Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Kinh Nghiệm Writing Từ Học Sinh Giỏi Quốc Gia Môn Tiếng Anh.



Xin chào mọi người, mình là Mai Trung Hiếu, đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh năm học 2020-2021 (top 5 tổng điểm toàn quốc, top 1 phần điểm Writing & Lexico). Thời gian gần đây là lúc rất nhiều đội tuyển cấp tỉnh đang gấp rút chuẩn bị cho kì thi Học sinh giỏi Quốc gia sắp tới (thường được tổ chức vào cuối mỗi năm), và cũng là lúc mình nhận được nhiều tin nhắn từ các bạn hỏi về một số "tips" về kỹ năng Writing. Vì có nhiều tin nhắn quá mà thời gian có hạn nên mình không thể rep cá nhân được, nên chắc mình sẽ tóm gọn lại ở trong bài viết dưới đây. Một số chú ý trước khi các bạn đọc:
1. Bài viết này phù hợp với: (1) những bạn không có mentor - hoặc chưa có định hướng trong việc phát triển kỹ năng Writing, (2) những bạn đã luyện tập về kỹ năng Writing rất nhiều nhưng chưa thấy sự tiến bộ, (3) những bạn bắt đầu luyện tập kỹ năng Writing.
2. Mình muốn đem đến một số mẹo tương đối cá nhân của mình một xíu, nên có thể có khác biệt với những mẹo các bạn đã đọc trước đây.
3. Mẹo chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể thử. Thử là một quá trình không thể thiếu trong việc tìm ra phương án phù hợp nhất đối với bản thân đó.
4. Ở cuối bài post này sẽ là chút quà của mình - coi như lời cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết nha!
5. Mình đã có một bài viết riêng về cách phát triển lâu dài trong kỹ năng Writing, mọi người có thể xem lại ở tường nhà mình hoặc đường link sau đây: (https://www.facebook.com/permalink.php...)
Mình hiểu phần nào những khó khăn của các bạn, nên bình tĩnh nhé!
Mình gặp rất nhiều vấn đề khi bắt đầu với kỹ năng Writing. Mình có ngữ pháp, nhưng không có từ, diễn đạt lủng củng, không có ví dụ, dành 3 tiếng không viết nổi một bài viết Essay với đủ 3 phần, không hiểu nên triển khai ý tưởng thế nào cho logic,.... và 1001 những vấn đề không tên khác. Với biết bao nhiêu cản trở và sự tự ti như vậy, mình không muốn bắt đầu viết một bài essay, vì sau khi kết thúc thì những gì trên giấy giống như một thảm họa vậy. Mình bắt đầu đẩy công việc luyện tập Writing xuống thời điểm cuối ngày, rồi lại lấy cớ để delay nó ngày qua ngày.
Nhưng học thì vẫn phải học, mình đã thử một số cách khác nhau để mình dần làm quen với kỹ năng này hơn. Có thể mình may mắn hơn một số bạn khi có chị mình là học sinh chuyên Anh đã cùng mình trải qua quãng thời gian tương đối stress đó, nên mình vượt qua đỡ mệt nhọc hơn. Dần thì mình hiểu ra là, vấn đề sẽ luôn còn đó nếu mình không đối diện trực tiếp với nó - bằng việc cầm bút và viết. Mình cố gắng đặt nó là một trong những công việc ngày nào cũng phải hoàn thành. Lúc đầu nó hơi cực chút nhưng sau một thời gian thì mình cũng làm quen được. Rồi lại một khoảng thời gian sau nữa mình bắt đầu nhìn thấy một chút tiến bộ của bản thân, mình vui lắm! Vậy nên, các bạn đừng delay nó vì nó quá khó, cũng nên bắt đầu làm quen với nó nhé. Bởi, nếu bạn bước được bước đầu tiên, thì 1000 bước sau sẽ không phải là vấn đề với bạn nữa. Với cả hãy tìm bạn đồng hành với bạn trong những bước đầu tiên, để cùng thấy đỡ nặng nhọc nhé!
Vậy nên bắt đầu/ định hướng bản thân như thế nào?
1. Đặt mục tiêu cụ thể (hãy cố gắng lượng hóa và chia nhỏ nó)
Có thể mọi người chưa biết, mình học chuyên Anh khoảng 4 năm (trước đó mình học chuyên Toán), và lí do mình chuyển sang môn chuyên tiếng Anh có lẽ là (1) mình có được nhiều cơ hội phát triển bản thân theo hướng mà mình muốn - nhờ đó mà mình dành được Học bổng trao đổi của Bộ Ngoại giao Mỹ khi mới vào cấp 3, (2) mình kết nối được với nhiều người hơn, (3) mình giải trí không cần đến Vietsub (mọi người có thể thấy nhiều translation trên Netflix rất..., phải không? ). Chắc những mục tiêu mình đặt ra như thế này đã là một động lực lớn giúp mình phần nào, tránh việc nản khi cố gắng học một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, những mục tiêu này khá thực tế, và nó không thiên nhiều về mặt thành tích hay điểm số, nên mình cảm thấy không quá bị áp lực. Vậy đối với những ai mới bắt đầu học ngôn ngữ, mình nghĩ việc đầu tiên mọi người nên làm là tưởng tượng sau này nếu mình thành thạo ngôn ngữ đó, mình sẽ có gì. Sau đó, hãy biến nó trở thành một công cụ hàng ngày giúp mọi người kết nối đối với thế giới xung quanh nhé.
Đó là mục tiêu lớn của mình. Còn những mục tiêu nhỏ, khi mình tạo thói quen với Writing, mình sẽ chia nhỏ mục tiêu ra trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó lượng hóa nó. Ví dụ: 1:1:1:1 principle: 1 ngày - 1 bài Task 1 - 1 bài Task 2 - 1 tiếng tự review. Làm như thế cả quãng đường dài đến việc "master Writing skills" sẽ trông ngắn hơn và đơn giản hơn đó, các bạn cũng sẽ cảm thấy bản thân làm việc hiệu quả hơn đó.
2. Tìm vấn đề của mình trong phần Writing, và giải quyết từng vấn đề một.
Writing là kỹ năng bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác, về cách sử dụng từ, sử dụng ngữ, ... và mỗi người sẽ gặp một số vấn đề khác nhau. Chúng ta đừng quá vội, mà hãy giải quyết từng vấn đề một trước. Vấn đề nào vô cùng nghiêm trọng thì sẽ giải quyết trước, sau đó sẽ dần cải thiện những vấn đề khác sau.
Ví dụ: A hay bị chữa đỏ cả bài vì lỗi ngữ pháp. ⇒ A nên ưu tiên cải thiện ngữ pháp trước bằng những quyển sách chuyên về ngữ pháp.
Ngoài ra, về quan điểm của mình, ngữ pháp là nền tảng tối quan trọng trong kỹ năng Writing. Mọi người có thể tưởng tượng, một cái cây sẽ không thể phát triển được nếu cái rễ của nó yếu. Ngữ pháp yếu sẽ ngăn cản bạn có một bài viết Essay tốt. Vì thế, nếu đây là vấn đề của bạn, bạn nên xây chắc ngữ pháp trước. Sau đó học từ vựng, rồi học cách lập ý nhé.
Nên luyện tập như thế nào cho hiệu quả?
Mình có suy nghĩ rằng một cuộc thi giống như một trò chơi, nơi cần người chơi phải có chiến lược hiệu quả cho riêng mình. Chiến lược luyện tập để trau dồi bản thân là không thể thiếu nếu các bạn muốn "nail it". Dưới đây là một số việc mình làm:
1. Tối ưu thời gian trong việc nghiên cứu ý tưởng và cải thiện vốn từ.
Ở trên Internet, cứ 1 ngày trôi qua lại có hàng tỷ thông tin được cập nhật. Đây là con dao hai lưỡi cho Gen Z chúng ta, và nó sẽ phát huy được điểm tốt chỉ khi chúng ta biết cách sử dụng. Chúng ta nên biết cách chọn lọc và xử lý thông tin, thay vì hàng giờ ngồi trên Internet và cố gắng thu thập hết tất cả các thông tin trên thế giới.
Mình lấy ví dụ về kì thi Học sinh giỏi Quốc gia, cũng có phần thi giống như IELTS Writing Task 1 - phân tích biểu đồ. Phần từ và cách sử dụng từ trong mảng bài này hoàn toàn khác so với phần essay, tuy nhiên việc của mình cũng cần phải cập nhật từ vựng cho cả phần Task 1 và phần essay nữa. Mình nhận ra rằng, nếu mình tập trung xem những video theo dạng cung cấp số liệu (về COVID-19 hoặc xu hướng kinh tế chẳng hạn) thì mình sẽ (1) có được từ vựng sử dụng trong Task 1, (2) cập nhật cho bản thân về kiến thức xã hội. Một mũi tên trúng hai đích phải không nào!
2. Lập danh sách từ vựng theo chủ đề, và khi gần thi, lập thêm một danh sách nữa, nhưng cô đặc hơn. Và hãy chơi với chúng!
Về mẹo làm danh sách từ vựng theo chủ đề (vocabulary list) có lẽ ai cũng đã nghe qua rồi, thì mình sẽ nói lí do mình làm một danh sách khác, nhưng "cô đặc" hơn. Mình tin rằng số lượng từ vựng mọi người cho vào vocabulary list rất nhiều (vì mọi người nghiên cứu và thu thập nhiều), và đối với cá nhân mình, mình không thể nhớ hết những từ đó được.
Nên gần thi (khoảng 3-4 tuần trước khi thi), mình sẽ lập 1 bảng ít từ hơn, vẫn những chủ đề đó để luyện tập sử dụng chúng. Mình cố gắng chọn những từ hay và có thể sử dụng được cho nhiều trường hợp, và sử dụng chúng thường xuyên hơn để đi thi mình không bị quên.
À, mình nghĩ mọi người nên sử dụng Google Docs hoặc Notion để tạo lập danh sách, nó tiện và có rất nhiều chỗ trống để cho mọi người thêm bớt từ vựng vào 1 chủ đề, đảm bảo tính "aesthetically pleasing". (Bật mí, outline mẫu của mình sẽ nằm ở phía cuối đó)
Mình có gợi ý thêm, các bạn có thể tập làm quen với Quizlet (dùng ở trên cả điện thoại và máy tính). Sau khi hoàn thành việc sử dụng từ vựng, các bạn cho lên Quizlet và học theo hình thức digital flashcards. Nếu chán quá thì có thể biến từ vựng thành trò chơi nữa đó, nên lúc nào học cũng không thấy quá căng thẳng.
3. Hãy chủ động nhờ thầy cô trên trường sửa bài.
Mình cho rằng nếu tự học, một người sẽ rất khó để nhận ra và hiểu được lỗi sai của bản thân, nên mình có gợi ý mọi người hãy nhờ giáo viên tiếng Anh trên trường của mình (hoặc bạn bè học chuyên Anh có kinh nghiệm xíu) để kiểm tra lại phần viết của mình. Hãy chủ động nhờ thầy cô nhiều hơn, và thử sức với nhiều từ bạn chưa dùng bao giờ, để các thầy cô check xem những cách dùng đó có đúng không nhé!
QUÀ ĐÂY QUÀ ĐÂY! 
Mình biết bài này siêu siêu siêu dài, nên mình rất cảm kích các bạn đã đọc hết bài viết của mình. Nếu các bạn nhận được giá trị gì đó từ bài viết này, và muốn tìm hiểu sâu hơn về cách học của mình, mình xin gửi tặng các bạn một số phần quà như sau:
(1) Outline của mình cho Task 1 Vocabulary và Task 2 Vocabulary, (2) tổng hợp các nguồn authentic mình hay sử dụng để thu thập ý tưởng, (3) một số bộ sách tự học chuyên về Writing, (4) một số gợi ý để khiến việc brainstorming trở nên dễ dàng hơn, (5) IELTS Essays from Examiners.
Đừng quên share bài viết này như để thông báo rằng bạn thấy bài viết này hữu ích, và comment email ở dưới bài viết để mình có thể gửi tài liệu qua email cho các bạn nhé! Hoặc nếu các bạn ngại public email dưới phần comment, các bạn có thể điền vào form dưới đây (chỉ có mỗi ô điền email thôi nên đừng lo):

Nguồn facebook ielts Việt 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,939 lượt xem

lh-fulllh-x