Trần Ngọc Phương Thư@Kỹ Năng
4 năm trước
[ToMo] Cội Nguồn Của Mọi Suy Nghĩ Lười Biếng – Và Cách Để Nhổ Bật Gốc Rễ Các Tác Nhân Làm Đình Trệ Tư Duy
Triết
gia George Berkeley của chúng ta hiện đang trăn trở với một vấn đề hóc búa.
Ông
đang trong quá trình thành hình một ý tưởng có thể dấy lên một làn sóng dư luận
xoay quanh quan điểm vũ trụ được cấu tạo nên từ một đơn chất, bởi lẽ, bản thân ông
lại tin tưởng rằng, suy nghĩ mới là cội nguồn của vũ trụ. Ông nói, yếu tố duy
nhất quyết định sự tồn tại của một sự vật hiện tượng là nhận thức của con người
ta về sự hiện diện của sự vật, hiện tượng ấy.
Ấy
vậy, lại có một quan điểm phản bác như sau:
Nếu
vạn vật của thế giới vật chất chỉ tồn tại khi chúng được con người nhận thức,
điều gì sẽ xảy ra khi con người ta không còn hiện diện ở đó nữa? Liệu vạn vật
có biến mất không? Ví như, nếu ta rời khỏi văn phòng để đi dạo xung quanh, điều
gì sẽ xảy ra với chiếc bàn, chiếc máy tính và cốc nước ta hẵng còn đang uống dở?
Chúng sẽ biến mất cả chứ, bởi ta không còn nhận thức về chúng nữa, và sẽ lại hiện
ra, khi ta quay trở lại không?
Ý
tưởng này nghe như một thực tế có thể bóp méo bất kỳ khuôn khổ chân lý nào….
Nếu
không biện giải được cho quan điểm của bản thân, Berkeley ắt sẽ gặp phiền não
to! Rốt cuộc thì, ông đã đối đáp để bảo hộ cho quan điểm và niềm tin vững chắc
của mình ra sao??
Cụ thể, theo quan điểm của Berkeley, mọi kiến thức trên đời chỉ tích lũy được từ kinh nghiệm cá nhân, và rằng, vật chất không làm nên vũ trụ, mà là tâm trí con người.
Vậy nên, nếu ta nhìn được và sờ thấy được chiếc điện thoại của mình, thì có nghĩa là điện thoại thực có tồn tại. Nếu ta trông ra bên ngoài cửa sổ, và nhìn thấy sắc trời xanh mát, thì chắc chắn nền trời có màu xanh. Và nếu ta tình cờ nhìn thấy một anh chàng ngực trần hùng hổ quanh quẩn ngoài cửa ngõ, thì đáng buồn thay…anh ta đích thị là có tồn tại.
Berkeley đã lược gọn quan điểm của mình bằng một cụm
từ tiếng La tinh “esse est percipi”, tức “tồn tại có nghĩa là nhận thức được.”
(to be is to be perceived)
Nói đến quan điểm này, Berkeley tương đối hãnh diện
về bản thân, ông nhẹ nhàng gạt bỏ đi những lời rèm pha không đáng có, với một
niềm kiêu hãnh vô bờ.
Ông vô cùng thấu hiểu quan điểm của mình. Suy nghĩ
và ý tưởng là hai nhân tố cai trị vũ trụ này, thế giới vật chất chỉ tồn tại bởi
con người ta có trí óc để nhận thức về chúng. Nếu không có trí óc, sẽ chẳng có
sự vật hiện tượng nào được xác định cả, bởi vậy, sự tồn tại của vạn vật đều phụ
thuộc vào suy nghĩ và ý tưởng của chính chúng ta.
Thật dễ để quan sát thấy những tranh cãi về kết luận
của Berkeley ngày nay, phần lớn là bởi con người ta đều ý thức rõ về mức độ thiếu
tin cậy của bộ não ra sao.
Ta ý thức về những định kiến, những mô hình tư duy,
và mọi điều tốt đẹp khác, từ đó, nhận thấy trình độ nhận thức của bản thân về
thế giới còn yếu kém, và rằng, ta phải tự vấn lại mọi phán đoán của bản thân, để
có thể tiệm cận với sự thật cuối cùng.
Nhưng ngay cả vào thời đại của Berkeley, cũng có một
quan điểm phản bác nổi tiếng, cất vấn lại giá trị quan điểm của ông. Trên thực
tế, nếu Berkeley không bảo vệ được suy luận của mình, thì rất có khả năng, mọi
lập luận của ông trước đó liền sụp đổ.
Quan điểm trái chiều này có nội dung vô cùng đơn giản:
Nếu
vạn vật của thế giới vật chất chỉ tồn tại khi chúng được con người nhận thức,
điều gì sẽ xảy ra khi con người ta không còn hiện diện ở đó nữa? Liệu vạn vật
có biến mất không?
Ví như, nếu tôi rời khỏi văn phòng để đi dạo xung
quanh, điều gì sẽ xảy ra với chiếc bàn, chiếc máy tính và cốc nước tôi hẵng còn
đang uống dở?
Chúng sẽ biến mất cả chứ, bởi tôi không còn nhận thức
về chúng nữa, và sẽ lại hiện ra, khi tôi quay trở lại không?
Ý tưởng này nghe như một thực tế có thể bóp méo bất kỳ khuôn khổ chân lý nào.
Sau một hồi quán chiếu biện giải khốc liệt, Berkeley
quyết định đưa ra một kết luận vĩ đại như sau:
Khi
tôi bước ra khỏi văn phòng, căn phòng và mọi đồ vật chứa trong đó đều tiếp tục
tồn tại, bởi lẽ, luôn có một nhân vật ở lại trông coi chúng.
Vậy nhân vật luôn hiện diện khắp chốn này có lai lịch
ra sao?
Bạn hãy thử đoán xem.
Đó chính là đức chúa trời.
Tóm lại, theo suy luận của Berkeley, nếu một tán cây
rụng xuống mặt rừng nhưng lại không có ai ở đó để quan sát thấy tình hình ấy,
thì tán cây đó đích thị là đã rơi xuống, bởi đức chúa trời đã nhìn thấy nó rơi.
Vai trò chủ động của Ngài cho phép vạn vật được nhận
thức ở mọi thời điểm, bất kể có sự hiện diện của con người hay không.
Tôi cảm thấy rất thú vị khi Berkeley, một trong những
triết gia có tầm ảnh hưởng lớn của khúc dạo đầu hình thành nên kỷ nguyên hiện đại,
lại đưa ra một kết luận có tính thoái thác như vậy.
Không phải là bởi tôi có ý chế giễu ý tưởng của Berkeley
về chúa, hay quan điểm tôn giáo của ông, mà bởi, lý lẽ phản bác lại của ông
nghe có vẻ giống như một suy luận lắt léo (intellectual dodge).
Thay vì bóc tách quan điểm phản bác ấy và áp nó vào
vô số các trường hợp thực tiễn, Berkeley lại quyết định đạp chiếc phanh tư duy,
và đưa Chúa ra làm lời giải đáp cuối cùng.
Bằng cách này, ông đã đưa ra một lập luận mà chúng
ta không thể nào biện giải đúng sai hơn được nữa, bởi lẽ, nếu còn tiếp tục
tranh cãi, ta sẽ phải đi sâu vào chứng minh về sự tồn tại của đức Chúa trời.
Đó sẽ là một lộ trình ít ai muốn khai thác, vậy nên, bằng cách lấy Đức Chúa làm đáp án, Berkeley thành công đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh luận ấy.
Tôi xin được ví hành động này của ông với hình ảnh của
chiếc “biển dừng suy nghĩ”, với một cụm từ hay một từ có tác dụng ngắt đứt các
mạch lý giải logic.
Trước khi có sự xuất hiện của tấm biển báo này, con
người ta luôn sẵn lòng đào sâu khám phá với khả năng tư duy của bản thân, đo lường
mọi cung đường quanh co là điều kiện cần để mở rộng vị thế.
Đó chính là điểm khởi nguồn cho mọi cuộc thảo luận mở mang đầu óc, nơi mọi giả thuyết đều có thể tranh biện đúng sai, là thứ điều kiện tiên quyết cho mọi quá trình nghiêm túc kiếm tìm chân lý.
Nhưng kể từ khi loại biển báo này thành hình, lãnh
thổ mà nó chiếm đóng liền biến chuyển thành một mảnh đất u tối, bị che phủ bởi
thứ mây mù của sự chắc chắn không đúng chỗ.
Tấm biển khẳng định rằng, ta nên bỏ qua một luận điểm, từ đó, ta không còn đào sâu thêm vào quá trình tư duy nữa, thay vào đó, phó mặc bản thân dựa dẫm vào những niềm tin thâm căn cố đế, những niềm tin không cách nào lay chuyển.
Điều này gợi cho tôi nhớ đến bộ phim Vua sư tử, vào
thời khắc Mufasa ngồi cạnh bên Simba trên đỉnh của một quả đồi hùng vĩ, quán
sát toàn bộ vùng lãnh thổ mà loài sư tử ngự trị. Mufasa nói với con trai rằng,
mọi vùng lãnh thổ được ánh mặt trời chiếu xuống đều là những vùng đất tự do cất
tiếng gầm, và rằng, Simba không bao giờ được phép đặt chân đến những khu vực bị
bóng tối bủa vây.
Phép loại suy này cũng có thể được áp dụng vào bối cảnh
của quá trình tư duy. Về một phía, ta luôn có một khoảnh đất được ánh mặt trời
soi tỏ, với những suy nghĩ tự do tung hoành, và về phía còn lại, vùng lãnh thổ
u tối sẽ đàn áp bớt những suy nghĩ tò mò.
Phân giữa 2 vùng lãnh thổ này là một chiếc biển báo đỏ chót, to đùng, mang tên “Biển dừng suy nghĩ”.
Đối với trường hợp của Berkeley, việc lấy hình ảnh của
Chúa làm biển dừng không hẳn là một hành động đáng kinh ngạc nếu ông là một
linh mục Anh giáo, hay một nhà giám mục. Nhưng kể cả đối với một người không
mang trong mình bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào, chúng ta vẫn có những tấm biển
dừng riêng, chúng đều mang trên mình những hàm nghĩa tựa như từ “Chúa” vậy.
Ví dụ, khi đề cập đến quá trình vũ trụ thành hình, một
người có thể vin vào những quan điểm duy lý, hay duy vật về vũ trụ, quyết định
mọi xác suất, dựng xây nên từng định lý, và các mô hình lý luận phức tạp.
Tuy nhiên, mọi suy luận mang tính khai phá này đều,
suy cho cùng, hướng tới một câu đố hóc búa hiện vẫn chưa có lời giải đáp:
Bằng
cách nào từ hư không lại sinh ra vạn vật?
Và với câu hỏi này, con người ta liền hướng về thứ biển báo thân thuộc, về bản chất, là cách nói lái đi của từ “Chúa”:
Mọi tấm biển báo dừng suy nghĩ đều có một điểm
chung, và đó chính là, chúng được chấp thuận như một lời lý giải thích đáng đối
với những người trong cuộc, nhưng lại bị coi là cái cớ vớ vẩn đối với phe ngoài
cuộc.
Những ai tin vào Đức Chúa Trời sẽ nói, Chúa sáng tạo
ra vũ trụ, và sẽ nhiếc móc những quan điểm trái ngược, tức những ai cho rằng,
vũ trụ được bắt nguồn từ một vụ nổ lớn. Các nhà khoa học cũng sẽ có động thái
tương tự như, nhưng theo chiều hướng ngược lại.
Trớ trêu thay, cả hai phe đều không rõ được lý do vì
sao một vật lại sinh ra từ hư không, ấy vậy, họ lại lấy từng tấm biển báo dừng tương
ứng như một chân lý.
Một khi tấm biển báo dừng này trở thành lời giải được
người người đồng thuận cho một vấn đề hóc búa, con người ta liền cảm tưởng rằng,
nó quả thật là một kết luận xác đáng.
Điều này khiến ta nghi ngại về tính chắc chắn của bản
thân, khiến ta hình thành nên một niềm tin giả dối rằng, đáp án ta nhận được ắt
là đáp án chính xác nhất. Tôi quan sát thấy hiện tượng này rất phổ biến trên
phương diện kinh tế, khi một hệ thống kinh tế con người ta ủng hộ, được tuyên bố
là một hệ thống ưu việt.
Ví dụ, những người dân sinh sống tại các thành phố
giàu có và trù phú của nước Mỹ, ắt sẽ ủng hộ chủ nghĩa tư bản, và ca tụng rằng
nó vốn đã ăn sâu vào máu thịt của loài người ra sao. Hễ nghe ai phản bác bằng
việc đứng về phía chủ nghĩa xã hội, đối với họ cũng tương tự như việc nghe người
ta nói Mặt trời xoay quanh Trái đất vậy.
Họ liền cảm thấy cực kỳ hoang mang, kể cả khi chính bản thân họ cũng không thực sự hiểu rõ luận điểm mà mình đang nắm trong tay. Suy cho cùng, đa phần những người có quan điểm về “chủ nghĩa tư bản” vốn đã in hằn trong não bộ, sẽ không bao giờ ngó ngàng tới các kiến giải của nhà kinh tế học Adam Smith trong suốt phần đời của họ.
Mặt trái của vấn đề này là những người mang trong
mình niềm tin rằng “tất cả các tập đoàn lớn đều ác độc”. Bất kể một doanh nghiệp
và các công ty trực thuộc của nó có hoạt động minh bạch đến đâu, thì việc chỉ
là một tổng công ty thôi cũng khiến nó đáng bị chỉ trích.
Bộ phận những người mang niềm tin như vậy có thể
chưa bao giờ tự thân xây dựng nên một tập đoàn, nhưng, theo lẽ tự nhiên, con
người ta lại càng thuận tiện chỉ trích về một điều gì đó mà bản thân ta không nắm
rõ.
Sự thiếu hụt về trải nghiệm cá nhân có xu hướng bị lấp đầy bởi mối hoài nghi, và điều này thường dẫn đến tình trạng, tấm biển dừng suy nghĩ được dựng nên bởi những niềm tin sai lầm và thái độ dè bỉu.
Khi tôi đặt bút viết bài này, tôi cũng đã lường trước
về những kiến thức mà tôi thiếu hụt, và cả về tấm biển dừng mà tôi có nữa.
Tôi luôn mang trong mình một niềm tin rằng, chế độ
dân chủ là hệ thống chính trị tuyệt vời nhất, hoặc như Winston Churchill đã từng
nhận định một cách chính xác hơn như sau, “Dân chủ là hệ thống chính trị tồi tệ
nhất, nhưng còn đỡ hơn mọi loại hệ thống chính trị khác.” Tôi đã nhìn nhận được
các giá trị mà hệ thống dân chủ mang lại, dẫu không có những kiến thức căn bản
về cuộc sống của tầng lớp thượng lưu (aristocracy), về chế độ độc tài quân sự (military
dictatorship), hay chế độ quân chủ (monarchy). Những bài học của lịch sử là những
gì đã điều hướng tôi, mặc cho việc tôi đã chọn lọc những bài học đó qua lăng
kính có điểm lệch lạc, nối liền với những niềm tin sâu sắc trong tôi.
Nếu có một ai đó định tranh luận với tôi về lý do tại sao chế độ độc tài (dictatorship) lại là hệ thống chính trị xuất sắc hơn, tôi có thể chăm chú lắng nghe, nhưng mọi điều mà người đó nói cũng chẳng thể thay đổi suy nghĩ trong tôi. Và đó là cách tôi đã phát hiện ra “tấm biển dừng suy nghĩ” của bản thân mình. Tôi sẽ liệt ra cả một mớ lý lẽ bởi điều đó mới thú vị làm sao, nhưng kết quả của cuộc tranh luận ấy vốn đã được định sẵn kể từ khi bắt đầu rồi.
Sau khi nhận ra sự hiện diện của tấm biển dừng này,
câu hỏi tiếp theo tôi buộc phải tự vấn bản thân mình là, “Được rồi, giờ mình
nên làm gì đây?”
Nếu tôi chấp nhận sự tồn tại của nó, tôi đã tự thừa
nhận rằng bản thân tôi hài lòng với việc trở thành một kẻ lười động não, điều
này đối với công việc của tôi mà nói, là cả một mối đe dọa.
Tôi chắc chắn không muốn mọi chuyện diễn ra như thế,
bởi vậy, bước đi tiếp theo tôi lựa chọn là tìm ra cách để vượt qua tấm biển báo
dừng suy nghĩ.
Bước đầu tiên cần làm là phải hiểu rõ vì sao lại có
sự hiện diện của nó.
Và khi đề cập đến nguồn gốc của tấm biển báo dừng suy
nghĩ, có 3 nguyên do như sau:
(1) Cá nhân ta được lợi khi có một niềm tin như vậy
(2) Niềm tin ấy tình cờ lại phù hợp với danh tính nơi
ta
(3) Ta sợ hãi việc phải thừa nhận các quan điểm đối
lập
Số 1 là lý do phổ biến nhất lý giải nguyên nhân vì
sao “Đức Chúa Trời”, hay “chế độ dân chủ”, và “chủ nghĩa tư bản” trở thành những
tấm biển báo dừng phổ biến.
Đức Chúa Trời mang lại cho ta cảm giác an toàn, còn chế
độ dân chủ là cảm giác công bình, chủ nghĩa tư bản thì đầy hứa hẹn sinh lời nếu
bạn đã từng được trải nghiệm qua những lợi ích khi đặt niềm tin vào những hình
mẫu này.
Kể cả khi có hàng nghìn người ngoài kia hiện đang sống
một cuộc sống tốt đẹp mà không đặt niềm tin vào bất cứ đâu, sự kết nối nơi ta đối
với những trải nghiệm cá nhân vẫn sẽ khiến ta cảm tưởng như đó là những hệ thống,
những giá trị tốt đẹp nhất dành cho toàn thể nhân loại.
Nguyên do thứ 2 xảy đến khi con người ta tiếp cận được
những ý tưởng mới tình cờ lại tương thích với thế giới quan vững như bàn thạch
nơi ta. Ta nhanh chóng chấp nhận ý tưởng ấy dựa trên sự kết nối đơn thuần với
cái tôi. Ví dụ, việc đeo khẩu trang tại thời điểm hiện tại đã trở thành một vấn
đề mang tính chính trị. Mặc dù, các tác động về mặt sinh học của việc đeo khẩu
trang không có bất kỳ một mối nối logic nào đối với một đảng chính trị cụ thể,
nhưng trên thực tế, các nhà chính trị gia có tầm ảnh hưởng đã đề ra những lập
trường riêng biệt, biến nó thành một tấm biển dừng suy nghĩ.
Nguyên do thứ 3 bắt nguồn từ việc tự thân người dựng
tấm biển báo đó muốn gỡ bỏ nó đi, nhưng lại e sợ phía cộng đồng bàn tán. Đó
chính là người đã âm thầm bỏ phiếu cho những ứng cử viên mà bạn của anh ta
không đồng ý ủng hộ, là người đã đánh mất niềm tin của bản thân nhưng vẫn tiếp
tục viếng thăm các nhà thờ. Họ làm đủ điều lý trí để phát triển vị thế của bản
thân, chỉ cần một cú đẩy của lòng can đảm nữa thôi, là họ hoàn toàn có thể đứng
về phía bên kia lập trường.
Khi bạn nhìn nhận những tấm biển dừng của riêng
mình, đâu là nguyên do lý giải cho sự tồn tại của từng tấm biển ấy?
Đối với ví dụ về “nền dân chủ” tôi đề cập trước đó,
nguyên do 1 có vẻ chính là thủ phạm, nhưng thực chất, cũng có thể là cả 3. Trải
nghiệm của tôi khi được sống dưới chế độ dân chủ có lẽ đã khiến tôi ngừng ủng hộ
cho bất kỳ hệ thống chính trị nào khác (nguyên do 1). Danh tính của tôi như một
công dân nước Mỹ, chắc chắn là không liên quan rồi (nguyên do thứ 2). Và việc ủng
hộ một hệ thống chính trị mới có thể khiến tôi phải quay lưng lại với hàng triệu
người dân Mỹ có niềm tự hào về nền tảng của quốc gia này (nguyên do thứ 3).
Bất kể là vì lý do gì đi chăng nữa, biện pháp duy nhất
để giới hạn mọi sức mạnh của tấm biển dừng Suy nghĩ trong ta, là chủ động tìm về
những điều không chắc chắn. Hành động này nghe có vẻ đối ngược với những gì trực
giác mách bảo, đối với bối cảnh con người ta liên tục học hỏi để mở rộng kiến
thức và hiểu rõ hơn về cách thế giới thực tại vận hành. Tuy nhiên, Tấm biển dừng
Suy nghĩ xuất hiện tựa như một lời chỉ thị rõ ràng rằng, sự chắc chắn nơi ta hiện
đã không thể lay chuyển, cũng tương đồng với việc cuộc hành trình học hỏi những
điều mới mẻ, về cơ bản, đã đến lúc phải dừng lại.
Bằng cách đưa yếu tố không chắc chắn trở lại với bàn
cờ, ta đã quyết định quán sát tình hình với không một định kiến, và càng không
có sự can thiệp của các trải nghiệm cá nhân.
Ta kiên định vượt qua tấm biển dừng ấy để khai phá
tư duy một lần nữa.
Dẫu không thể đảm bảo được rằng, ta có thể tiến lên với một quan điểm khách quan hoàn toàn, nhưng đơn thuần sự nỗ lực ấy thôi cũng đã quý giá lắm rồi.
Có một vài biện pháp thiết thực để làm được điều
này, một trong những cách tôi vận dụng để hạ bệ tấm biển dừng trong tâm trí là chủ
động tìm kiếm những lý luận vững chắc, trái ngược với quan điểm nơi tôi.
May mắn thay, mạng Internet quả là ân phước của Đức
Chúa Trời, thuận lợi giúp tôi tìm kiếm đa dạng các quan điểm và lập luận, vậy
nên, tất cả những gì tôi làm đó chính là tra google cụm “những quan điểm trái
chiều về (một quan điểm của tôi)”.
Bạn sẽ tìm thấy hàng tá video, bài báo và các nguồn
Wikipedia định hình nên một góc nhìn tương đối cụ thể về ý kiến trái chiều ấy,
bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì bản thân hẵng còn thiếu sót. Khi bạn thường
xuyên tra cứu như vậy, bạn sẽ nhận thấy một điều rằng, những lập luận ấy mới hợp
lý ra sao.
Khi đã đọc qua đa dạng các luồng ý kiến, bạn sẽ thấu
rõ rằng bản thân đã bỏ lỡ nhiều điều bởi vì chưa hiểu được rốt ráo, có quá nhiều
điều bạn đã bác bỏ như một mớ lý lẽ vớ vẩn, thay vì tìm cách để hiểu rõ chúng.
Biển dừng suy nghĩ cho phép bản thân ta lười động
não, vậy nên, cũng là điều quá đỗi bình thường khi ta lấy những lập luận ít
thông tin nhất, để phủ đầu toàn bộ các quan điểm trái ngược khác.
Để khắc phục tình trạng này, quan trọng là ta phải khéo
léo bày tỏ về quen điểm của phe đối lập, để nhận được sự đồng thuận. Hãy đưa ra
những lý giải mang tính khách quan nhất, và lấy đó làm tiền đề cho lập luận của
bản thân.
Ví dụ, nếu tôi phải tranh luận với một người về lý
do tại sao nền dân chủ lại vượt trội hơn so với các đế chế độc tài, quả là ngây
thơ nếu tôi lấy hình ảnh của Adolf Hitler ra để làm lẽ biện hộ lý tưởng nhất, bởi
lẽ, đây là một quan điểm không mang tính khách quan.
Thay vào đó, tôi nên thách thức lý luận của bản thân
bằng cách so sánh với một nhân vật tầm cỡ như Lý Quang Diệu, ông được ví như một
“nhà độc tài nhân từ” của Singapore, thành công mở ra một thời kỳ hưng thịnh đến
khó tin cho người dân nước này. Nếu có thể biện hộ cho đảng dân chủ, so với lập
trường đối lập là ông Lý, tôi liền hiểu được rằng, bản thân tôi đã lý trí hành
động để từng bước vượt qua ranh giới được vạch ra bởi tấm biển dừng suy nghĩ.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, điều này đòi hỏi con
người ta phải hành động, và đa phần, không ai muốn đầu tư thời gian và năng lượng
cần để phát triển một quan điểm toàn vẹn theo cách đó.
Điều này cũng dễ hiểu thôi, nhưng nếu quả đúng là
như vậy, hãy thành thật với chính mình.
Thay vì giả định rằng bản thân đã hiểu rốt ráo về mọi
khía cạnh của một vấn đề, hãy thừa nhận nếu bạn đã không đầu tư lập luận một
cách công bằng.
Hãy cẩn thận với tấm biển dừng suy nghĩ, nó sẽ làm bạn
phải cắt đứt mạch lý luận của bản thân, và bạn sẽ không muốn tìm hiểu sâu xa
hơn nữa.
Suy cho cùng, bối cảnh của quá trình tư duy vốn đã
được định sẵn sẽ có cả vùng đất ngập tràn ánh sáng của tính tò mò sáng tạo, và
cả những khoảnh đồi tăm tối của sự chắc chắn khó lay chuyển. Nguyên do là bởi
thời gian và công sức của mỗi người là có hạn, và thỏ khôn thì phải biết đào ba
hang.
Tuy nhiên, đối với những mục tiêu ta đã lựa chọn để
đầu tư vào, trí tuệ nơi ta sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực, nếu ta dừng động
não tư duy khi chọn cho mình một niềm tin thâm căn cố đế.
Eliezer Yudkowsky đã từng nói “có nhiều cách thức để
thờ cúng một tín ngưỡng, thay vì chỉ thắp nến xung quanh bệ thờ.”
Dựa vào sự xuất hiện của tấm biển dừng suy nghĩ là
cách tốt nhất để tìm ra điều gì mà bạn tôn thờ, bởi nó thể hiện rằng bạn đã ngừng
tìm tòi sự thật.
Nhưng tất nhiên, chân lý trên đời này, vốn đã không có một điểm kết logic nào. Nó luôn phân rẽ theo từng cung đường tách bạch, không có tiếp điểm, và rồi lại phân nhánh thành từng cung đường khác nữa, và cứ lay day mãi như vậy. Đó chính là lý do vì sao ta phải tiếp tục rong ruổi với câu hỏi của bản thân, thay vì hài lòng với một câu trả lời nhất định. Bằng cách gỡ bỏ đi tấm biển dừng suy nghĩ, ta đã thừa nhận sự thật ấy, và tiếp tục cuộc hành trình xông pha trên cung đường khai phá sâu vào những điều chưa biết.
---------------
Tác giả: More To That
Link bài gốc: Thought Stop Signs: The Source of Lazy Thinking
Dịch giả:
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Trần Ngọc Phương Thư - Nguồn: ToMo Learn Something New ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,041 lượt xem