Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 7 Lĩnh Vực Trong Cuộc Sống Mà Bạn Cần Đặt Ra Mục Tiêu Ngay Hôm Nay

Bạn đã bao giờ hỏi ai đó rằng họ làm thế nào vậy và họ trả lời rằng : “Làm những thứ giống nhau trong những ngày khác nhau”?

Hay có bao giờ bạn tự hỏi chính bạn?

Đối với tôi, câu trả lời phổ biến này báo hiệu rằng bạn không nhận được những gì bạn muốn trong cuộc sống, bạn đang ở trên chiếc máy tự động và bạn không có nhận thức rõ ràng về hướng đi mà bạn muốn.

Nếu bạn thường có cảm giác rằng bạn đang làm việc chăm chỉ nhưng nó lại không đi đến đâu, thì bạn có thể cần phải cải thiện các kỹ năng đặt mục tiêu của bạn.

Đặt mục tiêu là một quá trình mạnh mẽ để tưởng tượng ra tương lai lý tưởng của bạn và sau đó thúc đẩy bạn biến ý tưởng này trở thành hiện thực. Bằng việc có một ý tưởng rõ ràng về những điều bạn muốn thực hiện, bạn sẽ có khả năng định hướng tốt hơn khi bạn chọn nơi bạn cần tập trung sự nỗ lực của bạn và nơi không cần. Khi bạn được trang bị các mục tiêu dài hạn kết hợp với động lực ngắn hạn, bạn có thể sắp xếp thời gian và tài nguyên của mình theo cái cách sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu.

Vậy, chính xác thì mục tiêu là gì?

Bất cứ khi nào bạn lập kế hoạch cho tương lai, bạn đang đặt mục tiêu. Đây có thể là một điều gì đó dường như không quá quan trọng trong kế hoạch lớn của cuộc đời bạn ( như dọn dẹp nhà cửa sau khi làm việc) hoặc nó có thể là một điều gì đó sẽ có tác động mạnh mẽ (như trở lại trường học để lấy bằng thạc sĩ). Bất kể nhiệm vụ bạn đề ra nhỏ như thế nào, bạn đã đặt ra một mục tiêu.

Ngay khi bạn đặt mục tiêu, bạn đã thay đổi từ trạng thái thụ động sang tích cực tham gia vào một lĩnh vực của cuộc sống.

Tuy nhiên, nó không thể chỉ dừng lại ở đó. Bạn cần đặt mục tiêu trong một loạt các lĩnh vực của cuộc sống để phát triển đầy đủ và cuối cùng cảm thấy thỏa mãn vì đạt được mọi thứ trong cuộc sống. Hãy xem xét các thành phần mang tính tầm cỡ trong cuộc sống của bạn: sự nghiệp, tài chính, sức khỏe, giải trí, tổ chức, các mối quan hệ và tâm linh của bạn.

Nếu bạn đặt ra mục tiêu trong cả 7 lĩnh vực này, bạn không chỉ cảm nhận được mục đích và tiến bộ mà còn có thể kiểm soát cuộc sống của bạn và thực hiện những điều bạn muốn.

Trong bài viết này, tôi sẽ nói về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, nhưng trước tiên, hãy nói về một phương pháp hiệu quả để thiết lập mục tiêu.

Chắc chắn là bây giờ bạn đã nghe về các mục tiêu SMART, nhưng bạn đã bao giờ bắt gặp ý tưởng về các mục tiêu SMARTER chưa? Để tạo ra một mục tiêu khách quan, nó phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, hiện thực và kịp thời. Sau đó, bạn phải có khả năng Đánh giá quá trình của bạn và Điều chỉnh lại cho tương lai.

Khoảng mười năm trước, mục tiêu của tôi là trở thành một người chạy bộ.

Nhưng sau khi chạy được một lúc, tôi đã tự hỏi mình, tôi có phải là người chạy chưa?

Chắc chắn, tôi có thể chạy một dặm, hai dặm, rồi ba dặm, nhưng tôi đã đạt được mục tiêu của mình chưa?

Tôi đoán câu trả lời cho câu hỏi đó mang tính chủ quan. Tuy nhiên, nếu tôi đã thực hiện một mục tiêu SMART, tôi sẽ biết chính xác khi nào tôi đạt được mục tiêu của mình và tôi sẽ được xác định được vị trí của bản thân để đặt ra mục tiêu tiếp theo. Đây là những gì mà mục tiêu của tôi nên trông giống như vậy:

Trong vòng 6 tuần tới, tôi muốn có thể chạy được 3 dặm với tốc độ 6,5 mà không ngừng lại.

Sau đó, cho dù tôi có đạt được mục tiêu đó hay không, tôi sẽ quay lại và đánh giá mục tiêu (có nên là 4 tuần không? 8 tuần?) Và xem liệu tôi có cần điều chỉnh lại phương pháp đặt mục tiêu cho mục tiêu tiếp theo của mình không.

Nhìn vào 7 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn, trong đó đặt mục tiêu là điều qua trọng nhất.

1. Mục tiêu sự nghiệp

Trung bình mỗi người dành 90.000 giờ làm việc trong suốt cuộc đời của họ, vì vậy đây là một lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của bạn, nơi hoàn thành tất cả mọi việc dự định làm là chìa khóa của thành công. Đây là một phần trong cuộc sống của bạn, nơi bạn cần chia nhỏ mục tiêu lớn của mình (chẳng hạn như trở thành luật sư) thành các mục tiêu nhỏ hơn nhiều. Lập một kế hoạch về sự nghiệp và sau đó viết ra các hoạt động ngắn hạn mà bạn cần làm để hoàn thành kế hoạch đó.

Ví dụ: nếu bạn muốn trở thành một luật sư, một số mục tiêu ngắn hạn liên quan đến việc đó sẽ bao gồm học tập, phát triển kỹ năng, thực hành, tích lũy kinh nghiệm và đạt được tất cả các bằng cấp cần thiết.

Mỗi một trong những mục tiêu ngắn hạn này sau đó được chia thành nhiều nhiệm vụ. Khi nhắc đến việc học, bạn có thể bắt đầu đặt ra việc nói chuyện với ba luật sư có kinh nghiệm trong tuần tới để tạo một danh sách các quyển sách cần thiết để đọc, các vụ án nổi tiếng để nghiên cứu, hội thảo để tham dự,…

Đối với việc phát triển các kỹ năng, hãy đặt mục tiêu dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để làm việc với các kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Trong thời gian này, bạn có thể đọc sách về tư duy đường vòng , thực hành kỹ thuật thẩm vấn Five whys (có thể dẫn bạn xây dựng thói quen cải tiến liên tục ) hoặc hướng tới phát triển tư duy định hướng giải pháp (bao gồm mục tiêu, phát triển một kế hoạch, sáng tạo và linh hoạt).

Vấn đề ở đây là mỗi bước để đạt được mục tiêu cuối là trở thành một luật sư của bạn sẽ liên quan đến rất nhiều mục tiêu nhỏ có thể được đề cao khi hoàn thành chúng để bạn có thể duy trì động lực và cảm thấy như mình đang tiến bộ.

Sau đó thì tùy thuộc vào bạn để thực hiện theo kế hoạch về sự nghiệp. Bạn sẽ thấy cần phải xem xét và cập nhật kế hoạch của mình trong quá trình thực hiện. Có lẽ bạn sẽ gặp phải những trở ngại hoặc cần phải chuyển đổi một số hoạt động mà bạn không nhất thiết phải làm. Đây là một phần trong các giai đoạn đánh giá và điều chỉnh các mục tiêu SMARTER rất quan trọng khi bạn chuẩn bị xây dựng sự nghiệp cho bản thân và trong suốt chặng đường sự nghiệp cả đời.

2. Mục tiêu tài chính

Đặt mục tiêu tài chính là một phần quan trọng để đảm bảo được sự an toàn tài chính. Nếu không có các mục tiêu cụ thể, bạn có thể bị rủi ro do sự thiếu thận trọng trong sử dụng tiền. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề khi bạn phải đối mặt với các chi phí bất ngờ hoặc sắp nghỉ hưu.

Xem xét các mục tiêu tài chính của bạn mỗi năm và cập nhật chúng khi cần thiết sẽ giúp theo dõi tiến trình của bạn từ năm trước và giữ an toàn cho trạng thái tài chính của bạn , từ đó cho phép bạn tránh căng thẳng liên quan đến chi phí không thể tránh khỏi.

Khi nói đến vấn đề tài chính của bạn, điều quan trọng là phải thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đặt mục tiêu ngắn hạn sẽ cung cấp cho bạn kiến ​​thức nền tảng mà bạn phải có để đáp ứng các mục tiêu dài hạn của bạn. Tạo ra một ngân sách và đặt mục tiêu về số tiền cần có trong quỹ khẩn cấp trong vòng 6 tháng tới là một ý tưởng để bắt đầu. Khi bạn ngồi xuống và xem thu nhập của bạn so với khoản tiền bạn tiêu, bạn có thể ngạc nhiên về số tiền bạn sử dụng (hoặc lãng phí) vào một lĩnh vực nhất định trong cuộc sống của bạn. Theo dõi chi tiêu của bạn và đặt ra các mục tiêu để trả bất kỳ khoản nợ nào trong vòng X tháng.

Khi bạn đã sử dụng nguồn tài chính của bản thân theo thứ tự và bạn tạo ra được nhiều hơn số tiền bạn sử dụng mỗi tháng, bạn có thể bắt đầu với các mục tiêu chừng mực hơn như trả hết các khoản vay sinh viên hoặc mua bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm thương tật. Hoặc, bạn có thể đặt mục tiêu là mua nhà trong năm tới. Mục tiêu ở mức độ chừng mực sẽ kết hợp tầm nhìn của bạn tạo ra tương lai tốt đẹp hơn. Có thể bạn muốn cải tạo nhà bếp của mình hoặc mua kỳ nghỉ về nhà một ngày, đây là những điều cần lưu ý khi xem xét các mục tiêu tài chính trung hạn của bạn.

Đối với các mục tiêu tài chính dài hạn của bạn, bạn thực sự muốn nghĩ về việc nghỉ hưu. Chi phí mỗi năm để bạn sống cuộc sống mà bạn muốn sống là bao nhiêu? Bạn muốn nghỉ hưu ở độ tuổi nào? Những chiến lược nào bạn có thể sử dụng để tăng tiền tiết kiệm hưu trí của mình? Đây là tất cả những gì cần cân nhắc khi bạn thực hiện mục tiêu tài chính dài hạn của mình và bạn nên tham khảo ý kiến ​​của một cố vấn tài chính để nhận được một số lời chỉ dẫn về các quyết định này.

Mặc dù bạn có thể không đạt được tiến bộ ổn định khi thực hiện các mục tiêu tài chính, nhưng điều quan trọng là phải phù hợp với nỗ lực của bạn. Bạn có thể phải điều chỉnh lại kế hoạch của mình nếu bạn mất việc hoặc phải chi một khoản tiền lớn để thanh toán hóa đơn y tế, miễn là bạn quay lại đúng hướng, bạn vẫn sẽ đạt được tiến bộ hướng tới các mục tiêu tài chính của mình.

3. Mục tiêu sức khỏe

Thực hiện các mục tiêu sức khỏe là một phần quan trọng để sống một cuộc sống lâu dài và tốt đẹp, và điều quan trọng là phải nhận ra rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn phải đặt mục tiêu cho sức khỏe thể chất, thói quen ăn uống, mức độ căng thẳng và cân bằng cuộc sống của bạn.

Trước tiên, bạn phải đánh giá xem bạn đang ở đâu trong tất cả các lĩnh vực về sức khỏe tổng thể của bạn và sau đó xác định mục tiêu bạn hướng tới. Có thể bạn muốn giảm 22 kg hoặc ngừng ăn đồ ăn nhanh hoặc thậm chí dành một ngày trong tuần không sử dụng mọi loại công nghệ để bạn có thể nghỉ ngơi.

Bắt đầu bằng cách xem xét các số liệu thống kê về sức khỏe thể chất hiện tại của bạn, thói quen ngủ và tập thể dục, mức độ thể dục, thói quen ăn uống, sự mạnh khoẻ về tinh thần của bạn, bất kỳ bệnh di truyền và bất kỳ thói quen xấu nào bạn có thể có (như hút thuốc hoặc uống rượu).

Nhìn vào các lĩnh vực có thể sử dụng một số cải tiến và thực hiện một số nghiên cứu về chủ đề này để tạo ra mục tiêu hiệu quả. Thực hiện mục tiêu giảm 22kg trong một tháng là không thực tế và không bền vững, chứ đừng nói đến giữ cho bản thân khoẻ mạnh và với nghiên cứu thích hợp, bạn sẽ không thực hiện được mục tiêu như thế này trong một thời gian ngắn.

Việc thực hiện nghiên cứu sẽ giúp bạn có những kỳ vọng thực tế. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là bỏ hút thuốc , bạn có thể học được rằng có thể mất đến ba tháng để cơn thèm thuốc của bạn biến mất. Với việc nắm bắt hông tin này, bạn có thể có sự chuẩn bị kỹ hơn về mặt tinh thần để chiến đấu với cuộc chiến bỏ hút thuốc.

Nếu bạn có thể nhìn nhận một cách khách quan về nơi bạn ở so với nơi bạn muốn ở gắn với sức khoẻ của bạn, bạn sẽ xác định được vị trí của bạn để sống một cuộc sống lâu dài và thoải mái hơn.

4. Mục tiêu giải trí

Nếu không có mục tiêu giải trí, bạn có thể đặ ra một cuộc sống khá nhàm chán khi bạn không làm việc. Các hoạt động giải trí của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại lợi ích cho cả bạn và cộng đồng. Việc tham gia vào các hoạt động giải trí mang lại cho bạn cơ hội tập trung vào các kỹ năng, sở thích và niềm đam mê trong khi cũng có thể tham gia với cộng đồng của bạn theo một cách nào đó. Cho dù bạn đang chơi trong một giải đấu bóng mềm địa phương hoặc bạn là khán giả của trò chơi bóng đá chuyên nghiệp gần thành phố của bạn, có mục tiêu giải trí là một phần quan trọng để tạo nên một cuộc sống toàn diện.

Trong khi mỗi người có thể có định nghĩa riêng của họ về giải trí thì một điều luôn luôn đúng là một hoạt động giải trí là một trong những lựa chọn của bạn. Tham gia vào một hoạt động giải trí không chỉ làm phong phú cuộc sống của bạn, mà còn cho bạn cơ hội học hỏi them các kỹ năng mới . Những hoạt động này cũng giảm căng thẳng hiệu quả và mang đến cho bạn cơ hội gặp gỡ những người cùng chung sở thích.

Một mục tiêu giải trí mà bạn có thể có là thử một cái gì đó mới mỗi tháng một lần. Cách tốt nhất để tìm hiểu những gì bạn thích là khám phá các hoạt động mới thậm chí ngay cả khi bạn không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thích nó. Bằng cách này, bạn sẽ kết thúc việc tham gia vào các hoạt động và làm những điều có thể làm bạn ngạc nhiên bằng cách cho phép bạn thể hiện kỹ năng mà bạn không biết bạn có. Đổi lại, điều này sẽ giúp tăng sự tự tin và lòng tự trọng của bạn. Bạn có thể tự hào về thành tích của mình và tiếp tục thực hiện các mục tiêu để cải thiện các kỹ năng của bạn.

Một hoạt động giải trí mà tôi đã tạo ra các mục tiêu xung quanh mình trong quá khứ là đọc sách. Tôi thích đọc sách, nhưng tôi có rất ít thời gian để dành cho nó. Tuy nhiên, khi tôi đặt ra mục tiêu để đọc một cuốn sách mỗi tuần, tôi thấy mình dành thời gian cho hoạt động giải trí này, giúp tôi có nhiều hơn một sự cân bằng trong cuộc sống của tôi. Mỗi cuốn sách mà tôi chọn đọc đều cung cấp một số loại bài học hoặc quan điểm mới về cuộc sống, điều này giúp tăng sự phát triển bản than.

Bất kể bạn thích hoạt động giải trí nào, bạn có thể tạo các mục tiêu cụ thể để đảm bảo bạn dành thời gian để tham gia vào những điều bạn thích và bạn thấy thỏa mãn.

5. Các mục tiêu tổ chức

Nếu cuộc sống hoặc môi trường xung quanh bạn bị xáo trộn, rất có thể bạn đang sống trong trạng thái căng thẳng liên tục. Bạn có thể giúp bản thân đi đúng hướng với việc tổ chức các mục tiêu để bạn có thể có được cuộc sống của mình theo thứ tự và đảm bảo rằng nó vẫn giữ nguyên như vậy.

Một ví dụ về mục tiêu tổ chứcmà tôi thấy hữu ích là dành 3 giờ mỗi tháng để dọn sạch nhà. Việc này bao gồm dọn dẹp nhà để xe , tủ quần áo, nhà bếp, văn phòng, phòng khách, xe- bất cứ không gian nào tôi thường sử dụng và có đồ đạc chồng chất . Tôi cũng thấy hữu ích khi duy trì lịch trình của bản thân để đảm bảo tôi vẫn đúng tiến độ với các mục tiêu tổ chức của mình và giúp sắp xếp cuộc sống hàng ngày của tôi.

Khi nghĩ về một lĩnh vực vật lý của cuộc sống mà nó gợi lên căng thẳng. Bạn có bước vào phòng khách thảm khốc và nghĩ tới bản thân mình, “tôi có quá nhiều việc phải làm” vì tất cả những gì bạn thấy là một mớ hỗn loạn? Tập trung vào những lĩnh vực trong cuộc sống của bạn và thực hiện các mục tiêu cụ thể để giảm bớt căng thẳng mà bạn phải đối mặt. Giữ cho mọi thứ được sắp xếp sẽ làm cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn.

6. Mục tiêu mối quan hệ

Phải mất rất nhiều công sức để tạo ra và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Nếu bạn đang trong một mối quan hệ, bạn và bạn đời phải cùng nhau chia sẻ các mục tiêu mối quan hệ của bạn để cùng nhau tạo một cuộc sống tốt hơn. Nếu bạn hiện không có mối quan hệ với người khác, mối quan hệ quan trọng nhất cần bạn tốn công sức chính là mối quan hệ với chính bạn. Cho đến khi bạn hài lòng với con người của mình và bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, bạn có thể không thể trở thành người bạn đời mà bạn muốn dành cho người khác.

Thông thường, các cặp vợ chồng đặt mục tiêu cải thiện sự giao tiếp giữa họ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đặt ra một khoảng thời gian mỗi tuần dành cho thảo luận về bất kỳ lĩnh vực quan tâm nào mà bạn đời có. Bằng cách lắng nghe và giải quyết các nhu cầu của nhau, sau đó bạn có thể đặt mục tiêu để thực hiện chúng. Ví dụ: giả sử bạn đời của bạn cảm thấy bị bỏ rơi khỏi cuộc sống bên ngoài trong mối quan hệ với bạn. Hỏi bạn đời của bạn xem họ sẽ cảm thấy như thế nào. Điều này có thể là đi đến phòng tập thể dục cùng nhau hoặc cùng ngồi ăn trưa mỗi ngày. Lập kế hoạch cụ thể để lấp đầy khoảng trống này.

Hoặc, có thể bạn có mục tiêu là ngừng tranh cãi về tiền bạc. Nếu trong trường hợp này, hãy ngồi xuống và đồng ý với một ngân sách khách quan và vững chắc để loại bỏ bất kỳ lý do cho lỗi hoặc câu hỏi. Dù vấn đề đang cản trở bạn có một mối quan hệ hòa bình là gì, hãy tìm cách giải quyết nó. Đặt mục tiêu với một kế hoạch hành động cụ thể để ngừng lặp lại lập luận tương tự nhau có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.

7. Mục tiêu tinh thần

Không có gì lạ khi đi theo sự xô bồ của cuộc sống, quên đi tầm quan trọng của tâm linh. Một số người đi theo những người khác trong cộng đồng của họ bằng cách đến nhà thờ, đọc Kinh thánh và cầu nguyện vào những thời điểm cụ thể. Những người khác đi lang thang trong cuộc sống mà không có mục đích, đặt câu hỏi mà không xác định câu trả lời.

Bằng cách đặt ra các mục tiêu tinh thần, bạn có thể hướng tới một cuộc sống tốt hơn khi bạn tìm thấy con đường của riêng mình để tự thực hiện trong khi sống tuân theo các giá trị cá nhân của bạn. Không ai có thể đặt ra các mục tiêu tinh thần của bạn cho bạn do bản chất cá nhân hóa cao của họ, nhưng một điều bạn có thể làm để bắt đầu thiết lập các mục tiêu này là khám phá niềm tin của riêng bạn. Hãy suy nghĩ về những câu hỏi lớn mà bạn muốn trả lời, như mục đích của cuộc sống của bạn là gì? Thực hiện một số nghiên cứu, suy ngẫm và thiền định để cố gắng đặt bạn ở đúng hướng. Giữ một bản ghi những suy nghĩ và cảm xúc của bạn khi chúng phát triển.

Một khi bạn làm điều này, bạn có thể lập kế hoạch cụ thể để kết hợp các tập luyện tâm linh vào cuộc sống của bạn. Điều này có thể nhỏ như việc thực hiện các hành vi mỗi ngày liên quan đến tâm linh. Kết hợp các thực hành tâm linh sẽ giúp bạn tạo thói quen tập luyện tâm linh và sống cuộc sống mà bạn tin là đúng để sống.

Một số ví dụ về các mục tiêu tâm linh là học cách tha thứ, thực hiện các hành động tử tế ngẫu nhiên và luôn trung thực. Đây là những phần vô hình trong tính cách của bạn xác định bạn là ai và bạn sống như thế nào. Bạn sẽ thấy một sự thay đổi lớn trong sự hài lòng của bạn với cuộc sống khi bạn bắt đầu làm việc hướng tới mục tiêu tâm linh của mình, cho dù mục tiêu tâm linh của bạn là đơn giản hay chúng mất rất nhiều công sức.

Giống như tất cả các mục tiêu khác của bạn, bạn có thể đánh giá lại các mục tiêu tâm linh của mình để theo dõi tiến trình của bạn. Hãy nhớ rằng thay đổi sẽ không xảy ra trong một đêm, nhưng nếu bạn thực hiện các bước nhỏ hướng tới thay đổi lớn hơn, cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Tổng kết

Đặt mục tiêu rất quan trọng để quyết định những gì bạn muốn để thoát khỏi cuộc sống, phân biệt điều gì là quan trọng với bạn với những gì không thực sự liên quan, trở thành động lực và xây dựng sự tự tin khi bạn đạt được mục tiêu.

Đặt mục tiêu lớn hơn và sau đó chia chúng thành các mục tiêu nhỏ hơn sẽ giúp bạn cuối cùng đạt được điều bạn muốn. Thường xuyên xem xét các mục tiêu của bạn để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng hoặc để xác định xem mục tiêu của bạn có thay đổi theo thời gian hay không và bạn muốn đánh giá lại chúng. Và hãy nhớ rằng, khi bạn đạt được một mục tiêu, hãy chắc chắn để ăn mừng một cách thích hợp.

Bắt đầu đặt mục tiêu nếu bạn chưa làm như vậy. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ tìm thấy hứng thú, mãn nguyện hơn và có cảm giác hài lòng hơn với cuộc sống của bạn.

 ----------------------------------------

Tác giả: Connie Stemmle

Link bài gốc: 7 Areas of Your Life for Setting Important Goals

Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Anh - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Thị Phương Anh - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring. 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

13,605 lượt xem