Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Sinh Viên Có Nên Đi Làm Thêm Hay Không?


Rời xa vòng tay che chở của gia đình, bước vào cuộc sống sinh viên đầy những toan tính về vật chất và tài chính, chắc hẳn phần đông chúng ta đều khao khát có thể phần nào tự chủ tài chính, cầm trên tay số tiền do chính bản thân làm ra. Suy nghĩ này đẩy chúng ta vào một thế luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu, nôn nóng có được một công việc làm thêm để phần nào giúp đỡ bố mẹ. Câu chuyện sinh viên đi làm thêm từ lâu đã không còn lạ lẫm, tuy nhiên, làm thêm như thế nào và thời điểm đi làm thêm đúng đắn nhất vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

 

Bàn luận về chủ đề này, có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, vì vậy chúng ta cần nhìn vào hai mặt “Được” – “Mất” để có được nhiều góc nhìn toàn diện và tổng thể.

 

Khi đi làm thêm, bạn được gì? 

 

Thứ nhất, đi làm thêm sinh viên có thêm thu nhập, tăng kỹ năng giao tiếp, thêm mối quan hệ. Và đặc biệt đi làm thêm giúp ích cho các bạn va chạm với cái“khốn nạn” của xã hội sớm nên sau này khi bị rơi sẽ bớt đau hơn. 

Tuy 
nhiên, cứ nhất thiết là sinh viên đi làm thêm thì sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn những người bạn cùng giảng đường? Bạn là lớp trưởng, Bí thư, tham gia các hoạt động của trường bạn ra trường sẽ có kinh nghiệm trong quản trị một đám đông, bạn viết một bài báo cáo khoa học, bạn phải lăn lộn với thực tế để đi tìm kiếm tài liệu, số liệu, bạn sẽ có kinh nghiệm viết bài, làm báo cáo. Tất cả những cái đó đều là kinh nghiệm chứ không phải cứ người phải đi làm mới có kinh nghiệm. 

Điều 
thứ hai, môi trường làm thêm giúp chúngta nhận thức được chính mình để điều chỉnh, nghĩa là thông qua những thiết sót của bản thân, chúng ta sẽ phải học cách phải làm sao để khắc phục và chế ngự được nó. Ngoàira, nếu có cơ hội làm những công việc liên quan đến ngành học trong trường Đại học, chúng ta sẽ có khả năng tiếp thu và hiện thực hoá những nghiệp vụ cơ bản từ rất sớm, điều mà tới tận khi đi thực tập vào năm cuối mới có cơ hội tiếp cận. Yếu tố này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường lao động đầy năng động hiện tại.


Điều 
thứ ba, đi làm thêm khiến sinh viên hiểu được giá trị của đồng tiền, điềumà những bạn đang tiêu tiền của bố mẹ chưa phần nào thấm nhuần hết được.

 

Điều thứ tư, đi làm thêm là một cách để chúng ta thúc đẩy kỹ năng quản lý thời gian, quản lý chi tiêu và “sắp xếp” các mối quan hệ xung quanh. Biết chịu trách nhiệm với những hành động của bản thân vì giờ đây, trong phạm vi một doanh nghiệp kinh doanh, mắc lỗi đồng nghĩa với lợi ích về tài chính bị giảm sút, ảnh hưởng tới chính quyền lợi của mỗi cá nhân. 

 

Đi làm thêm, bạn mất gì? 

Quãng thời gian sinh viên là quãng thời gian dùng
để tích lũy kiến thức,vì vậy, nếu có đủ thời gian và tiềm lực kinh tế, chúng ta nên đi làm thêm những công việc liên quan đến ngành nghề mà mình đang học. Khi đó vừa giải quyết kỹ năng ngành, vừa có kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần có sẽ làm mục tiêu của ta đến nhanh hơn.

 

Để làm được điều này vô cùng khó, bởi việcgiới hạn thời gian một cách có chủ động vàcân bằng khoa học giữa việc học và việc đi làm luôn là một bài toán nan giải.

 

Ngoài ra, như ở phía trên đã bàn luận, việc đi làm thêm đem lại những trải nghiệm quý giá và các mối quan hệ hữu ích. Tuy nhiên, nếu như vô tình rơi vào cạm bẫy xã hội, người chịu hậu quả ở đây chỉ có thể là bản thân chúng ta. Đồng ý rằng việc va chạm xã hội là vô cùng cần thiết, nhưng đối với một sinh viên vẫn còn đang phải cố gắng với công việc chính là lên giảng đường hàng ngày, đang trong quá trình chập chững bước vào cuộc sống, thì cái giá đó còn quá đắt và đến quá sớm, gây ra những sang chấn tâm lý không đáng có.

 

Không chỉ vậy, vấn đề phân bổ thời gian cũng chính là một trong những trở ngại lớn nhất dẫn đến thất bại kể cả trong học tập lẫn công việc làm thêm ở sinh viên. Bởi vậy, việc duy trì một cái đầu lạnh là vô cùng cần thiết.

 

“Đời sinh viên là một cuộc chạy đua”, kiếm tiền cũng là một mục tiêu rất hợp lý. Nhưng hãy cân nhắc xem mình được gì và mất gì, và cho mình một lựa chọn thông minh nhất để không phí hoài quãng thời gian 4 năm đại học quý giá của mình. Bạn có thể đi làm, nhưng là để học.Còn nếu bạn vô cùng khẩn thiết cần đến một công việc làm thêm, hãy thật tỉnh táo.

 

 ------

Viết bởi: Phương Thảo

Bài viết có tham khảo trong bài báo "Sinh Viên và việc làm thêm" của "Hướng Nghiệp 24h"


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

17,610 lượt xem