Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[ToMo] Các Phương Thức Tuyệt Vời Giúp Bạn Cải Thiện Kỹ Năng Mềm

Kỹ năng mềm là một phần quan trọng giúp xây dựng tình bạn dồi dào và tận hưởng bản thân khi ở trong trong đám đông cũng như thăng tiến trong công việc. Nếu bạn là một người hướng nội, bạn sẽ thấy khó khăn khi tham gia cuộc nói chuyện với những người mình không biết. May thay, càng tập luyện việc cởi mở, nó sẽ càng dễ đối với bạn.

Phương pháp 1: Tăng cường khả năng giao tiếp

1.      Chú ý tới âm lượng và giọng điệu của bạn

Đừng nói quá “nhão nhoẹt” hay nói quá lớn. Nói với một âm lượng dễ nghe để tạo nên sự tự tin chứ đừng bao giờ thể hiện sự giận dữ.

Nhớ điều chỉnh “volume” giọng nói để phù hợp với môi trường xung quanh.

Nếu có thể, hãy nói ngang bằng giọng của những người đang ở trong môi trường hiện tại của bạn

Nếu bạn thấy mình nói quá nhanh vì lo sợ, hãy nói với tốc độ bằng 1/3 tốc độ bình thường. Mẹo này được gọi là nói chậm, nó không chỉ giúp bạn nói rõ ràng hơn mà còn khiến bạn bình tĩnh hơn nữa.

2.      Học cách thức chính xác để bắt đầu cuộc trò chuyện.

Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói một điều được mọi người công nhận là đúng, hơn là về bản thân mình bởi nó sẽ khiến vài người khó chịu. Bình luận về thời tiết, hay những tin tức bạn mới nghe gần đây. Bạn có thể khen trang phục hay kiểu tóc của một ai đó. Tuy nhiên, các cuộc nói chuyện ngắn không dễ dàng đâu, bởi ta thường chật vật để suy nghĩ chính xác mình sẽ nói cái gì. Đây là một vài ví dụ để tập luyện:

“Cái mũ đó đẹp đấy, cậu mua nó ở đâu thế?

“Chuyện gì xảy ra với cái thời tiết điên khùng này vậy?

“Mình khá thích khung cảnh từ trên đây.”

“Lớp của giáo sư James tuyệt vời quá đúng không?

3.      Tìm cách kéo dài cuộc trò chuyện.

Sau khi nói về một vài sự kiện chung như tin tức thường nhật, cố gắng liên kết nó với những chủ đề liên quan hay thân thuộc hơn. Hỏi những câu hỏi đi sâu hơn vào vấn đề. Ví dụ, hãy hỏi những câu tế nhị về gia đình, nghề nghiệp hay sở thích để kéo dài cuộc trò chuyện và khiến nó ý nghĩa hơn. Nên nhớ: cuộc trò chuyện cần sự tham gia của 2 người, nên cần tránh việc nói quá ít hay quá nhiều. Cố gắng hết mức để hỏi những câu gợi mở: bắt đầu bằng những từ như “Thế nào”, “Tại sao”, “Cái gì” thay vì những câu hỏi chỉ có thể trả lời ngắn gọn là “Có” hoặc “Không”, bởi nó không khuyến khích đối phương trả lời thêm. Đây là một vài cách giúp đi sâu và kéo dài cuộc trò chuyện.

“Vậy, bạn đang làm nghề gì?”

“Có thể kể cho mình nghe về gia đình của bạn được không?”

“Làm sao bạn quen được chủ bữa tiệc đó vậy?”

“Bạn là thành viên của hội kiểm soát cân nặng bao lâu rồi?”

“Kế hoạch cuối tuần của bạn là gì?”

4.      Tránh xa những chủ đề “khiêu khích”

Khi giao tiếp với những người bạn chưa biết rõ, sẽ có vài chủ đề bạn nên tránh xa đấy. Nói chung, sẽ có một vài đề tài gây tranh cãi như “tôn giáo, chính trị, hay sắc tộc của đối phương”. Ví dụ:

Sẽ hoàn toàn thích hợp nếu bạn hỏi đối phương về cuộc bầu cử sắp tới, nhưng nếu bạn hỏi họ định bầu cho ai thì sẽ dễ gây khó chịu đấy.

Hỏi về các mối quan hệ tôn giáo chung chung là được, nhưng nếu hỏi họ về quan điểm của nhà thờ trong vấn đề tình dục thì không hay lắm đâu.

5.      Kết thúc cuộc trò chuyện lịch sự.

Thay vì cắt ngang cuộc trò chuyện và rời đi, hãy tỏ ra lịch sự. Nói với họ bằng giọng “ngon ngọt”, không gây xúc phạm rằng bạn phải rời đi, và cho họ cảm giác bạn rất thích cuộc trò chuyện vừa rồi.Hãy kết thúc cuộc trò chuyện bằng những câu tích cực này nhé.

“Tôi phải đi rồi, nhưng tôi mong chúng ta sẽ gặp lại sớm.”

“Hiện tại tôi có cuộc họp ở ngân hàng, nhưng nói chuyện với bạn rất vui.”

“Tôi biết bạn bận nên hãy làm việc của mình đi.Rất vui khi trò chuyện với bạn.”


Phương pháp 2: cải thiện các cuộc trò chuyện không lời

1.      Chú ý tới ngôn ngữ hình thể

Những cử chỉ của ta thường truyền đạt thông điệp mạnh mẽ hơn cả lời nói. Hãy nhớ rằng ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội. Hãy luôn chú tâm và dành thời gian để xem xét lại thông điệp bạn gửi gắm đến đối phương thông qua ngôn ngữ cơ thể, sự giao tiếp bằng ánh mắt và biểu cảm gương mặt.

Nếu bạn né tránh ánh mắt, đứng xa đối phương hay khoanh tay, bạn đang nói với người khác rằng bạn không muốn giao tiếp với họ.

Giao tiếp với dáng người tự tin, cười nhiều hơn chút. Thường xuyên giao tiếp qua ánh mắt với người bạn đang trò chuyện, đứng thẳng lưng và đừng khoanh tay. Cách này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với người mình đang giao tiếp đấy.

2.      Quan sát cách người khác hành xử trong các tình huống xã hội.

Chăm chú vào ngôn ngữ cơ thể của người khác và tự hỏi xem vì sao họ tương tác tốt hơn với mọi người. Quan sát dáng người, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và tần suất họ giao tiếp qua ánh mắt. Cân nhắc xem bạn có thể bắt chước hay cải thiện ngôn ngữ cơ thể của mình qua đó hay không.

Xác định mức độ tốt của người bạn đang quan sát đối với mọi người. Điều này là quan trọng bởi ngôn ngữ cơ thể được chia sẻ trong cùng 1 nhóm bạn thân thiết hoàn toàn khác biệt với ngữ cảnh trò chuyện giữa hai người xa lạ.

Ghi nhớ những gì bạn đã thấy và quan sát được. Việc này sẽ hướng dẫn và giúp bạn trở nên cẩn thận hơn về ngôn ngữ hình thể của mình. Tuy nhiên, không tập trung quá nhiều hay đánh giá bản ngay trong tình huống hiện tại. Thay vào đó, chú tâm vào người bạn đang trò chuyện và tập luyện những kỹ năng mới cho bản thân với bạn của mình lúc sau nhé.

3.      Cải thiện những kỹ năng trò chuyện không lời tại nhà.

Nhà thường là nơi tốt nhất để bắt đầu học một điều mới bởi bạn sẽ không thiếu tự nhiên như ở những khung cảnh tương tự. Bạn có thể quay vid về lúc bạn trò chuyện với thành viên trong gia đình, và cân nhắc xem làm cách nào để cải thiện ngôn ngữ cơ thể. Bạn cũng có thể tập những cử chỉ không lời trước gương. Tranh thủ sự giúp đỡ từ phía các thành viên gia đình mà bạn gần gũi nhất, hay thậm chí những người bạn thân – cách này rất hiệu quả bởi họ có thể cho bạn những lời góp ý chân thành nhất mà không ai có thể. Một vài mẹo nữa là đưa hai vai ra sau, giữ lưng thẳng, ngước cằm lên để song song với sàn nhà.

Một trong những điều tốt nhất khi tập tại nhà là đó là nơi riêng tư cũng như ít áp lực nhất.

Đừng ngại ngùng! Chỉ có bạn và cái gương thôi! Hãy tận hưởng việc sử dụng những ngôn ngữ cơ thể hay các cử chỉ khác nhau nhé.

4.      Tập trung giữ nụ cười chân thành lúc bạn gặp đối phương.

Một nụ cười được biết đến như là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để thể hiện bạn cởi mở với người khác, và khiến họ cảm thấy thoái mái.Chỉ cần tập trung vào nụ cười khi bạn gặp người khác sẽ khiến mọi chuyện dễ dàng hơn.

5.      Tập luyện việc giao tiếp bằng mắt.

Tập luyện nhiều việc giao tiếp bằng mắt sẽ khiến bạn trở nên thoải mái hơn với nó.Đừng nhìn chằm chằm vào mọi người, đặc biệt khi bạn cảm thấy không thoải mái với điều đó bởi nó thật sự rất khó chịu. Mỗi khi nghĩ về việc giao tiếp qua ánh mắt, chỉ cần nhìn vào mắt đối phương khoảng 3-5 giây là đủ.Khi việc này dễ dàng hơn, bạn sẽ thấy tự nhiên với nó.

Nếu bạn không ngồi kế một ai đó, hãy nhìn vào tai hay điểm nằm giữa hai mắt của họ. Cái này chỉ là giả vờ thôi, nhưng đối phương sẽ không biết được sự khác biệt.

Nếu bạn sợ việc giao tiếp bằng mắt, vài nhà tâm lý học xã hội khuyên rằng bạn hãy tập làm điều đó với các nhân vật trên TV.Hãy xem tin tức và giữ việc tiếp xúc qua ánh mắt với người đưa tin nhé.

6.      Dành thời gian cho bản thân trước khi ra ngoài.

Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với bề ngoài của mình. Hãy dành thêm chút thời gian để đảm bảo vẻ ngoài của mình và việc cảm thấy tự tin về bản thân sẽ khiến các tình huống xã hội dễ dàng hơn đối với bạn. Thiết lập thói quen vệ sinh, mua vài bộ quần áo mới hay một vài đôi giày bạn thích, ăn mặc đẹp không chỉ cải thiện sự tự tin mà nó còn khiến bạn cởi mở hơn trong xã hội đấy.

Để gặp được người mới, hãy tham gia các nhóm như hội thể thao nghiệp dư hay câu lạc bộ đọc sách. Một lớp sức khỏe thường là nơi tuyệt vời để bắt đầu một cuộc trò chuyện.

Bạn cũng có thể lên mạng để tìm kiếm các buổi gặp gỡ của những người hứng thú chung chủ đề với mình. Website MeetUp.com làm rất tốt công việc này đấy.

 

Phương pháp 3: Tập luyện ngoài đời thật

1.      Tìm một nơi mà mọi người có vẻ dễ tính.

Bắt đầu một cuộc trò chuyện với người lạ sẽ ít bở ngỡ và dễ chấp nhận hơn khi có nhiều người xung quanh. Một vài trường hợp thì thuận lợi hơn các trường hợp khác, đặc biệt là khi bạn bắt đầu tương tác với môi trường xunh quanh. Siêu thị hay ngân hàng thường là những nơi không tồi để bắt chuyện với một vài người lạ (mọi người chỉ muốn mua hàng hóa và làm cho xong việc đó thôi). Shop cà phê, những sự kiện thể thao, và trung tâm cộng đồng sẽ là những nơi tốt để bắt đầu cuộc trò chuyện với những người mới.

2.      Bắt đầu nhẹ nhàng bằng việc trò chuyện với những người công nhân

Hỏi một barista rằng ngày hôm nay của anh ấy ra sao. Cảm ơn người đưa thư khi anh ta đi ngang, hay hỏi đồng nghiệp cuối tuần của họ như thế nào. Bạn không cần phải có những cuộc trò chuyện chi tiết, đi sâu hay kéo dài. Hãy bắt đầu nhỏ thôi.Hãy nhớ rằng, không có hại gì khi nói “Chào” với người khác cả. Bạn gần như sẽ không gặp lại họ, và những cuộc trò chuyện ngắn ngủi này là phương thức tốt nhất để luyện tập đấy!

3.      Chọn một ai đó đang rảnh hay hứng thú!

Tiếp cận đối phương với ngôn ngữ cơ thể cởi mở và hãy tỏ ra hứng thú muốn tìm hiểu họ. Đây thường là cơ hội tốt để có một cuộc trò chuyện ý nghĩa.

Hãy tự tin khi tiếp cận người khác. Nếu bạn quá sợ hãi, bạn sẽ khiến người khác lo theo đấy.

Nhớcất điện thoại đi. Kiểm tra điện thoại liên tục trong cuộc nói chuyện chỉ khiến người khác bực mình thôi, nó còn khiến họ nghĩ bạn thích cái điện thoại hơn là nói chuyện với họ đấy.

4.      Suy ngẫm lại về cuộc trò chuyện.

Nếu sự giao tiếp diễn ra tốt đẹp, ghi chú lại những gì bạn đã làm đúng và cố lặp lại “thành tích” đó trong tương lai. Nếu cuộc trò chuyện không “được tốt lắm”, hãy tiếp cận tình hình để xác định xem bạn thật sự đã làm gì mà khiến người khác không ấn tượng mấy.

Bạn có bắt chuyện với người đang bận rộn hay người có ngôn ngữ cơ thể khép kín?

Liệu ngôn ngữ cơ thể của bạn có cởi mở và thân thiết không?

Bạn có bắt đầu cuộc trò chuyện với những chủ đề hợp lý?

5.      Nói với nhiều người hơn.

Kỹ năng mềm của bạn sẽ được phát triển với sự luyện tập.Bạn càng giao tiếp và tương tác với mọi người, bạn sẽ càng tốt hơn về nó.

Cố không để những cuộc giao tiếp tiêu cực kéo bạn xuống.Đôi khi những cuộc trò chuyện “tệ” đó không phải là lỗi của bạn. Luôn nhớ là bạn sẽ gặp thất bại khi cố gắng cải thiện.Hãy học hỏi từ các tình huống và tiến lên phía trước khi đã trang bị được những kiến thức mới nhé.

6.      Tham gia một nhóm hỗ trợ.

Đây thường là môi trường an toàn, thoải mái, nơi bạn có thể học cách nói chuyện với mọi người dễ dàng hơn. Bạn không phải là người duy nhất tại đó muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp.Nên vì sao không luyện tập với những người “cùng chí hướng”? Sự thật là việc bạn muốn cải thiện kỹ năng mềm đã cho thấy bạn là người tốt, cởi mở, bằng lòng cải thiện chính bản thân mình. Hãy tụ tập với những người có chung mục đích và muốn giúp bạn phát triển nhé.

Nếu bạn nghi ngờ sự sợ hãi xã hội đang chen chân vào cuộc sống thường nhật của mình, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyên gia lão luyện với chuyên môn trong “hội chứng sợ xã hội nhé”.

----------
Tác giả: Nhiều tác giả

Link bài gốc: How to Improve Social Skills

Dịch giả: Trần Kim Dung - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Trần Kim Dung - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***)Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

553 lượt xem