Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 10 Kỹ Năng Mọi Trưởng Phòng Nhân Sự Cần Có Để Thành Công


Bạn mong muốn một công việc trong lĩnh vực nhân sự bởi vì bạn thích làm việc với mọi người. Nhưng chỉ điều đó thôi thì không đủ. Có rất nhiều kỹ năng mà các trưởng phòng nhân sự cần có để thành công thực sự. Dưới đây là 10 trong số những kỹ năng đó.


1. Kiến thức Toán học


Mặc dù không cần đến nhiều kiến thức toán học như công việc kế toán nhưng rất nhiều nhiệm vụ của một trưởng phòng nhân sự đòi hỏi một hiểu biết vững chắc về toán học cũng như thống kê.

Bạn cần có những kĩ năng này để hiểu được báo cáo về các hoạt động tích cực (affirmative action- những yêu cầu dành cho nhà tuyển dụng nhằm phát triển và thực hiện các chương trình để loại bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và các thành viên thuộc các nhóm thiểu số, và thúc đẩy cơ hội bình đẳng trong vấn đề tuyển dụng, đề bạt và chuyển giao, đào tạo và phát triển và điều kiện công tác), tạo báo cáo doanh thu, quyết định lương, và giao tiếp hiệu quả với những người làm kinh doanh vốn rất nhạy bén với các con số.


2. Phân chia công việc


Phân chia công việc là kĩ năng giúp bạn cân bằng công việc và phần còn lại trong cuộc sống mà không bao giờ lẫn lộn giữa hai việc này. Bạn không nhất thiết phải tách biệt quá rạch ròi hai điều này nhưng việc phân chia công việc và đời sống thường nhật là điều bạn cần làm để có thể thành công trong lĩnh vực nhân sự.

Bạn sẽ thắc mắc lý do tại sao lại như vậy. Bởi vì các vấn đề về nhân sự sẽ không bao giờ kết thúc. Bạn sẽ không bao giờ kết thúc một ngày làm việc mà có thể nói rằng: “Mình đã hoàn thành mọi việc. Tất cả mọi người đều vui vẻ. Các chính sách và thủ tục được tuân thủ còn các nhân viên quản lý đã được đào tạo bài bản. Và mọi người đang dần hòa hợp với nhau hơn trong công việc”. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Bạn sẽ cần học được kĩ năng về nhà mà không nghĩ về công việc, nếu không, bạn sẽ khó mà có được cuộc sống dễ chịu.


3. Lòng trắc ẩn

Bạn không cần phải thích tất cả mọi người, nhưng bạn phải thể hiện lòng trắc ẩn. Nhân viên mong đợi bạn lắng nghe họ và vấn đề của họ mặc dù bạn không phải là nhà trị liệu tâm lí.

Ngoài ra còn có những lý do pháp lý cho lý do tại sao bạn cần cư xử một cách từ bi. Điều này thường được quy định trong luật pháp. Tại Mỹ,  Walgreen-một trong những chuỗi bán lẻ lớn nhất nước này đã phải  chi trả 180.000 đô la để giải quyết vụ kiện vì sa thải một nhân viên ăn một túi khoai tây chiên mà không trả tiền trước. Lý do nhân viên bị tiểu đường và bị hạ đường huyết đột ngột. Nếu trưởng phòng nhân sự của Walgreen đã thể hiện một chút lòng trắc ẩn, họ có thể đã nhận ra rằng nhân viên đó không ăn cắp mà cần thực phẩm để có thể tiếp tục làm việc, vốn là một điều hợp lý tại nơi làm việc chiếu theo Đạo luật Người Khuyết tật Mỹ.


4. Hiểu biết về luật pháp

Trưởng phòng nhân sự không phải là luật sư và cũng không cần phải là một luật sư. Tuy nhiên, việc có một hiểu biết rõ ràng về luật lao động cơ bản là một yếu tố rất quan trọng để thành công. Giống như ví dụ về lòng trắc ẩn ở trên, các nhà quản lý nhân sự thường phải đối mặt với các quyết định mà có để dẫn tới các hậu quả về mặt pháp lý.

Khi nào có thể nói không với một yêu cầu và khi nào cần tham gia vào một quá trình tương tác. Hoặc, khi nào có thể sa thải người này nhưng không phải người kia? Một trưởng phòng nhân sự giỏi sẽ biết phải làm gì trong những trường hợp này và khi nào thì cần gọi luật sư luật lao động.


5. Làm nhiều việc cùng lúc


5.  Ở một số công ty lớn, mỗi nhân viên phụ trách mảng nhân sự sẽ đảm nhiệm một công việc cụ thể như đào tạo hay phụ trách bồi thường. Tuy nhiên, trong hầu hết các công ty, bạn chịu trách nhiệm cho nhiều việc cùng một lúc.  Đối mặt với những sự cố xảy ra thường xuyên, bạn sẽ phải thường xuyên di chuyển qua lại ngay khi có thông báo.

Ví dụ, bạn có thể phải dừng bản báo cáo đang làm dở để giúp một nhân viên vừa biết tin mẹ cô bị tai nạn xe hơi và sau đó quay lại làm tiếp bản báo cáo đó 30 phút sau đó.


6. Hiểu về bảo hiểm sức khỏe (và các quyền lợi khác)

Thông thường một trong những phần lớn nhất của gói bồi thường là bảo hiểm sức khỏe. Bộ phận nhân sự sẽ trực tiếp làm việc này với nhân viên. Thực tế, bản thân công ty bảo hiểm sẽ vui vẻ giúp đỡ nhân viên, nhưng bạn cần có sự hiểu biết vững chắc về cách các kế hoạch khác nhau hoạt động để giúp nhân viên có được quyền lợi của mình.

Nếu bạn là một trưởng phòng nhân sự cấp cao, bạn sẽ đóng vai trò chính trong việc lựa chọn các kế hoạch của công ty bạn. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần nhiều hơn là những hiểu biết sơ qua về bảo hiểm sức khỏe cũng như các quyền lợi khác.


 7Cách tuyển dụng và thuê nhân viên

Việc tuyển dụng và thuê nhân viên bao gồm nhiều thứ hơn là chỉ đơn giản thuê người vào làm việc trong công ty của bạn. Đây cũng là một việc liên quan đến quan hệ công chúng.

Nếu nhà tuyển dụng không tỏ ra nhiệt tình, các ứng viên sẽ bỏ đi với những cảm xúc rất tệ, và ngay cả khi họ là người phù hợp nhất với công việc, họ vẫn sẽ từ chối nó do người tuyển dụng làm việc không hiệu quả. Biết tìm kiếm các ứng cử viên triển vọng ở đây và làm thế nào để đưa họ về làm việc trong công ty của bạn là một kỹ năng nhân sự rất quan trọng.


8. Quản lý nhân viên

Là một trưởng phòng nhân sự bạn có thể không cần những báo cáo trực tiếp nhưng bạn vẫn cần nắm rõ cách quản lý các nhân viên. Trong một số vai trò nhân sự, bạn sẽ đóng vai trò là người quản lý thực tế cho nhiều nhân viên, ngay cả khi bạn không phải là người viết báo cáo đánh giá hiệu suất hàng năm của họ.


9. Thận trọng

Luật pháp không yêu cầu các trưởng phòng nhân sự phải giữ bí mật thông tin (mặc dù nhiều người vẫn nghĩ rằng họ phải làm như vậy). Bạn không phải là luật sư, bác sĩ hay linh mục, nhưng bạn sẽ xử lý các thông tin bí mật suốt cả ngày. Bạn cần biết khi nào nên chia sẻ và khi nào nên giữ bí mật các thông tin đó.

Chẳng hạn, nếu một nhân viên đến gặp bạn do vấn đề về sức khỏe khiến công việc của cô ấy bị ảnh hưởng, bạn có nên nói với người phụ trách của cô ấy không? Nếu bạn biết rằng một nhân viên sẽ bị sa thải vào tuần tới, và cô ấy đề cập đến vấn đề tại quán ăn rằng cô ấy tính chuyển đến một ngôi nhà mới, bạn nên nói gì? Đây là những vấn đề xuất hiện thường xuyên trong khi bạn làm một trưởng phòng nhân sự. Bạn cần biết cách xử lý chúng.


10. Học cách sa thải nhân viên



Sa thải một ai đó phức tạp hơn rất nhiều chứ không phải chỉ đơn giản là thông báo rằng: “Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của anh.” Mục đích của việc sa thải một nhân viên là phải khiến họ rời khỏi công ty mà vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường của họ. Một trưởng phòng nhân sự giỏi sẽ biết cách làm thế nào để thực hiện phần sau đó.

Trong khi đó, một trưởng phòng nhân sự tồi chỉ biết làm phần đầu-khiến nhân viên rời khỏi công ty. Bạn cần biết làm thế nào để tuân thủ pháp luật, công bằng và trắc ẩn, nhưng cũng phải suy nghĩ thấu đáo mọi hậu quả pháp lý của hành động của mình. Bạn cần biết phải nói gì và nói như thế nào, và làm thế nào để hỗ trợ nhân viên trong quá trình sa thải.

Việc học hỏi các kĩ năng trên không phải là dễ dàng và không ai làm về nhân sự lại có khả năng làm tốt mọi thứ. Để thành công trong lĩnh vực này, có một số kĩ năng bạn phải trau dồi và hoàn thiện. Nếu bạn có thể làm được điều đó bạn sẽ trở thành một trưởng phòng nhân sự xuất sắc và đó chẳng phải điều mọi nhân viên phụ trách nhân sự đều mong ước  hay sao?

 

 ----------


Tác giả: Sazane Lucas

Link bài gốc: 10 Skills Every HR Needs To Succeed

Dịch giả: Đông Phong- ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Tên dịch giả] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.


 

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

179 lượt xem