Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Công Cụ Để Giải Quyết Vấn Đề Phức Tạp Tư Duy Thiết Kế (Design Thinking)

Theo diễn đàn kinh tế thế giới kỹ năng quan trọng nhất của năm 2020 là khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp. Lead The Change giới thiệu về công cụ giải quyết vấn đề là Design Thinking (Tư duy thiết kế) do Hasso-Plattner từ Học viện Thiết kế Stanford (d.school) đề xuất. D.school là trường đại học đi đầu khi đề cập đến giảng dạy Tư duy thiết kế. 

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các ngành sáng tạo, nhưng gần đây Tư duy sáng tạo đã trở thành một công cụ để giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề phức tạp được các tập đoàn lớn áp dụng như Apple, Airbub … hoặc dành cho các startup khởi nghiệp phát triển ý tưởng.

Nắm vững Tư duy thiết kế sẽ giúp bạn áp dụng vào bất kỳ vấn đề gì cần giải quyết mà không nhất phải là kinh doanh hay startup. 

Design Thinking (Tư duy thiết kế) 

Năm 1969, trong văn bản có sức ảnh hưởng lớn của Herbert Simon về các phương pháp thiết kế, “The Sciences of the Artificial,” Giải thưởng Nobel đã vinh danh ông khi phác thảo một trong những mô hình chính thức của quá trình Tư duy thiết kế. 

Xã hội của chúng ta đang trở nên phức tạp hơn; thông qua toàn cầu hóa và đổi mới công nghệ, nhịp sống của chúng ta đang tăng tốc, và cách chúng ta sống và làm việc ngày càng đa dạng và áp lực hơn. Đây là lúc Design Thinking phát huy tác dụng.

Lead The Chang tập trung vào mô hình năm giai đoạn do Hasso-Plattner từ Học viện Thiết kế Stanford (d.school) đề xuất. Theo d.school, năm giai đoạn trong Tư duy thiết kế bao gồm: Đồng cảm, Định nghĩa (vấn đề), Tưởng tượng, Quá trình dựng mẫu, và Kiểm tra. Hãy cùng xem kĩ hơn năm giai đoạn Tư duy thiết kế này.

1. EMPATHIZE – ĐỒNG CẢM 

Giai đoạn đầu tiên trong việc quyết vấn đề đó chính là bạn phải hiểu thật sâu vấn đề. Bạn chẳng thể giải quyết mà không mở vấn đề ra và xem nào bạn đang có những gì. Trong “Tư duy thiết kế” giai đoạn đó chính là bạn thấu hiểu và đồng cảm với vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết. 

Công cụ bạn có thể áp dụng:  5-Whys

5-Whys: Công cụ cực hữu dụng để tìm ra nguyên nhân gốc rễ (root-cause). Từ một câu hỏi Why ban đầu, chúng ta có thể tiếp tục đào sâu nguyên nhân bằng những câu hỏi Why tiếp theo cho đến khi vấn đề đó được mình đánh giá là cốt lõi bằng cách lặp lại câu hỏi “Tại sao?

2. DEFINE – XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 

Albert Einstein đã từng nói: “Nếu tôi chỉ có 1 tiếng đồng hồ để cứu thế giới, tôi sẽ dùng 55 phút để xác định vấn đề, và chỉ 5 phút để đưa ra giải pháp”.

Nghĩa là việc xác định vấn đề rất quan trọng. Nếu bạn không thể tìm thấy nút thắt làm sao bạn có thể gỡ đúng nút phải không?

Vì thế trong giai đoạn này, các thông tin được tạo ra và tập hợp ở giai đoạn Đồng cảm sẽ được đặt chung lại với nhau. Bạn sẽ phân tích, quan sát và tổng hợp chúng để định nghĩa trọng tâm vấn đề. Bạn nên tìm cách định nghĩa vấn đề như là một báo cáo với phương thức lấy con người làm trung tâm.

Lấy ví dụ, thay vì định nghĩa vấn đề theo mong muốn cá nhân bạn hoặc theo nhu cầu của công ty, như là “Chúng ta cần tăng 5% thị phần sản phẩm thực phẩm cho các thiếu nữ trẻ,” thì có cách tốt hơn nhiều là xác định vấn đề thành,  Mở rộng thị trường của các thiếu nữ cần ăn thức ăn bổ dưỡng để lớn nhanh, khỏe mạnh và trưởng thành.”

Công cụ dành cho bước định nghĩa là Biểu đồ Ishikawa

Biểu đồ Ishikawa hay phương pháp Ishikawa, biểu đồ xương cá, biểu đồ nguyên nhân – kết quả, là một phương pháp nhằm nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp trong quản lý, lãnh đạo.

3.  IDEATE – XÂY DỰNG Ý TƯỞNG

Trong giai đoạn ba của quá trình Tư duy thiết kế, các nhà thiết kế đã sẵn sàng bắt đầu tạo ra các ý tưởng.

Với nền tảng vững vàng như thế, bạn và những người khác, có thể là thành viên trong đội hoặc bất kỳ ai cùng bạn, để có thể bắt đầu sáng tạo – “Think outside a box”. Để từ đó xác định các giải pháp mới cho định nghĩa vấn đề mà bạn đã tạo ra. Có hàng trăm kĩ thuật xây dựng ý tưởng như là Brainstorm, Brainwrite, Brain Walk, Worst Possible Idea, và SCAMPER. 

Brainstorm và Worst Possible Idea thường dùng như cách kích thích suy nghĩ tự do và mở rộng không gian vấn đề. Nhận ra càng nhiều ý tưởng hoặc giải pháp cho vấn đề ngay tại giai đoạn bắt đầu của Xây dựng ý tưởng là điều rất quan trọng. 

4. PROTOTYPE – LÀM MẪU THỬ

Với những ý tưởng của bước 3 – Ideate, chúng ta làm thành prototype – làm mẫu thử. Mẫu thử ở đây là mẫu cơ bản,  thực hiện nhanh và có thể điều chỉnh được. 

Nếu ví dụ đối với những nhà khởi nghiệp, họ sau khi thấu hiểu khách hàng của mình (insight), phân tích và quan sát để tìm ra vấn đề của họ. Sau đó xây dựng các ý tưởng để giải quyết vấn đề đó ở bước 3 thì bước 4 đó chính là biến ý tưởng thành mẫu thử. 

Mẫu thử có thể ở dưới dạng nhiều hình thức như phác thảo & sơ đồ, lắp ráp, mẫu thực, mẫu giả,…

Ở bước này, Tư duy thiết kế đã giải quyết vấn đề lỗ hổng giữa ý tưởng và thực tế, bởi vì khi suy nghĩ sẽ còn mơ hồ và thiếu thực tế khi thực hiện. Nên prototype để hiện thực hóa suy nghĩ của mình.

5. TEST –  KIỂM TRA SẢN PHẨM

Có prototype rồi, bạn mang cho khách hàng của mình dùng thử, để đo lường mức độ thành công, tìm ra điểm đúng sai, hướng khắc phục và cải tiến sản phẩm. 

Khi kiểm tra sản phẩm, điều quan trọng bạn phải thu thập phản hồi, tổng hợp làm căn cứ để cải tiến sản phẩm của mình.

Điểm quan trọng của Tư duy thiết kế đó là quá trình lặp đi lặp lại và linh hoạt các bước. Bởi vì nếu sau khi test không thành công, bạn quay lại bước 1, nhưng với những thu thập ở bước 5 sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều sai phạm nữa. 

Đó là tất cả những gì, bạn có thể áp dụng để giải quyết mọi vấn đề từ cơ bản tới phức tạp. Đặc biệt với những ngành sáng tạo như marketing và các startup phát triển idea của mình. Đây là cách rất hữu dụng. 

Link bài viết 
Nhiều bài viết hơn


Bài viết thuộc về cộng đồng Lead The Change, một cộng đồng toàn cầu dành cho giới trẻ và startups. 

Website: https://leadthechange.asia/

Email: [email protected]

Hotline: +84 933 574 688

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,021 lượt xem