Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Làm Thế Nào Để Chuyển Đổi Từ Graphic Design Sang UX Design?

Nếu có một nghề 100% liên quan tới ý tưởng của mọi người về thiết kế là gì thì đó chính là thiết kế đồ họa (Graphic Design). Từ hình ảnh logo quen thuộc của McDonald's cho đến kiểu chữ và màu sắc của một poster film, thiết kế đồ họa đã tạo ra nhiều thiết kế mang tính biểu tượng và phổ biến quanh chúng ta hiện nay. Vậy tại sao một Graphic Designer lại muốn chuyển sang UX Designer? Đầu tiên phải nói về sự thỏa mãn và thành tựu bắt nguồn từ việc đi sâu vào chi tiết của sản phẩm bạn đang làm thay vì làm việc bên ngoài. Hơn thế nữa, theo PayScale, lương trung bình của Graphic Designer ở Mỹ là $41,000 nhưng lương cho UX Designer lại lên tới $47,000.

Cho dù lí do chuyển đổi là gì đi nữa, rõ ràng đây cũng là một điều rất đáng khen ngợi. Nhưng làm thế nào để chuyển từ Graphic Design sang UX Design? Cùng tìm hiểu nhé.

1. Trải nghiệm người dùng (User Experience) và Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì?

Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) là các trải nghiệm người dùng cảm nhận được trong quá trình sử dụng một sản phẩm nhất định. Vì vậy nên công việc của một UX Design là tạo ra một sản phẩm cung cấp các trải nghiệm khả thi tốt nhất cho người sử dụng. Vậy làm cách nào?

Tất nhiên việc này sẽ bắt đầu từ việc thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Bạn không thể tạo ra bất cứ giá trị nào cho khách hàng trừ khi bạn hiểu họ đang gặp phải vấn đề gì và bạn có thể giải quyết vấn đề đó giúp họ như thế nào, vậy đó chính là điều mà người sử dụng muốn hay đúng hơn là cần giải pháp của bạn. Bạn chỉ có thể hiểu được khách hàng bằng cách tương tác với họ.

Từ hình bên dưới có thể thấy được, UX Design dường như quan tâm tới ba yếu tố căn bản sau: Hình dáng của sản phẩm, cảm xúc của sản phẩm và độ hữu dụng của sản phẩm đó.

Hình dáng của một sản phẩm là tạo ra một sản phẩm có vẻ ngoài thu hút, đặc biệt hòa hợp với giá trị của khách hàng và bắt được tinh thần mà sản phẩm mong muốn. Nói cách khác, hình dáng không nhất thiết phải đẹp nhưng nó nhất định phải đúng. Để làm vậy, phải hình thành một sợi dây liên kết tin tưởng và tín nhiệm giữa sản phẩm và người dùng.

Tiếp theo là cảm xúc, đó là việc phát triển sản phẩm tạo ra cảm giác vui vẻ khi sử dụng. Kể cả khi bạn tương tác hay phản ứng với sản phẩm, chúng đều nên tạo ra một trải nghiệm thoải mái chứ không chỉ thể hiện chức năng không.

Cuối cùng, độ hữu dụng chính là nền tảng của trải nghiệm người dùng. Nếu sản phẩm không hữu dụng, sự trải nghiệm khi sử dụng nó sẽ không bao giờ hoàn hảo. UX Design muốn tạo ra những sản phẩm có thể được thiết kế riêng để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của người sử dụng nhưng cũng phải cung cấp đủ các chức năng có thể được tiên đoán trước.

2. Vậy Graphic Design và UX Design có điểm chung gì?

Thiết kế theo cảm xúc

Graphic Designe là việc giao tiếp có cảm xúc thông qua kiểu chữ, màu sắc và hình ảnh. Kiểu chữ Serif và các màu tối, đậm sẽ gợi lên cảm giác lo lắng, nghiêm trọng, trong khi kiểu chữ San-serif và màu sáng dường như sẽ đem lại cảm giác vui vẻ hay phấn khích. Graphic Designer thường là những người rất giàu cảm xúc sẽ gợi lên những phản ứng từ phía người dùng. UX Design cũng quan tâm tới việc định hình cảm xúc của người sử dụng, mặc dù có thể ở phạm vi rộng hơn là bức tranh toàn cảnh của toàn bộ trải nghiệm người dùng với sản phẩm. Hơn cả việc tập trung vào kiểu chữ và màu sắc đúng đắn, UX Designer cũng quan tâm tới thiết kế chuyển động, giọng điệu của content, kiến trúc của thông tin hơn những thứ khác.

Suy nghĩ sáng tạo

Cả Graphic Designer và UX Designer đều có kĩ năng về suy nghĩ sáng tạo. Đối với Graphic Designer, tạo ra các hình ảnh tuân thủ các quy ước (và do đó truyền đạt hiệu quả) trong khi vẫn giữ được một cảm giác độc đáo (nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh) đòi hỏi một vài suy nghĩ sáng tạo và quan trọng.

UX Designer cũng giống vậy, họ phải tạo ra các sản phẩm giải quyết vấn đề của người sử dụng, và thỉnh thoảng các giải pháp thông thường không phải lúc nào cũng tốt nhất hay thích hợp nhất.

Bản mẫu giả lập (Prototype)

Graphic Designer thường tạo ra các prototype và wireframes cho thiết kế của họ trước khi chuyển giao một thiết kế hoàn chỉnh. Điều này cho phép khách hàng có thể feedback trên thiết kế của họ để cải thiện mà không cần phải vẽ lại từ đầu. UX Designer cũng tạo ra các bản mẫu giả lập và sản phẩm mẫu, nhưng ít tập trung vào phần hình dáng mà tập trung vào cảm giác của nó. Prototype có tác dụng không? Nó có hữu dụng không? Có đáng giá không? Đây đều là những câu hỏi mà một UX Designer muốn trả lời.

3. Sự khác biệt giữa Graphic Design và UX Design

Tập trung vào người dùng & Tập trung vào ảnh

Graphic Designer dường như theo đuổi sự hoàn hảo về việc lấy nét tự động trong các thiết kế của mình. Họ phải đảm bảo rằng các dòng chữ có khoảng cách và màu sắc phù hợp với các yêu cầu từ thương hiệu – luôn chiếm một phần quan trọng trong công việc của người Graphic Designer.

UX Designer lại tập trung vào người sử dụng. Họ nghiên cứu các giao diện giữa sản phẩm và người sử dụng, tìm cách để đảm bảo sản phẩm có thể đáp ứng được với các nhu cầu của người dùng. Để làm được vậy họ phải thực hiện nhiều nghiên cứu bằng cách nói chuyện và quan sát người sử dụng, tạo ra cá tính và câu chuyện cho người dùng, kiểm tra khả năng của người sử dụng và nhiều hơn nữa. Graphic Designer nếu muốn chuyển con đường sự nghiệp sẽ cần phải làm rất nhiều thứ để tìm ra cách thức hiện khảo sát người sử dụng.

Giải quyết các vấn đề lặp lại

UX Designer có quá trình giải quyết các vấn đề lặp lại nhiều lần và có thể rất khác với khi bạn là Graphic Designer. Bắt đầu với việc xác nhận vấn đề – thường được tìm thấy thông qua nghiên cứu và nếu không phải thì thường được xác nhận thông qua khảo sát người dùng. Không có điểm nào trong quá trình giải quyết vấn đề mà người sử dụng không quan tâm; nếu họ sẽ không trả tiền để giải quyết các vấn đề đó và điều đó nghĩa là công ty bạn sẽ không nhận được tiền.

Từ bước xác nhận vấn đề, các nghiên cứu sẽ tiếp tục được thực hiện để tìm cách giải quyết mà khách hàng cảm thấy tốt nhất – thường thông qua quan sát, bảng khảo sát, nghiên cứu dân tộc học, v.v.

Những khảo sát này sẽ thông tin đến bản thiết kế của sản phẩm. Designer sau đó sẽ kiểm tra với người sử dụng để xem liệu khảo sát đó có dẫn tới giải pháp đúng đắn hay không. Những bản thiết kế này chắc chắn sẽ lặp lại cho đến khi các bản khảo sát xác nhận rằng chúng đã đủ tốt.

Khi điều này xảy ra chứng tỏ sản phẩm đã sẵn sàng để ra mắt, nhưng quy trình thiết kế vẫn chưa kết thúc. Các bản thiết kế sẽ tiếp tục được kiểm tra và thực hiện các bản khảo sát người sử dụng, sau đó lại bắt đầu một vòng mới của việc khảo sát người dử dụng. Các cải tiến cho thiết kế sau này đều sẽ dựa trên những phản hồi này.

Đa môn và chuyên ngành

Graphic Design có những quy luật nhất định, có tay nghề chắc chắn và các kĩ năng đặc biệt (như kiến thức về kiểu chữ và màu sắc) nhằm tạo ra các hình ảnh tuyệt vời.

Ngược lại UX Design đa ngành hơn và liên quan đến nhiều kiến thức từ các ngành khác nhau. UX Designer nhất định phải học về tâm lí con người, thiết kế tương tác, kiến trúc thông tin và kĩ năng khảo sát... để tạo ra các giải pháp đúng đắn đối với các vấn đề của người sử dụng. Don Norman, người tạo ra cụm từ “User Experience” (Trải nghiệm người dùng) – giải thích rằng trải nghiệm người dùng “bao gồm tất cả các khía cạnh trải nghiệm của một người dùng với hệ thống kể cả thiết kế công nghiệp, giao diện, tương tác vật lí và cách sử dụng”.

4. Lợi thế lớn nhất của một Graphic Designer khi chuyển sang UX Designer

Tính thẩm mĩ

Lợi thế lớn nhất của Graphic Designer khi chuyển sang UX Designer là họ có thể làm mọi thứ trở nên hấp dẫn hơn. Một quan niệm sai lầm phổ biến về UX Design là không cần khả năng sử dụng thẩm mĩ vượt trội. Ngược lại, tính thẩm mĩ tốt được nhận thấy sẽ cải tiến tất cả trải nghiệm của người dùng sản phẩm – bằng cách làm họ thoải mái hơn, tạo ra ấn tượng ban đầu tích cực nói chung là cho thấy bạn đang quan tâm tới khách hàng.

Tính thẩm mĩ cũng giúp Graphic Designer giao tiếp với các bên liên quan trong nội bộ công ty. Những người cựu Graphic Design có thể trình bày kết quả khảo sát theo cách mà các bên liên quan phải ngồi im và thực sự chú ý. Kĩ năng graphic design thường được coi là tùy chọn trong UX Research, nhưng không thể phủ nhận tác động của những kết quả khảo sát được trình bày đẹp. Nếu bạn thực sự muốn thay đổi, bạn sẽ cần phải cân bằng xu hướng khiến mọi thứ lộng lẫy với nhu cầu phát triển dự án design.

Đã có nhiều lần UX Designer khi mà chỉ vài bức vẽ nguệch ngoạc ở phía sau tờ khăn ăn là quá đủ thay vì dành ba ngày để tạo ra một tờ poster trong trường hợp này.

Các quy ước và xu hướng

Với nền tảng sẵn về design không chỉ có nghĩa là bạn có thể nắm bắt các thuật ngữ thiết kế, mà còn có nghĩa là bạn sẽ hiểu và nắm bắt được các xu hướng trong việc thiết kế web và app. Đa số các UX Designer sẽ sử dụng các quy ước chuẩn (Như trạng thái chuyển đổi bật/tắt, danh sách thả xuống hay nhiều lựa chọn v.v.) vì người sử dụng rất mong chờ những tương tác này trên website. Graphic Designer, đặc biệt khi bạn đã từng tạo ra các bản mẫu trong qua khứ – đều cũng sẽ quen thuộc với các quy ước này. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ thích nghi nhanh hơn với vai trò là một UX Designer hơn là một người không có nền tảng trước đó. Có thể nói giao tiếp là cốt lõi của bất cứ dự án design nào và khả năng trình bày tất cả những gì mình mong muốn là một lợi thế lớn.

5. Làm sao để tăng cường các kĩ năng khi nhảy từ Graphic Design sang UX Design?

Liệu có khoảng cách nào giữa các kĩ năng của một Graphic Designer và một UX Designer hay không? Tất nhiên là có, nhưng đó không phải là một thứ không thể vượt qua. Graphic Designer đã nói lên ngôn ngữ của thiết kế rồi, họ chỉ cần chải chuốt thêm cho các kĩ năng về UX Design nữa thôi.

Khi bạn đã có những kĩ năng đó rồi, bạn có thể đem chúng vào các dự án graphic design (vì thiết kế trải nghiệm người dùng có thể cung cấp các thông tin như đối với thiết kế sản phẩm và đưa vào CV của bện để làm nổi bật các kĩ năng UX Design cũng như là Graphic Design).

Như đã đề cập ở trên, chìa khóa đích thực cho các Graphic Designers là hiểu các nghiên cứu người sử dụng trong tất cả các hình thức. Tất cả các khóa học chúng tôi nêu ra dưới đây đều giải quyết nhu cầu này ở mức độ lớn hơn.

Các khóa học online

  • Interaction Design Foundation
  • Coursera: Một kênh giáo dục giá rẻ nhưng có chất lượng khá cao, cung cấp khóa học trên nhiều lĩnh vực bao gồm cả UX.
  • Udemy: Một bên mô giới khóa học lớn nhất thế giới. Họ không thiết kế ra các khoác học của riêng mình mà thay vào đó họ cho phép những người tạo ra khóa học bán trên nên tảng của họ

Các lớp học

  • Nielsen Norman Group: Nếu bạn có nhiều tiền hơn và thích học trên lớp thay vì các khóa học online thì bạn có thể tham khảo các khóa học tại Nielsen Norman Group. Đây là một trong những nơi có danh tiếng tốt nhất và được tôn trọng nhất trong vấn đề đào tạo UX.
  • Cooper: Cũng là một trong những nơi có uy tín lớn trong đào tạo UX Design. Họ đưa ra nhiều địa điểm học – việc này sẽ phù hợp với những người ngại di chuyển.

Các khóa học đại học

Chúng tôi không chắc học đại học sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất cho những người tìm kiếm cơ hội đổi hướng nghề nghiệp, không chỉ tốn nhiều chi phí mà còn tốn thời gian nữa. Bạn có thể học hỏi và tìm tòi các phương thức khác hơn là dành ba, bốn năm học đại học hay hai năm học master.

Nếu bạn không biết mình nên đầu tư vào loại hình học tập nào thì cũng được thôi. Việc xác định các giá trị cộng thêm nào cần cho sự nghiệp của bạn có thể sẽ khá khó khăn. Nếu vậy, chúng tôi đã tập hợp được một phần tính toán để giúp bạn có quyết định tốt hơn thông qua ROI, hy vọng điều này có thể giúp ích cho bạn.

Xây dựng mối quan hệ

Một khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ và cảm thấy sẵn sàng để làm một UX Designer, có thể ban đầu sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tạo các mối quan hệ. Cơ hội tốt nhất thường được tìm thấy khi có người giới thiệu việc trong ngành cho bạn. Một trong những nơi thích hợp nhất để tạo quan hệ là LinkedIn. Hãy tham gia vào một vài group UX, bắt đầu đóng góp vào group đó cũng như xây dựng các network quan trọng với bạn của bạn. Nhưng cứ chậm rãi đã, đừng chỉ thể hiện và đòi hỏi một công việc ngay. Bạn sẽ cần các mối quan hệ trước khi có người giúp bạn.

Một cách hữu dụng khác để bắt đầu tạo quan hệ là follow các thành viên nổi tiếng trong cộng đồng UX trên Twitter. Bạn không chỉ học hỏi được rất nhiều từ họ mà còn có thể tương tác với các followers khác.

Mentor & Feedback

Một trong những cách tuyệt vời để phát triển sự nghiệp là làm việc với một người hướng dẫn đã từng làm trong lĩnh vực UX Design, bạn có thể tìm thấy người hướng dẫn thông qua network của chính bản thân mình.

6. Kết luận

Thật tuyệt nếu bạn chuyển từ Graphic Design sang UX Design, điều này có thể không quá khó như bạn nghĩ đâu. Bạn chỉ cần học tập thêm các kĩ năng cần thiết và áp dụng vào với công việc hiện tại. Nếu bạn cảm thấy đã đúng thời điểm, bạn có thể bắt đầu xây dựng các mối quan hệ của mình và lên lịch hẹn phỏng vấn ngay.

Theo blog.topdev.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,805 lượt xem