Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Chuyện Về Người - Hồ Chủ Tịch & Các Kỹ Năng Để Trở Thành Công Dân Toàn Cầu

 Đáng lý ra đây sẽ là một bài viết mang tính cá nhân hóa và mang thiên hướng trải nghiệm tự sự, nhưng khi bắt đầu viết những dòng đầu tiên tôi chợt nhận ra mình cũng yếu kém ở nhiều mặt nên chưa thể dạy đời cho ai được cả, rồi sau đó tôi lại chuyển sang hướng là chia sẻ một số kỹ năng mềm, những kỹ năng tôi đã thực hiện rất khá và thông qua cái nhìn của “một số người khác” thì những điều đó có vẻ đúng. Thế rồi tôi viết đôi dòng thì lại cảm thấy mình không mấy hứng thú dạy đời người khác hoặc có lẽ tôi không thực sự hiểu cặn kẽ về chúng lắm. Rồi đột nhiên ý tưởng viết về Người xuất hiện. Tại sao tôi lại viết về Người để thể hiện những ý của tôi? Tôi cũng không rõ chỉ là cảm giác thân thiện khi ghi những lời này để thể hiện những kỹ năng cần thiết cho giới trẻ tôi thấy Người là ví dụ tốt nhất và là minh chứng tốt nhất hơn là một tên nhãi nào đó ra vẻ triết lý. Mà yên tâm đây sẽ không phải là một bài giáo huấn chính trị về TƯ TƯỞNG hay TRIẾT HỌC gì đâu, đây chỉ đơn giả là bài viết về các bài học kỹ năng do Bác để lại mà ngay cả đến chúng ta ngày này và có lẽ những người có năng lực khi xưa cũng đã áp dụng thôi.

Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước thương dân và có chí khí. Do cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc là một người thanh liêm không màng chính sự chỉ quan tâm đến dân tình, không kết bè phái nên về cơ bản gia đình ông được sung túc lắm, về phần thân mẫu Người thì là một người vợ hiền con thảo nhưng tiếc là do sự cơ cực từ những ngày đầu làm vợ có chồng là nhà nho thì không may mắn đã qua đời sớm, dù có thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc đã thổ lộ ý định muốn ở nhà cày ruộng, làm nông để gánh vác cho vợ nhưng cụ bà nhất định từ chối, và đặt niềm tin nơi chồng mình. Sau đó Bác ra đời ngày 19-5-1890 tại làng Hoàng Trù, Nghệ An.

  Sinh ra trong cảnh nước mắt nhà tan, bên cạnh đó Người còn được đi theo cha mỗi khi bàn bạc chuyện chính sự với các nhân vật tầm cỡ thời đó như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh. Người được tôi dưỡng những tư tưởng cứu nước, lòng khảng khái từ các bậc hào kiệt và chắc đâu đó cũng từ người mẹ đã tạ thế của mình, bác nhận thấy rõ sự thiếu nhất quán của các bậc tiền bối trong vấn đề tìm ra đường lối và cả sự đúng đắn của nó nữa. Bên cạnh đó Người cũng được nghe những từ như bình đẳng, công bằng, tự do, những từ đó được người Pháp mang sang Đông Dương nhưng Người lại chẳng thấy đâu cả, bác tự hỏi những từ đó nghĩa là gì cộng thêm sự sục sôi muốn cứu nước, giúp dân thế Người ra đi. Đi để mà bôn ba 30 năm trong cõi con người mới quay trở nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

  Hồi còn đi học tụi tôi thường nói đùa rằng nếu gọi triết học Mác-Lê nin là ác mộng thì môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một giấc mơ đẹp với những que kem và chú kỳ lân. Nhưng mình chỉ có thế thấy được chúng khi đã chìm sâu vào giấc ngủ. Hà Hà, đây chỉ là một lời của một cựu học giả đã hai lần thi lại hai môn đó thôi chứ không có ý gì cả. Tôi chắc giờ nhiều bạn đọc đang nghĩ tại sao thằng cha viết bài này lại lắm lời thế nhỉ sao không vào ý chính đi. Ok tôi sẽ kết thúc phần giới thiệu tại đây và chúng ta bắt đầu nhé.

  Trước hết chúng ta tạm không xét đến những yếu tố chính trị, vì đây là yếu tố nhạy cảm, mà nhạy cảm thì đừng nên đụng vào, vì quả thật nói vào những thứ nhạy cảm rất dễ bị hiểu lầm và như cơ thể của một người phụ nữ vậy những chỗ nhạy cảm thưởng rất hấp dân để chạm vào nhưng chỉ cần chạm vào không đúng lúc là sẽ bị sờ gáy ngay ấy mà!

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét những kỹ năng quan trong mà Bác đã áp dụng trong quá trình học hỏi và làm việc tại nước ngoài như một người bản địa :

 

1.    Kỹ năng lập kế hoạch

 

Khi mới còn là một chàng thanh niên thì Nguyễn Tất Thành đã có ý định ra đi để tìm hiểu những thứ mới mẻ những con đường đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước-một khởi đầu tốt vì nó xuất phát từ niềm tin của một chàng trai trẻ khi dám liều lĩnh tham gia vào một chuyến đi chưa biết về đâu thứ duy nhất làm vốn là hai bàn tay trắng. Chỉ có người có niềm tin mạnh mẽ mới làm được điều đó. Nhưng chỉ có niềm tin thì chưa được, cái tiếp theo là mộ kế hoạch và Người đã mất cả một năm trời để đi từ Phan Thiết vào Sài Gòn để từ đó đi sang Pháp nhưng khi sang Pháp Người lại thấy rằng ở đây chưa thực sư có điều gì khiến mình học hỏi nhiều (dù Người đã tham gia Đảng Xã Hội Pháp) ở pháp một thời gian Bác thông qua Tuyên Ngôn Độc Lập của Wasington Bác liền qua Mỹ nhưng ở đâu Bác cũng có thấy rằng giai cấp tư bản đều nắm hết quyền lực cả. Thế rồi khi Lê-nin ban hành sắc lệnh bình đẳng cho các dân tộc và trả lại tự do cho các thuộc địa của Nga cũ điều này khiến cho chang trai trẻ Nguyễn Tất Thành có cảm tình với nước Nga và chuẩn bị kế hoạch lên đường đến Nga, con đường đến với ánh sáng mặt trời cho những người cùng khổ khắp thế gian.

Vậy chúng ta học được gì từ Hồ Chí Minh? Kỹ năng phế phán nhà nước và chửi chế chế độ à? Không, không bao giờ là như thế cả. Trong hoàn cảnh nước ta đang trong giai đoạn dậy thì về tư tưởng chưa có đường lối đúng đắn thì Ngườ đã ra đi và trước khi ra đi thì người đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn, Người liên lạc với các phu khuân vác ở bến cảng và tìm hiểu nơi nào thiếu nhân lực, Người tìm hiểu rất nhiều về các chuyến tàu và những thứ người sẽ phải học hỏi khi sang Pháp để giải đáp các thắc mắc cũng như yêu cầu quyền lợi cho dân tộc của Người nữa. Vậy kế hoạch cũng tốt đấy nhưng đời thiên biến vạn hóa kế hoạch ban đầu không ổn vì thế lực của Pháp đã lấn áp thế lực triều đình nhà Nguyễn cũng như một thân một mình Người bên Pháp cung không an toàn và điều đặc biệt nhất là chưa có lời giải đáp chính xác cho câu hỏi của Người ngay cả Đảng Xã Hội Pháp cũng không làm người hài lòng. Kế hoạch chưa hoàn thiện thì thay đổi nó thành kế hoạch khác, Người liền lên đường đi sang Mỹ để xem người Mỹ họ thực hiện tuyên ngôn độc lập ra sao. Các bạn ạ nếu các bạn có ý định trở thành một công dân toàn cầu thì hãy nhấc cái mông lên vắt óc ra mà suy nghĩ làm cách nào để đi. Tất nhiên kế hoạch đó cũng cần phải có sự phù hợp về thế giới khách quan nữa. Nếu muốn đi Thụy Điển thì hãy lên mạng tìm kiếm học bổng ngắn hạn nào đó là apply sau đó lập danh sách những thứ cần chuẩn bị, nào là giao tiếp bằng tiếng anh ừ thì sẽ phải tự học hay ra ngoài trung tâm, nếu tự học thì một ngày học bao nhiêu câu giao tiếp, dịch bao nhiêu bài dịch thuật, tiếp thu bao nhiêu từ vựng, nếu bên đó yêu cầu contest thì một ngày viết mấy câu, chủ đề là gì? Cứ thế nếu thấy rằng mình chán với những thứ ấy thì hãy tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu do bạn lười hay do bài contest không hứng thú bạn?

Nếu bạn có ý định nào đó hãy bắt tay thực hiện nó ngay đi đừng chần chừ nữa các bạn ạ

2.    Kỹ năng đọc sách (ngoại ngữ)

Khi mới thực hành giao tiếp ngoại ngữ việc gặp được người nước ngoài là điều hết sức may mắn cho những ai có chí tiến chủ, nhưng khi vừa mới bắt đầu mà đâu đâu người ta cũng nói tiến thổ thì mình chỉ tả mà thôi, đấy là trường hợp chung của các bạn tân du học sinh sang được khoảng tuần đầu là share trên facebook nào là nhớ tiếng mẹ đẻ nào là ước được ăn cơm nhà,bla..bla..bla. Ờ thì đúng, dấu hiệu của một người có tâm hồn nhẹ nhàng và tiềm ẩn niềm yêu nước đều thế cả. Nhưng có vẻ Bác là một người cứng rang và ra đi có chủ đích nên dường như không ghi lại những điều bên trên trong những tác phẩm nghiên cứu trogn và ngoài nước, thì đó là Bác mà. Về vấn đề học ngoại ngữ trong tác phẩm “Tôi Tự Học” của mình bác có chia sẻ rằng bác thường viết lên tay nhưng vấn đề chưa hiểu vào buổi sáng để trong quá trình làm việc bác có thể tự nhìn lại mà xem, đến chiều tối thì Bác đã rõ rành rành vấn đề đó rồi, còn về việc đọc sách Bác đọc nhiều lắm, toàn là sách nước ngoài, thòi gian đầu Bác cũng mệt mỏi và hay ngủ gục (hình như đây là căn bệnh di truyền của người Việt Nam rồi) thế rồi bác đặt ra kế hoạch ngày đọc và dịch một trang cứ như thế dần dần Bác dịch quen và có thể độc làu làu mà không dùng lại để dịch. Bác cũng thay đổi không gian đọc sách, vò nơi Bác ở là một tầng hầm nên rất thiếtu ánh sáng, Bác liền đổi địa điểm ra ngoài công viên nơi có ánh sáng và nhiều người qua lại, vì nếu trong lúc đọc mà có ngủ gục thì nhiều người qua lại thấy một thanh niên ngồi ngủ ở trên bang ghế công viên thì nó cũng kỳ kỳ, thế là nhờ cách học từ từ chậm rãi và đầy kỷ luật thì bác đã thông thạo rất nhiều thứ tiếng khác nhau. Bạn tôi ạ nếu bạn thấy khó khắn trong việc học một ngoại ngữ mới thì xin thưa rằng không phải ai cũng may mắn tìm được niềm vui trong điều đó ngay cả vị cha già của chúng ta, hãy bắt đầu từ từ nhẹ nhàng tình cảm như cách mà bạn gỡ miếng gạc bang vết thương ra vậy đừng quá cố gắng nhồi sọ mà hãy làm những thứ vừa phải với sức mình.

3.    Kỹ năng quản lý thời gian.

 

    Thời gian hoạt động ở Pháp bác vừa làm thợ vẽ tranh truyền thần, vừa làm báo, tối về lại đi tham gia các hội nghị, các buổi nói chuyện trong thành phố Paris về nhân quyền, tự do, các vấn đề thuộc địa,… Công việc vẽ tranh truyền thần của Bác là công việc làm theo sản phẩm, phải có sản phẩm thì mới có thu nhập, nên về cơ bản Bác cũng không khác lắm, nhưng không vì thế mà Bác lại dè xẻn các khoản chi về sách vở và in truyền đơn gửi về Việt Nam, chiều đến Bác đến tòa soạn tờ báo Những Người Cùng Khổ, nơi đây tập trung những trí thức những nhà hoạt động vì nhân dân thuộc địa và tầng lớp bị bóc lột, tờ báo không vì mục đích lợi nhuận nên mọi người đều có công việc chính vào buổi sáng còn dư thời gian buổi chiều thì lại tham gia viết báo, biên tập, in ấn, Bác hoạt động rất sôi nổi và biên tập rất nhiều bài báo và truyện ngắn in trong các kỳ báo, những bài viết của Bác không dùng những từ ngữ đao to búa lớn mà trái lại rất gần gũi, thân thiết nhưng chạm sâu vào lòng an hem công nhân, những kiều bào ta ở nước ngoài, khiến tờ báo ngày càng nhiều người biết đến, và họ cũng liên hệ với Bác để bí mật đưa các tờ báo về Việt Nam. Cuối tuần Bác thường đi tham quan triển lãm nghệ thuật, tham gia bình phẩm các tác phẩm nghệ thuật, hoặc đến thư viện quốc gia để tìm hiểu phát triển tri thức của minh. Thời gian Bác ở Xiêm Bác cũng tuân thủ lịch làm việc một cách nghiêm ngặt, thời đó đồng bào ta ở Xiêm, có thành phần là người theo đạo công giáo nhưng bị đàn áp mạnh mẽ từ thời Minh Mạng nên chạy qua đây lánh nạn, người thì làm ăn buôn bán chủ yếu là người Quảng Bình, Quảng Trị sang bên đây sinh sống, lại có phần người theo phong trào Duy Tân, Đông Du nhưng bị đàn áp nên tạm trú bên nước bạn,. Khi Bác vừa sang Xiêm thì dân ta ít ai biết tiếng Xiêm với lại nhiều nơi trình độ học vấn và tri thức về cách mạng chưa phổ biến nên Bác mạnh dan xin chính quyền Xiêm cho xây dựng trường học, chính quyền Xiêm cho phép và Bác kêu gọi mọi người cùng tham gia và Bác cũng làm, Bác chủ yếu là công việc bê gạch, hồi đó Bác lấy biệt danh là Chín mà kiều bào ta gọi kính trọng là Thầu Chín. Khi bác gánh một gánh gạch thì bác sẽ lấy cây gỗ gạch một nét chữ Chín, đủ chín nét thì sang chữ tiếp theo cho đủ 4 chữ, nếu ngày nào Bác bận công việc gì thì Bác sẽ để cuối ngày gánh cho bằng đủ thì thôi, nếu chưa làm xong thì chưa đi ngủ. Khi học tiếng Xiêm thì ai cũng năng nổ đòi học ngay, đòi đọc sách chữ Xiêm ngay, nhưng Bác lại chỉ học mười chữ một ngày, ban đầu người ta chê ít rồi sau đó mọi người đều nản dần chỉ có Bác là học ngày càng nhiều tiếng Xiêm thêm và chẳng bao lâu thì Bác đã có thể nói như người bản địa. Dù nhiều công việc như thế nhưng Bác vẫn hoàn thành tốt công việc của mình đó là vì Bác đã đề ra kế hoạch và hoàn thành nó một cách sốt sắng và trách nhiệm, ai cũng có 24 giờ một ngày, bạn cũng vậy mà tôi cũng vật nên hãy tuân thủ lịch trình mà bạn sắp đặt, đừng bỏ dở những công việc của ngày hôm nay hoặc đùn đẩy nó cho ngày mai, nếu các bạn đã lập kế hoạch thì hãy làm nó ngay đi.

4.    Kỹ năng giao tiếp.

Giao tiếp thì chắc hằng ngày ai cũng giao tiếp nhưng mà giao tiếp thế nào để người ta quý mình, mến mình và muốn giao tiếp nữa thì cái đó cần phải có sự khéo léo. Bác Hồ là một người rất khéo léo và tự tin khi giao tiếp, phong cách của người rất giản dị, hòa nhã, tôn trọng và có cả sự khoan dung, cương nghị trong đó nữa. Xin đượ phép trích dẫn một số câu chuyện giao tiếp của Bác:

 “Năm 1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó có tên là Tống Văn Sơ bị chính quyền Anh bắt ở Hồng Kông và buộc tội là “một phần tử cộng sản nguy hiểm”, “phái viên của Đệ tam Quốc tế đến Hồng Kông để lật đổ chính quyền”. Tuy nhiên, chỉ qua một lần tiếp xúc với ông bà luật sư người Anh là Lôdơby (F.H. Loseby), bằng tình cảm, sự chân thành của mình, Người đã cảm hóa được họ. Mặc dù không cùng “chiến tuyến”, nhưng Người đã được ông bà luật sư nhận lời bào chữa và tận tình giúp đỡ Người thoát khỏi nhà tù Victoria. Sự cảm hóa kỳ diệu đó của Người, sau này được ông Lôdơby kể lại trong cuốn hồi ký của mình: “Sau 30 phút gặp gỡ, Người đã hoàn toàn chinh phục tôi. Ở Người toát ra một sức mạnh cảm hóa kỳ diệu”. Về phần mình, bà Lôdơby kể: “Chỉ sau 10 phút là tôi cảm phục Người. Tôi thúc nhà tôi làm gấp hồ sơ, còn tôi và con gái tôi ngày ngày vào thăm, săn sóc sức khỏe cho Người”[5]. Hơn tất cả, sự cảm hóa “kỳ diệu” đó có được từ chính nhân cách và nét văn hóa đặc sắc trong phong cách giao tiếp của Hồ Chủ tịch.


Văn hóa giao tiếp Hồ Chí Minh còn thể hiện trong cách nói và viết một cách chân thực, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; đi thẳng vào vấn đề, do đó, nó luôn có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với với đối diện.

Bà Trần Thị Lý (tên thật là Trần Thị Nhâm) là một chiến sĩ cách mạng bị đế quốc Mỹ bắt giam nhiều lần và tra tấn dã man dưới chế độ nhà tù Mỹ ngụy. Bà đã được đưa ra miền Bắc điều trị và vinh dự nhiều lần được gặp Bác, nhắc đến tình cảm của Bác, bà thường bùi ngùi nhớ lại: “Mỗi lần vào thăm Bác, Bác thường cho tôi ăn cháo đậu xanh vì tôi không ăn được cơm. Lần nào, Bác cũng thấy tôi ăn ít quá, nhìn tôi, Bác lo lắng, thương xót, và nói:

- Cháu ăn ít quá, phải cố gắng ăn nhiều hơn. Cháu còn xanh quá, cháu cố gắng ăn nhiều cho chóng khoẻ!...

Nhiều lúc, Bác dắt tôi đi chơi trong vườn Phủ Chủ tịch. Bác không đưa tôi đi trên sỏi vì Bác biết chân tôi đi dẫm trên sỏi thì ảnh hưởng đến vết thương trên đầu. Bác chỉ cho tôi những cây dừa, cây bưởi, cây cam Bác trồng…”[6]


Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có thái độ yêu thương, quý mến con người, trân trọng con người, khoan dung, khiêm nhường, độ lượng với con người. Theo Người, “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng tràn đầy, vì độ lượng của nó hẹp và nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn”[7]. Tức là trong quan hệ giao tiếp với mọi người phải luôn giữ thái độ tôn trọng, bao dung độ lượng; chớ kiêu căng, hách dịch.

Thực tế, khi giao tiếp với mọi người nhất là đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em, thậm chí cả đối với những người đối lập với mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện thái độ tự nhiên, chân tình, cởi mở, vừa chủ động, linh hoạt cũng vừa ân cần, gần gũi làm cho bất kỳ ai dù chỉ được gặp Người một lần cũng cảm nhận được tình cảm chan hòa gần gũi. Dường như trong giao tiếp với Bác, không hề có khoảng cách giữa lãnh tụ với nhân dân, giữa vĩ nhân với quần chúng. Vì vậy, phong cách giao tiếp của Người luôn tiềm ẩn sức cuốn hút, năng lực cảm hóa và thôi thúc mọi người hướng đến những giá trị nhân văn tốt đẹp. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ"[8]. "Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng chính sách khoan hồng. Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ"[9]. 

Thực hiện tinh thần đó, sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Người đã cố gắng khoả lấp các khoảng cách, đã đạt tới đỉnh điểm của mối tương đồng, đẩy xa những tính khác biệt để đạt được mục tiêu phù hợp với bối cảnh lịch sử cụ thể, có lợi cho sự nghiệp chung. Bởi thế, Người đã quy tụ được các bậc yêu nước lão thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa để phục vụ đất nước. 

Sau một buổi tiếp xúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời và thuyết phục được cụ Huỳnh Thúc Kháng ra đảm nhiệm việc nước. Người cũng đã thuyết phục được cụ Bùi Bằng Đoàn - nguyên Thượng thư Bộ Hình ra làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội; cụ Phan Kế Toại - nguyên Khâm sai Bắc Kỳ ra làm Phó Thủ tướng. Người cũng đã thuyết phục được một số nhà trí thức Việt kiều yêu nước như GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Đặng Văn Ngữ… về nước phục vụ cho Tổ quốc.


Với vốn hiểu biết uyên bác, ý chí nghị lực phi thường cũng với sự giản dị, lạc quan, kinh nghiệm và tự tin kết hợp với phong cách lịch thiệp, nho nhã trong giao tiếp ứng xử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xử lý khéo léo các tình huống giao tiếp xảy ra, đem lại những thành quả to lớn cho cách mạng Việt Nam. Theo Người, gặp mỗi vấn đề “phải suy tính kỹ lưỡng, chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều, chớ gặp sao làm vậy”[10]. Muốn quyết định đúng mọi vấn đề, trước hết phải: Điều tra nghiên cứu rõ ràng. Có nắm chắc tình hình thì đề ra chính sách mới đúng. Và mỗi khi làm xong một công việc, dù thành công hay thất bại, phải biết tổng kết rút kinh nghiệm để làm “khuôn phép” cho những công việc khác, coi đó là chìa khoá phát triển công việc và để giúp cho cán bộ hoàn thiện mình hơn.


Thực tế, khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng chính quyền non trẻ còn gặp khó khăn trăm bề, thù trong giặc ngoài, thiên tai, giặc đói, giặc dốt… Bản thân Người cũng phải chuyển chỗ ở nhiều nơi, luôn cải trang, có khi cần đi sớm về tối để tránh nguy hiểm, nhưng sách lược và chiến lược tài tình của Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi ghềnh thác. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tận dụng triệt để những mâu thuẫn giữa Pháp và Tưởng, khi Người nhân nhượng với Pháp để đuổi Tưởng và bè lũ tay sai về nước; khi Người hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp, dành thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài. Đây là một sự giải quyết tình huống linh hoạt và hiệu quả, tránh cho Việt Nam một cuộc đụng độ bất lợi, vừa đuổi được 20 vạn quan Tưởng và bè lũ tay sai, vừa bảo vệ được nền độc lập, lại có thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên là Thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kể câu chuyện Bác đối phó với Tướng Tiêu Văn của quân đội Tưởng Giới Thạch khi chúng âm mưu thực hiện kế hoạch “Hoa quân nhập Việt” tháng 9/1945: “Bác bước nhanh vào phòng khách của Lãnh sự quán như bước vào chốn quen thuộc đã từng lui tới nhiều lần…Tiêu Văn đang ngồi, vội đứng lên đón Bác. Hình như những bước đi thoải mái, tự nhiên và nụ cười rộng mở, đầy chân tình của Bác, tất cả nói lên nhiệt tình của người chủ hiếu khách, như thể Bác chờ đợi cuộc gặp gỡ này từ lâu, đã làm cho Tiêu Văn có phản ứng bất giác đó”.

Năm 1946, trước khi lên đường thăm chính nước nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm tay và dặn lại cụ Huỳnh Thúc Kháng – nhà cách mạng lão thành, quyền Chủ tịch nước: "Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ ở Cụ cùng với anh em giải quyết. Mong cụ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”[11]. Tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể coi là đỉnh cao của nghệ thuật giao tiếp, lấy mục tiêu không thay đổi là độc lập, thống nhất Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân làm gốc, tùy điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tùy từng lĩnh vực và đối tượng cụ thể mà có sự vận dụng linh hoạt, uyển chuyển những phương pháp, cách thức giao tiếp khác nhau cho phù hợp. Nét đặc sắc trong nghệ thuật giao tiếp ấy, không chỉ đem lại thành quả lớn lao cho cách mạng Việt Nam, mà còn làm cho tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người mãi mãi trường tồn và tỏa sáng.

Trên đường từ Pháp về Việt Nam, Đô đốc Đácgiăngliơ xin gặp Người với mục đích diễu võ dương oai, uy hiếp tinh thần. Đến lúc gặp, Người chủ động ôm hôn Đô đốc Pháp làm các đồng chí cùng đi thắc mắc, Người giải thích: "Đánh nhau thì đánh nhau, mình hôn nó một cái thì có mất gì!". Trong buổi chiêu đãi, Người ngồi giữa, một bên là Đô đốc Hải quân Pháp, bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn Đông, Đácgiăngliơ bóng gió, dậm dọa: "Thưa ông Chủ tịch, ông đã được đóng bộ khung rất đẹp của hải và lục quân đó!". Người mỉm cười: "Giá trị là ở bức tranh chứ không phải bộ khung. Chính bức họa đem lại giá trị cho bộ khung!".

Chính vì tinh tế nên Chủ tịch Hồ Chí Minh rất am hiểu các đối tượng giao tiếp và rất uyển chuyển trong cách giao tiếp: Nếu cần làm thơ thì Người sẽ làm thơ, cần viết văn thì Người sẽ viết văn hoặc vận dụng những áng văn thơ điển hình phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Khi đón Tổng thống Guinea Sekou Toure đến thăm Việt Nam tháng 9/1960, Người mượn ý lẩy Kiều để thể hiện tình cảm: “Bây giờ mới gặp nhau đây/Mà lòng đã chắc những ngày thanh niên”.

Sáng ngày 10/5/1963, tại sân bay Gia Lâm, khi đón Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ và Phó Thủ tướng Trần Nghị sang thăm Việt Nam, Bác cũng đọc thơ và câu thơ khi đó nay đã trở thành câu nói tượng trưng cho quan hệ hai nước: “Mối tình thắm thiết Việt-Hoa/Vừa là đồng chí vừa là anh em”

(Nguồn: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/net-dac-sac-trong-van-hoa-giao-tiep-ho-chi-minh-750333.tpo)

     Bài học rút ra ở Bác là khi giao tiếp thì hãy luôn đặt mình vào hoàn cảnh người đang giao tiếp, luôn đặt họ ở vị trí trung tâm của câu chuyện và khiến họ cảm thấy được quan tâm, trên hết những điều đó phải được xuất pháy từ lòng chân thành thì câu chữ, lời nói phát ra mới có sức lan tỏa lay động lòng người, không cầu kỳ, không xử dụng những từ ngữ gây khó chịu cho người nghe, khiến họ cảm thấy bản thân mình khó ưa, ra vẻ.

     Nói thật thì ở Bác có rất nhiều đức tình và những điều hay để học hỏi, nếu mà kể và bàn luận ra thì sẽ cần đến một bài luận về Bác, trên đây chỉ là một số kỹ năng mà ta có thể thấy nổi bật nhất của Người khi không nói đến các thành tự về văn học và chính trị của người. Mời các bạn tham khảo những cuốn như: Đường lối Đảng, Theo chân Hồ Chí Minh, Tôi Tự học,…và nhiều tác phẩm khác của Bác cũng như các nhà nghiên cứu khác.

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

119 lượt xem