Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Hướng Dẫn Chi Tiết Các Kỹ Năng Làm Phần Reading Trong Bài Thi Tiếng Anh Bạn Cần Biết

Một vấn đề chúng ta thường gặp khi bắt tay vào làm đề Reading  trong bài thi tiếng Anh là thiếu thời gian, không kịp kiểm soát và kiểm tra lại các câu hỏi. Do vậy, tốc độ là một yếu tố quan trọng để hoàn thành bài học trong thời gian hạn chế. Skimming và Scanning là hai thủ thuật hữu hiệu giúp bạn đẩy nhanh tốc độ, nhanh chóng nắm bắt nội dung bài đọc và tìm được câu trả lời chính xác. Tuy nhiên nhiều bạn nhầm lẫn và chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hai kỹ năng này.

Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về hai kỹ năng này nhé!!

1. Skimming

Skimming là gì?

Skimming là đọc lướt thật nhanh qua một cuốn sách, một bài báo hay đoạn văn nhằm mục đích nắm bắt nội dung chính của bài đọc (general information) hay có ấn tượng tổng quát về cái mà tác giả đang nói tới mà không đi sâu vào bất cứ nội dung nào.

Skimming có tầm quan trọng như thế nào?

Khi bạn gặp một đoạn văn quá dài mà thời gian thì giới hạn thì Skimming là một công cụ hữu ích. Skimming giúp bạn giảm thời gian đọc vì khi Skimming bạn đọc với tốc độ gấp khoảng hai lần so với tốc độ đọc trung bình. Thay vì chú tâm đến chi tiết, bạn chỉ lướt qua tiêu đề (title), câu chủ đề (topic sentences) và câu cuối (concluding sentences) để nắm được ý chính của bài đọc.

Skimming giúp bạn đọc được nôi dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn nêu lên trong từng đoạn, xem tác giả đang phản đối, đồng tình hay trung lập, nắm bắt được những thông tin quan trọng qua đó quyết định được bạn nên đi sâu vào đọc đoạn đó hay không. Do đó, khi gặp các câu hỏi dạng main ideasmatching headings/summaries, Skimming sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời nhanh chóng và chính xác.

Phương pháp thực hiện Skimming hiệu quả là gì?

Tùy thuộc vào trình độ của ngươi học khác nhau mà có những phương pháp Skimming khác nhau. Tuy nhiên bài học này sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp Skimming thông dụng nhất và được đánh giá là đem lại hiệu quả hơn hẳn. Kỹ thuật Skimming có thể thực hiện qua 3 bước dưới đây:

  • Bước 1: Đọc phần tiêu đề (title) của bài viết đó, sau đó đọc đoạn mở đầu để xác định nội dung chính trong bài viết.
  • Bước 2: Đọc câu chủ đề (topic sentences) của từng đoạn, câu chủ đề thường là câu đầu tiên của bài text. Nhưng đôi khi đạn văn lại được mở đầu bằng câu hỏi hay cau dẫn dắt, thì khi đó topic sentences lại thường nằm cuối đoạn.
  • Bước 3: Đọc vào đoạn văn, chú ý trả lời các câu hỏi who, what, which, where, when, why. Chú ý đến các danh từ, con số, các từ được in đậm hay viết hoa vì những từ nay chứa thông tin quan trọng.

Người đọc cần nắm được logic trình bày của bài bằng cách dựa vào các marking words( từ dấu hiệu) như: because, firstly (đầu tiên), secondly (thứ hai), finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao gồm) và những từ chỉ thời gian  khác, v.v. Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nhận ra đoạn  văn được trình bày theo cách nào: listing (liệt kê), comparisoncontrast (so sánh-đối lập), time-order (theo thứ tự thời gian), và cause-effect (nguyên nhân-kết quả).

Bạn thấy đấy kỹ năng skimming rất quan trọng vì  vậy hãy cố gắng giúp mình nắm được kỹ năng này một cách thành thạo nhé!

Đọc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải với một tốc độ nhanh. Đây là đọc lấy ý nên các bạn không nên bỏ qua bất cứ đoạn nào của bài để “lướt” cho nhanh vì như vậy sẽ rất dễ bị mất ý. 

Một số mẹo giúp Skimming hiệu quả hơn:

  1. Bỏ qua các từ bạn không hiểu nghĩa. Tập trung vào những từ mà bạn không biết sẽ làm giảm tốc độ đọc của bạn.
  2. “Skim” các động từ trong câu. Sự thay đổi của động từ là dấu hiệu cho thấy nội dung của đoạn văn đang thay đổi.
  3. Skim “từ khóa” để hiểu nội dung tổng quát của toàn dạng văn đang đọc. Ví dụ “Skim” theo dòng để tìm kiếm các từ hay xuất hiện trong bài. Nên nhớ rằng, tác giả phải tránh việc lặp từ trong bài viết, vì vậy, họ thường sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms) để thay thế.
  4. Đọc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải theo đừơng zic-zac với một tốc độ nhanh nhưng không nên bỏ qua bất cứ đoạn nào vì như vậy dễ làm mất ý.
  5. Khi đủ tự tin Skim từ phải qua trái và từ trái qua phải và cứ tiếp tục như vậy. Bằng cách này bạn sẽ đỡ tốn thời gian cho việc di chuyển mắt về vị trí đầu dòng.
  6. Nên sử dụng bút chì để rèn luyện sự nhanh nhạy đôi mắt trong quá trình luyện tập skim. Khi dùng bút chỉ dẫn đường bạn sẽ dõi theo cây bút nên tiết kiệm thời gian hơn.
  7. Skim các phần cuối của các câu: thông thường, câu sau sẽ nối ý câu trước, một câu thường được chia thành hai thông tin: phần đầu câu tiếp tục thông tin của câu trước và phần cuối câu đưa ra thông tin mới. Vì vậy, chú ý vào phần cuối của đoạn văn.

2. Scanning

Scanning là gì?

Trong khi Skimming là đọc “lướt” qua tất cả các đoạn của bài text để nắm bắt được nội dung chính (general information) hay đại ý chứ không đi sâu vào nội dung của bất kỳ đoạn nào thì Scanning lại là “quét” nhanh bài khóa với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi (specific information).

Scanning cực kỳ quan trọng trong bài thi đọc vì đôi khi qua phần Skimming bạn đã nắm bắt được những ý chính nhưng để trả lời được câu hỏi của các bài đọc thì bạn cần chú ý vào cách sử dụng từ ngữ của tác giả, nếu không bạn sẽ rất dễ bị lừa (giữa ý kiến, quan điểm trong bài và thực tế; giữa đúng và sai; những từ như not, didn’t,  tiền tố phủ định, ý khẳng định hoặc phủ định lại vấn đề đặt ra…).

Scanning được áp dụng cho các dạng bài như True – False – Not given, multiple choices, complete the summary…..

Sử dụng Scanning khi nào?

Scanning được áp dụng khi tìm kiếm các dữ liệu trong bài viết như tên riêng, số liệu, ngày tháng hoặc các cụm từmà không cần nắm được nội dung của bài text. Do đó Scanning rất hữu ích khi gặp các dạng câu hỏi như True-False-Not given, multiple choices, complete the summary.

Các bước Scan một văn bản hiệu quả:

  • Bước 1: Phân tích câu hỏi và tìm từ khóa (key words) hay từ chứa nội dung (content words), các từ này thường là danh từ (nouns), động từ (verbs), và tính từ (adjectives). Những từ này được gọi là từ chứa nội dung vì chúng biểu thị nội dung hoặc ý nghĩa của một câu.
  • Bước 2: Xác định xem thông tin đó có trong đoạn văn nào của bài đọc theo trí nhớ sau phần Skimming và “quét” nhanh một lượt để định vị chính xác vị trí của thông tin cần tìm.
  • Bước 3: Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc cẩn thận những câu có liên quan đến để hiểu rõ điều mà tác giả đang muốn nói và trả lời câu hỏi. Chú ý đến những câu trúc câu phức vì chúng thường khiến người đọc bối rối và nhầm lẫn trong việc xác định thông tin tìm kiếm.

Scanning như thế nào là hiệu quả?

Bạn đang scan theo chiều nào? Nếu bạn đang scan theo chiều tư trái sang phải thì bạn đang mắc phải một vấn đề mà đa số những người mới học reading mắc. Tại sao lại như vậy? Khi bạn Scan từ trái qua phải, bộ não của bạn sẽ tự động phân tích nội dung văn bản giống như khi đọc, như vậy sẽ rất tốn thời gian và bạn làm sai mục đích của kỹ năng Scanning, Scanning có nghĩa là “quét, dò” các từ cần thiết.

Dưới đây là hai kỹ thuật Scanning giúp bạn Scan hiệu quả hơn.

Technique 1: Scan theo kiểu trái – phải, phải – trái

Cách này có nghĩa là bạn không Scan toàn bài theo dạng thuần túy từ một phía mà là cả từ hai phía, liên tục không ngừng nghỉ cho đến khi tìm được từ cân tìm. Khi bạn đủ tự tin với trình độ của mình rôi thì hãy thử cách này, bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian khi không cân phải quay lại đầu mỗi dòng nữa.

Technique 2: Scan theo kiểu zig-zac

Người đọc Scan theo đường zic – zac từ phải sang trái, các bạn hoàn toán không đọc ở cách này, mà thuần túy là Scan, ban đầu bạn nên thưc hiện ở tốc độ chậm sâu đó tăng dần tốc độ, sau một thời gian thực hành bạn sẽ thấy tôc độ của mình “đỉnh” như thế nào.

Bạn cũng có thể Scan theo hướng từ trái sang phải, nhưng hãy nhớ bạn đang Scan chứ không phải “read”.

Ngoài ra còn 1 kỹ thuật Scan mà người đọc ở trình độ cao thường sử dụng: Scan tâm điểm

Đây là trình độ “khùng nhất”, các bạn tập trung nhìn vào giữa đoạn văn (look at the center), không di chuyển con ngươi (nhớ là đoạn văn chứ không phải câu). Từ điểm trung tâm đó, các bạn bao quát được tất cả các từ xuất hiện trong đoạn văn mà không di chuyển con ngươi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thử kỹ thuật này khi đạt đến trình độ Advance nhé!

Những mẹo giúp Scan hiệu quả hơn:

  1. Luôn ghi nhớ trong đầu rằng bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Nếu bạn định hình được dữ liệu cụ thể, những thông tin ấy thường sẽ xuất hiện rõ ràng hơn so với những từ ngữ xung quanh và bạn đỡ mất thời gian.
  2. Chú ý đến loại thông tin đang tìm kiếm – đó là những con số, ngày tháng, địa điểm hay tên riêng.
  3. Phân tích cấu trúc của bài đọc (bằng Skimming) sẽ giúp bạn định vị được khoảng chứa thông tin dễ dàng hơn.
  4. Nếu là tài liệu quen thuộc hoặc tương đối ngắn, bạn có thể Scan toàn bài text tổng một lần tìm kiếm.
  5. Nếu là tài liệu dài hoặc khó, hãy Skim một lần để xác định khoảng chứa thông tin cần Scan.
  6. Lướt mắt qua nhiều dòng cùng một lúc.
  7. Khi bạn thấy câu chứa thông tin bạn đang tìm, dừng lại đọc kỹ toàn bộ câu đó và câu có liên quan.
  8. Lướt qua những đoạn lớn của bài text mà không cần cố hiểu nghĩa, chỉ tìm từ cần tìm, phân vân nhiều về mặt ngữ nghĩa của từ sẽ làm tốn thời gian, như vậy sai mục đích của Scanning.

Theo toituduy.net

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

9,381 lượt xem