[ToMo] 9 Ví Dụ Về Mục Tiêu Thông Minh Dành Cho Sinh Viên Đại Học
Những năm tháng đại học của chúng ta đều là khoảng thời gian vội vã kiếm tìm bạn là ai và bạn muốn làm gì với cuộc sống của mình. Nếu may mắn, có thể bạn sẽ tìm ra được ngay từ lần đầu – nhưng nếu không, bạn sẽ phải ở trong công ty với 73% những sinh viên đại học, người mà không được làm việc liên quan đến chuyên ngành của đại học của họ.
Nhưng, dù thế nào, thì việc đó cũng được xem như là cơ hội để bạn mở rộng tầm nhìn của bản thân bằng cách khám phá những lĩnh vực mà bạn quan tâm thông qua việc học hỏi và tiếp thu thông qua nhiều kĩ năng trên đường đi. Thêm vào đó, bạn sẽ dần trưởng thành trong khi bạn học được cách cân bằng giữa nhiệm vụ, trách nhiệm cá nhân và những kế hoạch nâng cao của xã hội.
Đại học có lẽ là lần đầu bạn phải sống tự lập, không còn bị gắn với nề nếp, thói quen hay giờ giấc của bố mẹ. Vì thế, một số sinh viên sẽ mang theo những suy nghĩ này, chạy lung tung,sống buông thả hơn, liều lĩnh hơn và dần lãng quên đi mất mục đích và hướng đi của bản thân.
Để thành công trên một con đường hoàn toàn mới, bạn cần phải biết cách đặt ra mục tiêu có hiệu quả, vì nó sẽ giúp cho bạn được nếm được hương vị của sự thành công trong thời gian ngắn, đồng thời dạy bạn cách tổ chức để cho bản thân có thể thành công trong tương lai.
Với việc được tự do, bạn có lẽ cần thêm một động cơ để thúc đẩy sự thành công, vì bạn không còn có giáo viên hay cha mẹ kiểm tra sau khi bạn đã đảm bảo rằng bạn đang hoàn thành công việc một cách đúng hạn. Đã đến lúc bạn phải chịu trách nhiệm cho bản thân về công việc của mình, vì khi bạn còn học đại học, nỗ lực của bạn có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Và một cách để đảm bảo rằng nỗ lực của bạn sẽ mang đến những thành quả tích cực thì đó là việc đặt mục tiêu THÔNG MINH.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những mục tiêu THÔNG MINH là gì và tại sao sinh viên đại học nên biết cách sử dụng các kỹ thuật thiết lập mục tiêu này để tạo tiền đề cho sự thành công của họ. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét 9 ví dụ cụ thể của các tường trình mà sinh viên đại học có thể sử dụng để bảo đảm rằng sẽ nhận được kết quả thật tốt trên con đường học vấn của họ.
Những trước tiên, hãy xem lại khái niệm mục tiêu THÔNG MINH.
MỤC TIÊU THÔNG MINH LÀ GÌ ?
Mục tiêu THÔNG MINH là mục tiêu đi kèm với hướng dẫn riêng về cách hoàn thành mục tiêu. Khi được thực hiện một cách chính xác, một bản tường trình về mục tiêu THÔNG MINH có thể biến ý định mơ hồ của bạn thành một hành động thiết thực. Bằng cách thiết lập các mục tiêu THÔNG MINH, bạn đang đưa ra một chiến lược có chủ đích để đạt được mục tiêu mà mình đặt ra.
Bạn có thể sử dụng các mục tiêu THÔNG MINH trong mọi lĩnh vực của cuộc sống để trở thành người mà bạn muốn trở thành và sống một cuộc đời mà bạn muốn sống. Phương pháp này rất đơn giản – chúng ta hãy xem xét:
Mặc dù các mục tiêu THÔNG MINH có nhiều hình thức khác nhau, trong bài viết này, hãy tạm gọi chúng là các mục tiêu Cụ thể (Specific), Có thể đo đếm được (Measurable), Khả thi (Achievable) , Thích hợp (Relevant) và Theo thời gian (Time-bound) Chúng ta hãy phân tích các từ viết tắt này từng chữ cái một:
Cụ thể
Các mục tiêu cụ thể là mục tiêu được xác định rõ ràng và không có khoảng trống để diễn giải.
Mục tiêu không cụ thể: Tôi muốn đạt điểm cao.
Mục tiêu cụ thể: Để đạt được điểm trung bình 3.5 trở lên, tôi sẽ dành 2 giờ mỗi cuối tuần để tập chung vào việc học cho mỗi lớp song song với việc hoàn thành những công việc được giao.
Những điều cần xem xét: Ai? Cái gì? Khi nào? Tại sao?
Có thể đo đếm được
Một mục tiêu có thể đo đếm được là mục tiêu có các tiêu chí cụ thể cho phép bạn đo lường tiến trình làm việc của bản thân ở thời điểm bất kỳ.
Mục tiêu không thể đo đếm: Tôi sẽ học tốt môn Tiếng Anh trong học kỳ này.
Mục tiêu có thể đo đếm: Tôi sẽ duy trì điểm trung bình môn Tiếng Anh ở mức 92% trong suốt học kỳ.
Những điều cần xem xét: Bằng chứng cụ thể về tiến độ của ta là gì? Làm sao tôi biết được tôi đã đạt được mục tiêu?
Khả thi
Một mục tiêu có thể đạt được là mục tiêu thách thức bạn, nhưng bạn vẫn có thể đạt được.
Mục tiêu không thể đạt được: Tôi muốn nâng điểm trung bình F của mình lên điểm A trước khi học kỳ kết thúc trong ba tuần nữa.
Mục tiêu có thể đạt được: Bây giờ tôi đã tốt nghiệp cử nhân, tôi muốn đăng ký vào ba chương trình thạc sĩ.
Những điều cần xem xét: Thực tế như thế nào để đạt được mục tiêu này? Những rào cản có thể có trên con đường thành công của ta là gì? Ta có đủ nguồn lực cần thiết để đạt được không?
Thích hợp
Nếu bạn muốn tiếp tục thực hiện các mục tiêu, thì mục tiêu đó cần phải rất quan trọng đối với bạn. Việc đạt được chúng cần phải mang lại những lợi ích lâu dài cho bạn.
Mục tiêu không thích hợp: Tôi muốn có một gia đình. (Đây là một mục tiêu tốt cần phải có, nhưng nếu bạn đang tập trung vào các mục tiêu liên quan đến việc vào đại học, hiện tại có lẽ không phải là thời điểm thích hợp cho mục tiêu này).
Mục tiêu thích hợp: Tôi sẽ tốt nghiệp với chuyên ngành kép về tâm lý học và xã hội học.
Những điều cần xem xét: Việc đạt được mục tiêu này có đáng giá không? Tại sao ta làm điều này? Việc đạt được mục tiêu này sẽ giúp ta tiến đến gần hơn định hướng cuối cùng của bản thân không? Ta đang làm điều này cho chính mình hay một ai khác?
Theo thời gian
Phần này rất quan trọng, bởi vì bạn có thể trì hoãn việc hoàn thành mục tiêu của mình vô thời hạn. Bạn cần đặt ra một mốc thời gian cho các mục tiêu của mình để bạn có thể luôn trong tình trạng tập trung và tránh bị phân tâm. Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu của mình để có những mốc quan trọng mà bạn nhận được thêm động lực.
Không ràng buộc thời gian: Tôi muốn nhận được một công việc thực tập.
Giới hạn thời gian: Tôi muốn thực tập một công viên liên quan đến chuyên ngành của tôi mà vẫn được trả lương trong suốt mùa hè giữa năm hai và năm ba.
Những điều cần xem xét: Thời hạn của tôi là gì? Tôi cảm thấy có cấp bách phải đi làm liền không?
Nếu bạn đưa từng yếu tố THÔNG MINH này vào các bản tường trình mục tiêu của bản thân, bạn sẽ thiết lập được cho mình một hướng đi đúng đắn để tiến tới thành công.
TẠI SAO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NÊN TẠO NHỮNG MỤC TIÊU THÔNG MINH?
Đặt một mục tiêu THÔNG MINH – kể cả ngắn hạn hay dài hạn – có thể mang lại cho sinh viên đại học cảm giác làm việc có mục đích và có ý thức với bản thân mình hơn. Tất nhiên, mục tiêu của bạn có thể chủ yếu tập trung vào việc thành công trong học tập, nhưng hãy nghĩ về những yếu tố khác của cuộc sống, những điều mới mẻ đối với những người mà mới có được cảm giác độc lập ngày. Bạn cần đặt ra các mục tiêu tài chính, mục tiêu sức khỏe, mục tiêu nghề nghiệp và các mục tiêu liên quan đến việc biện hộ cho bản thân, và những mục tiêu khác.
Trước khi tạo các mục tiêu THÔNG MINH, hãy tự hỏi bản thân:
Tôi nhìn thấy mình ở đâu trong năm năm nữa?
Công việc mơ ước của tôi vào thời điểm đó là gì?
Ai sẽ ở đó để hỗ trợ sự tiến bộ của tôi trong suốt chặng đường đời của tôi?
Có ai sẵn sàng giúp tôi ở lại chịu trách nhiệm không?
Tôi có thể ăn mừng khi đặt được các cột mốc nhỏ hơn của mình như thế nào?
Những câu hỏi như thế này rất quan trọng để được xem xét vì câu trả lời của nó có thể giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên các mong muốn và nhu cầu của mình trong tương lai – và học cách đặt mục tiêu THÔNG MINH sẽ có lợi cho bạn lâu dài sau khi tốt nghiệp.
Kỹ năng này sẽ dạy bạn cách cải thiện bản thân một cách liên tục, giúp bạn có được những lợi thế cạnh tranh hơn so với những người khác đang cạnh tranh cho các vị trí chuyên môn tương tự như bạn. Biết hành động một cách đơn giản để đặt ra các mục tiêu sẽ là một phần cơ bản trong con đường tiến tới thành công lâu dài của bạn.
Vì vậy, hãy xem xét một số ví dụ về các mục tiêu THÔNG MINH trông như thế nào. Bạn có thể điều chỉnh bất kỳ điều nào trong số này mà bạn cảm thấy phù hợp với cuộc sống của mình để phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
9 VÍ DỤ VỀ MỤC TIÊU THÔNG MINH DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.”Tôi sẽ tập thể dục ít nhất ba lần mỗi tuần trong năm học này để giữ cho cơ thể và tinh thần khỏe mạnh để sẵn sàng để học tập.”
S: Học sinh này muốn giữ một thói quen năng động để duy trì được một sức khỏe toàn diện.
M: Điều này được đo bằng cách tập thể dục ba lần mỗi tuần.
A: Đây là một mục tiêu có thể đạt được miễn là sinh viên đại học đó có thể quản lý được thời gian của họ một cách hiệu quả.
R: Đây là mục tiêu phù hợp cho bất kỳ ai đang cố gắng cải thiện bản thân.
T: Thời hạn của mục tiêu này là vài mỗi cuối tuần và cuối năm.
2.“Tôi sẽ gọi cho gia đình vào lúc 7:00 tối Chủ Nhật hàng tuần để chắc rằng họ vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống của trong khi tôi đang hoàn thành những chương mới của cuộc mình."
S: Sinh viên này có một kế hoạch cụ thể để duy trì các mối quan hệ gia đình trong khi sống bên ngoài gia đình.
M: Điều này được đo lường bằng việc gọi điện cho gia đình vào lúc 7:00 tối Chủ Nhật hàng tuần.
A: Đây là một mục tiêu bất kỳ sinh viên đại học nào cũng có thể đạt được.
R: Đây là mục tiêu phù hợp cho bất kỳ ai mới có một thay đổi lớn trong cuộc sống của họ.
T: Thời hạn của mục tiêu này là vào cuối mỗi tuần.
3. “Tôi sẽ phát triển mối quan hệ tốt với các giáo sư của mình để có những lời khuyên khi tốt nghiệp. Tôi sẽ làm điều này bằng cách gặp gỡ từng giáo sư trong tuần đầu tiên của lớp học để tự giới thiệu bản thân và tìm hiểu một chút về nghề nghiệp của họ.
S: Sinh viên này có một kế hoạch cụ thể với một mục đích cụ thể.
M: Điều này được đo bằng số lượng giáo sư mà sinh viên này đi gặp.
A: Đây là một mục tiêu bất kỳ sinh viên đại học nào cũng có thể đạt được.
R: Đây là một mục tiêu phù hợp cho những ai muốn có mối quan hệ tích cực với các giáo sư dạy họ.
T: Hạn chót của mục tiêu này là vào cuối tuần đầu tiên của các lớp học.
4. “Tôi sẽ nhận được ít nhất một lời mời làm việc liên quan đến chuyên ngành của mình trước ngày 20 tháng 4 để tránh mất cân bằng giữa việc học đại học và việc thực hành các kỹ năng của mình ở thực tế.”
S: Sinh viên này có một mục tiêu cụ thể.
M: Điều này được đo lường bằng cách nhận được một lời mời làm việc.
A và R: Đây là một mục tiêu có thể đạt được và phù hợp cho tất cả sinh viên đại học.
T: Hạn chót của mục tiêu này là ngày 30 tháng 4.
5. ”Để tốt nghiệp đại học mà không mắc nợ thẻ tín dụng, tôi sẽ sống trong khả năng của mình cho đến khi được cung cấp một công việc. Tôi sẽ ăn một bữa ở ngoài mỗi tuần và phần còn lại tôi sẽ ăn trong căng tin. Thay vì rời khỏi khuôn viên trường vào cuối tuần, tôi sẽ tìm kiếm các hoạt động giải trí miễn phí trong khuôn viên trường. Cuối cùng, tôi sẽ tham gia các dịch vụ dạy kèm cho những học sinh đang học lớp nhỏ hơn để kiếm thêm tiền ”.
S: Sinh viên này có một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch để đạt được nó.
M: Điều này được đo bằng số nợ mà sinh viên (không) tích lũy được.
A: Với việc quản lý tiền thông minh, đây là một mục tiêu có thể đạt được.
R: Đây là mục tiêu phù hợp cho những ai muốn tốt nghiệp mà không có bất kỳ khoản nợ nào.
T: Thời hạn của mục tiêu này là bất cứ khi nào sinh viên này được cung cấp một công việc.
6. "Trước khi tốt nghiệp, tôi sẽ đăng ký một khóa học đầy thử thách mà tôi quan tâm và đạt được 92% điểm trở lên."
S: Sinh viên này có một mục tiêu cụ thể.
M: Điều này được đo bằng điểm mà sinh viên kiếm được trong khóa học.
A: Đây là một mục tiêu có thể đạt được.
R: Đây là một mục tiêu phù hợp cho những học sinh muốn trở thành một người giỏi toàn diện.
T: Hạn chót của mục tiêu này là khi tốt nghiệp.
7. “Vào cuối học kỳ đầu tiên, tôi sẽ đặt ra một thói quen hàng ngày có lợi cho thời gian buổi học tập của tôi. Điều này sẽ giúp tôi tập trung vào nhiệm vụ trước mắt và không lãng phí thời gian trong ngày cho những nỗ lực vô nghĩa.”
S: Sinh viên này có một mục tiêu cụ thể là luôn tập trung.
M: Điều này được đo bằng lượng thời gian còn lại trong ngày không được lên lịch.
A: Đây là một mục tiêu có thể đạt được.
R: Đây là mục tiêu phù hợp cho những học sinh muốn giảm bớt sự phân tâm.
T: Hạn chót của mục tiêu này là cuối học kỳ đầu tiên.
8. “Để giữ vững lập trường trong suốt thời gian học đại học, tôi sẽ dành một giờ tự chăm sóc bản thân vào mỗi Chủ nhật. “
+ S: Sinh viên này có một mục tiêu cụ thể để giữ vững lập trường.
M: Điều này được đo bằng một giờ mỗi ngày dành cho việc chăm sóc bản thân.
A: Đây là một mục tiêu có thể đạt được.
R: Đây là mục tiêu phù hợp cho sinh viên, vì họ phải sống cuộc sống khắt khe.
T: Hạn chót của mục tiêu này là tốt nghiệp.
9. “Tôi sẽ biết ít nhất ba địa chỉ liên hệ qua mạng trước tháng 12 của năm cuối cấp. Tôi sẽ làm điều này bằng cách tiếp cận những người mà tôi nhận biết trong lớp học ở phòng ăn trưa ít nhất một lần mỗi tháng để tìm hiểu một chút về kế hoạch tương lai của họ. Có một số liên hệ phù hợp như vậy sẽ rất hữu ích khi tất cả chúng ta đều cùng vào một môi trường làm việc giống nhau.
S: Sinh viên này có một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch để đạt được nó.
M: Điều này được đo lường bằng cách thực hiện ba lần liên hệ bằng cách tiếp cận mọi người ít nhất một lần mỗi tháng.
A: Đây là một mục tiêu có thể đạt được.
R: Đây là mục tiêu phù hợp cho những sinh viên sẽ tham gia thị trường việc làm khi tốt nghiệp.
T: Hạn chót của mục tiêu này là tháng 12 của năm cuối cấp.
NHỮNG THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG DÀNH CHO CÁC BẠN SINH VIÊN ĐẠI HỌC VỀ CÁC MỤC TIÊU THÔNG MINH
Bạn có thể đạt được hầu hết mọi mục tiêu khi lập kế hoạch phù hợp và đặt ra thời hạn thúc đẩy bạn thực hiện các bước cần thiết. Những thành tích tưởng chừng như nằm ngoài tầm với có lẽ sẽ đột nhiên mà đạt được và bạn sẽ nhận ra rằng mình xứng đáng đạt được những mục tiêu này.
Khi bạn xác định được các mục tiêu quan trọng nhất đối với bản thân, bạn sẽ bắt đầu tìm cách để đạt được chúng – và khi đặt chúng ở định dạng THÔNG MINH, bạn sẽ có một kế hoạch cụ thể. Bạn sẽ phát triển ở một dáng vẻ phù hợp mà bạn cần và bắt đầu khám phá bất kỳ cơ hội nào bị bỏ qua để đưa bạn đến gần hơn thành công.
Sử dụng các mục tiêu cho sinh viên đại học trong bài viết này làm khuôn mẫu cho các mục tiêu của riêng bạn – và một khi bạn đạt được mục tiêu đó, hãy tiếp tục
----------
Tác giả: Connie Stemmle
Link bài gốc: https://www.developgoodhabits.com/smart-goals-college-students/
Dịch giả: Nguyễn Thị Thảo Vy - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Tên dịch giả] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
19,105 lượt xem