[ToMo] Khả Năng Ghi Nhớ Bằng Hình Ảnh Có Thực Sự Tồn Tại? Chúng Ta Có Thể Tự Mình Rèn Luyện Hay Không?
Bạn có ngưỡng mộ những người chỉ cần nhìn lướt qua tờ giấy đã có thể ghi nhớ mọi thứ? Ghi nhớ bằng hình ảnh, còn được gọi là trí nhớ thấu niệm, phần lớn người sở hữu khả năng này đều là bẩm sinh, nhưng liệu bạn có thể rèn luyện khả năng ghi nhớ thật hoàn hảo ngay từ đầu hay không? |
Hãy tưởng tượng bạn đang tham gia một cuộc họp lớn. |
Bạn đã chuẩn bị hàng tháng trời để có được bản trình chiếu hoàn hảo và luyện tập kỹ năng nói trước đám đông. Sau đó, sếp của bạn hỏi bạn về một số liệu từ một email mà bạn chỉ lướt qua giữa các cuộc gọi Zoom ba tuần trước. Bạn thậm chí chẳng lo lắng và đọc lại dữ liệu một cách dễ dàng. Mọi người đều vỗ tay và tặng bạn lời khen vì đã có sự chuẩn bị quá chu đáo. |
Bạn cười một cách ngượng ngùng, nhưng ít ai trong họ biết rằng bạn có thể nhớ lại thông tin nhờ vào trí nhớ hình ảnh của mình. |
Đó là cách tất cả những gì chúng ta hình dung về cách thức hoạt động của trí nhớ hình ảnh, phải không? Sở hữu khả năng ghi nhớ dữ liệu và sự kiện chỉ bằng cách “chụp ảnh và lưu vào ký ức” sẽ là một kỹ năng giúp bạn đảo ngược tình thế và mang lại những thành tích mà bạn có thể ghi trong hồ sơ của mình. |
Nhưng đó có thực sự là nguyên lý hoạt động ? Chúng ta hãy tìm hiểu ngọn nguồn vấn đề. |
Trí nhớ hình ảnh là gì? |
Trí nhớ nhiếp ảnh là khả năng ghi nhớ hình ảnh hoặc thông tin cực kì chính xác đến từng chi tiết. Người ta tin rằng bạn có thể nhớ mãi những hình ảnh này trong đầu giống như chúng được cất giữ trong tủ đựng hồ sơ trong tâm trí bạn. Mỗi khi bạn cần nhớ thông tin, bạn chỉ cần mở tệp bạn cần và nhớ lại hình ảnh hoặc chi tiết với sự chính xác tuyệt đối. Mặc dù khái niệm này đã được chứng minh, nhưng vẫn còn những hoài nghi về những gì chúng ta được biết về nó. |
Trí nhớ hình ảnh có phải là trí nhớ thấu niệm? |
Có thể nói, những gì chúng ta được nghe, được chứng kiến, được trải qua khi có một ai đó tuyên bố họ sở hữu trí nhớ hình ảnh, tất cả những điều đó chính là kết quả của trí nhớ thấu niệm. Từ “thấu niệm” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là “dạng có thể nhìn thấy”. Trí nhớ thấu niệm thường được sử dụng thay thế cho trí nhớ hình ảnh mặc dù những biểu hiện của 2 loại trí nhớ này không giống nhau. Trí nhớ thấu niệm là khả năng ghi nhớ một hình ảnh hoặc một chi tiết khoảng thời gian ngắn, thường là vài giây đến vài phút, chỉ sau một lần nhìn thấy nó. |
Những người có trí nhớ thấu niệm có thể ghi lại những hình ảnh ngay lập tức thông qua đôi mắt trong tâm trí họ, nhưng chỉ sau vài phút, ký ức đó sẽ bị nhiễu loạn và mất dần hoàn toàn. Trí nhớ thấu niệm thường không có ở người lớn và chỉ một tỷ lệ nhỏ trẻ em là có khả năng này, chúng thường biến mất hoàn toàn khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Sự khác biệt chính giữatrí nhớ thấu thị và trí nhớ hình ảnh là khoảng thời gian mà thông tin được lưu giữ (tức là vài giây, vài phút và ghi nhớ vĩnh viễn). |
Những người nổi tiếng với trí nhớ thấu niệm |
Mặc dù trí nhớ thấu niệm có thể không phải là thứ mang lại cho họ sự nổi tiếng, nhưng có rất nhiều người nổi tiếng được cho là có trí nhớ thấu niệm. Kim Peek, một nhà bác học và là người đã truyền cảm hứng cho bộ phim Rain Man năm 1988, đã có thể ghi nhớ sách ngay từ khi còn nhỏ và có thể đọc thuộc lòng tới 12.000 cuốn sách. Nhiều người nói rằng nghệ sĩ Leonardo Di Vinci có một trí nhớ thấu niệm, tuy nhiên dựa trên thời gian ông còn sống, có rất ít bằng chứng để khẳng định điều này. |
Mọi người nói rằng Theodore Roosevelt, Tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ, có thể đọc thuộc tất cả các tài liệu và các bài thơ trong nhiều năm. Ông không phải là tổng thống duy nhất được biết đến là người có trí nhớ thấu niệm. Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ, Bill Clinton, cũng được cho là có khả năng ghi nhớ thông tin, như bài phát biểu, khuôn mặt và tên, cực kỳ chi tiết. |
Những người nổi tiếng khác từng có hoặc vẫn đang duy trì trí nhớ thấu niệm bao gồm: |
|
Lý giải khoa học đằng sau trí nhớ hình ảnh |
Vỏ não sau là phần não kiểm soát trí nhớ thị giác. Trí nhớ thị giác của chúng ta cho phép chúng ta truy xuất thông tin, chẳng hạn như hình ảnh trong tâm trí ta về con người, địa điểm và sự vật. Đối với người bình thường, những hình ảnh này chỉ được lưu trữ trong não của chúng ta trong vài giây trước khi được chuyển đến bộ nhớ ngắn hạn của chúng ta hoặc quên nó hoàn toàn. |
Có rất ít bằng chứng khoa học ủng hộ sự tồn tại của trí nhớ hình ảnh và cũng còn nhiều hoài nghi xung quanh trí nhớ thấu niệm. Sự hoài nghi này được thúc đẩy bởi một nghiên cứu năm 1970 của nhà khoa học Charles Stromeyer. Trong nghiên cứu, một sinh viên tên Elizabeth tuyên bố có thể ghi nhớ những bài thơ bằng tiếng nước ngoài chỉ trong nháy mắt, cô ấy là người duy nhất vượt qua bài kiểm tra. Nghiên cứu sau đó trở thành nghi vấn vì nhà nghiên cứu đã kết hôn với đối tượng thử nghiệm của mình. |
Làm thế nào để phát triển trí nhớ thấu niệm |
Chúng tôi không phủ nhận quan điểm của bạn, nhưng việc phát triển trí nhớ nhiếp ảnh cũng như khả năng chụp và lưu trữ ảnh trong trí nhớ có lẽ là điều không cần thiết, không đáng được đề cập. Nó chỉ đơn giản là tình huống "bạn có hoặc bạn không có" mà thôi. Những người có khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh thì thường có trí nhớ thấu thị, và tỷ lệ dân số sở hữu đặc điểm đó là rất thấp. |
Thật khó tin nếu như bạn phải ghi nhớ mọi thứ vào đầu, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ thấu niệm không phải là những kỹ năng cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có cách nào để cải thiện trí nhớ của bạn. |
Hệ thống phương tiện ghi nhớ |
Hệ thống ghi nhớ là một trong những cách tốt nhất để tăng cường khả năng ghi nhớ của bạn. Kỹ thuật này giúp bạn lưu giữ và truy xuất dữ liệu trong bộ nhớ của mình. Hệ thống ghi nhớ giúp bạn ghi nhớ các sự kiện dễ dàng hơn bằng cách cung cấp cho bạn các công cụ để ghi nhớ và nhớ lại thông tin sau này. Dưới đây là một vài phương tiện ghi nhớ phổ biến mà bạn có thể sử dụng ngày nay. |
Từ viết tắt và âm tiết |
Đây là những phương tiện ghi nhớ phổ biến nhất. Từ viết tắt là chữ viết tắt được hình thành bằng cách sử dụng chữ cái đầu tiên của các từ khác. Các ví dụ về từ viết tắt phổ biến bao gồm FYI (để biết thông tin của bạn), ETA (thời gian đến dự kiến) và ICYMI (trong trường hợp bạn bỏ lỡ). Từ viết tắt đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để ghi nhớ thông tin mới. |
Một từ viết tắt liên tục như NASA, NATO cũng như một từ viết tắt được tạo nên từ các câu đố, các câu thơ,nghĩa là thay vì sử dụng các chữ cái để tạo thành một chữ viết tắt, nó sử dụng các từ để tạo thành một bài thơ hoặc một cụm từ. “Sin đi học, cứ khóc hoài, thôi đừng khóc, có kẹo đây" là một ví dụ. Đó là một cách ghi nhớ của nhiều học sinh học để các công thức lượng giác. Hãy thử tạo từ viết tắt hoặc cụm từ viết tắt của riêng bạn vào lần tới khi bạn cần nhớ thông tin quan trọng. ![]() |
Chia nhỏ |
Chia nhỏ tức là sắp xếp thông tin thành các nhóm hoặc khối để dễ nhớ hơn. Hãy nghĩ về cách bạn đọc một số điện thoại có mười chữ số. Bạn thường không đọc liên tục 10 chữ số. Thay vào đó, hầu hết mọi người đều đọc ba chữ số đầu, tiếp ba chữ số sau, và bốn chữ số cuối cùng. |
Chúng ta phân nhỏ thông tin để dễ nhớ hơn. Tư duy tương tự như vậy cũng có thể được áp dụng để ghi nhớ danh sách hoặc thông tin khác ngoài số điện thoại. Hãy tập hợp những dữ liệu tương tự lại với nhau để cải thiện tỷ lệ ghi nhớ dữ liệu của bạn. |
Âm nhạc |
Tôi có thể đọc thuộc lòng tất cả năm mươi tiểu bang theo thứ tự bảng chữ cái, nhờ một bài hát tôi đã học ở lớp năm. Tôi đã ghi nhớ thông tin này trong nhiều năm chỉ nhờ một giai điệu hấp dẫn. |
Một trong phương tiện ghi nhớ chính là những bài hát đầu tiên chúng ta học khi còn nhỏ. Chúng tôi được dạy hát ABC để giúp chúng tôi học bảng chữ cái. Phương thức tương tự này có thể được áp dụng để ghi nhớ các dữ kiện khác. Hãy điều chỉnh giai điệu bài hát tùy theo thông tin bạn cần ghi nhớ, và tôi cá là bạn sẽ có thể nhớ lại thông tin rất lâu sau đó. ![]() |
Vần điệu |
Bạn có thể đọc thuộc lòng bao nhiêu bài đồng dao từ thời thơ ấu của mình? |
Tương tự như âm nhạc, vần điệu cũng có thể được sử dụng để cải thiện trí nhớ của chúng ta. Các từ ghép vần có thể được sử dụng để giúp chúng ta nhớ lại thông tin vì nó tuân theo một mẫu đồng dao nhất định. Các vần điệu dễ nhớ và thường gắn bó với chúng ta, giống như lời bài hát. ![]() |
Từ khóa và tạo nên sự kết nối |
Bạn có thể cải thiện khả năng nhớ lại các dữ kiện bằng cách sử dụng từ khóa. Bằng cách kết nối các từ hoặc cụm từ bạn đang cố gắng ghi nhớ với nhau, sự liên kết giữa các từ đó sẽ kích hoạt trí nhớ của bạn. |
Tương tự, bạn có thể kết nối những đặc điểm của những thứ bạn đang muốn ghi nhớ với tên của chúng. Thời điểm tuyệt vời để sử dụng tính năng này là khi bạn đang cố gắng tìm hiểu tên của một người. Bạn cũng có thể thử thủ thuật ghi nhớ của Anna Faris từ The House Bunny. |
Khi gặp hmột người lần đầu tiên, bạn có thể nhận ra những đặc điểm có điểm tương đồng với tên của họ. Điều này sẽ khiến bạn có nhiều khả năng nhớ nó hơn trong lần gặp tiếp theo — ví dụ, Hân Hay Hát hoặc Vy Vui Vẻ. ![]() |
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về "luyện tập trí nhớ " và phát triển trí nhớ của mình, hãy thử đọc Moonwalking with Einstein: The Art and Science of Remember Everything của Joshua Foer. |
Lợi ích của trí nhớ hình ảnh trong công việc |
Mặc dù bạn có thể không phát triển được trí nhớ hình ảnh, nhưng chúng ta có thể rút ra một số bài học từ khả năng ghi nhớ này để áp dụng vào công việc. Nếu chúng ta muốn trí não của mình luôn hoạt động tốt để ghi nhớ những ghi chú cần thiết trong cuộc họp hoặc những việc cần làm, hãy bắt đầu bằng cách ngủ một giấc thật ngon. Thiếu ngủ sẽ ức chế sự tập trung và năng suất làm việc. Tập thể dục và thiền định cũng giúp cung cấp năng lượng cho trí nhớ của chúng ta hoạt động tốt n |
Khi chúng ta kích hoạt trí não cho sự thành công, khả năng ghi nhớ sẽ cải thiện, ta sẽ ghi nhớ được cả thông tin cũ và thông tin mới. ![]() |
Chúng ta cũng có thể vận động trí não giống như vận động cơ thể. Rèn luyện trí não của bạn bằng cách đọc và làm các câu đố, cả về thể chất và tinh thần, như ô chữ hay chơi sudokus. Ngoài ra, học các kỹ năng mới và tiếp cận lối sống cùng tư duy của một người yêu thích việc học sẽ giúp cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, việc sử dụng các hệ thống ghi nhớ để học sẽ phát huy khả năng khi bạn đang cố gắng ghi nhớ thông tin mới. |
Khi vẫn thất bại, nếu bạn không thể ghi nhớ hình ảnh trong đầu, thì hãy chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số nhé. --------------------- Tác giả: DANIELLE DOOLEN Link bài gốc: Does Photographic Memory Really Exist + Can You Build One? | Career Contessa Dịch giả: Bùi Thị Kim Ngân - ToMo - Learn Something New (*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Bùi Thị Kim Ngân - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. (**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày. (***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring |
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
2,128 lượt xem