Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 9 Lời Khuyên Bổ Ích Nuôi Dưỡng “Sức Khỏe Tinh Thần” Một Cách Hiệu Quả

Trong những năm qua, các bài viết có nội dung về tình trạng lo âu, trầm cảm và những nhân tố liên quan đến trạng thái trí não được đề cập phổ biến trên Internet. Đó là những thứ mà chúng ta luôn thấy lo sợ khi được nhắc tới. Họ lo sợ rằng nếu thảo luận về nó thì những lỗi sai, những điểm yếu hay những khó khăn của họ sẽ bị phơi bày. Nhưng mọi thứ đã khác, giờ đây với sự cởi mở và trung thực hơn đã ngày càng ngày làm con người ta nhìn nhận một cách tích cực về trạng thái trí tuệ của mình và những vấn đề họ có thể đang gặp phải.



Bạn có thể đang ngờ vực về nhiều điều, nhưng nói một cách chính xác Sức khỏe tinh thần là gì?

Bạn đã bao giờ nghe về những hiện tượng như sự lo âu và trầm cảm và bạn thấy có gì đó giống như những tác động căng thẳng tiêu cực xảy ra trên cơ thể mình. Nhưng bạn không biết về những cấp độ của chúng và tại sao việc quan tâm tới sức khỏe tinh thần lại là phần thiết yếu của cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và tràn đầy.

Chính vì thế bạn cần một lời giải giải đáp xác thực. Lời giải đáp sau đây sẽ giúp bạn giải quyết hết tất cả mọi thứ.

Sức khỏe tinh thần là cái gì?

Sức khỏe tinh thần đề cập tới trạng thái cảm xúc, tâm lý và trạng thái an lạc xã hội. Một các tiếp cận đơn giản để hiểu như sau: Sức khỏe tinh thần của chúng ta ảnh hưởng tới cách chúng ta nghĩ và cảm nhận cũng như cách mà chúng ta hành động trong những tình huống nhất định.

Khi mà mọi người nghĩ vê sức khỏe tinh thần, họ thường nghĩ về những hoàn cảnh mà ai đó có thể gặp phải như là rối loạn lưỡng cực, lo âu hay sự cô đơn. Nhưng khi trong trạng thái sức khỏe tinh thần tốt thì không có nghĩa là bạn sống mà không cần chuẩn đoán. Nó cũng đồng nghĩa là bạn có thể giải quyết những vấn đề mỗi ngày của cuộc sống một cách dễ dàng.

Một trong những định nghĩa toàn diện và có ảnh hưởng nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Sức khỏe tinh thần được định nghĩa là trạng thái hạnh phúc trong đó mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả, và có thể đóng góp cho cộng đồng.

Việc quan tâm tới sức khỏe tinh thần rất quan trọng, hiện nay nó rất cần thiết hơn bao giờ hết. Theo như một cuộc khảo sát năm 2018 được tiến hành bởi Hiệp Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA)  thì Thế hệ Z gồm có thanh niên và những người trưởng thành được sinh ra vào giữa những năm 1990 và giữa những năm 2000 thì hầu như tất cả đều có sức khỏe tinh thần không tốt. Khoảng 27% trong số những người thế hệ Z được đưa tin có sức khỏe tinh thần cân đối hoặc chưa cao, so với 15% trong số những người thuộc thế hệ Y (những người được sinh ra trong giai đoạn từ 1980 đến 2000, 13% của thế hệ X (1965-1980), 7% trong số những người thuộc thế hệ Baby boomer (1946-1964) và 5% trong số những người già hơn.

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù những con số này có thể có dao động nhưng đây có thể được xem như một tín hiệu mừng. Thế hệ mà đang đấu tranh nhiều nhất là thế hệ Z, hầu như có khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn cao cho những vấn đề sức khỏe tinh thần của họ.

Tại sao Sức khỏe tinh thần của chúng ta gặp vấn đề?

Sự ảnh hưởng của trạng thái sức khỏe không ổn định và các căn bệnh như là ung thư, cao huyết áp và tiểu đường tác động trực tiếp lên sức khỏe con người một cách rõ rãng. Chúng ta làm mọi thứ chúng ta có thể để cải thiện tình trạng sức khỏe không tốt như là ăn uống điều độ, tập thể dục, dùng thuốc điều trị và đến khám bác sĩ.

Nhưng thật đáng tiếc, nhiều người trong số chúng ta lại để sức khỏe tinh thần suy giảm bằng cách nào đó. Chúng ta không nghĩ nó quá quan trọng như sức khỏe vật lý của chúng ta. Nhưng sự thực nó không chỉ quan trọng mà nó còn quan trọng hơn cả sức khỏe vật lý nữa.

Thử lấy ví dụ sau. Bạn gặp tình trạng tiền đái tháo đường. Bạn làm mọi cách để ngăn cản nó trở thành đái tháo đường bằng cách tập thể dục và ăn uống điều độ. Cuối cùng bạn giảm được lượng đường trong máu đến một mức có thể chấp nhận được để không còn mắc tiền đái tháo đường.

Thử nói rằng bạn cũng là người áp lực công việc đến nỗi không thể tin được, bạn làm việc 60 tiếng một tuần, chỉ dành ít ỏi thời gian cho các hoạt động xã hội hay sở thích cá nhân. Bạn có thể nghĩ, đó chỉ là một khoảng thời gian bận rộn trong cuộc sống của mình. Rồi cuối cùng sự căng thẳng sẽ tiêu tan thôi. Nhưng bạn có thể đang đánh giá thấp sự ảnh hưởng của sự căng thẳng trên cơ thể của mình. Sau tất cả thì sự căng thẳng được kiểm soát kém có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy từ chứng đau nửa đầu, ăn quá độ, sự mệt mỏi và khó chịu ở dạ dày cho đến lạm dụng chất có cồn, hay cáu kỉnh và sự trầm cảm – mà không đề cập tới tiểu đường.

Ví dụ này nhất thiết nên chứng minh cho vấn đề như thế nào mà chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của chúng ta cũng cần thiết như chăm sóc cho sức khỏe vật lý của chúng ta. Sức khỏe tinh thần của chúng ta ảnh hưởng tới trạng thái sức khỏe hàng ngày, và việc quản lý nó có thể dẫn tới một sự làm chủ cho các vấn đề y khoa được liên quan.

Sức khỏe tinh thần của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn, từ sự thể hiện trong công việc đến các mối quan hệ với người thân yêu cuộc đời bạn, mọi người trong gia đình bạn và bạn bè của bạn. Nó cũng có tác động tới khả năng ngủ cũng nhử những thứ hữu hình như khả năng bạn sẽ gặp rủi ro, sự thúc đẩy khả năng trí não của chính bạn và những cung bậc cảm xúc như biết ơn, hạnh phúc và hưng phấn.

Bạn có thể không biết liệu rằng nếu mình đang trải qua những triệu chứng liên quan tới tình trạng sức khỏe tinh thần, mà vẫn sống mỗi ngày thậm chí không nhận ra rằng mình đang đấu tranh với nó. Dưới đây là một số tín hiệu có thể bạn đang đấu tranh với nó, theo nghiên cứu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ:

·       Ăn quá nhiều hoặc quá ít

·       Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

·       Thiếu năng lượng

·       Dao động cảm xúc

·       Đấu tranh với những người mình thương

·       Cảm thấy bối rối, hay quên, dễ cáu, tức giận hay buồn phiền

Khi mọi người nghĩ về sức khỏe tinh thần, họ có thể nghĩ về những sự rối loạn như rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt. Mặc dù những bệnh lí này là những tình trạng hết sức nghiêm trọng cần có phương pháp điều trị, nhưng chúng hầu như không thuộc lĩnh vực của sức khỏe tinh thần. Rối lọan lưỡng cực chỉ ảnh hưởng khoảng 2.6% với người Mỹ và tâm thần phân liệt chỉ ảnh hưởng 1%, trong khi tác động của tình trạng bất ổn thiên về trầm cảm chiếm tới 10% của và sự rối loạn lo âu chiếm gần 20%.

Vì hiện tượng lo âu và trầm cảm ở Mỹ rất phổ biến, chính vì thế việc giáo dục về các dấu hiệu và triệu chứng của chúng là rất quan trọng. Dưới đây chúng tôi đã đưa ra những trạng thái sức khỏe tinh thần mà mọi người hay gặp phải ngày nay. 


Sự lo âu

Cơn nhói của sự bồn chồn hay lo âu thường hay xảy ra. Sau tất cả, những sự lo âu như một phần cần thiết của cuộc sống, cách đây hàng nghìn năm, tổ tiên của chúng ta đã coi sự lo âu như là cách để xóa bỏ những mối đe dọa.

Nếu bạn đang bồn chồn lo lắng trước khi thuyết trình công việc hay chạy qua đường lần đầu, bạn có thể đang trải qua mức độ lo âu thông thường và không có gì phải lo lắng. Nếu sự lo âu của bạn đang hiện diện và đều đang hoạt động, tuy nhiên có thể khó để để giải quyết nó.

Viện Sức khỏe Tinh thần Quốc gia (NIMH) đề xuất hướng dẫn để xác định khi nào sự lo âu trở thành khó có thể giải quyết như sau: Với một người với rối loại lo âu, sự lo âu không những biến mất mà còn trở nên xấu đi theo thời gian. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày như là sự thể hiện trong công việc, việc ở trường và các mối quan hệ.

Các tình trạng khác nhau chịu ảnh hưởng bao gồm rối loạn lo âu quá độ (GAD), hội chứng sợ hãi và cơ hoảng loạn. Chúng ảnh hưởng gần như một trong năm người trưởng thành ở Mỹ. Lo âu quá độ là một trong những tình trạng lo âu phổ biến hơn, ảnh hưởng dưới 3% trong số những người trưởng thành ( thường thì phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới ).

Theo Viện Sức khỏe Tinh thần Quốc gia, nếu bạn lo lắng hay lo âu quá mức trong nhiều ngày hơn 6 tháng, bạn có thể đang gặp phải vấn đề rối loạn lo âu toàn thể nếu bạn cảm thấy mình hay dễ cáu giận, gặp rắc rối trong việc tập trung hay thấy khó để có một giấc ngủ sâu.

Sự trầm cảm

Thông thường, mức độ của những cảm xúc chúng ta cảm nhận bao trùm tất cả. Phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể cảm thấy hào hứng và tận hưởng một ngày nhưng sau đó có thể thấy buồn hay tức giận ngay.

Những cảm xúc như buồn bã, tức giận và sợ hãi là điều thường thấy trong cuộc sống. Nhưng khi những cảm xúc này trở nên quá mức và khó kiểm soát, chúng có thể là một dấu hiệu của sự trầm cảm lâm sàng hay sự rối loạn trầm cảm khác.

Sự trầm cảm lâm sàng được định nghĩa như vài triệu chứng sau, thường xảy ra trong nhiều ngày ( hầu như gần hết ngày) ít nhất hai tuần, theo NIMH: sự buồn rầu liên tục hay cảm giác trống rỗng, mất hi vọng, dễ bực mình, tội lội, mệt nhọc, sự giảm cân hay tăng cân, sự thay đổi trong cảm giác thèm ăn, và mất hứng thú ở các sở thích hay mọi thứ mà bạn đã từng quan tâm yêu mến.

Những trạng thái tinh thần khác

Ngoài sự lo âu và trầm cảm cùng với những trạng thái của chúng thì còn có những kiểu khác của bệnh tâm lý. Mọi người cũng có thể bị đau khổ bởi những chứng rối loạn cá nhân như rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loại ăn uống như là biếng ăn và cuồng ăn, rối loạn thần kinh như tâm thần phân liệt, rối loại căng thẳng sau sang chấn và lạm dụng chất gây nghiện.


Thế nào được gọi là sự căng thẳng?

Mọi người ai cũng đều trải qua cảm giác lo âu, dù đó là cảm giác lo lắng trước khi mua một chiếc xe ô tô hay sự bồn chồn trước ngày hẹn hò đầu tiên. Ai cũng có khả năng trải qua trạng thái của sự trầm cảm ở vài điểm, tỉ dụ sự mất đi thứ mình yêu quý. Hay nói cách khác, hầu như trong số chúng ta nhiều lúc trải qua sự căng thẳng trong cuộc sống. Sự căng thẳng là một phần của loài người. Nó có thể biểu hiện trong sự căng thẳng liên quan tới công việc, sự căng thẳng về tài chính, sự căng thẳng liên quan tới một sự kiện quan trọng trong cuộc sống như là ly hôn hay bệnh tật hay sự căng thẳng chung liên quan tới những nhiệm vụ và trách nhiệm hàng ngày.

Nhiều sự căng thẳng là có lợi và thậm chí có thể là nhân tố quan trọng trong việc duy trì động lực và con đường hướng tới việc gặt hái những mục tiêu của chúng ta. Nhưng có quá nhiều căng thẳng, hay căng thẳng được kiểm soát kém trong thời gian dài, có thể gây ra tác động xấu tới xã hội, sức khỏe cảm xúc và vật lý của chúng ta.

Theo NIMH, sự căng thẳng có thể được biểu hiện ở vô số cách. Nhiều người sẽ trải qua những triệu chứng vật lý như đau đầu và đau bụng, trong khi những người khác sẽ có nhiều triệu chứng cảm xúc hơn như tức giận và cáu gắt.

Sự căng thẳng được quản lý kém trong thời gian dài có thể có tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta. Theo NIMH, những người mà bị căng thẳng kinh niên thì có độ rủi ro cao hơn trong tình trạng lây nhiễm như cúm. Thêm vào đó, căng thẳng không kiểm soát có thể dẫn tới những thứ như sự trầm cảm, lo âu, đau tim, áp huyết cao và tiểu đường.

Nếu bạn cảm thấy bạn căng thẳng hơn bình thường, đừng sợ lùi lại một bước và tái đánh giá lại những sự ưu tiên của mình. Bạn có thể cắt giảm công việc, nếu không bạn có thể làm gì đó tốt hơn để quản lý sự căng thẳng của bạn, ví dụ: tập thể dục, ngủ, suy ngẫm.

Đừng chỉ xem sự căng thẳng của bạn là thứ không thể thay đổi. Xã hội thường tập trung cao vào làm những việc khó nhất, phấn đấu để trở thành số một và đạt những mục đích mà dường như không thể. Nhưng nếu việc tiến hành những thứ này đang làm xấu đi sức khỏe vật lý hay tinh thần, chúng thực sự không đáng.

9 cách để cải thiện sức khỏe tinh thần

Nếu thậm chí bạn không có một tình trạng được chuẩn đoán như sự lo âu hay trầm cảm, nhưng vẫn rất cần thiết để ưu tiên trạng thái sức khỏe của mình. Bên dưới đây, bạn sẽ thấy những thông tin chi tiết trong 9 cách mà bạn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần.

1.    Duy trì những mối quan hệ lành mạnh và tốt đẹp.

Sự cô đơn là một bệnh dịch ở Mỹ ngày nay. Càng nhiều hơn bao giờ hết đang cảm thấy bị cô lâp và lần lượt là lo âu và trầm cảm. Sự cô đơn có thể đang ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trong sức khỏe tinh thần và cảm xúc cũng như sức khỏe vật lý – một cuộc nghiên cứu đã khám phá ra rằng sự cô đơn có ảnh hưởng tương tự trên vòng đời như béo phì và hút thuốc. Sự cô đơn theo nghiên cứu cho thấy, nó rút ngắn cuộc sống của một người khoảng 15 năm.

Một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tinh thần là việc ưu tiên các mối quan hệ. Việc có những mối giao hảo tốt giữa người với người có lợi cho chúng ta ở nhiều cách không thể đếm được: nó giúp chúng ta cảm thấy chúng ta là một phần của cộng đồng, cho chúng ta những ý nghĩa của cuộc sống, làm chúng ta cảm thấy được công nhận và củng cố rằng chúng ta có người để dựa vào khi có khó khăn.

Việc kêu gọi sự trợ giúp tư các thành viên gia đình hay bạn bè nếu bạn đang trong khó khăn rất là quan trọng, nó không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, thay vào đó là sự mạnh mẽ. Không cần phải ngại ngùng hay xấu hổ khi hỏi sự giúp đỡ. Sau tất cả, hãy cởi mở và trung thành với những người bjan yêu có thể giúp bạn bắt đầu hành trình của sự cứu thế.

2.    Tập thể dục.

Sự ảnh hưởng của tập thể dục đối với sức khỏe tinh thần không thể đủ để nhấn mạnh. Liệu bạn có đang đấu tranh với sự lo âu, trầm cảm, sự căng thẳng hay bất kì những trạng thái khác. Tập luyện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn và làm gia tăng sự sản xuất endorphins ( một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ ) có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau và nhiều hơn thế nữa.

Có hàng vô số cách để bạn có thể thu được những kết quả tích cực từ việc tập luyện. Thậm chí, bạn không cần thực hiện những bài tập cường độ cao. Thực tế, chỉ với 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể cải thiện cảm xúc của bạn và làm giảm áp lực. Được xếp hàng đâu, chỉ với 5 phút tương đương độ dài của một bài hát để tập thể dục thẩm mỹ, hay cardio, có thể làm sự lo âu giảm đi, theo nghiên cứu của Hiệp hội rối loạn lo âu Mỹ.

Đối với sức khỏe của những người trưởng thành, 150 phút mỗi tuần để tập luyện là được khuyến cáo cho hoạt động vừa phải như là đạp xe hay đi bộ và 75 phút mỗi tuần cho việc bài tập sôi nổi như chạy, theo HHS.

3.    Thử thách bản thân.

Một trong những điều tồi tệ bạn làm trong cuộc sống là trì trệ nhiều và tự mãn. Nếu bạn mặc định rằng có nhiều thứ không thể thay đổi được, bạn sẽ không bao giờ được tận hưởng những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này, đó là cảm giác tuyệt vời khi bạn lập ra cho mình những mục tiêu và đạt được nó.

Thậm chí nếu bạn nghĩ bạn đang đứng ở một vị trí tốt trong cuộc sống và hầu hết các mục tiêu bạn đã đạt được, nhưng chả có lĩnh vực nào là dậm chân tại chỗ cả. Tầm quan trọng của việc có mục tiêu để làm việc nên được đánh giá cao và không nên bỏ qua. Rốt cuộc, có mục đích trong cuộc sống một người là một yếu tố quan trọng trong toàn bộ hạnh phúc và sự thỏa mãn của chúng ta.

Hãy nhìn vào cuộc sống của bạn và tìm một lĩnh vực nào đó để phát triển. Có lẽ bạn muốn có được vóc dáng đẹp hơn, tiết kiệm nhiều tiền hơn cho việc nghỉ hưu, xuất bản một cuốn sách, đi du lịch tới 10 quốc gia, sin hem bé hoặc là học một kỹ năng mới. Bất cứ điều gì bạn xác định là mục tiêu, viết nó xuống. Sau đó, hãy xem hướng dẫn năm bước THÀNH CÔNG của Margie Warrell để thiết lập và đạt được mục tiêu của mình.


4.    Tập biết ơn

Nếu bạn đã từng cảm thấy quá lo lắng, căng thẳng hoặc chán nản, thì bạn có thể quen với sự tấn công của những suy nghĩ tiêu cực không bao giờ kết thúc. Một cách tuyệt vời để chống lại suy nghĩ tiêu cực là bằng cách tập biết ơn.

Có vô số cách để rèn luyện lòng biết ơn mỗi ngày. Một cách đơn giản và hiệu quả là viết nhật ký mỗi sáng hoặc tối. Dành 10 hoặc 15 phút để viết về những điều bạn cảm ơn, cả nhỏ và lớn. Phấn đấu để liệt kê bất cứ nơi nào từ ba đến 10 điều. Khám phá những điều lớn lao mà bạn biết ơn, chẳng hạn như sức khỏe hoặc gia đình của bạn, cũng như những điều nhỏ nhặt, hàng ngày mà bạn cảm ơn, như thời tiết đẹp hay một lời khen ngợi mà đồng nghiệp đã dành cho bạn về trang phục.

5.    Kiểm tra lại bản thân mình

Có thể bạn đang lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng quá độ mà không nhận ra nó. Cố gắng thử để cân bằng cơ thể và trí não của mình, và nhớ rằng các triệu chứng có thể không chuẩn 100%. Để kiểm tra sức khỏe tinh thần của mình, bạn hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như sau:

·       Mình có còn hứng thú với những thứ mà mình đã từng quan tâm?

·       Mình có cảm thấy cáu gắt, tức giận hay bực mình hơn bình thường?

·       Mình có uống chất có cồn hơn trước kia?

·       Chất lượng cũng như thời lượng ngủ có bị giảm đi không?

·       Tính them ăn của bản thân đã thay đổi? Cân nặng thì sao?

·       Mình có thiếu năng lương hơn trước kia?

·        Người thân của mình có nhận xét về bất kỳ thay đổi nào trong tâm trạng hoặc hành vi của mình không?

6.    Tìm hiểu về thiền chánh niệm

Có lẽ bạn đã đọc về những lợi ích tuyệt vời của thiền định, nhưng bạn có thể không có thời gian để thiền hoặc bạn không nghĩ rằng nó phù hợp với bạn. Nhập thiền chánh niệm.


Chánh niệm là một hình thức thiền cho phép bạn tập trung vào (và thậm chí kiểm soát, trong một số trường hợp) suy nghĩ của bạn. Nó có thể thực hiện được ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Mục tiêu của thiền chánh niệm là sống ở hiện tại nhiều hơn thay vì sống trong quá khứ hoặc lo lắng về tương lai.

Lợi ích của chánh niệm đang ngày càng mở rộng: Nó có thể làm giảm căng thẳng, cải thiện các mối quan hệ, tăng cường sự tập trung và trí nhớ của bạn, và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Nhưng chính xác thì nó hoạt động như thế nào? Chánh niệm có thể được thực hành thông qua hơi thở sâu và tập trung. Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách đi bộ một mình theo tự nhiên hoặc bằng cách tập yoga. Một cách khác để bạn có thể thực hành thiền chánh niệm, theo THÀNH CÔNG của Travis Bradberry, là bằng cách liên tục đọc một thông điệp ngắn và nâng cao về bản thân mình. Hãy nghĩ về một cái gì đó phù hợp với bạn (chẳng hạn như, tôi không phải là nỗi lo lắng của tôi, tôi là một người mạnh mẽ, tôi mạnh mẽ) và lặp lại nó.

Hãy thiền chánh niệm một lần (hoặc hai lần) mỗi ​​ngày trong 20 phút để giúp bạn trở nên tốt hơn.

7.    Ưu tiên giấc ngủ

Nếu bạn bận rộn với công việc hoặc nuôi con nhỏ, bạn có thể phải vật lộn để ngủ bảy đến chín giờ mỗi đêm. Nhưng làm như vậy là bắt buộc. Rốt cuộc, bị thiếu ngủ sẽ làm các vấn đề về cảm xúc và tâm lý trở nên trầm trọng. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy những người bị mất ngủ có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp bốn lần trong vòng ba năm tới.

 Một giấc ngủ chất lượng cao không phải là chỉ cần ngủ bảy đến chín giờ mỗi đêm. Việc ngủ một cách thư giãn sẽ đảm bảo cho bạn tràn đầy năng lượng mạnh mẽ cho ngày hôm sau. Nếu bạn thức dậy 10 hoặc 15 lần mỗi đêm, bạn sẽ không cảm giác như bạn đã ngủ đủ giấc để chuẩn bị cho ngày mới.

Nếu bạn đang cố gắng để có được giấc ngủ ngon, hãy cố gắng kết hợp các bài tập vào cuộc sống sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn, như thiền định. Tập thể dục mỗi ngày, nếu có thể, chế độ ăn uống cân bằng và cố gắng loại bỏ những thứ như chất gây nghiện, rượu và thuốc lá, có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Giữ cho phòng ngủ của bạn đủ tối, mát mẻ và yên tĩnh, và tránh làm bất cứ điều gì khác ngoài ngủ trong phòng ngủ của bạn.

8.   Kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc bản thân vào trong cuộc sống của bạn

Với mỗi người thì có cách chăm sóc bản thân khác nhau, nhưng đó là một khái niệm đơn giản: Điều quan trọng là phải dành thời gian để chăm sóc sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần của bạn để sống một cuộc sống trọn vẹn. Tự chăm sóc có thể bao gồm những thứ trong danh sách như ngủ thư giãn, thiền và tập thể dục, cũng như những thứ khác khiến bạn cảm thấy tốt cho bản thân.

Ví dụ về chăm sóc bản thân có thể là: ăn uống lành mạnh, đi du lịch nơi nào mới, thử những điều mới, thư giãn trên bãi biển, dành thời gian cho bạn bè, phóng tiền đi mát xa hoặc những thứ xa xỉ khác. Kiểu chăm sóc bản thân không ảnh hưởng quá nhiều: Nó sẽ khiến bạn cảm thấy như bạn đang chăm sóc bản thân theo cách chống lại sự lo lắng, trầm cảm và căng thẳng.

Thực hiện 20 phút mỗi ngày để tự chăm sóc bản thân. Làm một ly sinh tố dinh dưỡng trước khi làm việc, đi dạo đường dài vào buổi trưa hoặc dành thời gian cười với người quan trọng khác của bạn trước khi đi ngủ.

9.    Đừng lo sợ khi tìm kiếm sự trợ giúp

Có một điều mà giới trẻ ngày nay và những người trưởng thành đã dạy chúng tôi, việc tìm kiếm những sự chăm sóc có chuyên môn cao rất quan trọng vào lúc cần thiết. Thế hệ Z chiếm phần lớn trong tổng số các thế hệ để tìm kiếm sự điều trị cho trạng thái sức khỏe tinh thần. Họ hiểu rằng không cần phải thấy xấu hổ hay ngại ngùng trong việc như thế này.

Ở những năm qua, khi có một dấu hiệu bệnh thì sẽ đi kèm việc thấy một nhà trị liệu hay nhà tâm lý học nào đó. Nhưng ngày nay, dấu hiệu đó đã được loại bỏ, bởi vì ngày nay càng nhiều người hơn bao giờ hết đang tìm kiếm sự trị liệu cho những rối loạn sức khỏe tinh thần của mình, đặc biệt với sự gia tăng của phương pháp trị liệu trên mạng và từ xa. 

 ----------

Tác giả: Jamie Friedlander

Link bài gốc: https://www.success.com/how-to-improve-your-mental-health/

Dịch giả: Ngô Quỳnh Phương - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Ngô Quỳnh Phương - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

887 lượt xem