Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Kỷ Luật Tự Thân – Chìa Khóa Để Thành Công

Phần 1. Suy nghĩ đúng về kỷ luật tự thân

Kỷ luật tự thân – chìa khóa để thành công: Những ích lợi thay đổi cuộc đời

Khám phá ra sức mạnh của kỷ luật tự thân, chìa khóa mở khóa thành công và vô số các lợi ích để xây dựng những thói quen lành mạnh, đạt được mục tiêu đề ra.

Định nghĩa kỷ luật: Chìa khóa được trao quyền

Bạn đang tìm cách để giải phóng toàn bộ các tiềm năng bản thân và đạt được thành công trong mọi lĩnh vực trong đời sống của bạn? Vậy không cần tìm đâu xa ngoài sức mạnh của kỷ luật. Trong bài này, chúng ta sẽ phân chia thế giới của kỷ luật tự thân và khám phá làm thế nào mà nó lại là chìa khóa thành công và vô số các lợi ích nó đem lạị.

Từ tự do, hy vọng đến trách nhiệm và những thói quen tốt, chúng mình sẽ chỉ cho bạn bằng cách nào kỷ luật tự thân cải thiện cuộc sống của bạn, Nào, hãy cùng thắt đai an toàn và bắt đầu chuyến du hành thú vị này nhé!

Khi chúng ta nghĩ về kỷ luật, nó thường gắn liền với sự trừng phạt và kiểm soát. Nhưng sự thật là, kỷ luật còn hơn thế nữa.

Đó là khả năng tự thân hướng dẫn, định hướng hành động để hướng tới mục tiêu mong muốn. Nó trao quyền cho bàn thân bạn, xây dựng những thói quen lành mạnh để đạt được mục tiêu.

Kỷ luật giúp chúng ta phát triển sức mạnh, sự tập trung, vượt qua sự trì hoãn, lười biếng. Nó bắt đầu từ trong tâm trí và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra khi bạn tin vào điều gì đó.

Những ích lợi của kỷ luật tự thân: Trải nghiệm biến đổi cuộc sống

Kỷ luật tự thân có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như công việc, các mối quan hệ với người xung quanh, và tự chăm sóc bản thân.

Nó giúp chúng ta duy trì trật tự và sự ổn định, điều này khiến nó trở thành yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của chúng ta. Bằng cách không ngừng phát triển kỷ luật, chúng ta có thể xây dựng những thói quen tốt, tăng cường ý chí và có khả năng tạo ra những sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

   1. Làm chủ tâm trí của bạn: chìa khóa để tập trung tinh thần

Tâm trí của chúng ta có sức mạnh to lớn. Nó có thể kìm hãm chúng ta bằng những ký ức tiêu cực hoặc thúc đẩy chúng ta hướng tới mục tiêu bằng những trải nghiệm tích cực, ước mơ và trí tưởng tượng.

Việc bao quanh ta bởi những người tích cực, viết xuống những mục tiêu của mình và nuôi dưỡng tâm trí bằng những thông tin chất lượng để khai thác hết sức mạnh tâm trí của chúng ta là điều rất quan trọng.

Mỗi ngày hoặc mỗi tuần hãy dành thời gian để xây dựng tầm nhìn về cuộc sống mà bạn khao khát có được và thực hiện 5 thói quen để cải thiện khả năng tập trung tinh thần:

  • Sử dụng ghi chú vào giấy dán và viết nhật ký;
  • Xây dựng vòng tròn bao quanh bạn bởi những người tích cực;
  • Nuôi dưỡng tâm trí bằng những thông tin chất lượng, hữu ích;
  • Dành thời gian xây dựng tầm nhìn về cuộc sống bạn mong muốn.
  • Củng cố sự tập trung của bạn bằng sự tự khẳng định và thiền định

    2. Tự do, hy vọng và kỳ vọng: Sức mạnh của kỷ luật tự thân

Kỷ luật tự thân là 1 dạng thức tự do, nó giải thoát chúng ta khỏi sự kỳ vọng của người khác, của nỗi sợ, sự ngờ vực và sự yếu đuối.

Nó cho phép chúng ta kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc của mình cũng như khả năng thể hiện cá tính, sức mạnh nội tâm, và tài năng của mình.

Để đạt được tự do, chúng ta phải thực hành kỷ luật trong mọi khía cánh bao gồm tài chính, chiến lược quản lý thời gian, áp lực đồng trang lứa.

Đặt ra các ưu tiên và bám sát chúng, tập trung vào những gì thực sự quan trọng để đạt được cuộc sống tốt hơn thông qua kỷ luật.

    3. Thiết lập ưu tiên: con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn

Đặt ưu tiên trong cuộc sống để tránh rơi vào tình trạng lộn xộn và đạt được mục tiêu của bạn là điều quan trọng nhất.

Luôn viết xuống mục tiêu của bạn, suy nghĩ của bạn, đánh giá chúng thường xuyên.

Tập trung vào sức khỏe, những gì bạn có, tự do về tài chính, những mối quan hệ tốt và sự phát triển cá nhân.

Đặt mục tiêu lớn hơn bản thân bạn, thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của bạn

Thường xuyên đặt ra và theo dõi danh sách ưu tiên của bạn, biến nó thành thói quen và soi chiếu lại bản thân qua sự tiến bộ trong cuộc sống.

    4. Xây dựng nền tảng vững chắc: tầm quan trọng của lập kế hoạch và xác định phương hướng.

Vince LOMBARDI – vận động viên thể thao huyền thoại tin rằng thành công là kết quả có thể đạt được thông qua kỷ luật, lập kế hoạch và ý chí kiên định.

Ông coi kỷ luật là sự kết hợp giữa sự hy sinh, sự tự kiềm chế và ý chí kỷ luật hoàn hảo từ đó tạo nên ý chí kiên định, sự ổn định trong cuộc sống. Lombardi nhìn nhận kỷ luật là trao quyền cho bản thân chứ không phải giới hạn bản thân trong việc đạt được cuộc sống an toàn và thịnh vượng.

Việc quan trọng nhất là liên tục học tập, rèn luyện bản thân tốt nhất để xây dựng việc xác định phương hướng, lập kế hoạch tạo kỷ luật trong việc đặt mục tiêu, hiểu rõ các giới hạn và kỷ luật cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

Sử dụng các công cụ như các ứng dụng lập kế hoạch, lời nhắc, mô hình phân tích SWOT để tập trung vào thứ tự ưu tiên và phát triển các thói quen tốt.

Thiết lập thói quen ngủ nghỉ, làm việc, thư giãn, tiền bạc và các mối quan hệ.

    5. Bảo vệ cuộc sống của bạn và đạt được thành công thông qua kỷ luật tự thân

Kỷ luật tự thân là chìa khóa để thành công, phát triển cá nhân, bảo vệ chính mình và hạnh phúc.

Nó giúp điều chỉnh cách cư xử, tăng khả năng đạt được điều mình muốn và tránh những hậu quả tiêu cực.

Bằng cách rèn luyện kỷ luật tự thân trong nhiều khía cạnh của đời sống như sức khỏe, tài chính, mối quan hệ, bạn có thể đạt được thành công về lâu dài và bảo vệ bản thân khỏi tác động tiêu cực.

Kỷ luật có thể phân loại thành 2 loại chính: kỷ luật nội bộ (tự kiềm chế và phát triển bản thân) và kỷ luật bên ngoài (chuẩn mực và quy tắc xã hội).

Bằng cách hợp nhất kỷ luật tự thân vào trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể ưu tiên các mục tiêu quan trọng, cải thiện cuộc sống, bản vệ bản thân khỏi những hậu quả tiêu cực như túng thiếu, bệnh tật và các mối quan hệ độc hại.

    6. Khởi đầu cuộc sống mới, tự nắm lấy trách nhiệm và giành được linh cảm quý giá

Kỷ luật tự thân cung cấp nền tảng và xác định phương hướng để thiết lập mục tiêu và tạo nên những thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống. Nó giúp xác định những mục tiêu ngắn và dài hạn, dẫn dắt hành vi và cách ra quyết định, giúp điều chỉnh suy nghĩ và hành động.

Sử dụng kỷ luật tự thân để chọn lọc nói những lời tích cực, kiểm soát suy nghĩ và lời thì thầm bên trong bạn, định nghĩa lại cuộc sống của bạn.

Áp dụng lối sống kỷ luật có thể mang lại sự hiểu biết có giá trị giúp nhìn thông suốt cách ứng xử, suy nghĩ và các thói quen của bạn.

Ghi lại các hoạt động hàng ngày của bạn bao gồm giấc ngủ, đồ ăn, tập thể dục, các hoạt động đồng thời đánh giá sự tiến bộ của bạn.

Kết hợp với những lời nói tích cực tự nói với bản thân, quan sát sự tác động của chúng và điều chỉnh khi cần thiết.    7. Xây dựng thói quen tốt và phát huy vai trò của cơ hội

Những thói quen tốt có thể giúp rèn luyện kỷ luật tự thân trong cuộc sống, trong khi sự trì hoãn, thiếu tập trung, chiến lược quản lý thời gian kém hiệu quả và sự lười biếng lại là những ví dụ điển hình của vô kỷ luật.

Để phát triển thói quen tốt hơn, hãy cân nhắc:

    1. Làm giàu trí óc bằng những thông tin có giá trị;

    2. Đặt mức độ ưu tiên;

    3. Sự dụng các công cụ hỗ trợ như ứng dụng lập kế hoạch;

    4. Luyện tập sự tập trung;

    5. Liên tục tự học tập phát triển bản thân;

    6. Bao quanh bạn bởi những người mang năng lượng tích cực;

    7. Tìm kiếm những lựa chọn, cơ hội phục vụ cho mục tiêu của bạn;

    8. Sử dụng các công cụ phân tích;

    9. Hiểu rõ vai trò của cơ hội trong cuộc sống;

Kết luận: Kỷ luật là chìa khóa dẫn đến thành công

Phát triển bản thân là một hành trình không phải đích đến. Xây dựng nền tảng kỷ luật là chìa khóa thành công.

Sử dụng các công cự như khẳng định kỷ luật, lên kế hoạch hàng tháng và phân tích SWOT để hỗ trợ bạn trong hành trình của mình. Nhớ thực hiện thói quen mới nhiều lần, ngay cả khi ban đầu chúng đem lại cho bạn cảm giác bị kiềm chế.

Hãy nhớ không bao giờ dừng bước trên hành trình phát triển bản thân!

    Phần 2. Làm thế nào để kỷ luật bản thân

Bạn có thói quen trì hoãn một số việc nhất định đến phút cuối cùng không? Bạn có gặp khó khăn phải kiên trì với hầu hết những việc bạn dự định làm không? Có thể bạn muốn làm gì đó thường xuyên hơn, như là học chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới hoặc tập gym. Cho dù trong bất cứ lĩnh vực nào đang thiếu kỷ luật, hãy cố gắng đừng nản lòng. Khắc phục vấn đề này bằng việc lập kế hoạch cải thiện kỷ luật của bạn.

    A. Phương pháp thứ nhất: Hành động ngay để kỷ luật hơn

    1. Hãy suy nghĩ xem tại sao bạn lại muốn kỷ luật bản thân?

Có mục tiêu cụ thể nào mà bạn cố gắng đạt được dù bạn cảm thấy có những trở ngại nhất định đang ngáng đường bạn không? Có thể bạn muốn trở thành người dậy sớm nhưng lại có thói quen ngủ rất muộn. Có thể kỹ năng âm nhạc xuất sắc một thời của bạn đang mai một do thiếu tập luyện. Hoặc có lẽ bạn đang cố gắng giảm cân nhưng lại không thích tập thể dục. Hãy dành chút thời gian để suy nghĩa kỹ điều này để bạn có thể thu hẹp việc thiết lập mục tiêu.

    2. Hình dung mục tiêu của bạn

Hình dung là chìa khóa thiết lập mục tiêu thành công. Đầu tiên, bạn phải suy nghĩ rõ ràng về những mục tiêu của mình và làm rõ chúng mặt mũi ra sao. Sau đó lấy những mục tiêu này bao bọc bản thân bạn – cả về thể chất và tinh thần.

  • Một phương thức đặc trưng cho sự hình dung đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu gọi là mô phỏng quy trình. Chiến thuật này liên quan đến việc tưởng tượng bản thân đang làm những bước cần thiết để hoàn thành mục tiêu, thay vì chỉ tưởng tượng ra kết quả cuối cùng.
  • Cách khác để thực hành việc hình dung thông quan thiền định mỗi ngày hoặc tạo bảng những tầm nhìn mục tiêu của bạn

    3. Lập kế hoạch hành động

Điều này có thể thực hiện bằng bảng viết tay hoặc sử dụng các ứng dụng máy tính như MS word, Excel. Đừng lo lắng về việc phải điền nó ngay tại thời điểm này. Đó là bước tiếp theo!

Cân nhắc thêm tiêu đề có liên quan ở đầu biểu mẫu này như là “Tập luyện thường xuyên” chẳng hạn. Sau khi thực hiện việc đó, hãy thêm các tiêu để cho các cột sau theo thứ tự:

    - Hành động

    - Thời gian bắt đầu

    - Các vấn đề tiềm ẩn

    - Chiến lược khắc phục các vấn đề tiềm ẩn

    - Báo cáo tiến độ

Sau khi hoàn thành, điền vào các cột dưới các tiêu đề thích hợp.

    4. Chuẩn bị hành động và quyết định khi nào bắt tay vào làm

Hành động sẽ là những bước bạn phải cố gắng làm để hướng tới mục tiêu của mình. Sau khi bạn nghĩ ra một số các bước thực hiện có ý nghĩa, hãy nghĩ về thời gian để bạn bắt tay vào mục tiêu kỷ luật tự thân mới.

    - Các bước thực hiện có thể là bất cứ điều gì như hạn chế tiêu tốn thời gian vào những việc vô ích khiến bạn không thể hoàn thành bài tập thể dục hoặc đảm bảo bộ đồ tập đã được chuẩn bị trước từ tối.

    - Nếu bạn thấy khó khăn khi phải tìm ra ý tưởng, động não là phương pháp hữu ích cho bạn. Bạn cũng có thể hỏi người thân, bạn bè hoặc ai đó bạn biết sẽ hữu ích. Có khả năng bạn sẽ nghĩ ra được các việc cần làm.

Nếu cần thiết hãy dành nhiều thời gian hơn, bao gồm tất cả những thứ bạn có thể nghĩ ra.

Bạn có thể dự định bắt tay vào làm hôm nay, ngày mai hoặc tuần sau, tháng sau. Đảm bảo tính thực tế của kế hoạch bằng cách dự trù hạn chế về thời gian. Ví dụ, nếu việc cần làm là “ Tập thể dục mỗi ngày lúc 6 giờ sáng” bạn nhắm làm được không khi mà giờ đã là buổi chiều khi bạn đột nhiên nhớ tới nó.

    5. Lường trước các vấn đề tiềm ẩn và có chiến lược giải quyết chúng

Hãy cân nhắc mọi khó khăn có thể xảy ra khi thực hiện các bước trong kế hoạch và đặt ra kế hoạch giải quyết khi xảy ra. Ví dụ, nếu bạn quyết định chọn “tập thể dục vào 6h sáng mỗi ngày” thì gần như chắc chắn khi chuông báo thức kêu, bạn sẽ chỉ nhấn nút “bỏ qua” và lại bị cám dỗ ngủ gà gật. Sau đó thì ghi lại kiểu như “Mình sẽ lại ngủ lại thôi”.

Ngoài ra, bạn có thể nghĩ đến các giải pháp đã có hiệu quả ở một giai đoạn nào đó trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu trong thâm tâm bạn biết rằng điều gì đó rất khó có thể áp dụng như một chiến lược từ kinh nghiệm trong quá khứ (ví dụ: tự hứa với bản thân rằng lần sau bạn sẽ tự thuyết phục mình dậy sớm khi điều này đã thất bại vài lần) - hãy loại bỏ ý tưởng đó.

Bằng việc cố gắng tái sử dụng những phương pháp không hiệu quả, bạn đang tự chuốc lấy thất vọng. Chuyển sang ý tưởng khác. Ví dụ: có thể việc đặt đồng hồ báo thức cách xa nơi bạn ngủ có thể hiệu quả hơn trong việc đánh thức bạn dậy vì bạn cần nhiều nỗ lực hơn để tắt nó.

 6. Cập nhật tiến độ bạn thực hiện thường xuyên và xem xét lại kế hoạch

Bắt tay vào hành động và thực hiện đầy đủ chiến lược giải quyết vấn đề đã được quyết định theo đúng thời gian biểu đã định. Khi thực hiện chúng, ghi lại ngày tháng và kết quả có thành công hay không. Khi khoảng thời gian dành cho kế hoạch đó trôi qua, hãy xem lại các nhận xét về tiến độ mà bạn đã ghi lại trong suốt thời gian đó.

  • Khi nhìn nhận lại kế hoạch của bạn nghĩ về những phần đã làm tốt và chưa tốt. Với những việc chưa làm tốt, tự hỏi bản thân liệu có bất cứ điều gì hữu ích bạn có thể học từ những trải nghiệm đó để tiến tới mục tiêu đã đặt ra và kết hợp các bài học đó cho kế hoạch lần tới.

  • Nếu bạn chưa học được bất cứ điều gì hữu ích từ trải nghiệm đó, hãy từ bỏ chiến lược hiện tại và tìm phương án thay thế.  Quay trở lại những phương án gợi ý ban đầu và nghĩ ra các ý tưởng mới, nếu bạn đang chật vật với điều này.

    7. Điều chỉnh lại những sai lầm của bạn

Ngay cả khi bạn hoàn toàn thất bại ở lần thử đầu tiên, nó vẫn đáng giá để bạn tiếp tục nỗ lực vươn tới mục tiêu trở nên kỷ luật tự giác cao hơn. Nhưng, trưởng thành đồng nghĩa với yêu cầu biến sai lầm thành cơ hội học hỏi. Đừng bỏ cuộc.

Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra có 2 phản ứng tiềm ẩn của não bộ khi mắc lỗi: ngay lập tức cố gắng giải quyết vấn đề hoặc dừng lại. Mọi người thường chú ý vào lỗi lầm của họ hơn là khả năng học được cách mới để sửa chữa sai lầm trong tương lai. Những người bỏ qua (hoặc dừng suy nghĩ) lỗi lầm của họ không thay đổi hay được cải thiện. Hãy chắc chắn xem xem kỹ lưỡng những điểm bạn còn thiếu sót và làm cách nào để cải thiện chúng trong tương lai.

    B. Phương pháp thứ hai: Thúc đẩy kỷ luật tự thân mỗi ngày

    1. Đừng tự hạ thấp bản thân vì thiếu kỷ luật.

Chỉ trích chính mình hầu như không giúp ích được gì, rất có thể nó chỉ làm bạn thấy mất động lực, thậm chí có thể bị trầm cảm (tùy thuộc vào ảnh hưởng của thói quen này đến cuộc sống của bạn). Thay vào đó, hãy nhớ rằng việc cảm thấy vô kỷ luật là điều bình thường và đây là khả năng có thể học hỏi và thành thạo. Nó có thể mất thời gian giống như thử bất cứ thứ gì mới mẻ.

Một cuộc khảo sát năm 2011 đã tiết lộ rằng có khoảng 27% người được hỏi cảm thấy họ cần được giúp đỡ về khả năng tự kiểm soát và tinh thần. Tuy nhiên, hầu hết những người được hỏi đều hy vọng họ có thể sẽ tiến bộ hơn.

    2. Nuôi dưỡng chính mình

Tự kiểm soát là nguồn lực có hạn có thể bị cạn kiệt, Trong một số tình huống nhất định có thể khiến cho sự tự kỷ luật của bạn dao động mạnh hơn những trường hợp khác. Ví dụ, thiếu ngủ có thể khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm và thậm chí ăn quá mức. Nuôi dưỡng tâm trí, cơ thể và tâm hồn có thể giúp bạn trên hành trình tự kỷ luật bản thân tốt hơn.

    a. Ăn các bữa ăn cân bằng. Đảm bảo bạn có từ 3 đến 5 bữa ăn nhỏ mỗi ngày bao gồm nhiều rau xanh, hoa quả, protein thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Uống nhiều nước để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết.

    b. Tập thể dục thường xuyên. Duy trì mức độ hoạt động thể chất nhất quán khi bạn đang thực hiện các mục tiêu kỷ luật tự giác. Tập thể dục không chỉ mang lại cho bạn tâm trạng tích cực mà còn mang lại cho bạn năng lượng và động lực để hoàn thành nhiệm vụ.

    c. Làm việc để giảm căng thẳng, Căn thẳng có thể gây ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe tổng thể của bạn. Hạn chế tối đa căng thẳng bằng cách ngủ đủ giấc, thực hành các hoạt động chăm sóc bản thân như tắm nhẹ nhàng hoặc đi dạo trong công viên hoặc thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền định hoặc yoga. Nếu bạn là người tâm linh, việc thực hiện các nghi lễ như cầu nguyện cũng có thể giúp bạn kiểm soát các tình huống căng thẳng.

    3. Tạo động lực cho bản thân hàng ngày

Đó là lý do tại sao cách tốt nhất để hoàn thành mục tiêu tốt hơn bằng cách hình thành các thói quen.

Cuốn sách “sức mạnh của thói quen” giải thích những thói quen được xử lý trong vùng não ở cùng khu vực với phản xạ tự động chứ không phải thông qua vỏ não trước trán, nơi điều chỉnh việc ra quyết định. Ban đầu, bạn cần có động lực liên tục để thực hiện các hành vi tự kỷ luật đến khi những hành động này trở thành thói quen và không cần bất kỳ suy nghĩ có ý thức nào.

Các chiến lược tạo động lực cho bản thân có thể bao gồm việc đọc những câu trích dẫn hoặc sách mang tính truyền cảm hứng, xem podcast nâng cao tinh thần hoặc Ted talks và nói chuyện điện thoại với người truyền cảm hứng cho bạn. Thực hiện việc này trong thời gian rảnh hoặc khi cần thiết – để có thêm nhiệt huyết với các nhiệm vụ khó nhằn.    Lời khuyên:

Theo dõi quá trình thực hiện hàng ngày vì điều này có thể cho bạn thấy mức độ hoàn thành công việc và tạo động lực cho bạn tiến về phía trước.

Hãy xem xét những thói quen xấu của bạn, như lạm dụng ti vi, máy tính, internet quá mức, tốn quá nhiều thời gian chơi game... và điều này có thể giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn, bạn sẽ có nhiều thời gian dành cho những việc hữu ích.

Mục tiêu dựa trên hành động hiệu quả hơn. Thay vì đặt mục tiêu giảm 20 pound, tại sao ta lại không đặt mục tiêu tập luyện hàng ngày?

    Cảnh báo:

    Đừng mong đợi những thay đổi chóng vánh qua đêm.

    Hãy kiên nhẫn với bản thân khi bạn nuôi dưỡng những thói quen mới.

 Phần 3. Kinh nghiệm bản thân

Bản thân mình trước cũng là người thiếu tỉnh kỷ luật, ngủ muộn - dậy muộn, sức khỏe kém, nhạy cảm và hay suy nghĩ quá nhiều. Mỗi ngày của mình trước kia trôi qua lờ đờ, về đến nhà như bị hút cạn năng lượng và không cảm thấy hài lòng với bất cứ điều gì, dễ cáu gắt, căng thẳng.

Sau biến cố xảy ra với gia đình, mình biết trân trọng thời gian mình đang có, chỉ khi bạn biết quý thời gian, hiểu rõ những vấn đề bản thân gặp phải, con người thực của bạn ra sao, nguyên nhân mấu chốt là gì và yêu thương chính bản thân bạn, lấy bản thân bạn làm trọng tâm thì bạn mới tìm ra được mục tiêu thực sự mà bạn muốn, từ đó tìm ra giải pháp để thực hiện.

Mình đề ra 2 mục tiêu gần đây nhất là dậy sớm kết hợp rèn luyện sức khỏe (cụ thể đi được tối thiểu 6000 bước mỗi ngày) và đọc sách.

Thói quen dậy sớm: muốn dậy được bắt buộc mình phải ngủ sớm vì cơ thể bạn phải ngủ đủ giấc mới có thể tỉnh táo dậy sớm. Mình chuyển phòng ngủ gần nơi có cửa sổ và ban công để có thể thu nhận ánh nắng mặt trời buổi sớm, cũng tốt hơn cho không khí lưu thông trong lành sớm mai. Kế đó mình đặt điện báo thức đủ 7 ngày trong tuần với âm lượng vừa đủ, nhạc nhẹ nhàng vì mình không muốn lôi cổ bản thân bằng tiếng chuông inh ỏi mỗi sáng, mình thường đặt sớm hơn giờ muốn dậy khoảng 10' để mình có đủ thời gian chuyển đổi từ trạng thái chập chờn sang tỉnh giấc.

Sau đó mình luôn khởi đầu ngày mới bằng một cốc nước ấm pha mật ong giữ ấm bụng cũng như cung cấp nước cho cơ thể sau đêm dài.

Mình kết hợp đọc sách khi đi bộ máy ở tốc độ vừa phải, lúc đầu chưa quen nhưng sau mình có thể vừa đi bộ vừa đọc sách một cách tập trung khá tốt. Mình kết hợp như vậy vì thói quen đi bộ mình đã có trước đó, mình chỉ cần cài một thói quen mới cùng với thói quen cũ đã có sẵn vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tạo đà dễ hơn cho thói quen mới được hình thành. 

Mình cũng không quá tạo áp lực cho bản thân mà lắng nghe cơ thể, ví dụ hôm trước làm việc mệt, giấc ngủ không sâu thì hôm sau mình có thể dậy muộn hơn. Nếu đi bộ máy chưa đủ đảm bảo hoạt động thể chất, trên cơ quan mình sẽ tích cực đi lại nhiều hơn như in ở máy in xa hơn, đi WC nhiều hơn :))). Như vậy tinh thần cũng như cơ thể đều thoải mái, cân bằng từ đó mới có động lực thực hiện tiếp. Và mỗi ngày khi hoàn thành được những mục tiêu nho nhỏ đó mình đều thấy vui và đêm về ngủ yên giấc. Mình thường đặt mục tiêu nhỏ, từng bước thực hiện và nhâm nhi thành quả để lấy đà cho những mục tiêu tiếp theo.

Quan trọng là bạn phải lắng nghe bản thân, tìm ra nhịp bước riêng của mỗi người, từ đó đưa ra các phương án phù hợp mà bản thân có hứng thú, thường xuyên điều chỉnh. Giống như việc thợ may may chiếc áo mới phải chỉnh sửa, cắt gọt sao cho vừa khít, khi tìm ra được nhịp bước của bản thân, việc hình thành thói quen mới sẽ dễ chịu và có hiệu quả hơn. Suy cho cùng, đó là hành trình tìm hiểu về chính mình.

Mình bao bọc mình bởi những kênh thông tin tích cực, chất lượng như đêm khó ngủ hoặc buổi sáng trên đường đi làm mình thường nghe các kênh youtube yêu thích như: Better version; sách nói của thầy Thích Nhất Hạnh "Sức mạnh của sự tĩnh lặng", sách nói giúp mình có tư duy đúng về kỷ luật tự thân như "Kỷ Luật Tự Thân - 5 Hệ Thống Phá Bỏ Sự Vô Tổ Chức, Làm Chủ Cuộc Sống (tác giả Kris)", "Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon Hiệu Quả Bất Ngờ (tác giả James Clear)"... Mình cố gắng duy trì đầu óc ở trạng thái tỉnh thức, tránh rơi vào trạng thái lái tự động, khi mình có xu hướng hành động theo quán tính, vô thức mình quay trở lại hơi thở, bám vào hơi thở, hít vào - thở ra để tập trung trở lại vào giây phút hiện tại, đó là "chánh niệm" mình học được từ sách của thầy Thích Nhất Hạnh.

Còn nhiều điều mình muốn chia sẻ mà bài đã dài quá mất rồi, không biết có bạn nào đủ kiên nhẫn đọc đến những dòng chia sẻ này không, nếu có và quan tâm hay yêu thích những cuốn sách trên như mình bạn có thể gửi bình luận chia sẻ, mình cũng rất vui khi chia sẻ các kênh thông tin chất lượng mình hay nghe. Cám ơn các bạn, chúc các bạn sẽ xây dựng được kỷ luật tự thân bền vững và hạnh phúc nhé!

----------

Tác giả bài 1: Ahmed Raza Siddiqui

Tác giả bài 2: Trudi Griffin

Link bài gốc 1: Self-Discipline is the Key to Success: The Life-Changing Benefits

Link bài gốc 2: How To Discipline Yourself

Dịch giả: An Phương - ToMo - Learn Something New 

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "An Phương - ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

725 lượt xem

lh-fulllh-x