Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hành Trình Chinh Phục Các Tập Đoàn Đa Quốc Gia - Quy Trình Tuyển Chọn Chung: Vòng CV, Reasoning Test, Initial Interview, Group Discussion & Final Interview

Phần nội dung dưới đây chỉ là tổng quát của từng vòng và những điều mình khuyên các bạn “cần phải làm” nếu các bạn muốn tăng khả năng được tham gia vào vòng tiếp theo hơn.

1. VÒNG CV

Đây là vòng khởi đầu của hầu hết các chương trình tuyển dụng. Đối với vòng này bạn cần phải chú ý thời gian chút vì theo kinh nghiệm của mình MT trước đây được chia vào 2 thời điểm trong năm.
  • Thời điểm 1, tầm tháng 3, tháng 4 – một số công ty như Unilever, PepsiCo, Vinamilk,…
  • Thời điểm 2, tháng 6 – 7 – Prudential, BP,… nhưng vài năm trở lại đây thì có một số công ty tổ chức MT vào cuối năm, từ tháng 10 – 12 như Manpower, Friesland Campina, BAT, thậm chí là cả Prudential.
Đối với vòng này thì nhìn tưởng dễ nhưng lại khó vô cùng. Có một điều các bạn nên biết là nhà tuyển dụng chỉ mất 5 – 10 giây để nhìn CV của bạn (cái này có thể không hoàn toàn chính xác với MT, một chương trình dành cho các bạn không có nhiều kinh nghiệm nhưng mình cứ đưa con số này ra đây như một cơ sở để các bạn tham chiếu).

VẬY TẠI VÒNG NÀY, CV CỦA BẠN CẦN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ LỌT MẮT XANH NHÀ TUYỂN DỤNG?
Quay trở lại vấn đề “tưởng dễ nhưng mà khó”, vì ngồi viết CV thì dễ nhưng để có gì viết vào CV mới khó – phần này chính là các công việc mà bạn tích luỹ được từ thời Đại học. Như mình, mình không học Đại học ở các trường top mà học ở trường Dân lập – Đại học dân lập Thăng Long – nên ngay từ đầu lúc mới vào trường mình đã xác định là mình sẽ bị yếu thế hơn nếu sau 4 năm học tất cả những gì mình có chỉ là một tấm bằng, mình sẽ không thể cạnh tranh với các bạn đến từ FTU, NEU, RMIT hay các trường top khác được. Do vậy mình lên kế hoạch tham gia các hoạt động và tham gia theo chiều sâu thay vì chiều rộng, tức là từ thành viên lên thành nhóm điều hành và cuối cùng là mình sáng lập ra hẳn 1 clb mới nhờ sự bảo trợ của 1 NGO mà mình đã làm việc trước đó cho họ. Và đây chính là một trong những điểm nhấn trong CV của mình vì mình show được rất nhiều kỹ năng trong quá trình hoạt động thời sinh viên. Do vậy, để có 1 CV tốt trước hết bạn phải ý thức được rằng mình phải dành thời gian xây dựng nó.
  • Khi viết CV cần chú ý cách dung ngôn từ (động từ, tính từ, trạng từ) sao cho nổi bật các thành tích của mình hơn ví dụ như successfully, strongly, execute, organize, plan, implement,…(cái này mình soạn ra hẳn cả 1 file word để dạy cho lớp viết CV và interview, bạn nào cần thì đăng ký ở đây nhé xong mình gửi cho ^^). Lưu ý là phần này mình đánh giá là quan trọng nhất vì dùng đúng từ và viết đúng cách thì nó sẽ nâng giá trị của bản CV lên rất nhiều.
  • Thông tin cần chọn lọc, ngắn gọn, mang nhiều ý nghĩa thông tin về thành tựu của bản thân chứ đừng chỉ nói chung chung nhiệm vụ là gì vì cái này không có giá trị về mặt hiểu hơn về người viết CV.
  • Luôn trình bày theo chuẩn CV chuyên nghiệp, đừng làm màu mè hoa lá gì cả vì họ đang tuyển future leader chứ không tuyển designer  (trừ khi bạn apply cho ngành nào đòi hỏi tính sáng tạo và nghệ thuật cao)
  • Luôn cập nhật và sửa CV bằng cách đưa cho người khác đọc để xem họ nhận được ấn tượng gì khi đọc bản CV này.
CÓ MỘT CÂU MÀ NHIỀU BẠN (THẬM CHÍ CẢ MÌNH) BĂN KHOĂN: ĐÓ LÀ CÓ NÊN CÓ COVER LETTER KHÔNG?
Theo quan điểm của mình là : CÓ
Vì CV chỉ là tóm lược thông tin về bản thân bạn, nó chưa thể hiện được nhiều về mặt tính cách, trải nghiệm, cách bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề,…Như mình thì cover letter bao giờ cũng sẽ nói về hành trình thay đổi tư duy, trải nghiệm kiến tạo lên clb và đam mê của mình với vị trí/công ty mà mình đang apply. Việc viết cover letter tốt không chỉ giúp mình gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mà còn giúp mình self-reflect lại bản thân rất tốt, mình nắm được điểm mạnh, điểm yếu và câu chuyện mình sẽ dung để sell bản than là gì, từ đó giúp mình chuẩn bị tốt hơn trong các vòng phỏng vấn sau.


Để làm CV tốt hơn các bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Bảo Minh (1), trích dẫn từ Tomorrow Marketer:
– Hãy tự viết ra 1 file word, tạm đặt tên là “Reflection”. Trong 4 năm Đại học, bạn đã làm những gì, ở đâu, với ai, tham gia cái gì, tổ chức nào… Có những chuyện vui buồn gì đã xảy ra, bạn đã hành động ra sao, mọi người suy nghĩ hoặc nhận xét gì về những điều đó. Hoàn thành file này có thể tốn kha khá thời gian để nhớ lại và viết xuống hết.

Trong file bạn Minh đã thực hiện, có chia làm 5 mục:

1. Về bản thân: Bạn thích gì? Ghét gì? Bạn có những nguyên tắc nào trong cuộc sống? Bạn mong muốn trở thành người thế nào? 5 năm nữa, bạn muốn mình đang ở vị trí nào, làm được gì rồi, theo đuổi ngành nghề nào, tại sao?
2. Quá trình học tập: Bạn có đạt được thành tích gì nổi trội? Có tham gia nghiên cứu khoa học? Hay có thích đặc biệt môn nào đó trong trường? Có bài thuyết trình nào được thầy cô khen tấm tắc? …
3. Hoạt động ngoại khóa: Bạn có tham gia CLB – Đội – Nhóm nào? Vai trò và đóng góp của bạn? Những điều bạn học được từ nơi đó? Có tình huống làm việc nhóm nào khiến bạn nhớ mãi? Có lần nào bạn được dẫn dắt một nhóm người?… Trong tiêu chí tuyển chọn của MT, luôn có phần đánh giá kĩ năng làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo của thí sinh. Do đó, chuẩn bị mục số 3 này càng kĩ, bạn càng dễ tỏa sáng hơn trong các vòng loại.
4. Công việc làm thêm bán thời gian: Bạn có từng làm phục vụ bàn, nhân viên bán vé xem phim hay trợ giảng tiếng Anh? Bạn học được gì từ công việc đó, và những người xung quanh? Công việc đó giúp bạn rèn luyện thêm về kĩ năng nào? …
5. Các kì thực tập: Kì thực tập đó giúp bạn nhận ra những điều khác biệt nào giữa thực tế và sách vở? Kì thực tập cho bạn kĩ năng hay kiến thức gì? Và nó có cho bạn thêm lợi thế gì khi tham gia thi tuyển MT? Phần này cũng quan trọng không kém. Những kì thực tập giúp bạn có tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn, cập nhật được tình hình chung của thị trường, và định hướng bản thân rõ hơn, trong việc bạn thích hay không thích công việc nào.
References:


2. VÒNG 2 – REASONING TEST

Bạn đã qua được vòng CV, bước tiếp theo là chuẩn bị tinh thần cho Reasoning Test, hay Aptitude Test, Logical Test hay IQ Test,… nhìn chung là vòng kiểm tra để đánh giá kiến thức, tư duy cũng như tính cách hay khả năng tiềm ẩn của ứng viên. Qua được vòng này, số lượng ứng viên sẽ giảm từ vài nghìn xuống chỉ còn vài trăm.

Rất nhiều bạn chủ quan với vòng này vì nghĩ nó chỉ đơn thuần là bài test IQ thì đơn giản, nhung bạn đừng nên chủ quan, vì thứ nhất, Reasoning Test gồm rất nhiều dạng, không chỉ là câu hỏi IQ thông thường; thứ hai, với số lượng hồ sơ cực lớn lên đến hàng nghìn, chỉ cần mắc 1 sai lầm nhỏ là bạn hoàn toàn có thể bị loại. Mình đã từng chứng kiến không ít bạn ra khỏi phòng thi mới phát hiện ra mình sai những lỗi rất ngớ ngẩn.

Và bạn biết gì không? Đề test của rất nhiều công ty thường được xây dựng theo phong cách của GMAT ( bài thi chuẩn mà nhiều trường đại học sử dụng làm một tiêu chí đánh giá trong điều kiện tuyển sinh đầu vào cho trình độ Thạc sĩ). Vì vậy, lời khuyên đầu tiên dành cho bạn chuẩn bị tham gia vòng thi này là hãy luyện tập thật kỹ.


Tùy theo vị trí ứng tuyển mà mỗi Công ty sẽ đưa ra một dạng bài kiểm tra phù hợp. Bạn ứng tuyển cho Big 4, bạn sẽ cần có kiến thức mạnh về mảng Tài chính/Kế toán; Bạn ứng tuyển cho các Công ty về hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bạn sẽ cần có hiểu biết về kiến thức kinh tế, số liệu và tư duy logic. Những Công ty như Prudential, Samsung,… thì tập trung vào bài thi IQ và Numerical Reasoning. Sau đây là 1 số dạng bài test phổ biến:

– Numerical reasoning test: Các câu hỏi liên quan tới thống kê, số liệu, biểu đồ
– Verbal reasoning test: Các yêu cầu về đọc hiểu
– Intray exercises: Các tình huống trong môi trường làm việc yêu cầu cách giải quyết hoặc ưu tiên công việc
– Situational judgement tests: Các bài test tâm lý nhằm đánh giá khả năng phán đoán của bạn khi giải quyết công việc
– Cognitive ability test: Đánh giá tư duy nói chung, bao gồm nhiều dạng câu hỏi
– …
Đối với nhiều nhà tuyển dụng, ứng viên không chỉ cần biết làm đúng, mà còn phải làm nhanh vì mỗi bài test sẽ có giới hạn thời gian nhất định. Vậy lời khuyên tiếp theo dành cho bạn: trả lời câu hỏi là chưa đủ, mà phải suy nghĩ và chọn đáp án thật nhanh. Bạn có thể tham khảo một số link sau và thử sức nhé:

3.VÒNG 3 – INITIAL INTERVIEW

Vòng 3 là cơ hội để bạn được gặp gỡ & phỏng vấn với bộ phận Nhân sự (HR Manager) hoặc quản lý phòng ban mà bạn ứng tuyển vào (Marketing, Finance, Sales…), thời gian mỗi buổi phỏng vấn trung bình khoảng 20-30 phút.
Buổi phỏng vấn sẽ là thời điểm để Công ty đánh giá tính cách, thái độ và tác phong của bạn, hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện các thế mạnh của bản thân. Bạn hãy lưu ý thật kỹ những điều sau nhé:

1. TRƯỚC KHI PHỎNG VẤN:
– Trang phục: Chuyên nghiệp. Một tác phong gọn gàng, chỉn chu, chuyên nghiệp sẽ gây ấn tượng đầu tốt
– Đến đúng giờ, tốt nhất là đến sớm khoảng 10 phút
– Tìm hiểu kỹ về sản phẩm, văn hóa, …của Công ty; tìm hiểu thêm về vị trí của Công ty trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh
– Luyện tập các câu hỏi phỏng vấn thường gặp (giới thiệu về bản thân, động lực làm việc, kinh nghiệm làm việc, sở thích, mục tiêu tương lai…)
– Chuẩn bị các câu hỏi mang tính “nâng cao”: giải quyết tình huống, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, bạn sẽ làm gì nếu được chọn làm MT,…

2. KHI VÀO PHỎNG VẤN:
– Thái độ tự tin, tươi cười và bình tĩnh. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá bạn chỉ trong 5 giây đầu, vì thế đừng tỏ ra quá lo lắng hay sợ hãi nhé, họ cũng không ăn thịt bạn đâu
– Giao tiếp bằng mắt (không nhìn chằm chằm nhé)
– Luôn thành thật khi trả lời các câu hỏi. Đừng nói không thành có, vì đối với các nhà tuyển dụng, việc phát hiện ứng viên nói dối không có gì khó khăn cả.
– Thể hiện bản thân là người có quyết tâm và cam kết làm cũng như đóng góp lâu dài cho chương trình MT nói riêng và công ty nói chung.
– Phần này khó, để review từng công ty mình sẽ nói kĩ hơn.
 

4. SAU KHI PHỎNG VẤN:
Đừng quên cám ơn người phỏng vấn trước khi ra về, đồng thời gửi follow-up email sau đó. Ngoài ra, 1 tip rất hay đó là bạn có thể hỏi về feedback của phỏng vấn viên ngay sau buổi phỏng vấn, sẽ có rất nhiều phỏng vấn viên đưa ra cho bạn những feedback “cực chất” và đây là những lời khuyên hữu hiệu cho các buổi phỏng vấn sau đó của bạn.
Sau khi các bạn đã vượt qua được vòng CV, Test và Initial Interview thì…. BANG! vòng tiếp theo của các bạn sẽ là Group Discussion (thường diễn ra 1 buổi) hoặc là ở 1 số chương trình MT thì gọi là Assessment Center (AC) – diễn ra hẳn 1 ngày và là sự kết hợp của Group Dicussion, Presentation, Final Interview/Panel Interview (như Unilever, Chevron là từ 9h30 – 6h15). Nếu đã là vòng kết hợp như vậy thì chúc mừng các bạn, vì đây là vòng cuối cùng mà các bạn cần phải vượt qua để bước chân vào được MNC mà các bạn mong muốn.
Ở vòng này các bạn sẽ được phân vào một nhóm làm việc từ 5 – 10 người để discuss và giải quyết 1 cái case/topic/tình huống mà công ty đưa ra trong 30 – 45ph. Đến cuối giờ cả nhóm hoặc một vài thành viên sẽ trình bày cách giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi mà BGK đưa ra. Đối với các công ty làm hẳn thành 1 AC thì các bạn thậm chí còn phải làm 1 cái individual task là xử lý 1 cái case liên quan tới function của mình và trình bày nó trước hội đồng BGK.

VÒNG 4: GROUP DISCUSSION & FINAL INTERVIEW

1. GROUP DISCUSSION/ASSESSMENT CENTER

Khi đã tới được vòng này rồi thì các bạn sẽ biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai và trình độ của mình tới đâu so với họ. Mình có cơ hội vào được vòng cuối của Unilever, Prudential, Nestle, BAT nên để ý thấy 1 điều rằng hầu hết các ứng viên ở vòng cuối đều là du học sinh và họ phải nói là cực kỳ cực kỳ xuất sắc. Những candidates được chọn cũng hầu hết là du học sinh (lý do thì mình sẽ diễn giải ở dưới). Đây là phần theo mình đánh giá là nhiều thứ để học hỏi nhất, học hỏi từ các ứng viên khác, từ feedback của ban giám khảo cho tới học hỏi từ bản thân trong quá trình xử lý case studies nên các bạn cố gắng vào tới vòng này, đảm bảo khi trở ra (dù đỗ hay trượt thì cũng sẽ trở thành 1 con người khác).

Quay trở lại việc tại sao trong vòng Group Discussion hay AC thì các bạn du học sinh lại có tỷ lệ pass cao hơn. Cái này theo mình nhận xét là do khả năng ngôn ngữ, interpersonal skills cũng như critical thinking của các bạn có vẻ tốt hơn so với các bạn sinh viên trong nước. Cụ thể như những skills như teamwork, active listening, communication, time management, problem , critical, logical thinking,… thường không được tốt cho lắm và bị lép vế hoàn toàn khi so sánh với các bạn du học sinh.
Sau khi mình fail một số chương trình và hỏi han từ các bạn pass là làm thế nào mà bạn ý có thể giải quyết các case này, case kia 1 cách nhanh chóng và tốt như vậy thì câu trả lời là các bạn ý đã được học cách xử lý case studies và practice rất nhiều lần ở môi trường Đại học nước ngoài rồi nên khi làm những cái này đều cảm thấy bình thường và không bị ngợp (tại sao mình nói ngợp vì hồi mình thi Unilever, mình phải xử lý 1 cái case dài 10 trang với hàng loạt số liệu, tất cả chỉ trong vòng 1 tiếng).


Đối với vòng AC thì có những điều sau, theo quan điểm của mình, mà bạn cần phải chú ý:
– Đừng quá tập trung vào KẾT QUẢ mà bỏ ra QUÁ TRÌNH. Với nhiều chương trình MT, họ đôi khi không hướng tới việc bạn ra được kết quả cuối cùng như thế nào mà quan tâm hơn đến quá trình bạn xử lý các case đấy ra sao và thể hiện các kỹ năng như teamwork, leadership, problem solving,… như thế nào.
– Hãy luôn xung phong làm leader nhưng đừng aggressive quá mà hãy persuasive. Đừng bao giờ xếp mình vào dạng chỉ để hỗ trợ người khác, nếu vậy bạn không phù hợp với MT vì MT chỉ tập trung tuyển những người làm Future Leader.
– Nếu không làm leader, hãy là thành viên tích cực. Tích cực ở đây là bạn phải thể hiện mình có những constructivehoặc critical ideas cho nhóm, đừng lấn át, chê bai hay là kẻ phá bĩnh, hãy thể hiện ra mình là 1 mắt xích quan trọng và hỗ trợ cho nhóm đi đến phương án tốt nhất.
– Hãy luôn chú ý đến thời gian. Mình đã từng trải qua kinh nghiệm đau thương là chỉ để discuss 1 vấn đề nhỏ nhưng cả nhóm dành đến 30% quỹ thời gian để nói về cái đấy chỉ vì kỹ năng decision making và time management kém.
– Trước khi bắt đầu xử lý vấn đề gì, hãy đưa ra quá trình làm việc (framework) cho nó trước. Bằng cách này nó sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro về mặt quản lý thời gian không tốt hay không biết cách bắt đầu từ đâu.

2. VÒNG FINAL INTERVIEW.

Vòng này còn được biết tới là In-depth Interview – phỏng vấn chuyên sâu. Bạn sẽ có cơ hội được phỏng vấn với CEO, Manager, hay các vị trí senior khác của công ty mà bạn ứng tuyển. Họ sẽ hỏi bạn rất nhiều về tính cách cá nhân, khả năng ứng biến (behavorial questions) hay xử lý (situational questions), định hướng nghê nghiệp (career objectives). Tất cả những câu hỏi này chỉ để dẫn tới việc là họ xem tính cách của bạn (kỹ năng thì đã được kiểm chứng từ các vòng trước rồi) có phù hợp với môi trường, văn hoá của công ty không.
Vậy nên lời khuyên ở đây là bạn hãy nghiên cứu về công ty thật kỹ để có “chẳng may” được vào vòng Final Interview thì phải có 1 chiến thuật trả lời câu hỏi phù hợp với các tiêu chí về văn hoá, môi trường làm việc của công ty. Hãy cẩn thận vì đây là vòng bạn sẽ phải đối mặt với các phỏng vấn viên vô cùng lão luyện, họ sẽ xoay bạn rất nhiều và luôn đặt bạn vào tình huống “có thể nói hớ”.


Hãy đảm bảo bạn nghiên cứu kỹ về văn hoá/môi trường làm việc của công ty trước khi bắt đầu Final Interview.
Hy vọng những chia sẻ của mình ở phần 4 này sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về chương trình MT.

Theo impactus.com.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,292 lượt xem