Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 10 Mẹo Hay Nhất Để Chụp Ảnh Đẹp Hơn

Cho dù bạn là người mới bắt đầu hoặc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì đây là một số mẹo yêu thích của chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nhiếp ảnh của mình!


1. Sử dụng quy tắc một phần ba (Rule of Thirds)



Quy tắc này giúp bạn chụp những bức ảnh bắt mắt bằng cách sử dụng một trong những quy tắc bố cục hiệu quả nhất.


Nếu bạn muốn chụp những bức ảnh có yếu tố gây bất ngờ trong đó thì quy tắc một phần ba là một bí mật về bố cục bạn cần tận dụng!


Để sử dụng quy tắc một phần ba, hãy tưởng tượng ra bốn dòng, hai dòng nằm ngang trên màn hình và hai hàng dọc tạo thành chín hình vuông. Hình ảnh sẽ trông đẹp nhất với tiêu điểm ở ô vuông trung tâm, nhưng khi đặt vật thể lệch khỏi trọng tâm tại một trong những điểm giao nhau của các đường tưởng tượng thường sẽ tạo ra một bức ảnh có tính thẩm mỹ cao hơn.


Khi một bức ảnh được chụp bằng cách sử dụng quy tắc một phần ba, đôi mắt của chúng ta sẽ lơ đễnh nhìn khung hình. Còn một bức tranh được sáng tác bằng cách sử dụng quy tắc một phần ba thường sẽ đẹp mắt hơn.


2. Tránh rung lắc máy ảnh


Máy ảnh bị rung hoặc mờ là điều làm khó tất cả các nhiếp ảnh gia và đây là một số cách để tránh nó.


Đầu tiên, bạn cần học cách cầm máy ảnh chính xác: sử dụng cả hai tay, một tay quanh thân máy và một tay quanh ống kính và giữ máy ảnh gần với cơ thể bạn để được hỗ trợ.


Ngoài ra, để chụp cầm tay, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng tốc độ màn trập (shutter speed) phù hợp với tiêu cự ống kính của bạn. Nếu tốc độ màn trập của bạn quá chậm thì bất kỳ chuyển động không chủ ý nào của máy ảnh sẽ khiến toàn bộ bức ảnh của bạn bị mờ.



Theo kinh nghiệm, bạn không nên chụp ở tốc độ màn trập chậm hơn tiêu cự của bạn để giảm thiểu vấn đề này:


1 / Tiêu cự (tính bằng mm) = Tốc độ màn trập tối thiểu (tính bằng giây)


Vì vậy, ví dụ, nếu bạn sử dụng ống kính 100mm, thì tốc độ màn trập của bạn sẽ không thấp hơn 1/100 giây.


Bạn hãy sử dụng chân máy hoặc chân máy bất cứ khi nào có thể.


Bạn có bối rối bởi bất kỳ thuật ngữ nào không? Bạn có muốn dễ dàng điều khiển máy ảnh của mình và không bị nhầm lẫn về độ dài tiêu cự, khẩu độ (aperture), tốc độ màn trập và các cài đặt khác không?


3. Học cách sử dụng tam giác phơi sáng (Exposure Triangle)


Để có được những bức ảnh đẹp nhất, bạn cần nắm vững ba điều cơ bản: khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO.


Bạn cũng cần hiểu mối quan hệ giữa ba bộ điều chỉnh này. Khi bạn điều chỉnh một trong số chúng, bạn thường sẽ phải xem xét ít nhất một trong số chúng để có được kết quả mong muốn.


Chế độ tự động (Auto Mode) sẽ đảm nhiệm các bộ điều khiển này, nhưng bạn phải hối hận vì ảnh của mình trông giống như bạn muốn và thường khiến bạn thất vọng.



Tìm hiểu cách sử dụng các chế độ chụp ưu tiên khẩu độ (Aperture-priority) hoặc chụp ưu tiên tốc độ trập (Shutter-priority) và cuối cùng là chụp ở chế độ thủ công (Manual mode) là những ý tưởng hay hơn nhiều.


4. Sử dụng kính lọc phân cực (Polarizing Filter)


Nếu bạn chỉ có thể mua một kính lọc cho ống kính của mình, hãy biến nó thành một kính lọc phân cực.


Loại phân cực được đề xuất có hình hình tròn vì chúng cho phép máy ảnh của bạn sử dụng đo sáng (TTL) qua ống kính như phơi sáng tự động.



Bộ lọc này giúp giảm sự phản chiếu của nước cũng như kim loại và thủy tinh; nó cải thiện màu sắc của bầu trời, tán lá và sẽ giúp các bức ảnh của bạn có yếu tố ngạc nhiên. Nó sẽ làm tất cả điều đó trong lúc bảo vệ ống kính của bạn. Không có lý do nào mà bạn không dùng tới nó cho tất cả các bức ảnh của bạn.


Chúng tôi khuyên dùng kính lọc phân cực Hoya cho sự kết hợp tốt nhất giữa cả hiệu suất và giá cả.


5. Tạo cảm giác về chiều sâu


Khi chụp ảnh phong cảnh, bạn nên tạo cảm giác về chiều sâu cho bức ảnh, nói cách khác, làm cho người xem cảm thấy như họ đang ở trong bức ảnh đó.


Sử dụng ống kính góc rộng để xem toàn cảnh và khẩu độ nhỏ f/16 hoặc nhỏ hơn để giữ cho cảnh trước lẫn cảnh nền đều sắc nét. Đặt một vật hoặc một người ở phía trước giúp tạo cảm giác về tỷ lệ và làm nổi bật khoảng cách.



Sử dụng chân máy nếu có thể, vì khẩu độ nhỏ thường yêu cầu tốc độ màn trập chậm hơn.


6. Sử dụng những phông nền đơn giản


Cách tiếp cận đơn giản thường là cách tốt nhất trong chụp ảnh kỹ thuật số và bạn cần phải quyết định những gì nên có trong ảnh cũng như không gồm bất cứ điều gì gây mất tập trung.


Nếu có thể, hãy chọn một phông nền đơn giản - nói cách khác, chọn các màu trung tính và các mẫu đơn giản. Bạn muốn mọi con mắt tập trung vào tiêu điểm của hình ảnh chứ không phải là một mảng màu hoặc một tòa nhà kỳ lạ ở hậu cảnh. Điều này đặc biệt quan trọng trong một cảnh quay mà mô hình được đặt ở trung tâm.



7. Đừng sử dụng đèn flash trong nhà


Đèn flash có thể trông khá chói mắt và không tự nhiên, đặc biệt đối với ảnh chân dung trong nhà. Do đó, có nhiều cách khác nhau để bạn có thể chụp ảnh trong nhà mà không cần dùng đến đèn flash.


Đầu tiên, đẩy ISO lên - thường là ISO 800 đến 1600 sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho tốc độ màn trập mà bạn có thể chọn. Sử dụng khẩu độ rộng nhất có thể - cách này sẽ khiến nhiều ánh sáng hơn tới cảm biến và bạn sẽ có một hậu cảnh mờ đẹp. Sử dụng chân máy hoặc I.S. (chức năng chống rung cho ống kính) cũng là một cách tuyệt vời để tránh làm cho bức ảnh bị mờ.


Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng đèn flash thì sử dụng đèn flash có đầu mà bạn có thể xoay và hướng ánh sáng lên trần nhà theo một góc nào đó.



8. Chọn đúng độ nhạy sáng (ISO)


Cài đặt ISO xác định mức độ nhạy cảm của máy ảnh với ánh sáng và mức độ mịn của hạt trong bức hình của bạn.


Mức ISO mà chúng ta chọn tùy thuộc vào thời điểm bạn chụp - khi trời tối, chúng ta cần đẩy mức ISO lên cao hơn, bạn có thể điều chỉnh mức ISO từ 400 - 3200 vì điều này sẽ khiến máy ảnh nhạy hơn với ánh sáng và chúng ta có thể tránh việc ảnh bị mờ.



Vào những ngày nắng, chúng ta có thể chọn ISO 100 hoặc cài đặt chế độ ISO do chúng ta có nhiều ánh sáng hơn.


9. Sử dụng Pan để tạo chuyển động


Nếu bạn muốn chụp một đối tượng đang chuyển động thì hãy sử dụng kỹ thuật lia máy. Để thực hiện kỹ thuật này, chọn tốc độ màn trập thấp hơn hai lần so với mức cần thiết - vì vậy thay vì chọn 1/250, chúng ta chọn mức 1/60. Giữ máy ảnh của bạn trên đối tượng với ngón tay của bạn di xuống một nửa trên màn trập để khóa tiêu cự và khi sẵn sàng, chụp ảnh, nhớ theo dõi chúng khi chúng di chuyển.


Sử dụng chân máy hoặc chân máy đơn nếu có thể để tránh rung máy và có được các đường chuyển động rõ ràng.



10. Thử nghiệm với tốc độ màn trập


Đừng sợ khi dùng tốc độ màn trập để tạo ra một số hiệu ứng thú vị.


Khi chụp ảnh vào ban đêm, hãy sử dụng chân máy và thử chụp với tốc độ màn trập được đặt ở mức 4 giây. Bạn sẽ thấy chuyển động của vật thể được chụp cùng với một số vệt sáng.


Nếu bạn chọn tốc độ màn trập nhanh hơn 1/250 giây, các vệt sáng sẽ không dài hoặc sáng; thay vào đó, bạn sẽ đóng băng hành động.



Hãy thử chụp các bức ảnh khác với các vật thể hoặc hình nền chuyển động như sóng trên bãi biển, đám đông người đi bộ, ô tô đi lại với tốc độ màn trập khác nhau để chụp chuyển động mờ hoặc ảnh chụp nhanh đóng băng mọi thứ.

Bất cứ khi nào sử dụng tốc độ màn trập chậm để làm mờ chuyển động, điều quan trọng là máy ảnh phải được ổn định để không bị rung. Chúng tôi khuyên dùng bạn dùng chân máy di động 60 inch của AmazonBasics như một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai mới bắt đầu tập chụp để chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm.


BONUS TIP: Đầu tư nhiều hơn vào việc học (và ít hơn vào thiết bị)


Nếu bạn nghĩ về việc chi một số tiền lớn cho máy ảnh và ống kính mới thì hãy suy nghĩ thật kỹ.


Mọi người thường cảm thấy thất vọng vì đồ chơi mới sáng bóng của họ không phải là thứ mà họ mong đợi.


Bạn có thể chụp những bức ảnh tuyệt đẹp mà bạn sẽ tự hào, ngay cả với một máy ảnh kỹ thuật số khiêm tốn được trang bị ống kính zoom tiêu chuẩn của nó. Nhưng bạn cần có một sự hiểu biết vững chắc về những điều cơ bản.



Đó là lý do tại sao làm chủ cấu tạo máy và ánh sáng trước khi chi tiêu bất cứ cái gì cho thiết bị mới là điều rất quan trọng.


----------


Tác giả: Attila Kun


Link bài gốc: Top 10 Digital Photography Tips


Dịch giả: Trần Minh Hạnh - ToMo - Learn Something New


(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Trần Minh Hạnh - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!


(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

513 lượt xem