Mô Hình Chữ T - Khung Phát Triển Kiến Thức Và Kỹ Năng Toàn Diện
Nhân chủ đề con đường phát triển bản đang khá sôi nổi và được share khá nhiều, anh muốn chia sẻ với các bạn về một mô hình mà anh luôn muốn các học viên biết đến khi trả lời các câu hỏi làm thế nào để em trở thành Management Trainee, làm thế nào để em có mức lương cao khi mới ra trường,..... Đó là mô hình chữ T (T-shaped model).
Trong mô hình này kiến thức và kĩ năng của các bạn sẽ được chia làm 3 cụm bao gồm:
- Personal skills - Kỹ năng cá nhân
- Functional skills - Kỹ năng chuyên môn
- Industry specific knowledge - Kiến thức về ngành
Dành cho các bạn sinh viên và vừa mới tốt nghiệp, để cải thiện 3 nhóm kĩ năng này, các bạn nên có cách tiếp cận riêng cho từng phần theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Personal skills:
Kỹ năng cá nhân là phần quan trọng nhất mà anh nghĩ là các bạn nên tập trung để phát triển. Phần lớn các kĩ năng ở phần này đều có tính áp dụng cao, cần thiết cho nhiều ngành nghề, nhiều công việc khác nhau, vì vậy nên với các bạn sinh viên hoặc mới ra trường, chưa xác định được hay đã xác định được chính xác con đường mình muốn đi thì đều phải xây phần kĩ năng cá nhân này thật tốt. Một 3 nhóm kĩ năng cá nhân mà các bạn nên lưu ý phát triển để có được những công việc "tốt" (lộ trình thăng tiến nhanh, lương cao hơn trung bình, .....) :
- Problem-solving: Nghiên cứu các tài liệu về problem-solving từ các ngành cần có tư duy problem-solving cao như consulting, engineering, operations research,... Mỗi chuyên ngành đều có các kĩ thuật problem-solving khác nhau nhưng về tư duy nền tảng là không khác nhiều mà vẫn dựa trên nhưng hướng tiếp cận đặc thù như hypothesis-driven, design thinking,....
- Employability: Bộ kỹ năng ứng tuyển bao gồm các kỹ năng cần thiết để thể hiện toàn bộ năng lực của bản thân thông qua các vòng tuyển dụng. Tại sao đây lại là một bộ kĩ năng mà anh muốn nhấn mạnh? Vì anh đã từng gặp rất rất nhiều ứng viên có kiến thức tốt, profile khủng nhưng trượt ở những vòng như CV screening, online test, interview,.... vì thiếu kỹ năng ứng tuyển như trả lời câu hỏi phỏng vấn, viết CV. Các bạn có thể tham khảo các bài viết ở group này cũng như Google về cách trả lời phỏng vấn,....
Ngoài ra, trong thời gian tới The Trainee Club cũng sẽ có các khóa học và dịch vụ về Employability, các bạn sẽ chú ý theo dõi để cập nhật nhé.
- Communication: Kỹ năng giao tiếp ở đây anh muốn nhấn mạnh về khả năng truyền đạt thông điệp và ý tưởng một cách rõ ràng hơn là khả năng ăn nói khéo léo. Một trong những cách để các bạn cải thiện kĩ năng này đó là luyện tập giao tiếp theo nguyên tắc Kim tự tháp (Pyramid Principle). Phương pháp giao tiếp này sẽ giúp các bạn gây ấn tượng với người nghe hơn rất nhiều, rất hữu ích trong các cuộc phỏng vấn và khi đi làm sau này.
- Office kills: Các kĩ năng tin học văn phòng về Powerpoint, Excel, Word,..... không cần quá cao siêu nhưng nên nắm vững cách sử dụng các tính năng cơ bản. Các bạn có thể thử kiểm tra kĩ năng của mình về các công cụ này trên các bài kiểm tra về Microsoft office skills miễn phí.
2. Functional skills:
Đây là cụm kỹ năng đi theo cả 2 hướng là chiều rộng (breadth) và chiều sâu (depth).
Nếu như bạn chưa xác định được mảng mà mình thích để đi theo chiều sâu, hãy cố gắng xây dựng kiến thức theo chiều rộng với độ sâu (depth) đủ dùng cho từng mảng trong đó. Đủ dùng ở đây đó là các bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản trong mảng đó ví dụ như về tài chính doanh nghiệp thì nên nắm các kiến thức cơ bản về vai trò, 3 loại báo cáo tài chính, các phương pháp gọi vốn, định giá doanh nghiệp,... Cách anh thường dùng để xác định xem mình cần học những gì để nắm cơ bản cho từng mảng kiến thức là chọn 1 cuốn for dummies hoặc 1 cuốn sách giáo khoa về mảng đó để đọc. Cuốn nào cũng được nhé, không cần quá kén chọn.
Nếu như bạn đã xác định được mảng mà mình muốn đi sâu, đừng ngại đào sâu thêm về kiến thức của mảng đó. Tuy nhiên, hãy cố gắng dành 1 phần thời gian để tìm hiểu thêm về các mảng liên quan để mở rộng phần kiến thức nền của bản thân.
Cho phần kĩ năng chuyên môn, các bạn hoàn toàn có thể học các khóa học Online/Offline ở nhiều nguồn khác nhau như sau:
- Miễn phí: Coursera, EdX, LinkedIn Learning, ....
- Trả phí: Corporate Finance Institute, Udemy,....
3. Industry specific knowledge:
Kiến thức về ngành là phần thường bị nhiều bạn bỏ qua nhất khi ứng tuyển vào các vị trí mới ra trường. Lí do thường là vì các bạn rải hồ sơ ở nhiều công ty ở các ngành nghề khác nhau khiến cho các bạn thường gặp khó khăn trong việc tìm hiểu kiến thức về quá nhiều ngành như vậy cũng như không biết phải tìm hiểu thế nào là đủ.
Lời khuyên của anh cho các bạn khi tìm hiểu về các ngành (industry) đó là các bạn nên nắm vững 3 yếu tố sau:
- Các xu hướng chính trong ngành (Industry trends)
- Các người tham gia trong ngành (Industry key stakeholders)
- Các mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành (Business models), bao gồm các kênh bán hàng, mô hình phân phối sản phẩm, tập khách hàng,....
Một vài nguồn thông tin về ngành miễn phí:
- Báo cáo từ các công ty nghiên cứu thị trường: Nielsen, Kantar,....
- Báo cáo từ các công ty tư vấn: Deloitte, McKinsey, BCG,....
- Báo cáo chiến lược cho cổ đông của các công ty lớn trong ngành
- Các case study được viết tốt trong các ngành, đặc biệt là ở các cuộc thi lớn do các công ty trong ngành tài trợ.
Chúc các bạn may mắn với hành trình phát triển bản thân trong tương lai!
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
3,626 lượt xem
Có thể bạn thích