Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Phương Pháp Học Tiếng Anh Hiệu Quả

Phương pháp học tiếng anh hiệu quả

Hiện nay việc học tiếng Anh, theo mình quan sát thì có 2 dạng. Một là học bám theo chương trình trong Sách giáo khoa ở nhà trường - tức là học theo lớp - grade, và một là học theo giáo trình bên ngoài - tức là phân theo cấp độ - level.
Phải nhìn nhận 1 thực tế ko mấy vui vẻ rằng, hầu như các em học sinh học tiếng Anh trong trường học không thật sự hiệu quả. Trong đó có rất nhiều em chấp nhận thả trôi môn tiếng Anh như các thế hệ trước từng làm. Cứ đối phó chống chọi hết lớp này đến lớp khác, đến lúc tốt nghiệp Đại học vẫn không thể tự tin nói 1 câu tiếng Anh ra hồn. Và việc này dẫn đến đi học thêm tiếng Anh ôm theo cuốn sách giáo khoa, để đối phó với các bài kiểm tra, các kỳ thi ở trường. Các em đi học ở hình thức này cứ học vẹt 1 cách máy móc, ghi nhớ đáp án và áp dụng vào bài thi nếu các em có thể. Thứ đọng lại trong đầu không gì nhiều nhặn ngoài mấy chữ rời rạc và không biết phải sử dụng ra sao. Hẳn nhiên đây không là cách học được khuyến khích, nhưng nó vẫn tồn tại. Bao nhiêu em học sinh học theo phương pháp này có ý thức mình cần phải học tiếng Anh, nhận thức rõ tầm quan trọng và bản thân đủ sức bật để vực dậy ở 1 độ tuổi nào đó. Rất hiếm. 
Một điều quan trọng cần nhấn mạnh là, khi bắt đầu học thật sự học sinh sẽ luôn bắt đầu bằng con số 0 ở môn tiếng Anh dù em ấy đang ở lớp mấy ở độ tuổi nào. Lớp 3 em ấy học tiếng Anh lần đầu tiên cũng sẽ bắt đầu từ số 0, em bắt đầu từ lớp 6 cũng sẽ là con số 0, em học đến đại học và hoảng hồn nhận ra cần có tiếng Anh để ra trường, để đi xin việc làm thì em cũng sẽ bắt đầu từ con số 0. Vì vậy, việc học thật sự luôn bắt đầu càng sớm càng tốt. Học thật sự chứ không phải đối phó.
Đối với các học sinh hiện tại đang học ở trường và muốn đi học thêm môn tiếng Anh. Ba mẹ và các em cũng như người dạy các em hãy hướng cho các em thật rõ. Rằng muốn học sinh học vững ngay từ đầu, nắm vững kiến thức, học toàn diện kỹ năng, thì nên học các giáo trình ngoài, nên học bài bản và không chỉ đi theo từng bài trong SGK. Và muốn biết các em năng lực đang ở đâu, thì cần phải cho các em làm 1 bài kiểm tra đầu vào ở mỗi cấp độ (thiếu nhi, thiếu niên) lúc đó mới phân loại được học sinh và chọn giáo trình cũng như chia lớp cho các em. Phụ huynh hãy yên tâm rằng khi các em đã nắm vững kiến thức, thì bài trên lớp không còn là trở ngại nữa, nhưng để đạt được điều đó cần phải kiên trì. Cần phải đầu tư thời gian và sự nhẫn nại để đồ nền kiến thức cho các con. 
Để làm được điều đó, thầy cô, ba mẹ và bản thân các em phải kiên trì học từ những thứ đơn giản nhất. Những tháng đầu tiên sẽ rất khó khăn, nhưng vượt qua được sức ì các em mới có thể tạo đà và học lên các cấp độ cao hơn được. Giống như xây 1 bức tường, muốn kiên cố phải đặt từng viên gạch, thì mới chắc và không bị hổng. 
Về giáo trình học cho thiếu nhi thì sẽ luôn có các bộ sách 6 hoặc 7 cấp độ: Starter, 1,2,3,4,5,6. Trong đó, cuốn Starter luôn là cuốn vỡ lòng; 1,2 là của cấp độ Starters; 3,4 là của cấp độ Movers; 5,6 là của cấp độ Flyers. Muốn biết là học sinh thuộc cấp độ nào, cần phải làm bài test. Xác định được cấp độ rồi, cứ thế mà học lên. 
Giaos trình học cho thiếu niên thông thường sẽ chia ra là A1, A1+, A2, A2+, B1, B1+,…. Cũng lại là làm test, xác định cấp độ, rồi học lên. Đảm bảo học đều thì sẽ có thành quả tốt. Học tiếng Anh, điểm cao hay không không quan trọng bằng việc học xong có dùng được hay không. 
Lý tưởng nhất là ngay từ đầu, các em được hướng theo học 1 cách học chất lượng, 1 thang chương trình rõ ràng và hiệu quả. 
Mình biết bài này rất lủng củng khó đọc, nhưng quả thật là ý tại ngôn ngoại..không biết phải viết làm sao để truyền được hết thông điệp mình muốn gửi gắm.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

207 lượt xem