Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Nghệ Thuật Từ Chối

Trong nhiều năm liền, tôi từng là một người đi làm vừa lòng người khác. Với những việc cần sự tình nguyện, tôi luôn sẵn sàng dành thời gian của mình. Tôi tự hào gánh vác trách nhiệm này trong suốt những năm cấp 3, đại học, thậm chí ở trường luật. Đã nhiều năm, tôi nghĩ nói “không” nghĩa là tôi sẽ khiến bạn bè hay người tôi tôn trọng phải buồn lòng.

Nhưng đâu đó trong suốt quãng đường vừa qua, tôi nhận thấy mình đã không thật sự sống cuộc đời của mình. Thay vào đó, tôi dường như đã tạo ra một thời gian biểu, một sự kết hợp lạ lùng giữa việc đáp ứng mong đợi của mọi người, những gì tôi nghĩ tôi nên làm, và những gì tôi thực sự muốn làm. Và kết quả? Tôi có một thời gian biểu đã kín lịch và nó thường xuyên khiến tôi cảm thấy quá tải.

Phải mất một thời gian dài nhưng cuối cùng tôi đã học được nghệ thuật nói “không”. Nói “không” nghĩa là tôi không còn đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu của người khác và có thể dành thời gian cho những gì tôi thực sự muốn làm. Thay vì gây áp lực cho bản thân, tôi chọn theo đuổi những gì thực sự có giá trị. Tôi bắt đầu sắp xếp thời gian xoay quanh những nhu cầu và sở thích của riêng tôi. Khi điều đó xảy ra, tôi trở nên hạnh phúc hơn nhiều. Và hãy đoán xem? Tôi hầu như chẳng khiến ai phải buồn phiền.

Kết quả hình ảnh cho say no

Người thành công không sợ nói “không”

Khi bạn học nghệ thuật nói “không”, bạn bắt đầu nhìn thế giới khác đi. Thay vì nhìn thấy tất cả những thứ bạn có thể làm hay nên làm (và bạn không làm) bạn bắt đầu học cách nói “có” với những thứ quan trọng.

Nói cách khác, bạn chỉ không phản ứng với những gì cuộc sống bày ra trước mắt. Bạn tìm kiếm những cơ hội dẫn bạn đến nơi bạn muốn.

Oprah Winfrey, một trong những người phụ nữ thành công nhất thế giới, đã thú nhận rằng phải mất nhiều năm cô mới học được cách nói “không”. Thậm chí ngay cả khi đã nổi tiếng trên toàn thế giới, cô ấy vẫn cảm thấy mình phải nói “có” với hầu hết mọi thứ. Chỉ sau nhiều năm chật vật với việc nói “không”, “Cuối cùng tôi cũng đặt ra câu hỏi: Tôi muốn gì?”

Warren Buffett cho rằng nói “không” là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của ông. “Sự khác biệt giữa người thành công và người thực sự thành công chính là người thực sự thành công nói “không” với hầu hết mọi thứ”, ông nói.

Khi tôi nói “không” trong cuộc sống, tôi chèo lái thành công của mình theo hướng tập trung vào ít đối tượng hơn và làm tốt chúng.

Cách mà chúng ta bị ép nói “có”

Kết quả hình ảnh cho say no

Không bài cãi gì nữa, rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy thật khó để nói “không”.

Từ khi còn nhỏ, chúng ta bị buộc phải nói “có”. Chúng ta đã nói “có”, có lẽ hàng trăm lần, để tốt nghiệp cấp 3 và vào đại học. Chúng ta nói có để tìm việc làm. Chúng ta nói có để tìm kiếm tình yêu và nói có lần nữa để giữ một mối quan hệ. Chúng ta nói có để tìm và giữ bạn bè.

Chúng ta nói có vì cảm giác muốn giúp người khác. Chúng ta nói có vì đó dường như là một điều đúng đắn để làm. Chúng ta nói có vì ta nghĩ đó là chìa khóa thành công. Và ta nói có vì lời yêu cầu có thể đến từ một người khó từ chối, như sếp.

Và đó vẫn chưa phải là tất cả. Áp lực phải nói “có” không chỉ đến từ người khác. Chúng ta tự đặt áp lực cho mình. Khi làm việc, chúng ta nói “có” bởi chúng ta so sánh bản thân mình với những người dường như làm việc nhiều hơn. Ngoài công việc, chúng ta nói “có” vì cảm thấy tội lỗi khi không dành nhiều thời gian cho gia đình hay bạn bè.

Thông điệp mà ta thường nhận được là “Bạn thực sự có thể làm được nhiều hơn thế”. Kết quả? Khi ai đó cần sự giúp đỡ, chúng ta buộc phải nói “có”.

Cách để nói “không” khi bạn bị buộc nói “có”

Kết quả hình ảnh cho từ chối

Quyết định nói “không” không phải là một điều đơn giản. Có lẽ bạn đã nói “không” nhưng nó không nhiều như bạn muốn. Nếu bạn học được nghệ thuật nói “không”, cuối cùng bạn đã có thể tạo ra nhiều thời gian cho những thứ bạn quan tâm. Nhưng hãy thành thật rằng, nói “không” thật sự không dễ dàng đối với nhiều người.

Thành lập thói quen nói “không” trong cuộc sống có thể tạo ra sự thay đổi lớn. Hạn chế thứ gì đó có nghĩa là bạn có thể mở ra nhiều cơ hội cho những gì có ý nghĩa. Và đây là một số bí quyết quan trọng trong nghệ thuật nói “không”:

1. Xem lại thang đo bắt buộc của bạn

Một trong những thử thách lớn nhất của việc nói “không” là cảm giác bắt buộc. Bạn có cảm thấy rằng mình có trách nhiệm nói “có” và lo lắng rằng việc nói “không” sẽ phản ánh sự bất lực của bạn?

Hãy hỏi bản thân rằng bạn có thật sự có nghĩa vụ phải đồng ý không. Hãy xem lại niềm tin về việc bạn có trách nhiệm nói “có” hay không. Hãy đổi ngược lại và hỏi rằng bạn đang nợ chính mình nghĩa vụ gì.

2. Chống lại FOMO (The Fear of Missing Out) – Hội chứng sợ bỏ lỡ thứ gì đó

Bạn có thường cảm thấy sợ bỏ lỡ điều gì đấy? FOMO có thể quanh quẩn bên chúng ta theo nhiều cách. Trong công việc, chúng ta tặng miễn phí thời gian của mình vì sợ mình sẽ không thăng tiến. Trong đời sống cá nhân, chúng ta chấp nhận gia nhập đám đông vì sợ bỏ lỡ ngay cả khi ta không thấy vui.

Hãy nhìn lại bản thân mình. Bạn đang nói “có” vì hội chứng FOMO hay vì bạn thật sự muốn nói “có”? Thông thường, chạy theo nỗi sợ chẳng thể làm chúng ta thấy khá hơn.

Kết quả hình ảnh cho từ chối

3. Kiểm tra lại quan niệm của bạn về việc nói “không”

Bạn có sợ phản ứng của mọi người nếu bạn từ chối việc gì đó? Thông thường, chúng ta đồng ý vì lo lắng về phản ứng của người khác hoặc kết quả của việc nói “không”. Có lẽ ta sợ làm buồn lòng người khác hoặc nghĩ rằng chúng ta sẽ không nhận được sự tôn trọng. Nhưng ta lại thường quên rằng chúng ta cũng đang làm bản thân mình thất vọng.

Hãy nhớ rằng nói “không” chính là cách tốt nhất để nói rằng thời gian của bạn có hạn. Trong những bí kíp dưới đây, bạn sẽ biết cách nói “không” một cách nhẹ nhàng và lịch sự. Bạn có thể làm người khác thất vọng ban đầu nhưng việc đặt ra các giới hạn có thể mang lại cho bạn sự thoải mái tự do để bạn làm những thứ mình muốn.

4. Khi lời yêu cầu xuất hiện, hãy dừng lại một chút

Thỉnh thoảng, khi đột nhiên nhận được một yêu cầu, chúng ta đồng ý theo bản năng. Lời yêu cầu có vẻ hợp lý ngay lúc đầu. Hoặc ta đã đồng ý vài lần trong quá khứ. Nhưng hãy dành thời gian suy nghĩ liệu bạn có thật sự có thời gian hay bạn có thể giải quyết nhiệm vụ một cách ổn thỏa. Và bạn có thể quyết định từ chối. Sẽ tốt hơn nếu bạn dành chút thời gian để suy nghĩ.

5. Nói “không” một cách rõ ràng và tử tế

Khi bạn đã sẳn sàng để nói “không”, hãy nói điều đó một cách rõ ràng. Lời nói có thể cởi mở và trung thực để người nghe dễ tiếp thu rằng bạn không có nhiều thời gian. Nhưng đừng im lặng. Và bạn cũng không cần phải giải thích dài dòng. Một cách nói rành mạch cùng lời giải thích ngắn gọn là đủ. Tôi nhận ra việc nói với mọi người, rằng tôi có khá nhiều nhiệm vụ và tôi cần cẩn trọng phân bổ thời gian của mình, thật sự có tác dụng. Thỉnh thoảng tôi sẽ bày tỏ sự cảm kích vì họ đã tìm đến tôi và tôi có lẽ sẽ giúp họ nếu lời đề nghị xuất hiện vào một thời điểm khác thích hợp hơn.

6. Cân nhắc một cách từ chối nhẹ nhàng hơn

Nếu bạn bị áp lực phải nói “có” trong khi bạn muốn từ chối, hãy nghĩ đến câu “được rồi, nhưng…” thay vì từ chối thẳng thừng vì điều này cho bạn cơ hội để quyết định điều gì tốt nhất cho bạn. Thỉnh thoảng, bạn đồng ý lời yêu cầu nhưng bạn có thể chọn lựa thời gian hoàn thành nó. Hay bạn có thể chỉ làm một phần nhiệm vụ.

Kết quả hình ảnh cho từ chối

Một vài điều quan trọng cần lưu ý khi bạn học nghệ thuật nói “không”

Bạn sẽ cần bước ra khỏi vùng an toàn của mình

Hãy đối mặt với nó. Thật khó để nói “không”. Hãy thiết lập giới hạn cho thời gian của bạn, đặc biệt khi bạn đã không làm thế trong quá khứ.

Bạn là người kiểm soát thời gian của mình

Bạn là người duy nhất hiểu rõ những việc bạn cần làm với thời gian của mình. Nghĩ về nó. Ai có thể hiểu rõ điều đó hơn bạn chứ? Không ai. Bạn biết rõ những nhiệm vụ của mình. Và bạn cũng là người duy nhất hiểu rõ thời gian mà bạn có.

Nói “không” nghĩa là nói “có” với những thứ quan trọng hơn

Khi chúng ta quyết định không làm gì đó, chúng ta đang nói “có” cho một thứ gì khác. Bạn chỉ có cơ hội duy nhất để quyết định sẽ làm gì trong quỹ thời gian quý báu của mình.

Hãy nói “không” từ bây giờ

Bạn có gì để mất? Bắt đầu ngay từ bây giờ, bạn có thể thay đổi cách mình phản ứng với những lời yêu cầu. Khi ai đó yêu cầu điều gì, hãy tắt chế độ đồng ý tự động của bạn. Xem lời yêu cầu như là một lời yêu cầu mới cho giới hạn thời gian của bạn. Chú ý đặc biệt với những yêu cầu đến với bạn. Nếu bạn là người đặt yêu cầu cho chính bạn, cố gắng đánh giá liệu nó có đến từ ai đó khác không.

Hãy thử làm nó ngay bây giờ. Nói “không” với những người liên tục lợi dụng lòng tốt của bạn. Hay nói với một người đồng nghiệp tham công tiếc việc rằng bạn sẽ hoàn thành dự án nhưng không phải bằng cách làm việc suốt cuối tuần. Hoặc, nói với ai đó trong gia đình bạn rằng bạn không thể cho họ mượn tiền lần nữa vì họ vẫn chưa trả tiền cho bạn lần trước. Và bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn nhiều.

Theo Bookaholic.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,950 lượt xem