Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Những Ứng Dụng Quản Lý Thời Gian Tốt Nhất Cho Sinh Viên

Quản lý thời gian luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều sinh viên; có nhiều sinh viên còn cho biết rằng họ cảm thấy dường như 24 tiếng một ngày không bao giờ là đủ. Tin vui là nhờ vào sự phát triển của công nghệ hiện đại thì giờ đây việc quản lý thời gian cá nhân đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hiện nay có rất nhiều apps (ứng dụng) được sinh ra để giúp sinh viên thực hiện việc quản lý thời gian, tăng cao hiệu suất làm việc, kiểm soát danh sách các công việc cần làm, đồng thời thiết lập lối sống có kỷ luật và thói quen hiệu quả hơn. Dưới đây là tổng hợp các ứng dụng quản lý thời gian tốt nhất dành cho sinh viên, với giá cả hoàn toàn miễn phí:

1. myHomework Student Planner

Cái tên có thể khiến người ta liên tưởng đến homework (bài tập về nhà) và có suy nghĩ rằng ứng dụng này sẽ làm sinh viên trở nên bận bịu hơn, nhưng trên thực tế thì đây là ứng dụng rất tuyệt vời cho sinh viên ở mọi bậc học, từ phổ thông đến đại học. myHomework Student Planner cung cấp cho sinh viên lịch biểu để cá nhân có thể dễ dàng theo dõi deadline bài tập, kỳ thi, các dự án và các sự kiện quan trọng. Đặc biệt ở chỗ là ứng dụng này cho phép sinh viên đồng bộ lịch biểu cá nhân để được nhắc nhở mỗi khi có sự kiện hoặc deadline sắp tới, tránh việc quên và để lỡ mất các công việc quan trọng.

Các sinh viên đã trải nghiệm ứng dụng này đều cho biết họ nhận thấy một sự thay đổi rất rõ rệt. Một bạn sinh viên cho biết “@myhomeworkapp thực sự đúng là một trong những lý do chính cho việc mình đạt được mức điểm trung bình 4.0 ở học kỳ này. Xin cảm ơn người đã sáng tạo ra ứng dụng tuyệt vời này.”

Một bạn sinh viên khác cũng cho ý kiến: “Thực sự thì ứng dụng tuyệt vời này đã cứu mình rất nhiều lần.” Số tiền để sở hữu ứng dụng này là hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên trong trường hợp người dùng muốn loại bỏ quảng cáo trong ứng dụng thì sẽ cần chi một số tiền là 4.99 USD (tương đương 114,000 VND) cho một năm sử dụng.

2. Trello

Được tạo ra với mục đích giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cá nhân sử dụng, Trello cho phép người dùng tự tổ chức sắp xếp các công việc đang làm trên một hệ thống bảng biểu: người dùng có thể tùy ý điều chỉnh cho các công việc làm đơn hoặc làm nhóm (rất lý tưởng cho việc phân công công việc làm nhóm). Người dùng cũng có thể tự tạo một danh sách riêng các việc cần làm, các việc đang được tiến hành, và các việc đã làm xong. Những người ưa thích các mẹo vặt hay trong đời sống coi Trello là “công cụ quản lý các dự án tuyệt vời và làm cho công việc làm nhóm không chỉ trở nên dễ dàng hơn mà còn thú vị hơn”. Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và tương thích với cả điện thoại và Apple Watch.

3. Evernote

Đây là ứng dụng tuyệt vời trong việc ghi chú lại các ý tưởng cũng như sắp xếp tổ chức các dự án, công việc mà người dùng đang thực hiện. Evernote cho phép người dùng đồng bộ các danh sách cá nhân và ghi chú của họ trên nhiều thiết bị để tiện lợi trong việc thay đổi thiết bị và vẫn có thể tiếp tục làm việc mà không phải cập nhật hay làm lại. Ghi chú của người dùng có thể được thiết lập ở nhiều định dạng khác nhau như văn bản, ảnh, audio, tổng hợp mẩu tin trên web, các đoạn video; ngoài ra người dùng có thể đính kèm file Microsoft Office ở định dạng văn bản (document) hay PDF. Ứng dụng cũng cho phép người dùng thực hiện các công việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, lên kế hoạch cho các sự kiện, và thiết lập nhắc nhở.

4. Ứng dụng Pomodoro

Đối với người dùng có nhu cầu kiểm tra lại hoặc làm một bài luận (essay) hoàn toàn mới, phương pháp sử dụng trên các ứng dụng Pomodoro sẽ là trợ thủ đắc lực, khi mà công việc được chia nhỏ thành các khoảng thời gian dài 25 phút và có nghỉ ngắn giữa các khoảng đó. Phương pháp này được chứng minh sẽ giúp người dùng giảm bớt áp lực và căng thẳng khi làm việc. Người dùng chỉ cần một đồng hồ đếm giờ để thực hiện phương pháp này, tuy nhiên các ứng dụng cũng được tạo ra dựa trên phương pháp Pomodoro và giúp kiểm soát hiệu quả năng suất làm việc, như ứng dụng dùng trên Adobe Air có tên Pomodairo giúp đánh dấu và nhận biết thời điểm người dùng trở nên mất tập trung, cũng như ghi chép lại thời gian người dùng sử dụng để hoàn thành các task khác nhau. Đối với máy tính để bàn (desktop), người dùng có thể tải xuống phiên bản có tên Tomighty.

5. Các ứng dụng giúp giảm thiểu sự mất tập trung

Người dùng nghiện mạng xã hội với thói quen cứ 5 phút lại kiểm tra tài khoản Twitter một lần trong lúc đang làm việc nên cân nhắc sử dụng các ứng dụng giúp làm giảm sự mất tập trung, đồng thời chặn mạng xã hội và các trang web gây phân tâm khác. Người dùng Google Chrome có thể cân nhắc dùng tiện ích (extension) có tên là StayFocusd, được đánh giá cao với khả năng hạn chế thời gian truy cập các trang mạng gây phân tâm khi làm việc. Trên điện thoại người dùng có thể sử dụng ứng dụng có tên Anti-Social giúp theo dõi và so sánh thời gian cá nhân sử dụng điện thoại so với những người dùng khác, và cho phép chặn các ứng dụng mà cá nhân sử dụng quá nhiều.  

6. Các ứng dụng giúp thiết lập danh sách việc cần làm

Có rất nhiều ứng dụng quản lý thời gian dành cho sinh viên với chức năng cho phép người dùng kiểm tra nhanh chóng danh sách các công việc cần phải hoàn thành, khá là lý tưởng trong trường hợp người dùng có quá nhiều task cần giải quyết. Một trong số các ứng dụng tiêu biểu có tên Remember the Milk, cho phép người dùng đồng bộ hóa và cập nhật lịch biểu, email, mạng xã hội Twitter và các công năng giúp quản lý thời gian biểu khác trên nhiều thiết bị. Người dùng ưa thích đánh dấu màu sắc cho lịch biểu có thể lựa chọn ứng dụng có tên 2Do, cho phép sử dụng màu sắc đa dạng để đánh dấu công việc và phân loại các task dựa trên mức độ ưu tiên và chủ đề. Một ứng dụng tiêu biểu khác dành cho những người “nước đến chân mới nhảy” có tên là Finish, trong đó người dùng sẽ nhận được các tệp âm thanh và các thao tác đánh dấu đặc biệt mỗi khi các task được hoàn thành xong.

Một số ứng dụng tuyệt vời khác dành cho sinh viên

1. Coach.me

Một trong số những ứng dụng độc nhất vô nhị của danh sách này là ứng dụng có tên Coach.me, trong đó người dùng sẽ tham gia vào một cộng đồng bao gồm những người làm việc để đạt được các mục tiêu cá nhân đã đề ra. Người dùng sẽ nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người dùng khác, giúp thiết lập các thói quen tốt và gia tăng hiệu suất làm việc, cùng với việc nhận được thêm ‘props’ (tương tự như lượt thích trên mạng xã hội Facebook) từ sự ghi nhận cho thành tích của cá nhân người dùng từ những người dùng khác. Ứng dụng này đã thành công trong việc trợ giúp hơn một triệu người thiết lập nên các thói quen tốt và nhận được rất nhiều lời tán dương, trong số đó một người dùng đã nhận xét: “Ứng dụng này quả thực rất tuyệt vời trong việc theo dõi sự phát triển và tiến bộ của một cá nhân. Cảm ơn đã tạo ra một sản phẩm chất lượng như vậy, thật sự ứng dụng này đã giúp tôi cải thiện bản thân rất nhiều, cũng như giúp tôi theo dõi hiệu quả tiến trình thực hiện các mục tiêu cá nhân đã đề ra.”

2. Google Keep

Tương thích trên cả hai hệ điều hành iOS và Android, Google Keep là ứng dụng dùng trong công việc ghi chú dưới dạng pin board (bảng ghim giấy nhớ), cho phép người dùng ghim các ghi chú, ghi nhớ, danh sách, ảnh, tệp ghi âm, và rất dễ dàng tiện dụng cho việc tìm lại các thứ đã ghim trước đó, chia sẻ danh sách, và nhận các nhắc nhở dựa trên vị trí địa lý mà cá nhân đang ở.

3. Quizlet

Flashcards từ lâu đã được biết đến là công cụ hữu hiệu giúp người dùng ghi nhớ các thông tin, kiến thức quan trọng cho các bài kiểm tra. Quizlet cho phép người dùng tự tạo ra flashcards của riêng họ hoặc dùng flashcards có sẵn được tạo bởi các học sinh, sinh viên khác. Ngoài ra QuizletIt cũng đưa ra các gợi ý cho người dùng về các vấn đề cần cải thiện, cũng như tích hợp một trò chơi có tên Match mà trong đó người dùng sẽ chạy đua với một đồng hồ tính thời gian để hoàn thành một task nào đó. Người dùng được thoải mái lựa chọn sẽ học gì trong 220,000 bộ flashcards có thể được chuyển đổi sang 18 ngôn ngữ khác nhau.

4. SimpleMind+

Ứng dụng được đề cập đến cuối cùng nhưng cũng không kém quan trọng trong danh sách các ứng dụng có ích cho sinh viên này có tên SimpleMind+, cho phép người dùng tổ chức và sắp xếp ý tưởng bằng việc vẽ các bản đồ tư duy (mind map). Người dùng sử dụng phiên bản pro (nâng cao) của ứng dụng này sẽ có thể đồng bộ dễ dàng ứng dụng với Google Drive hay Dropbox, tiện cho sử dụng và chia sẻ với người khác. Các bản đồ tư duy trong SimpleMind+ cho phép đính kèm ảnh, video và các tệp ghi âm, cũng như thiết lập giao diện theo sở thích cá nhân và lựa chọn các bố cục khác nhau phù hợp với bản thân người dùng.

Theo ieltsplanet.info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

92,347 lượt xem