Nhàn Nguyễn@Kỹ Năng
3 năm trước
[ToMo] Chi Phí Cơ Hội Là Gì Và Làm Cách Nào Để Tính Được Chúng?
Trong thế giới hiện đại ngày nay, chúng ta có vô vàn sự lựa chọn. Chính
vì vậy, thật khó để có thể nắm lấy được thời cơ dành cho mình. Bạn đã bao giờ tự
hỏi, liệu bạn nên nghỉ việc hay tiếp tục ở lại cống hiến, nhận một lời mời làm
việc hay từ chối để đến với cơ hội khác, hoặc là mua một món hàng nào đó hoặc là
sống mà không cần đến chúng? Bạn có biết đến chi phí hoặc cơ hội mà bạn có thể đạt
được khi bạn đưa ra một sự lựa chọn trong số những sự lựa chọn khác không?
Có một phương pháp đơn giản và thiết thực có thể giải quyết được vấn
đề này. Đó chính là tìm ra chi phí cơ hội. Khi bạn hiểu được chi phí cơ hội là
gì, bạn sẽ có năng lực đánh giá từng lựa chọn thật đúng đắn và đưa ra những quyết
định hợp lý.
Chi Phí Cơ Hội Là Gì?
Trong lĩnh vực kinh tế, chi phí cơ hội là giá trị mà bạn phải loại bỏ khi đưa ra một sự lựa chọn trong số những sự lựa chọn tốt khác. Đó là một khái niệm mà bạn có thể áp dụng trong nhiều tình huống, từ việc đưa ra quyết định nên theo đuổi những dự án nào cho đến việc dành thời gian ở bên những người thân yêu thay vì phải làm thêm giờ. Đa số mọi người đều bỏ qua những chi phí cơ hội vì những phúc lợi thường bị lu mờ.
Một trong những nguyên tắc trọng yếu của kinh tế học đó là không có
thứ gọi là bữa trưa miễn phí hoặc nói một cách khác là không ai cho không ai thứ
gì. Những tài nguyên mà bạn có – thời gian, sự tự chủ và tiền bạc đều là những
thứ khan hiếm. Chọn một trong số đó đòi hỏi bạn phải từ bỏ rất nhiều cơ hội tuyệt
vời.
Mỗi lựa chọn đều có ưu và nhược điểm riêng. Những ví dụ đơn giản
nhất liên quan đến việc mua sắm hằng ngày của bạn. Bạn không thể mua tất cả mọi
thứ bạn cần, bạn phải so sánh giữa các sản phẩm, số tiền bạn sẽ phải chi trả, và
số lượng hàng hóa mà bạn sẽ nhận được.
Để tăng năng suất và hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, bạn nên chọn ra những sự ưu tiên. Mỗi khi đưa ra lựa chọn, bạn phải bỏ qua những lựa chọn khác cùng với những lợi ích đi kèm của chúng. Giá trị thực tế của một thứ gì đó chính là việc bạn phải từ bỏ để có được chúng.
Tại Sao Bạn Nên Quan Tâm Đến Chi Phí Cơ Hội?
Khi những nhà kinh tế nhìn vào chi phí cơ hội, họ cân nhắc đến hai
vấn đề:
- Chi
phí hiện
– Chúng là những chi phí phát sinh khi bạn thực hiện một kế hoạch cụ thể.
Những chi phí này thường gắn liền với một quyết định. Chúng có thể kể đến
như tiền lương, tiền mua cổ phiếu, tiền điện nước và tiền thuê nhà. Bất kỳ
khoản tiền nào buộc phải chi trả là do quyết định thuộc chi phí hiện
- Chi
phí ẩn –
Chúng là những chi phí có hoặc không có khả năng phát sinh khi bỏ qua một kế
hoạch nào đó. Rất khó để nhận diện bởi vì chúng không thể hiện trực tiếp. Chúng
đại diện cho những phúc lợi hoặc thu nhập có thể được đã tạo nên khi đưa
ra những lựa chọn thay thế.
Chi phí cơ hội không chỉ quan trọng trong kinh tế học mà còn ở đời
sống thực tế. Đó là thứ ta phải từ bỏ để đạt được điều gì đó. Lấy ví dụ, bằng cách
chọn mua một thương hiệu cụ thể, bạn sẽ mất đi cơ hội mua và thử tất cả những lựa
chọn khác.
Một tình thế tiến thoái lưỡng nan khác gây ảnh hưởng đến rất nhiều
người đó là lựa chọn khởi nghiệp hay thăng tiến nghề nghiệp. Trước tiên, chi phí
khởi nghiệp có thể khiến bạn đắn đo nếu theo đuổi con đường này. Tuy nhiên, khởi
nghiệp đi cùng với rất nhiều cơ hội. Mặt khác, thăng tiến nghề nghiệp có thể giúp
bạn phát triển những kỹ năng mới và vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn sẽ
dễ dàng bắt gặp những doanh nhân có xu hướng đạt được những điều họ muốn nhiều
hơn là những người đi làm thuê.
Nếu bạn chọn khởi nghiệp, bạn sẽ phải trải qua khoảng thời gian khó
khăn hơn những người lựa chọn thăng tiến nghề nghiệp.Tuy nhiên, về lâu dài bạn
sẽ đạt được mục tiêu của mình. Phân tích những tình huống như vậy sẽ giúp bạn
hiểu ra được khái niệm về chi phí cơ hội và đưa ra được quyết định tốt nhất mà
không phải tốn nhiều công sức.
Chi Phí Cơ Hội Liên Quan Như Thế Nào Đến Đường Giới Hạn Khả Năng Sản
Xuất?
Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất là đường biểu thị sự đánh đổi có
liên quan đến sự phân bổ nguồn tài nguyên trong việc sản xuất giữa hai mặt
hàng. Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất minh họa rõ ràng các khái niệm về sự
khan hiếm, chi phí cơ hội, tính hiệu quả và sự co lại.
Lấy ví dụ, một người quản lý phân bổ thời gian làm việc của cô ấy giữa việc tham gia cuộc họp và hoàn thành những nhiệm vụ. Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất dưới này hiển thị mức năng suất của cô ấy khi sử dụng những nguồn tài nguyên sẵn có:
Nếu người quản lý dùng 3 tiếng cho việc họp, thì cô ấy chỉ có thể
hoàn thành 4 nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu cắt giảm 2 tiếng cho việc họp. cô ấy có
thể hoàn thành đến 10 nhiệm vụ. Hai giờ đồng hồ dành cho việc họp mà người quản
lý loại bỏ để có thể hoàn thành thêm nhiều nhiệm vụ - đó gọi là chi phí cơ hội.
Bạn nên nhớ rằng không phải chi phí nào cũng liên quan đến tiền bạc.
Chi phí cơ hội thường được thể hiện bằng việc một sản phẩm, dịch vụ hay công sức
phải được bỏ ra như thế nào để có thể có thể cho ra đời được một mặt hàng hoặc
theo đuổi một hoạt động
Ví Dụ Về Chi Phí Cơ Hội
Bạn không thể có được mọi thứ bạn muốn trong đời. Những mong muốn không giới hạn sẽ phải đối mặt với nguồn cung hạn chế về thời gian, dịch vụ, tiền bạc, hàng hóa và cơ hội. Sự khan hiếm buộc chúng ta phải đưa ra lựa chọn, bằng cách gia hạn những chi phí phát sinh và từ bỏ những lựa chọn khác. Dưới đây là năm ví dụ cơ bản về chi phí cơ hội:
- Sếp
thưởng cho bạn 600$ như một lời cảm ơn. Bạn có thể hoặc là đi nghỉ mát hoặc
là tham gia một khóa học phát triển kỹ năng mới. Bạn chọn tham gia khóa học.
Trong tình huống này, chi phí cơ hội chính là kỳ nghỉ.
- Bạn
tiết kiệm tiền đã được 10 năm nay. Khi kiểm tra tài khoản thì bạn nhận ra
bạn có đến 10,000$. Bạn muốn đầu tư để đạt được lợi nhuận nhiều hơn. Bạn
phải lựa chọn giữa việc gửi ngân hàng để lấy lãi hoặc đầu tư cho bản thân để
tăng năng suất làm việc. Chọn thị trường chứng khoán sẽ giúp bạn tăng số
tiền lên gấp bội. Tuy nhiên, chi phí cơ hội là sự phát triển những kỹ năng
quan trọng giúp bạn vươn lên trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Làm Cách Nào Để Tính Được Chi Phí Cơ Hội (Từng Bước Một)
Để giải toán, bạn cần dùng công thức. Trong khi việc tính toán chi
phí cơ hội có vẻ tương tự như việc giải một bài toán nhưng lại không có bất kỳ
công thức nhất định nào. Như chúng tôi đã nói trước đó, chi phí cơ hội là giá
trị của việc thay thế lựa chọn này bằng lựa chọn khác. Gía trị có thể được đo
lường bằng thời gian, tiền bạc và sự hài lòng. Chính vì vậy, có một phương
pháp toán học để nghĩ về chi phí cơ hội.
Một cách đơn giản để tính toán chi phí cơ hội đó là tìm ra tỉ lệ giữa
thứ mà bạn từ bỏ và thứ mà bạn đạt được. Khi nghĩ về chi phí cơ hội theo cách này,
mọi thứ trở sẽ trở nên dễ dàng.
Chi Phí Cơ Hội = Thứ Bạn Từ Bỏ : Thứ Bạn Đạt Được
Trong thế giới kinh doanh, khái niệm chi phí cơ hội áp dụng cho đa
dạng quy trình. Các doanh nhân có thể nghĩ về chi phí cơ hội theo cách này:
Chi Phí Cơ Hội = Doanh Thu – Lợi Nhuận Kinh Tế
Để hiểu được chi phí cơ hội trong thế giới kinh doanh, bạn cần phải
biết lợi nhuận kinh tế là gì. Lợi nhuận kinh tế là số tiền một doanh nghiệp tạo
ra sau trừ cả hai chi phí ẩn và hiện. Ý tưởng đó là doanh nghiệp cần tạo ra
doanh thu trên chi phí cơ hội để phát triển.
Nếu một tổ chức không thể kiếm ra được lợi nhuận kinh tế, thì cuối
cùng tổ chức đó sẽ thất bại. Chủ sở hữu doanh nghiêp sẽ phải từ chức và tài
nguyên sẵn có sẽ được dùng vào mục đích khác.
Đối với đại đa số mọi người, nói một cách dễ hiểu thì chi phí cơ hội
đến từ khía cạnh hy sinh và đạt được. Bạn nên sử dụng chi phí cơ hội khi đưa ra
những quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng.
Tính toán chi phí cơ hội sẽ cho phép bạn xác định được điều gì
mang lại giá trị và lợi nhuận của sự lựa chọn được thay thế. Với tư cách là một
doanh nhân, bạn nên dùng chi phí cơ hội để đưa ra những quyết định sẽ ảnh hưởng
tích cực đến doanh nghiệp của bạn và tăng thêm lợi nhuận
Làm Thế Nào Để Thực Hành Khái Niệm Chi Phí Cơ Hội?
Như bạn đã thấy, đa số những tình huống trong cuộc sống thường
xoay quanh chi phí cơ hội. Mỗi khi bạn đưa ra một sự lựa chọn, tự động bạn sẽ mất
đi những lựa chọn khác mà đáng lẽ bạn có thể chọn chúng. Đây là cách mà bạn tạo
ra những ưu tiên ảnh hưởng đến quá trình bạn đưa ra quyết định.
Chi phí cơ hội không phải lúc nào cũng xoay quanh tiền bạc. Chúng
ta hy sinh vì những thứ không mang giá trị vật chất. Nghiên cứu chỉ ra rằng mọi
người đưa ra quyết định dựa trên những cảm xúc của họ.
Có rất nhiều chi phí ẩn mà cơ hội có thể có, và mọi quyết định đều có cái giá của chúng. Chi phí có thể ẩn hoặc hiện.
Ví dụ, Netflix không lấy 17,99$ của bạn, mà thực chất là tiêu tốn
thời gian của bạn; truyền thông đại chúng cũng không hề miễn phí, nó lấy đi tập
trung của bạn; và một suất thức ăn nhanh không lấy 3,99$ của bạn, nó bào mòn sức
khỏe của bạn. Hoặc ví dụ, làm thêm giờ không tiêu tốn giờ giấc của bạn, mà là mối
quan hệ gia đình hạnh phúc của bạn.
Kết Luận
Như bạn thấy, từng hành động của bạn đều có chi phí cơ hội. Bạn thường
so sánh từng cơ hội kinh tế và chọn phương án với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên,
khi đưa ra những quyết định mang tính cá nhân, mọi thứ dường như không hề suôn
sẻ
Các cơ hội có thể tốn những chi phí giống nhau là vì những lý do cảm tính hoặc cá nhân. Trong những trường hợp như vậy, hãy giữ một thái độ rõ ràng và sử dụng những mẹo mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn và tăng năng suất của mình.
-------------------------
Tác giả: Leon Ho
Link bài gốc: What Is Opportunity Cost And How to Calculate It?
Dịch giả: Thanh Nhàn - ToMo - Learn
Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi
chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch
Giả: Thanh Nhàn - Nguồn: ToMo - Learn
Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ:
"Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn
Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ
ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập
sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng
tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
161 lượt xem