Nguyễn Trâm Anh@Kỹ Năng
4 năm trước
Kinh Nghiệm Ứng Tuyển Chương Trình Unilever Future Leaders Program
***Cho những chú cừu đeo nơ:
- Unilever Future Leaders Program là chương trình Management Trainee của Unilever, quốc gia nào cũng có một cái, bề dày lịch sử tại Việt Nam hơn 20 năm. Sống lâu lên bô lão, bạn này nổi tiếng, số lượng đơn nhiều, đào tạo phát triển bài bản.
- Chương trình sẽ mở đơn trong Tháng 1, 2020.
- CEO mới của Unilever trên toàn cầu là ông Alan Jope từng là UFLP những năm 90 ở Anh.
***Chú thích từ ngữ:
- Rotate cross function: Luân chuyển giữa các phòng ban, vd: từ Marketing sang Customer Development.
- Rotate in sub-function: Luân chuyển giữa các bộ phận trong Function, vd: trong Customer Development có Channel & Category Development – CCD, Shopper Marketing, E-Commerce…thì luân chuyển trong đó.
I. LÝ DO NÊN THI:
1. Có tiếng: Unilever có tiếng chọn người khó trên thị trường, lại là công ty top đầu, UFLP nghiễm nhiên trở thành chàng trai/ cô gái vàng của làng tuyển dụng. Một vị trí Manager tại Unilever đăng tuyển trên Vietnamworks thường yêu cầu ít nhất 5 – trên 7 năm kinh nghiệm, nhưng là UFLP, bạn sẽ trở thành Manager ngay khi vừa hết 3 năm. 3 năm nghe có vẻ dài, các chương trình khác có thể offer Manager khi hết 1 năm 2 năm, nhưng follow Page Xôi thì nên hiểu Manager cũng có Manager this Manager that =))
2. Có miếng: Là chương trình phát triển tài năng của Unilever, gần như những gì tốt nhất đều đưa về đây, đổi lại thanh xuân của bạn, xứng đáng hay không thì tùy cá nhân có câu trả lời riêng.
3. Chương trình 3 năm, có 2 track dành riêng cho 2 nhóm phòng ban:
Nhóm 1 – Customer Development, Marketing, Unilever Food Solutions:
(1) 6 – 7 tháng field sales: bán hàng thực tế, với nhiều chặng khác nhau, mỗi chặng từ 1 – 2 tháng, ví dụ: 1 – 2 tháng bán hàng ở kênh truyền thống, 1 – 2 tháng bán hàng ở kênh hiện đại, 1 – 2 tháng quản lý bán hàng...
(2) 2 năm rotate sub-function hoặc cross function từ 2 đến 3 lần: Rotate như thế nào có thể bạn đề xuất, nhưng Unilever quyết định, phụ thuộc vào career roadmap, nhu cầu của business, cũng như có vị trí trống vào thời điểm đó không. Không phải cứ thích là được đi. =))
(3) 4 – 6 tháng international rotation: Tùy vào phòng ban và career roadmap của bạn UFLP, bạn có thể đi các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia,..., cũng có rất nhiều trường hợp UFLP không đi international mà giữ nguyên công việc hiện tại, sau đó tốt nghiệp là Manager luôn.
Nhóm 2 – dành cho Finance, Human Resources, Manufacturing, Supply Chain khá tương tự, chỉ có 2 điểm khác biệt:
(1) Giai đoạn field sales chỉ dài 2 tháng (2019)
(2) Finance và Human Resources sẽ chỉ rotate qua sub-function, chưa thấy trường hợp nào rotate cross-function.
(3) Manufacturing và Supply Chain có thể rotate sub-function & cross function.
Điểm Tin Hay Không, Kệ Bạn:
Có thể không cần đến 3 năm để hoàn thành UFLP. Nôm na là “đạt chuẩn” sớm thì có thể được xem xét xuất chuồng.
Giữa mỗi lần rotation đều sẽ yêu cầu UFLP review về performance với đánh giá của những người to nhất phòng ban, mentor, line manager... Trường hợp đứt gánh giữa đường khá ít, nhưng cũng không phải là không có.
II. FORMAT CÁC VÒNG THI: (Update 2019)
Thi thố của Unilever hơi lằng nhằng nên phần này sẽ cố gắng viết ngắn nhất có thể nhé.
Vòng 1: Application
Ứng viên cần phải hoàn thành HAI APPLICATION chúng bạn ạ.
Application 1 nằm ở Typeform, một cái system giống Google Form, yêu cầu:
(1) Thông tin cá nhân
(2) CV
(3) 1 hoặc 2 bài essay gì đấy xin lỗi không nhớ rõ =)) về chủ đề Lý do tại sao bạn ứng tuyển & kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa/ leadership.
Sau khi hoàn thành xong Application 1, sẽ nhận link tự động để làm Application 2, tạo tài khoản trên Taleo – một website tuyển dụng khá nổi tiếng, nhập thêm một số thông tin ngắn nữa, check một số thông tin.
*LƯU Ý: Application 2 có một số câu hỏi loại trực tiếp, gồm:
(1) Are you willing to relocate? => Trả lời No là tự động bị loại.
(2) Is Your GPA above 7.0 or equivalent? => Trả lời No là tự động bị loại
(3) Do you have more than 2 years of experience? => Trả lời Yes là tự động bị loại
3 cái này đều là tiêu chuẩn tuyển của UFLP rồi nên chúng bạn chú ý đừng đánh bậy là ôii hoàng tử hãy tha thứ cho người chị gái bị trúng lời nguyền.
Vòng 2: Online Games
Sau khi xong vòng 1, muộn nhất 1 ngày, nếu bạn không bị loại =)), bạn sẽ nhận thư mời tham gia vòng Games.
Vòng Games này bạn sẽ chơi các games được claim là “potential test” Pymetrics. Vui lòng tự Google thêm.
Lời khuyên của mình cho các bạn là vòng này không có đáp án đúng sai, cứ chơi đúng sức mình thôi đừng cố. =)) Đàn em Xôi thi vòng này chỉ có 2 loại: 1 là rớt tức tưởi, 2 là đậu mà không hiểu vì sao =))
*LƯU Ý: HR sẽ screen CV & essay của bạn để nếu bạn thuộc trường hợp rớt tức tưởi nhưng CV tốt thì sẽ tiếp tục gửi Email, gọi điện thoại mời tham gia tiếp vào vòng 3. Nếu không nhận được Email thì tự hiểu nhé. =))
Vòng 3: Online Interview
Làm qua Hirevue, một website quay video trả lời phỏng vấn. Theo thông tin Adele là mỗi phòng ban 1 đề riêng, đề gồm 4 câu, 3 câu tình huống liên quan đến phòng ban apply, và 1 câu là case study ngắn. Mỗi câu sẽ có thời gian chuẩn bị, sau khi chuẩn bị là quay video phần trả lời luôn một lần duy nhất, không được quay lại lần 2. Xong câu này đến câu khác.
*LƯU Ý QUAN TRỌNG: Khi làm vòng này nên sử dụng Laptop với đường truyền Wifi tốt, có camera & nghe rõ tiếng.
Vòng 4: Face To Face Interview
Đến đây thì bạn bắt đầu thấy sự hiện diện của con người =)), các bạn pass vòng 3 sẽ được liên hệ để gọi phỏng vấn Face To Face với HR tại Unilever, hoặc HR Consultant đang làm việc cho Unilever. Về đội HR Consultant, được biết là Unilever không chơi với Navigos cho phần này. thường sẽ làm với Joblinks hoặc Adecco. Các chú không ở Sài Gòn sẽ phỏng vấn Online qua website Zoom.us. Các câu hỏi theo nguồn tin Adele không tập trung nhiều vào kiến thức chuyên môn mà xoay quanh 4 chủ đề:
1. Tại sao thích Unilever?
2. Tại sao thích UFLP & nghĩ là mình hợp với UFLP?
3. Tại sao thích phòng ban mình ứng tuyển?
4. Các hoạt động mang tính leadership: từng tham gia chưa? Thử thách khó khăn bài học v.v...
Vòng 5: Assessment Center hay còn gọi là Discover U Day.
Các anh em ở Việt Nam pass vòng 4 sẽ được tài trợ vé máy bay vào Sài Gòn để đến văn phòng Unilever thi. Các anh em nước ngoài nếu muốn về thi thì tự bỏ tiền mua vé. Assessment Center thi theo phòng ban, trừ nhóm Customer Development, Unilever Food Solutions và Marketing sẽ thi chung, Manufacturing & Supply Chain sẽ thi chung.
Assessment Center của Unilever kéo dài đúng 1 ngày, từ 8h sáng đến xong thì khoảng 4 – 5h chiều. Đầu ngày thi sẽ có buổi briefing để biết năm nay thi cái gì, gồm những hoạt động nào, trước đó thì cấm có ai được hó hé gì. =))
Tất cả thí sinh của năm đó sẽ gom lại thi chung 1 ngày, chia làm nhiều Panel, mỗi Panel sẽ có ít nhất 2 – 3 director hoặc Vice Presidents của phòng ban đó, chia thành 3 vòng thi chính:
(1) Individual Presentation: Tất cả thí sinh có 60 phút để tự chuẩn bị cho 1 case study có chút kiến thức phòng ban, mỗi case study sẽ cho business context, business problems và đặt ra một số câu hỏi theo chuyên môn của phòng ban đó. Sau 60 phút, lần lượt mỗi bạn sẽ có 20 phút để thuyết trình trước Panel và 15 phút để Q&A với ASSESSOR. Lưu ý, số Panel sẽ giới hạn, nên các bạn có thể phải chờ bạn trước thi xong rồi mới được gọi tên mình thi Individual.
Sau khi thi Individual xong thì cũng đến giờ ăn trưa, các bạn được dẫn lên canteen của Unilever ăn trưa, nghỉ ngơi, tham quan văn phòng công ty rộng 4 tầng 4 mặt tiền, sau đó nghe thông báo kết quả ai được chọn vào Vòng Group, và thi tiếp buổi chiều.
(2) Group Discussion: Chia thành nhóm 6 – 8 người để cùng discuss về case study trong 1 tiếng, present trong 10 – 15 phút, sau đó Q&A với ASSESSOR. Không có debating giữa các bên. Ví dụ có 40 chú cừu Marketing/ Customer Development/ Unilever Food Solutions thi chung ngày thì sẽ có 5 Panel, chia ngẫu nhiên ứng viên, ngồi ở 5 phòng khác nhau và làm vòng này.
Sau vòng Group discussion, ASSESSOR sẽ ngồi lại thảo luận với nhau và chọn ra các bạn tham gia vòng cuối cùng
(3) Final Interview: Format thì không khác gì Face To Face, nhưng bạn không ngồi với HR mà ngồi với Vice President, Director của phòng ban đó nên kém sang thì dễ lang thang luôn nhé.
Một điểm cộng mình thấy ở UFLP, là các bạn rớt ở vòng nào thì sẽ khéo léo được gọi riêng vào từng phòng để gặp HR Manager để nhận feedback và coaching session về performance của bạn trong ngày thi đó. Cũng gọi là có tâm và added-value. =))
Một số trường hợp sau khi thi xong UFLP có thể được offer UFRESH: expertise track của Unilever. Có dịp mình sẽ viết tiếp về product cũng khá hay nhưng ít được quan tâm này của U.
IV. Một vài chú ý khi thi UFLP (Sửa lại Title phần 3 cho đỡ giật tít =)) )
1. Sức khỏe. =))
Mở đầu bằng một tiêu chí nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc. Xôi từng nghe nhiều phốt ứng viên thi Assessment Center giữa chừng phải bỏ về vì áp lực, không chịu nổi vì... dậy muộn nên không ăn sáng, không được ngủ trưa. (really Unilever?). Thi ở đâu cũng thế, giữ được sức khỏe và năng lượng máu lửa trong tất cả các vòng thi là cực kỳ quan trọng không đùa.
2. Hãy thấm nhuần tư tưởng Standards of Leadership.
Tham khảo thêm slide 38 tại http://bit.ly/2MW1sTg. Chương trình UFLP được đẻ ra để nuôi leader từ lúc vào cho đến hơn chục năm nữa cho Unilever (và cả thị trường lao động nói chung), nên hãy chắc chắn rằng mọi vòng thi, câu chuyện chúng bạn kể thể hiện được 7 yếu tố được đề cập trong cái vòng tròn sinh tử đấy.
3. Không tìm hiểu nhiều thì tốt hơn. =))
Nói cái này ra khi bài dài tới đây thì cũng sai trái, nhưng khi xem lại Profile của các UFLP được chọn thì lại thấy phần lớn, đến 70% các bạn không có tiếp xúc nhiều với Unilever từ trước khi thi UFLP. Xôi biết Unilever hay có nhiều chương trình dành cho sinh viên, nhưng hãy cẩn thận chọn lọc và biến nó trở thành chất riêng của mình, chứ không phải là “lặp lại những gì sách giáo khoa đã dạy”, nó dễ khiến người ta cảm thấy bạn chán vãi nồi.
4. Không phải cứ Unilever là phải aggressive. =))
Nghe nhiều đến độ mém tin là thi Unilever phải aggressive lắm, nhưng vài cái duyên cho Xôi gặp UFLP và thấy họ đa phần hiền như cục bột, mỏng manh như thủy tinh, chạm vào sẽ vỡ tan. Bù lại khi cần, có chính kiến, rất logic và khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh rất tốt dù accent nhiều khi là củ chuối củ khoai.
5. Học ngành nào không quan trọng, một em UFLP Supply Chain 2019 học Master ngành Luật, một em UFLP Marketing 2019 học Quan hệ Quốc tế của Nhân Văn. Không chỉ Unilever mà công ty nào thì chúng bạn nên vứt cái tên trường và tên ngành qua một bên.
Bật mí cái cuối cùng là lương UFLP cao vãi chúng bạn ạ, đừng tin chúng nó bảo lương U cho sinh viên mới ra trường thấp lắm, chúng nó lừa đấy
Nguồn: Ăn Xôi Xéo Khéo Đậu Em Ti
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
7,106 lượt xem