người thì mn cũng vậy. Theo mình thì những người tham gia và được lựa chọn vào các chương trình thực tập, trao đổi thì bản thân họ cũng đã là một outstanding ở trường học của họ rồi, nên mỗi người sẽ có một điểm thú vị và có những câu chuyện hay ho đằng sau đó. Nên là bạn sẽ nói chuyện với nhiều người thú vị lắm khi bạn cũng thân thiện nha.
Cuối cùng hãy tìm hiểu thật kĩ chương trình mà bạn sẽ tham dự, timeline chương trình, để chuẩn bị kiến thức thật tốt nha.
9. Chủ động chia sẻ để được chia sẻ
Vì mỗi người mỗi đất nước sẽ có một nét văn hóa riêng, nên nếu bạn chủ động chia sẻ văn hóa của đất nước bạn thì bạn cũng sẽ nhận được nhiều điều thú vị từ các bạn khác. Bạn có thể chia sẻ về lớp học, trường học, dự án, công trình nghiên cứu bạn đang làm, hay những thứ hay ho mà ở Việt Nam có những nơi khác không có. Khi bạn phát hiện ra một điều gì đó khác biệt, bạn có thể chia sẻ thêm, ở VN thì ntn nhưng không đánh giá là chúng tôi kém hơn hay các bạn tốt hơn gì nha. Mỗi nơi có một điều hay nên mình cứ open thôi.
10. Quà tặng từ Việt Nam
Sẽ rất chu đáo nếu bạn chuẩn bị một món quà tặng nho nhỏ nào đó mang từ Việt Nam
Bạn sẽ rất vui khi nhận được một món quà nào đó từ bạn bè ở nước khác phải không. Một món đồ lưu niệm, một món bánh kẹo, hay đồ lưu niệm đặc biệt gì đó. Phòng mình đã rất vui khi nhận được kẹo, bánh từ một anh Mexico cho, hay các bạn Thái cũng rất vui khi nhận được bánh đậu xanh, hay con chuồn chuồn gỗ từ Việt Nam. Nếu bạn đi theo đoàn, cả đoàn có thể mua một đồ gì đó lưu niệm tượng trưng cho Việt Nam để tặng nơi mà bạn đến, có thể là bất cứ thứ gì bạn thấy thú vị.
Bên cạnh các món quà vật chất thì đó có thể là các món quà về tinh thần. Một bài hát, một điệu nhảy, một vỡ kịch đều sẽ là một nét đẹp mà các bạn bè quốc tế nhớ về bạn đó.
Vậy đã là 10 điều mình recommend cho mọi người rồi. Bất cứ ai cũng đều có cơ hội để tham gia trải nghiệm học tập ở một nơi mới, điều quan trọng là bạn có sẵn sàng và tìm được những cơ hội phù hợp với bản thân mình không thôi. Nếu bạn chưa có cơ hội để tham gia các chương trình to to, hãy bắt đầu với những chương trình nhỏ.
Một số gợi ý cho bạn: Host những chương trình ngay tại trường học, hay thành phố của bạn, volunteer cũng được để bạn quen dần với các chương trình, tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa. Bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ, dần dần là nhiệm vụ to to, trong nước trước, rồi đến nước ngoài. Các bạn cứ tích cực, pay it forward thì sẽ có ngày đến lượt các bạn thôi. Cố lên.
Nguồn bài viết và đọc thêm các bài viết chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm học tiếng anh tại: http://bit.ly/fbgoglobalclass

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

97 lượt xem