Hoài Thanh (E)@Kỹ Năng
9 ngày trước
Kỹ Năng Tập Trung Là Gì? Cách Rèn Luyện Khả Năng Tập Trung
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, việc duy trì sự tập trung trở nên ngày càng khó khăn khi có quá nhiều yếu tố gây xao nhãng. Dù là thông báo từ điện thoại, cuộc trò chuyện với đồng nghiệp hay áp lực công việc, khả năng tập trung luôn bị thách thức. Tuy nhiên, kỹ năng tập trung lại là chìa khóa giúp mỗi cá nhân có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đến gần hơn với thành công.
Kỹ năng tập trung (Concentration Skills) là khả năng hướng toàn bộ sự chú ý, tư duy và năng lượng vào một nhiệm vụ cụ thể trong khoảng thời gian nhất định mà không bị phân tâm. Đây là yếu tố then chốt để hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng, giúp tăng cường hiệu suất cá nhân và chất lượng công việc.
Kỹ năng này không chỉ đòi hỏi việc kiểm soát tâm trí mà còn là khả năng lọc bỏ những yếu tố xao nhãng, từ đó giúp duy trì sự chú ý liên tục vào mục tiêu. Khi được rèn luyện thành thạo, kỹ năng tập trung sẽ cải thiện khả năng quản lý thời gian và giảm thiểu sai sót trong công việc.
Trong một ngày làm việc trung bình kéo dài 8 tiếng, không có gì đáng ngạc nhiên khi 54% số người thừa nhận thường xuyên mất tập trung tại văn phòng và 51% gặp vấn đề tương tự khi làm việc từ xa. Đáng chú ý, gần 9% người làm việc từ xa cho biết họ gặp khó khăn lớn, thậm chí không thể quay lại tập trung vào nhiệm vụ sau khi bị phân tâm.
Mất tập trung có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả từ bên ngoài (khách quan) lẫn bên trong (chủ quan). Khi không thể tập trung, hiệu suất công việc giảm, cảm giác mệt mỏi và áp lực gia tăng. Dưới đây là hai loại nguyên nhân chính dẫn đến mất tập trung:
Những yếu tố như tiếng ồn, đồng nghiệp nói chuyện hoặc các thiết bị công nghệ liên tục thông báo có thể làm mất tập trung. Một môi trường không yên tĩnh sẽ khiến não bộ dễ bị cuốn vào các yếu tố ngoại vi thay vì tập trung vào công việc chính. Trong cuộc khảo sát 1.000 nhân viên văn phòng tại Vương quốc Anh, 65% người cho biết tiếng ồn tại nơi làm việc ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc một cách chính xác và kịp thời của họ. Đây cũng là nguyên nhân lớn gây ra sự bất mãn tại nơi làm việc, tăng căng thẳng và giảm sức khỏe.
Một nghiên cứu từ Rise cho thấy, hơn một nửa (khoảng 52%) người Úc bị mất tập trung bởi điện thoại thông minh hoặc mạng xã hội trong giờ làm việc. Có thể thấy, sự phát triển của các thiết bị di động, mạng xã hội và thông báo từ các ứng dụng là nguồn gây xao nhãng lớn. Thói quen kiểm tra điện thoại liên tục hoặc đọc thông báo từ các ứng dụng có thể khiến não bộ mất đi nhịp làm việc. Trong đó, 30% thừa nhận dành 2 - 3 tiếng để lướt Internet cho các hoạt động không liên quan đến công việc.
Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ hoặc đang chịu căng thẳng quá mức, não bộ khó duy trì trạng thái tỉnh táo và tập trung lâu dài. Thiếu ngủ ảnh hưởng đến sự linh hoạt và hiệu quả của hoạt động thần kinh. Nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Đại học bang Michigan (Mỹ) đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ có thể khiến tỷ lệ mắc lỗi "giữ chỗ" tăng gấp đôi, trong khi số lần mất tập trung tăng lên gấp ba lần.
Sự thiếu tập trung thường xuất hiện khi người lao động không tìm thấy ý nghĩa trong công việc hoặc không có động lực nội tại để hoàn thành công việc. Do đó, thiếu động lực là một yếu tố chính dẫn đến mất tập trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả công việc. Đồng thời, khiến não bộ giảm khả năng tập trung, mức năng lượng tinh thần suy giảm và khó khăn trong việc duy trì sự chú ý vào nhiệm vụ.
Việc khó khăn trong tập trung có thể xuất phát từ nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác nhau, ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý công việc và các hoạt động hàng ngày. Những rối loạn như lo âu, trầm cảm, và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) đều có thể làm suy giảm khả năng duy trì sự chú ý trong thời gian dài. Bên cạnh đó, thiếu ngủ, căng thẳng mãn tính và các bệnh lý mãn tính cũng là những yếu tố khiến sự tập trung trở nên rời rạc và không ổn định. Việc nhận diện và điều trị các vấn đề sức khỏe này không chỉ cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tăng cường chất lượng cuộc sống tổng thể.
Nghiên cứu từ Đại học bang Ohio cho thấy những phụ nữ tiêu thụ một bữa ăn nhiều chất béo bão hòa có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra chú ý so với khi họ ăn một bữa ăn tương tự được chế biến từ chất béo không bão hòa. Bữa ăn có chất béo bão hòa khiến khả năng tập trung của họ giảm trung bình 11%, với nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có thể thúc đẩy tình trạng viêm ảnh hưởng đến chức năng của não.
Khả năng tập trung cao độ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện chất lượng cuộc sống. Khi rèn luyện được khả năng này, mỗi cá nhân có thể:
Khả năng tập trung cao độ giúp loại bỏ các yếu tố gây phân tán tư tưởng, từ đó cho phép mỗi cá nhân có thể hoàn thành nhiều công việc hơn trong thời gian ngắn hơn. Khi tập trung vào một nhiệm vụ mà không bị gián đoạn, hiệu quả công việc sẽ được tối ưu, hạn chế sự sai sót và tiết kiệm thời gian. Điều này đặc biệt hữu ích với những ai đảm nhiệm các vị trí đòi hỏi tỉ mỉ và sáng tạo như Content Marketing, Digital, Marketing, Nghiên cứu thị trường (Market Research),...
Khi tập trung cao độ, não bộ dành toàn bộ nguồn lực vào một nhiệm vụ cụ thể, từ đó giảm thiểu sự gián đoạn và hoàn thành công việc nhanh hơn. Điều này giúp tránh tình trạng quá tải công việc, làm giảm khối lượng công việc chưa hoàn thành và hạn chế căng thẳng từ việc phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
Tập trung cao độ giúp tăng cường khả năng tư duy logic và sáng tạo. Khi giữ sự chú ý liên tục vào một vấn đề, bạn sẽ dễ dàng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định chính xác hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong những tình huống yêu cầu sự tư duy sâu sắc và ra quyết định kịp thời.
Với các ban lãnh đạo khi thường xuyên phải đối mặt với những tình huống phức tạp và đa chiều, đòi hỏi sự tư duy sâu sắc và ra quyết định kịp thời. Khi duy trì sự tập trung liên tục vào một vấn đề, họ có thể phân tích tình huống một cách rõ ràng và logic, nhận diện các yếu tố quan trọng và đưa ra các giải pháp sáng tạo.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
13 lượt xem