Ngân Khánh@Authority
7 năm trước
[Kỹ Năng] Bạn Là Một “bookkeeping” Hay “accounting”?
Tôi thường nghe mọi người đánh giá Kế toán ở Việt Nam là một công việc nhàm chán, đơn thuần là một công việc chân tay nhập liệu. Nếu bạn đang là một kế toán viên và phản đối việc nhận xét đó bằng việc chứng minh là “Cháu phải đi mua hóa đơn đầu vào đơn thế này, bán hóa đơn đầu ra thế kia, cháu phải cân đối lợi nhuận sao cho nộp thuế ít…” thì tôi lại càng buồn vì quả thực đó không phải công việc của một kế toán đúng nghĩa. Việt Nam là một quốc gia có số lượng doanh nghiệp SME chiếm số lượng lớn, kèm theo đó là các ông chủ thiếu hiểu biết về kế toán, thuế, chỉ muốn hạn chế tối đa thuế phải đóng và việc của kế toán chỉ là thỏa mãn nhu cầu của ông chủ…điều này làm cho các bạn làm kế toán rất rủi ro và bị coi thường so với các bộ phận khác trong cùng công ty.
Mình sẽ phân tích công việc của kế toán qua việc so sánh sự khác nhau giữa “Bookkeeping” và “Accounting”.
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ cho rằng ‘bookkeeping’ (ghi sổ) và ‘accounting’ (kế toán) là một. Mặc dù ‘bookkeeping’ và ‘accounting’ liên kết chặt chẽ với nhau và đều liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp, nhưng chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
‘Accounting’ là gì?
Kế toán là một hệ thống thông tin – bao gồm quá trình ghi, phân loại, tóm tắt, báo cáo, phân tích và giải thích tình trạng tài chính và hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp – để truyền đạt cho các bên liên quan (lãnh đạo công ty, các phòng ban khác) để ra quyết định kinh doanh. Từ đó có thể hình dung ra công việc của một kế toán viên thực thụ, không phải là chỉ lo mua hóa đơn, xử lý thuế hay nghĩ cách không phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Một kế toán viên thực thụ phải biết cách lập các báo cáo phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phân tích doanh thu, chi phí từng loại hàng hóa của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp để giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn.
‘Bookkeeping’ là gì?
Khái niệm ‘bookkeeping’ có hơi khác một chút so với ‘accounting’ bởi nó chỉ chịu trách nhiệm về các giao dịch tài chính diễn ra hằng ngày. ‘Bookkeeping’ đơn thuần là một phương pháp để ghi chép lại tất cả các giao dịch tài chính lên sổ sách để thông tin về các giao dịch thường ngày được chuyển đến cho bộ phận kế toán. ‘Bookkeeping’ không chịu trách nhiệm về vấn đề phân tích sổ sách kế toán hay hiểu về thuế hoặc những vấn đề tài chính quan trọng khác.
Hãy nghĩ ‘bookkeeping’ chính là ghi chép sổ sách. Khi một người đến cửa hàng của bạn mua hàng, bạn sẽ ghi lại giao dịch này trên sổ, như thế gọi là ‘bookkeeping. Nó tạo thành một phần của hệ thống thông tin kế toán.
Hãy tưởng tượng có một miếng bánh được chia thành 6 phần. Mỗi lát được đặt tên tương ứng như ghi chép, phân loại, tóm tắt, báo cáo, phân tích và giải thích nguyên nhân. Toàn bộ một miếng bánh được gọi là hệ thống thông tin kế toán đại diện cho kế toán (Accounting). Bookkeeping là một phần trong 6 miếng bánh đó.
Bài viết này mục đích chủ yếu để nói cho bạn biết rằng, kế toán viên không phải chỉ làm công việc chân tay là ghi sổ, kế toán cũng không chỉ là đi săm soi mấy bộ hồ sơ thanh toán, kế toán viên hoàn toàn có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp bằng những báo cáo phân tích, tóm tắt để giúp chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn. Nhiều bạn kế toán cứ tự ti là bọn kinh doanh, sale nó mang được tiền về cho sếp nên sếp quý chứ kế toán thì sếp chẳng coi ra gì, hay tự tin lên, hãy thể hiện mình có giá trị hơn nhiều so với mấy đứa chỉ chăm chăm bán hàng mà không biết càng bán nhiều thì càng lỗ hoặc có đầy cái bán lãi nhiều thì không bán.
Nếu bạn muốn trở thành một kế toán giỏi, kế toán xuất sắc thì nên nghiên cứu thêm kiến thức về tài chính ứng dụng, kế toán quản trị, học cách lập các báo cáo quản trị, tài chính theo đúng chuẩn, học cách xây dựng ngân sách, theo dõi tình hình hoạt động theo ngân sách, đánh giá hoạt động…để giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu được giá trị của kế toán, đừng theo con đường tà đạo mà các group trên mạng cứ hay bàn luận về cách xử lý thuế, mua khống hóa đơn…những skill đó có thể giúp lợi cho ông chủ của bạn nhưng rủi ro thì bạn cũng có phần, và hơn nữa là cái lương tâm, nhân phẩm của một kế toán viên càng ngày càng giảm đi…Nếu ông chủ ép bạn làm, và không coi trọng một kế toán viên đúng nghĩa thì tốt nhất là nên tìm một minh quân mới thôi!
Và như thường lệ, tôi muốn bạn hãy commnet ý kiến của bạn dưới bài viết này, cảm ơn bạn đã quan tâm và góp ý.
[Liên
Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu AUTHORITY]
Tác giả: Xuan
Loc Dam
Xem
thêm nhiều bài viết khác của tác giả tại theaudioboy
Follow
Facebook Authority
- Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu
thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang
sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,190 lượt xem