Vũ Thị Như Ngọc@Kỹ Năng
5 năm trước
[ToMo] Làm Thế Nào Để Ngày Càng Trở Nên Sáng Tạo?
Bản thân tất cả chúng ta ngay từ ban đầu đều là những cá nhân sáng tạo, thế nhưng trên con đường chúng ta đang bước, ta lại dần đánh mất khả năng nhìn nhận một điều gì đó ở khía cạnh mới mẻ hơn. Nói cách khác, sự sáng tạo của chúng ta đang héo úa và chết dần.
Nếu bạn mong muốn rằng mình có thể nghĩ ra những ý kiến sáng tạo, có lẽ bạn cũng sẽ tự hỏi làm thế nào để điều đó xảy ra. Dù bạn có tin hay không, hệ thống trường học đóng một vai trò to lớn trong việc bóp chết sự sáng tạo. Trường học mang lại cho ta một nền tảng vững chắc trong kiến thức thực tế và lý thuyết, thế nhưng nó lại không khuyến khích những kỹ năng suy nghĩ khác biệt. Và rồi theo thời gian, khi chúng ta lớn lên, phần lớn trong chúng ta sẽ không cần suy nghĩ mà kết luận rằng: “Ôi, tôi không sáng tạo gì cả!”. Tuy nhiên đừng lo lắng, bởi vì bạn có thể giành lại sự sáng tạo của mình. Hãy đi theo những chỉ dẫn trong bài viết này và bạn sẽ sớm tìm thấy sự sáng tạo.
Sự sáng tạo là gì?
Phần lớn trong chúng ta đều có chung suy nghĩ về sự sáng tạo. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng sự sáng tạo là khi chúng ta nghĩ ra điều gì đó hoặc tìm thấy khía cạnh nào đó mới mẻ trong một hoàn cảnh có sẵn. Tuy nhiên, có thể sẽ có ích cho bạn nếu bạn nghĩ rằng sự sáng tạo như là sự kết nối các chuỗi kinh nghiệm lại với nhau và đơn giản là tạo nên những liên kết giữa chúng. Kinh nghiệm cuộc sống của bạn càng rộng lớn và đặc sắc thì sẽ càng có nhiều những chấm để bạn có thể liên kết, điều này cũng có nghĩa là thì càng sẽ có nhiều ý tưởng bạn có thể nảy ra. Ví dụ, một họa sĩ có lẽ sẽ nghĩ ra một ý tưởng cho bức tranh của mình dựa trên kinh nghiệm của họ với áp lực (một “chấm”) và sự tiếp xúc của với những bức tranh trừu tượng (một chấm khác). Và kết quả? Một tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc, sống động đã ra đời như thế đấy.
Những dấu hiệu cho thấy bạn là một người sáng tạo
Bạn hẳn là một người sáng tạo hơn so với bạn nghĩ đấy. Bạn có từng nhận thấy những dấu hiệu nhỏ bé hoặc thậm chí rõ ràng cho thấy bạn có lẽ là một con người đặc biệt sáng tạo? Ví dụ, nếu bạn thích mang những chiếc dép với hình thù lạ lùng, bạn không phải là người duy nhất đâu. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những người yêu thích những kiểu dép như thế thì có tính sáng tạo và thành công hơn những ai gắn liền với những chiếc dép đen hoặc xanh đậm. Tâm trạng và sức khỏe tinh thần của bạn cũng là những dấu hiệu. Sự chán nản và lo âu là một trải nghiệm vô cùng tồi tệ, thế nhưng các nhà khoa học tìm thấy một liên kết giữa trầm cảm và sự sáng tạo. Cụ thể, những người sáng tạo có xu hướng nhìn thế giới theo một cách khác hẳn so với những người bình thường, và có thể nhìn thấy vô số những khả năng và sắc thái xám. Nó làm dấy lên cảm giác bị quá tải bởi thế giới bên ngoài. Cuối cùng, những ai thức khuya và thức dậy muộn thường có khả năng sáng tạo hơn những người dậy sớm. Nếu bạn thường lặp đi lặp lại việc ấn vào cái nút báo thức lại môi buổi sáng thì có lẽ đó là bởi vì bạn sáng tạo hơn mức trung bình đấy.
Liệu chúng ta có thể tự rèn luyện để trở nên sáng tạo hơn không?
Nói ngắn gọn, Có! Nếu bạn không hiểu được rằng sáng tạo là một khả năng liên kết hai hoặc nhiều hơn những kinh nghiệm, mà điều này là một kỹ năng hoàn toàn có thể học được, thì hẳn là bạn sẽ kết luận rằng một số người vốn sinh ra đã sáng tạo hơn những người khác. Mọi thứ sẽ tồi tệ hơn khi niềm tin này thậm chí có thể trở thành một lời bào chữa cho việc bạn không cố gắng. Cuối cùng là cho dù được sinh ra đã là người sáng tạo hay không thì bạn đều cảm thấy không có ý nghĩa gì khi đẩy mình ra khỏi vùng an toàn. Tuy nhiên sự thật là - khi bạn quyết tâm trở thành một người giải quyết vấn đề tốt và bắt buộc bản thân phải nhìn thế giới với một cách nhìn mới mẻ thì chắc chắn bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn, miễn là bạn sẵn sàng nỗ lực.
Làm thế nào để thúc đẩy mạnh mẽ sự sáng tạo trong bạn?
Nếu bạn cảm thấy quá tải và không biết làm thế nào để thiết lập lại sự sáng tạo của mình, hãy thử làm bài tập tạo dựng nên viễn cảnh với hai từ đơn giản. Bài tập này sẽ nhắc nhở khả năng sáng tạo tuyệt vời của bạn trong việc tạo nên các mối quan hệ và liên kết mới giữa 2 chủ đề (từ vựng)!
Một cách khác để mang tư duy sáng tạo của bạn quay trở lại đó chính là trân trọng thành quả của người khác. Đọc một mẩu truyện ngắn, nghe một bản nhạc đầy cảm hứng hoặc nhìn ngắm bức tranh có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm trí. Sự thật là có hàng tá cách để thôi thúc sự sáng tạo của bạn. Nếu bạn đã thử vài phương pháp ở trên nhưng vẫn không thấy hiệu quả, hãy thử nghiệm những thứ khác. Có lẽ bạn cần tác động tới tinh thần bên trong trước, bởi vì nỗi sợ có thể là một rào cản lớn đối với việc thử những điều mới mẻ. Nỗi sợ thất bại là thường thấy nhất khi mà chúng ta được nuôi dưỡng trong một xã hội vốn coi trọng thành quả. Vậy thì tại sao bạn không thử viết những nỗi sợ của mình ra và tìm cách giải quyết nó. Ví dụ, nếu bạn sợ việc bị gắn mác là “đần độn”, “ngu ngốc” vì cố gắng sáng tạo, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn luôn luôn có thể lựa chọn việc kết bạn với những người suy tích cực hơn thay vì những người không trân trọng sự sáng tạo.
Hãy đi du lịch nhiều nhất có thể. Hãy nhớ rằng, bạn càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm thì bạn sẽ càng trở nên sáng tạo. Du lịch thật sự là một sự đầu tư cho bản thân bạn. Thậm chí nếu bạn không thể dành đủ thời gian hoặc tiền bạc cho một chuyến du lịch dài, tại sao không thử làm một chuyến đi tới địa điểm nổi tiếng ở địa phương. Chuyển đổi mọi thứ cũng có thể có ích. Hãy thử một lịch trình làm việc mới, một loại sandwich mới vào buổi trưa, và một thú vui khác vào buổi tối thay vì chỉ đơn giản là xem TV. Hãy đi ra ngoài và đắm mình vào thế giới thật sự.
Cuối cùng, bạn thậm chí có thể sử dụng những trải nghiệm tiêu cực của mình để làm nền tảng cho sự sáng tạo. Bạn không cần phải tức giận hay lo lắng để có thể sáng tạo, tuy nhiên một vài tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn khởi nguồn từ sự chịu đựng căng thẳng tột cùng. Xác định những cảm xúc tiêu cực và đưa chúng ra khỏi con người bạn. Đắm chìm bản thân vào việc viết lách, nhảy, vẽ hoặc theo đuổi bất kỳ một hoạt động nào bạn cảm thấy phù hợp với bản thân. Hãy nhớ rằng chẳng có ai là hoàn hảo, vậy nên đánh giá bản thân quá hà khắc chẳng có ích lợi gì. Khi bạn cố gắng trở nên sáng tạo hơn, chắc chắn rằng chất lượng cuộc sống của bạn sẽ cải thiện. Bạn sẽ cảm thấy yêu thích thế giới xung quanh hơn và chấp nhận cá tính và sự sáng tạo của bản thân.
----------
Dịch giả: Vũ Thị Như Ngọc - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Vũ Thị Như Ngọc - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
501 lượt xem