[ToMo] 25 Cách Để Ghi Chú Hiệu Quả
Ghi chú là việc thiết
yếu trong công việc lẫn học tập. Cách ghi chú hiệu quả có thể giúp bạn cải thiện
khả năng và cả việc nắm bắt các thông tin mới. Hơn nữa, một ghi chú gọn gàng có
thể thúc đẩy sự hiệu quả và năng suất trong quá trình ưu tiên các nhiệm vụ và
tiếp nhận các chủ đề một cách nhanh chóng. Trong bài viết lần này, chúng tôi chia
sẻ cho các bạn 25 cách ghi chú mà bạn có thể thực hiện trong công việc của
mình.
Dù bạn đang là học
sinh hay đang đi làm, thì việc ghi chú trong nhiều tình huống cũng rất quan trọng.
Chẳng hạn như trong lớp, các cuộc thuyết trình, các buổi họp mặt hay là các cuộc
hội thoại 1-1. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để làm cho ghi chú của bạn
trở nên hiệu quả hơn:
Loại bỏ những việc
không cần thiết
Bạn phải hết sức tập
trung vào người nói hoặc chủ đề đó. Trong lúc được sắp xếp chỗ ngồi, bạn phải lựa
một chỗ để tránh những phiền nhiễu. Chẳng hạn, tránh ngồi những chỗ mà người
khác có thể tiếp xúc nói chuyện với bạn. Và luôn để điện thoại ở chế độ yên lặng
và tắt hết tất cả các thông báo. Khi bạn ghi chú trên máy tính cá nhân, thì bạn
có thể tắt các ứng dụng và cửa sổ không cần thiết nếu chúng làm đánh mất đi sự
tập trung của bạn.
Xác định phương pháp
được ưu tiên
Bạn có thể đánh máy
hay viết tay tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mình. Bạn có thể chọn một
phương pháp phù hợp có thể giúp bạn nắm bắt thông tin và ghi chú nhanh hơn. Để
quyết định phương pháp nào là tốt nhất, hãy sử dụng một phương pháp liên tục
trong 1 tuần và thay đổi phương pháp khác vào tuần sau.
Chuẩn bị trước
Hãy dành thời gian để
suy nghĩ mục đích của cuộc họp hay buổi thuyết trình và xác định kết quả mà bạn
mong muốn đạt được sau cuộc họp đó. Một khi bạn đã xác định được điều mình muốn
sau cuộc họp đó, thì bạn có thể soạn được dàn ý hay bản nháp để nắm bắt thông
tin. Nếu bạn là học sinh, có lẽ bạn sẽ muốn xem lại các bài đọc đã được giao
hay các ghi chú trước đó để đảm bảo rằng bạn có một nề tảng kiến thức đủ dày để
hiểu được hết tất cả tài liệu.
Ghi đề mục cho ghi
chú
Hãy ghi tiêu đề cho
giấy tờ hay các tài liệu một đề mục có liên quan đến chủ đề cuộc họp, buổi thuyết
trình hay môn học của mình. Bạn cũng có thể viết thêm ngày tháng vào ghi chú. Sau
này khi bạn xem lại các ghi chú, những thông tin này sẽ giúp bạn có thể nhanh
chóng nắm bắt được nội dung dựa vào tiêu đề.
Tránh việc chép lại
toàn bộ nội dung
Bạn không nhất thiết
phải nhớ hết từng từ được nhắc đến nên đừng cố ghi chép hết tất cả các thông
tin có trong buổi thuyết trình hay các cuộc họp. Việc này sẽ khiến cho lượng
thông tin mà bạn có được là quá nhiều và không cần thiết. Nếu bạn đã chuẩn bị
trước, thì bạn sẽ xác định và cố gắng tập trung nắm bắt vào loại thông tin mà bạn
hướng đến.
Dùng ghi âm
Nếu bạn dùng những
ghi chú này vào mục đích cá nhân của mình và không muốn bỏ lỡ bất kì thông tin
nào, thì bạn có thể dùng phần mềm ghi âm hoặc điện thoại cá nhân. Bạn có thể vừa
dùng ghi chú, vừa dùng máy ghi âm, sau khi xem lại ghi âm thì bạn có thể có được
đầy đủ thông tin hơn. Thậm chí có những công cụ ghi âm và ghi chép lại bản ghi
âm.
Viết các câu hỏi
Khi bạn lắng nghe, nếu
như nảy sinh bất kì câu hỏi nào hãy chừa lại khoảng trống để ghi lại chúng. Nếu
như bạn không có cơ hội làm rõ, thì ghi chú này sẽ được coi là sự nhắc nhở để
cho việc nghiên cứu sau này. Với vai trò là học sinh, việc ghi chú những điều bạn
thắc mắc có thể giúp bạn biết được mình cần học thêm ở lĩnh vực nào.
Phác thảo các ý tưởng
Nhiều người sẽ cảm
thấy dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ thông tin khi họ hiểu rõ được ngữ cảnh hơn
là đọc từng câu chữ. Khi viết ghi chú bằng tay, bạn có thể phác thảo hay vẽ đơn
giản. Ví dụ, khi bạn đang ghi chú cho một cuộc họp phát triển sản phẩm, bạn có
thể dùng cách phác thảo để mường tượng ra sản phẩm trông như thế nào. Hoặc bạn
có thể phác thảo cho các ý tưởng trừu tượng hơn, chẳng hạn như sử dụng các ô
hay mũi tên để diễn tả trôi chảy về một quy trình nào đó.
Bao gồm các yếu tố
trực quan
Bên cạnh việc phác
thảo ý tưởng, bạn có thể kết hợp các yếu tố trực quan với nhau để làm cho thông
tin dễ hiểu hơn. Các yếu tố này để mà đặt cạnh các thông tin quan trọng thì
càng đơn giản càng tốt. Hoặc bạn có thể chỉnh sửa ghi chú của mình sau để thay
thế dữ liệu định lượng thành các biểu đồ đại diện. Dù cách làm này có lúc không
thể thực hiện, nhưng bạn cũng có thể chụp hình để ghi nhớ thông tin. Chẳng hạn,
trong quá trình động não, bạn có thể viết ý tưởng lên bảng trắng. Hãy chụp ảnh
thay vì sao chép hết tất cả mọi thứ trên bảng. Bạn có thể tập trung vào ghi chú
của mình cho những thông tin có liên quan, chẳng hạn như mục tiêu mà bạn muốn đạt
được.
Chú ý đến các dấu hiệu
bằng lời và không bằng lời
Người nói thường
cung cấp các dấu hiệu để chứng minh khi có các thông tin liên quan. Ví dụ, họ
có thể nhấn mạnh các từ hay các ý tưởng hoặc là họ nói thẳng ra điều họ nói là
thông tin quan trọng. Phương pháp phổ biến khác mà người nói sử dụng để đánh dấu
ý chính đó là sự lặp lại. Bạn cũng phải chú ý đến những dấu hiệu không bằng lời,
chẳng hạn như dùng cử chỉ để minh họa cho các ý. Đôi khi người nói sẽ vô tình để
lại dấu hiệu vào trong những cảm nhận của họ về chủ đề đó. Ví dụ, nếu họ tỏ ra
bồn chồn khi trả lời câu hỏi, việc đó có thể là dấu hiệu của sự không chắc chắn.
Đánh dấu thông tin
quan trọng
Dù trong quá trình
ghi chú hay sau quá trình, sử dụng các hình thức khác nhau để đánh dấu các ý
then chốt. Bạn cũng có thể đánh dấu nội dung hay tô đậm những ý hay là các câu
quan trọng. Hãy dùng các hình thức đánh dấu một cách tiết kiệm, vì dùng quá nhiều
hình thức sẽ khiến cho ghi chú trở nên lộn xộn. Hơn nữa, khi bạn có quá nhiều ý
để gạch chân thì sẽ khiến bạn không thể đánh dấu được ý nào là ý chính nữa.
Làm cho ghi chú của
bạn có cấu trúc
Việc này sẽ giúp cho
ghi chú của bạn có tổ chức và cho phép việc hấp thụ thông tin một cách hợp lý.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng phương pháp lập dàn ý, chia tài liệu thành từng đoạn
tương ứng với chủ đề. Tạo một danh sách sử dụng gạch đầu dòng dưới mỗi chủ đề để
viết hay ghi chú thêm nhiều ý cụ thể hơn. Có nhiều phương thức ghi chú khác
nhau mà bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như phương pháp Cornell, phương pháp lập
sơ đồ tư duy. Bạn có thể tìm kiếm các phương pháp này để xác định cái nào phù hợp
cho nhu cầu ghi chú của mình.
Đánh máy lại các ghi
chú viết bằng tay
Nếu bạn ghi chú bằng
tay, thì bạn nên cân nhắc việc ghi lại chúng trên tài liệu điện tử. Việc ghi lại
hay đánh máy lại các bản ghi chú là một cách hiệu quả để ghi nhớ thông tin. Hơn
nữa, điều này có thể giúp cho ghi chú của bạn trở nên gọn gàng và dễ nhìn hơn.
Đối với các học sinh, bạn có thể viết lại các ghi chú riêng biệt thành một bản
hướng dẫn học tập để hợp lý hóa việc học của mình. Bằng cách này bạn có thể chỉ
cần đọc một tài liệu duy nhất hơn là đọc nhiều tài liệu cùng lúc.
Sử dụng ngôn ngữ của
riêng mình
Bạn có thể sử dụng
chính xác ngôn ngữ của người nói nhưng sau đó bạn cũng có thể dịch các ý tưởng
sang ngôn ngữ của mình. Bản thân bạn có khả năng miêu tả được các ý tưởng hay
các thông điệp chứng tỏ rằng bạn đã hiểu được vấn đề. Người nói có thể sử dụng
ngôn ngữ mang tính chuyên môn hơn, nên việc hiểu theo ngôn ngữ của bạn sẽ làm
cho ghi chú trở nên đơn giản hơn.
So sánh với người
khác
Tìm đến lớp học hay
đồng nghiệp để hỏi nếu bạn có thể so sánh ghi chú của họ được không. Việc đọc
tài liệu của mọi người có thể giúp bạn củng cố những gì bạn đã học và bổ sung
được các thông tin bị thiếu. Điều này còn giúp bạn tránh khỏi sai lầm trong ghi
chú của mình nếu một trong hai bạn nhận ra được lỗi sai thực tế. Hơn nữa, nếu
người kia sử dụng phương pháp ghi chú khác với bạn, thì bạn có thể lấy đó làm cảm
hứng cho mình.
Dùng tốc ký
Tiết kiệm thời gian
với các ghi chú bằng việc tốc ký, khi viết ghi chú thì sử dụng các từ viết tắt
hoặc ký hiệu. Phương pháp tốc ký có thể đảm bảo được việc bạn theo kịp tốc độ của
người nói. Các từ viết tắt cũng rất hữu ích, dù vậy bạn cũng phải lựa chọn những
từ mà bạn sẽ nhận ra ngay khi đọc chúng ngoài ngữ cảnh.
Đừng lo về lỗi trong
cách trình bày
Nếu những ghi chú
này sử dụng cho mục đích cá nhân của bạn, thì quan trọng nhất là bạn có thể đọc
và hiểu được các thông tin. Do đó, đừng lo về các quy tắc ngữ pháp hay cách
phát âm quá khắt khe. Tuy nhiên, nếu bạn cần chia sẻ ghi chú của mình với người
khác hay dùng cho mục đích chuyên nghiệp hơn thì bạn nên xem lại ghi chú của
mình.
Ghi ra các mục công
việc
Vào cuối trang ghi
chú, viết ra bất kì bước tiếp theo bạn cần làm. Có thể bao gồm nhiệm vụ được
giao cho bạn trong lúc thuyết trình. Ghi chú những mục này sẽ giúp bạn nhớ tới
để hoàn thành chúng. Còn phụ thuộc vào cách bạn quản lý nhiệm vụ của mình mà bạn
có thể sử dụng những ghi chú này để tạo nhắc nhở cho riêng mình hay đưa chúng
vào danh sách việc cần làm.
Sử dụng các công cụ
điện tử
Bạn có thể tìm các
phần mềm hay ứng dụng hỗ trợ cho việc viết và tổ chức các ghi chú. Một trong những
lợi ích mà các công cụ này mang lại đó là chúng giúp bạn kết nối đến các ghi
chú thông qua nhiều thiết bị. Ví dụ, nếu bạn ghi chú trên máy tính cá nhân, bạn
có thể chuyển ghi chú đó sang điện thoại nếu cần thiết. Có nhiều nguồn tài
nguyên cũng cho phép bạn chia sẻ hay kết hợp các ghi chú của bạn với đồng nghiệp
một cách dễ dàng.
Tạo ra các mẫu ghi
chú
Nếu bạn sử dụng một
loại ghi chú thường xuyên thì hãy thử chuyển sang dùng các mẫu ghi chú được xây
dựng sẵn để thuận tiện cho quá trình ghi chú của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng
mẫu ghi chú có sẵn cho các cuộc họp kinh doanh thì bạn có thể tạo ra dàn ý của
loại thông tin mà bạn muốn hướng tới bao gồm:
- Người tham dự
- Ngày họp
- Chủ đề cuộc họp
- Mục tiêu của cuộc họp
- Các câu hỏi
- Các việc hay các bước
tiếp theo
Khi bạn lắng nghe cuộc
họp thì hãy đặt các thông tin có liên quan vào phía dưới mỗi chủ đề đó. Bây giờ
bạn sẽ không cần phải nghĩ về việc làm thế nào để sắp xếp các ghi chú của mình
bởi vì cấu trúc đã có sẵn.
Tổ chức các ghi chú
của bạn
Dù bạn viết tay hay
đánh máy, thì phải đảm bảo được có khoảng trống để sắp xếp chúng. Bạn có thể
dùng sổ tay chuyên dụng hay tạo ra các thư mục để sắp xếp chúng dựa theo chủ đề
và ngày tháng. Có hệ thống lưu trữ sẽ giúp bạn biết chắc nơi để tìm các ghi chú
và khi nào thì nên sử dụng chúng hay cần để tham khảo sau.
Tóm tắt ghi chú
Hãy chừa ra một khoảng
trống vào cuối tài liệu để tóm tắt lại những gì bạn đã được học. Phương pháp
này còn hỗ trợ cho việc ghi chú trong kinh doanh, vì bạn có thể tóm tắt lại các
ý chính đã được khai thác trong giao tiếp và bất kì hành động tiếp theo cần
làm. Hãy xem cách tóm tắt này như là một bản báo cáo, dù cho bạn không chia sẻ
nó cho bất kì ai. Việc này giúp bạn hiểu rõ được bạn nên biết những gì chỉ qua
một cái liếc mắt, sau đó, nếu bạn cần thêm thông tin cụ thể thì bạn có thể nhìn
lên để xem chi tiết của toàn bộ ghi chú.
Xem lại ghi chú
Trong vòng 24 giờ
hãy xem lại ghi chú của mình để giúp cho việc nắm bắt thông tin. Quá trình ghi
chú là cách bạn học hỏi và tiếp thu các thông tin nhưng đọc lại các ghi chú này
giúp bạn lưu trữ thông tin vào não bộ để cho việc sử dụng về sau. Nếu bạn làm
việc này ngay sau khi đã ghi chú, khi các thông tin vẫn còn in rõ trong não bộ,
bạn sẽ thấy việc lấp đầy những thông tin còn sót và ngữ cảnh cần thiết trở nên
dễ dàng hơn.
Chỉnh sửa các ghi
chú
Nếu bạn có ý định
chia sẻ ghi chú của mình với người khác, bạn sẽ phải sửa lại chúng trước khi gửi
đến cho người ta. Phụ thuộc vào mục đích mà bạn có thể chỉnh sửa cả về lỗi ngữ
pháp hay lỗi phát âm. Nếu không thì hãy đảm bảo rằng ngôn ngữ và hình thức phải
dễ hiểu. Bạn cũng có thể sửa lại ghi chú của mình cho mục đích cá nhân. Loại bỏ
những điều dư thừa hay không liên quan và chỉ bao gồm các thông tin có liên
quan với nhau để mở rộng kiến thức hoặc hoàn thành nhiệm vụ.
Hãy giữ bình tĩnh
Nếu bạn bỏ lỡ thông tin nào đó trong lúc đang ghi chú, hãy tự nhắc nhở bản thân để xác định lại thông tin với người nói hay những người đã có mặt ở đó. Bạn muốn tránh khỏi việc mình dành quá nhiều thời gian để lo tìm lại thông tin mình đã bỏ lỡ, nhưng việc này làm bạn mất tập trung trong quá trình ghi chú. Một khi bạn tiếp tục luyện tập, thì bạn sẽ cải thiện được kỹ năng ghi chú của mình và học hỏi thêm được phương pháp nào là tốt nhất với bạn.
----------------------------
Tác giả: Indeed Editorial Team
Link bài gốc: 25 Effective Tips for Note-Taking
Dịch giả: Kim Nhung - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả [Kim Nhung] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
56 lượt xem