Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Làm Thế Nào Để Thiết Lập Mục Tiêu Nghề Nghiệp Khi Bạn Đang Chưa Xác Định Được Định Hướng Cho Bản Thân

Bạn đã qua cái tuổi để mọi người có thể hỏi bạn về những điều bạn muốn khi bạn trưởng thành - nhưng bạn vẫn đang cố gắng để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Có thể bạn đang làm một công việc vô cùng nhàm chán, hoặc có thể bạn đang chưa tìm được công việc ưng ý. Bạn biết rằng bản thân cần những động thái tích cực, nhưng chỉ là bạn vẫn chưa biết được bạn mong muốn điều gì.



Đã đến lúc bạn nên sắp xếp lại cuốn lịch của mình, ngồi xuống và bắt đầu lập ngay một kế hoạch. Những điều sau đây có thể giúp bạn tìm ra những hướng đi đúng cho sự nghiệp của bạn


Đánh dấu ngày bạn nghỉ việc trên lịch

Bạn sắp bắt tay vào một cuộc hành trình tự khám phá, và nó giống như một kỳ nghỉ và chuyến hành trình này sẽ có một ngày kết thúc khó khăn đấy. Một thời hạn sẽ làm cho bạn cảm thấy bạn cần phải gấp gáp và phải khám phá ra tất cả mọi thứ. Đừng cảm thấy tội lỗi khi mà bạn đi làm hàng ngày nhưng bạn biết rằng công việc này không đi với bạn đến hết cuộc đời. Hãy nhớ rằng sự trung thành hiếm khi được công ty đáp lại. Nếu như công ty đã không cần bạn nữa, thì công ty sẽ loại bỏ bạn ngay lập tức mà không cần phải có kế hoạch gì cả.

Nhưng bạn cũng đừng lo lắng về việc bạn đã làm trong bao lâu. Nếu bạn có lý do tài chính nào để ở lại, chẳng hạn như thâm niên công đoàn hay trợ cấp hưu trí, hãy chắc chắn đưa chúng vào xem xét. Tuy nhiên, đừng để bản thân bị mắc kẹt ở công việc ngoài cảm giác bắt buộc.


Tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân trong công việc

Trước khi bạn rời bỏ công việc hiện tại, hãy tìm hiểu những lợi ích mà công ty đang cung cấp cho bạn. Nếu họ chi trả cho việc giáo dục, hãy tham gia một lớp học. Nếu công ty cho phép bạn làm việc tại nhà, hãy thiết lập một ngày làm việc trong tuần để làm việc ở nhà để có thể sắp xếp lịch làm việc và lịch phỏng vấn nếu được yêu cầu. Nếu họ có chương trình cố vấn, hãy đăng ký ngay. Tận dụng những lợi ích khi mà bạn vẫn đang có chúng. Đừng cảm thấy tội lỗi về việc bạn sử dụng những lợi ích này khi bạn lại đang muốn ra đi. Đương nhiên, bạn sẽ không nên không cố gắng hoặc tìm kiếm một công việc mới khi mà bạn vẫn đang làm việc tại công ty.


Hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ những mối quan hệ của bạn

Đồng nghiệp, hàng xóm, bạn học cùng đại học, trung học, hãy hỏi tất cả những người mà bạn biết mà bạn tin tưởng vào công việc, môi trường làm việc của họ. Kiểu nhân viên nào mà công ty học luôn luôn thiếu? Họ nghĩ bạn sẽ làm gì ở đó? Liệu họ có thể giúp bạn tham quan một chuyến về nơi làm việc của họ?


Sau khi tốt nghiệp, chồng của tôi không biết anh ấy sẽ có thể làm gì với tấm bằng cử nhân nghệ thuật của mình. Nhưng chồng tôi gặp những người bạn đã khởi nghiệp một công ty sản xuất game. Và anh ấy bắt đầu đến công ty của những người bạn này, đưa ra một số ý tưởng, kĩ năng mà không cần nhận thù lao và chỉ tán dóc với bạn bè. Cho đến khi chồng tôi nhận ra anh ấy thích công việc này đến như thế nào, anh ấy bắt đầu theo đuổi sự nghiệp là một người chuyên tạo hiệu ứng cho các game.

Khi bạn hỏi những người bạn và gia đình về những lời khuyên về sự nghiệp, chấp nhận rằng bạn sẽ nhận được rất nhiều đề xuất không thực tế. Những người này có thể không có nhiều kiến thức về những công việc mà học đề xuất, vì vậy, họ có thể không biết mất bao lâu để có thể kiếm tiền từ việc làm một nhà tạo mẫu tóc hay mất bao lâu để bạn có thể trở thành bác sĩ thú ý. Tận dụng và thúc đẩy mọi người chia sẻ kiến thức của họ về công việc và môi trường làm việc của họ.


Tự đánh giá

Hãy làm một bài kiểm tra năng lực nghề nghiệp. Nó có thể giúp bạn xác định các kỹ năng và sở thích của bạn và có thể giúp bạn đưa ra các đề xuất về công việc phù hợp với kỹ năng của bạn. Bạn có thể học về những công việc mà bạn không hề biết đến sự tồn tại của chúng.


Hãy thử các công việc tình nguyện

Vì lý do rõ ràng là một công việc tình nguyện thì sẽ dễ kiếm hơn là một công việc được trả lương và cam kết cho công việc cũng thấp hơn. Vì vậy, đó có thể là một cơ hội tốt để thử nghiệm với vai trò mới và khám phá những niềm đam mê mà bạn không biết rằng bạn bạn đã có.  Thông qua công việc tình nguyện bán bánh quy với đội nữ Hướng đạo của con gái tôi mà tôi đã nhận ra rằng tôi thích công việc quản lý hàng tồn kho, một con đường sự nghiệp mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến.

Tìm hiểu xem liệu công ty bạn có chi trả cho thời gian tình nguyện trong tuần không, hoặc là hãy khắc phục một số buổi tối hoặc cuối tuần để dành tời gian cho công việc tình nguyện xem.


Lập một danh sách những thứ mà bạn đam mê

Nếu bạn đã thực hiện những bước đầu tiên trong danh sách này, chứng tỏ rằng bạn đã có những cơ hội để khám phá ra những công việc mà bạn yêu thích. Bây giờ hãy để bản thân ngồi lại để xem xét lại danh sách đó. Hãy sắp xếp lại chúng. Bạn chỉ có một cuộc đời. Liệu có thực sự quan trọng để bạn dành thời gian cho việc giúp đỡ những đứa trẻ, hay quan trọng hơn rằng bạn đã sử dụng kĩ năng sắp xếp của mình chưa? Một khi bạn đã chỉnh sửa và rút ngắn được danh sách của mình, hãy dán chúng lên nơi mà bạn bắt buộc phải nhìn thấy hàng ngày.


Tìm kiếm cơ hội theo đuổi đam mê trong công việc hiện tại

Có lần, tôi cảm thấy khá nhàm chán với công việc biên tập của mình, nhưng tôi thực sự muốn viết. Tôi để cho niềm đam mê này được công ty biết đến. Tôi đã đưa các bài viết của mình lên các bài đánh giá hiệu suất, tôi đăng một bài báo tự do lên tường cá nhân. Sau một vài tháng, khi người quản lý cần một người nào đó viết bài cho trang web nội bộ của công ty và cô ấy đã gọi cho tôi. Đó không phải là một bài mang tính báo chí gì mà tôi đang hướng tới, nhưng tôi đã được viết và nhiệm vụ đó đã thúc đẩy tôi tìm kiếm một công việc viết báo.


Hãy nhớ rằng bạn có thể làm nhiều hơn công việc của bạn

Nhìn xa hơn vào phần mô tả công việc khi bạn đánh giá những điều mà bạn yêu cầu. Xem xét những mục tiêu và kết quả tốt mà bạn đã đóng góp trong công việc và cách làm thế nào để bạn được chúng. Hãy giữ những thành công đó trong đầu - cho dù chúng chỉ là một phần trong công việc chính thức của bạn - khi bạn đánh giá những khả năng mà bạn có thể mang đến cho công việc sau này.


Quay lại trường học

Trước khi bạn xác định mục tiêu mới cho công việc của mình, hãy tham gia một lớp học mà có thể giúp bạn khám phá niềm yêu thích và các kĩ năng của bản thân. Sau khi bạn xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình rồi, hãy tham gia những lớp học mà giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Đó có thể là một tấm bằng hoàn toàn mới, nó cũng có thể là một chứng chỉ cho một chương trình phần mềm, một lớp học kỹ năng diễn thuyết hay là một chương trình huấn luyện chuyên nghiệp.



Đặt nền tảng cho sự thay đổi

Tìm ra đam mê của mình và làm thế nào để sử dụng chúng có thể làm mất thời gian. Trong suốt quá trình đó, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho những bước nhảy vọt mà bạn sẽ đạt được. Dành ra một số tiền mỗi tuần cho quỹ khẩn cấp, trong trường hợp bạn kết thúc công việc hiện tại và trước khi bạn tìm được một công việc mới. Đối phó với bất cứ vấn đề cá nhân nào mà đang chiếm quá nhiều thời gian và năng lượng của bạn, đó có thể là một mối quan hệ không lành mạnh hay vấn đề về sức khỏe dai dẳng.

Đồng thời, đừng rơi vào cái bẫy tin tưởng rằng phải tạo những điều kiện hoàn hảo trước khi bạn có thể thực hiện những bước đi tiếp theo của mình. Hãy nhớ lấy ngày mà bạn nghỉ việc, làm việc mỗi ngày trước khi ngày đó đến, nhưng đừng đẩy ngày nghỉ việc đó ra xa chỉ vì bạn chưa hề có sự chuẩn bị kĩ càng nào cho những điều sắp tới.


Đầu tư vào bản thân

Dành ra 3% thu nhập của bạn vào việc đầu tư phát triển bản thân. Tham dự những hội thảo chuyên nghiệp thậm chí rằng công ty của bạn không chi trả vé máy bay cho bạn. Đọc các sách về nghề nghiệp. Hãy thiết đãi những người cố vấn tiềm năng cho những bữa trưa hay những buổi cà phê. Tham dự các khóa học đã nêu ở trên. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn tìm ra và trau dồi những mục tiêu nghề nghiệp của bản thân và tiến gần hơn với việc có thể đạt được những mục tiêu đó.


----------
Tác giả: Carrie Kirby

Link bài gốc: How to set career goals when you lack direction

Dịch giả: Hà Thị Phương Thảo - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Hà Thị Phương Thảo - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

383 lượt xem