Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

LAY OFF LÀ GÌ? CÁCH ĐỐI MẶT VỚI TÌNH TRẠNG LAY OFF

Lay off là cụm từ phổ biến trong thị trường lao động thời gian gần đây. Vậy Lay off là gì? Người lao động cần làm gì để đối phó với làn sóng Lay off? Cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!


1. Lay off là gì?

Lay off là tình trạng người lao động bị đình chỉ, hoặc buộc thôi việc trong tạm thời hoặc vĩnh viễn, thường bắt nguồn từ các lý do khác nhau chứ không phải do hiệu suất làm việc. Lay off được sử dụng phổ biến trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp tái cấu trúc.

Trước đây, Lay off thường đi cùng với Temporary (tạm thời), nghĩa là công ty cho nhân viên nghỉ tạm thời khi khủng hoảng, tái cấu trúc. Sau đó, khi doanh nghiệp có nhu cầu thì nhân viên có thể quay lại làm việc. 

Tuy nhiên, thời gian gần đây Lay off được biết đến với ý nghĩa chấm dứt hợp đồng, buộc thôi việc hoặc sa thải.

2. Thực trạng với làn sóng Lay off năm 2023
2.1 Thị trường việc làm thế giới

Đối mặt với tình trạng kinh tế suy thoái do ảnh hưởng của dịch Covid 19 thì tình trạng Lay off xảy ra phổ biến trên toàn thế giới. Điển hình ở các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như:

  • Twitter sa thải khoảng 3.700 nhân viên trên toàn cầu
  • Meta sa thải 11.000 nhân sự
  • Snapchat sa thải 1.300 nhân sự
  • Microsoft sa thải 1.000 nhân sự
  • Netflix sa thải 450 nhân viên trong đợt cắt giảm nhân sự tháng 5 và tháng 6
  • Sea - công ty mẹ của Shopee và Garena cắt giảm 7.000 nhân sự

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Lay off này chính là sự thay đổi về nhu cầu 

con người sau đại dịch Covid 19, sự biến đổi của giá dầu, tình hình chiến tranh tại Nga - Ukraina, chính sách đóng cửa của Trung Quốc,... Những điều này, khiến cho các “ông lớn” phải cắt giảm nhân sự để tối ưu chi phí, đồng thời tái cơ cấu để khắc phục tình trạng trên.

2.2 Thị trường việc làm Việt Nam

Thực tế, do ảnh hưởng của đại dịch covid 19 cùng với nền kinh tế đầy biến động trong năm 2023, thị trường việc làm Việt Nam cũng không tránh khỏi các tình trạng Lay off. Điển hình các các công ty cắt giảm nhân sự, sa thải hàng loạt nhân viên nhằm bảo toàn vốn đầu tư.

3. Lay off là thách thức hay cơ hội?

Đối mặt với tình trạng kinh tế biến động, Lay off vừa là một cơ hội, cũng vừa là thách thức đối với người lao động cũng như là doanh nghiệp. Thách thức của Lay off chính là nguy cơ mất việc làm, không có thu nhập, đồng thời ảnh hưởng đến sự tự tin, tâm lý về tìm việc làm mới của người lao động. 

Tuy nhiên, nếu nghĩ tích cực thì Lay off cũng mang đến nhiều cơ hội để bạn đánh giá lại sự nghiệp, mục tiêu phát triển bản thân. Ngoài ra, đây cũng là dịp để bạn học hỏi các kỹ năng mới và khám phá cơ hội mới để phát triển bản thân. 

4. Người lao động cần làm gì trước làn sóng Lay off?
4.1 Tích lũy tài chính

Thực tế, thách thức quan trọng đối với người lao động khi đối mặt với tình trạng Lay off chính là mất thu nhập, gây khó khăn về tài chính. Vì thế, để chuẩn bị cho làn sóng Lay off thì người lao động nên tích lũy tài chính, đảm bảo rằng bản thân sẽ duy trì sự ổn định tài chính trong 1 - 3 tháng nếu không có việc làm.

Ngoài ra, khi làn sóng Lay off đến thì nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ ít đi, tìm việc làm lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc tích lũy tài chính càng quan trọng.

4.2 Liên tục trau dồi bản thân

Luôn đầu tư, trau dồi bản thân là cách để bạn phát triển bản thân, dễ dàng thích nghi với sự biến động của môi trường, cũng như thị trường lao động. Việc trau dồi kiến thức giúp bạn nâng cao kỹ năng của bản thân, dễ dàng nắm bắt cơ hội làm việc mới nếu không may bị sa thải.

4.3 Xây dựng các mối quan hệ

Xây dựng networking, các mối quan hệ xung quanh sẽ tăng cơ hội để bạn có một công việc mới, ổn định. Vì thế, trước làn sóng Lay off hãy xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, bạn bè hoặc các HR để giúp bạn tìm được các cơ hội việc làm mới trong tương lai nhé!

5. Người lao động cần làm gì khi bị Lay off?
5.1 Đảm bảo quyền lợi của bản thân

Khi bị Lay off (sa thải) thì điều đầu tiên mà bạn cần làm chính là kiểm soát tài chính, đảm bảo về quyền lợi bản thân. Đối với người lao động, có rất nhiều hình thức hỗ trợ tài chính khác nhau để bạn tham khảo như:

  • Trợ cấp thôi việc: Doanh nghiệp có thể cung cấp cho người lao động những khoản trợ cấp nhất định. Trợ cấp thất nghiệp có thể thanh toán một lần hoặc chia thành nhiều lần trong vài tuần, vài tháng.
  • Trợ cấp thất nghiệp: Bạn có thể nộp đơn yêu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp tại nơi bạn làm việc
5.2 Duy trì tinh thần lạc quan

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng khi bạn đối mặt với tình trạng Lay off. Nếu không may bị sa thải thì bạn cần bình tĩnh, điều chỉnh cảm xúc và chăm sóc bản thân thật tốt. Bởi đây chính là khoảng thời gian tốt để bạn reset, trau dồi phát triển bản thân. 

Trong thời gian này, bạn có thể thực hành lối sống lành mạnh, tập thể dục, xây dựng mối quan hệ xung quanh,... và đừng quên giữ tinh thần lạc quan để chuẩn bị cho tương lai của bạn nhé!

5.3 Đánh giá lại bản thân

Mặc dù Lay off thường không liên quan đến hiệu suất công việc, mà chủ yếu do kinh tế khủng hoảng, tái cấu trúc,... Tuy nhiên, đây cũng là dịp hoàn hảo để bạn đánh giá lại bản thân, đánh giá về mục tiêu trong sự nghiệp. 


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

96 lượt xem

lh-fulllh-x