Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Làm Thế Nào Để Trả Lời Câu Hỏi: "Mục Tiêu Của Bạn Trong 5 Năm Tới Là Gì?"

Trong 5 năm kế tiếp, bạn thấy bản thân mình ở đâu? Để trả lời câu này, bạn không cần phải là một người thầy bói cùng với quả cầu pha lê đâu,vì câu hỏi này không thực sự hóc búa cho lắm. Mấu chốt ở đây chính là phải biết đặt tham vọng của mình vào đúng hướng đi của một công ty.

Hãy tưởng tượng, bạn đang đi phỏng vấn cho một công việc khởi nghiệp. Một mục tiêu tốt bạn cần có bao gồm việc bản thân phải phát triển song hành cùng công ty và phải học được nhiều thứ từ những con người xuất chúng bên cạnh. Sau đó, bạn có thể trả lời câuBạn thấy mình ở đâu sau 5 năm nữavới lời đáp chắc chắn: Trong 5 năm, tôi hy vọng sẽ được lãnh đạo một nhóm riêng trong công ty.

Câu trả lời nên mang tính cầu tiến và lạc quan. Đừng tỏ ra quá tham vọng như thể bạn muốn cuỗm đi cả công việc của người đang phỏng vấn. Hãy coi câu trả lời như một bài kiểm tra rằng bạn sẽ ở lại công ty đó trong bao lâu. Dù có đáp lại như thế nào, câu trả lời của bạn cũng cần mang lại cho nhà tuyển dụng cảm giác rằng bạn sẽ ở lại làm việc lâu dài với công ty trong nhiều năm tới.

 

Tâm Lý và Ẩn Ý của Câu Hỏi và Lời Đáp

Tại sao những nhà tuyển dụng hay hỏi câuxưa như Trái Đất thế này? Đơn giản thôi. Họ chẳng muốn hao phí công sức và tiền bạc vào việc đào tạo, để rồi bạn rời khỏi công ty và mang theo tất cả thứ đã học được.

Đào tạo nhân viên mới tốn nhiều thời gian tiền bạc. Vì vậy, lời đáp của bạn cho câu hỏi Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm nữacần trấn an người tuyển dụng với ngụ ý rằng bạn sẽ không rời đi sau khi họ đã dạy cho bạn được nhiều thứ.

 

Làm Thế Nào để Có Câu Trả Lời Tốt?

Có được câu trả lời hay cho vấn đề này khá khó, vì nó buộc bạn phải nghĩ về tương lai bí ẩn sắp tới. Tuy nhiên, sau đây là một số mẹo nhỏ sẽ giúp bạn chuẩn bị câu trả lời đáng tin cậy có thể làm hài lòng bất kì nhà tuyển dụng nào.

 

1. Cân Nhắc về Kế Hoạch 5-Năm


Để có định hướng tốt hơn cho câu trả lời, hãy thử phác họa lộ trình bản thân mà bạn thực sự thấy sau 5 nămtrước khi tham gia bất kì cuộc phỏng vấn nào. Đừng để ý nhiều về vị trí mà bạn sẽ có (trừ khi nó giúp bạn hoạch định tương lai tốt hơn). Thay vào đó, nghĩ về phần việc bạn sẽ làm mỗi ngày. Áp dụng nước đi đơn giản này sẽ giúp bạn có một câu trả lời thuyết phục hơn.

Lên kế hoạch kĩ phần trả lời cho câu hỏi này vì đây là câu hỏi nằm lòng của các nhà phỏng vấn tuyển dụng; dù bạn có làm gì, đừng để lộ chí thiếu tiến thủ bằng câu đápTôi mong được làm công việc này hoài.

 

2. Cẩn Thận với Việc Quá Chú Trọng vào Tương Lai

Nghĩ về câu hỏiBạn thấy bản thân ở đâu sau 5 năm tớinhư một điểm sáng. Nhà tuyển dụng muốn làm xao nhãng bạn khỏi cuộc phỏng vấn hiện tại bằng cách đưa ra câu hỏi đó. Tại sao ư? Cô ấy hỏi bạn về tương lai để xem bạn có khả năng dẫn dắt và áp dụng nó ngược lại về thực tại được hay không.

Vì lí do này, câu trả lời gồm 2 phần thường sẽ mang lại hiệu quả. Tôi muốn công việc cụ thể này …”,  bạn sẽ đưa ra vế này nhằm củng cố cho nguyện vọng bản thân với công việc. Tiếp theo, trong phần hai, hãy giải thích thêm về kế hoạch tương lai của mình:…“ vì nó sẽ giúp hoàn thiện kĩ năng của tôi và là đòn bẩy hợp lí cho thành công về lâu dài. Công ty của bạn đã giành được kha khá giải thưởng về marketing, và tôi biết chắc bản thân sẽ học hỏi được nhiều điều từ những người giỏi nhất trong doanh nghiệp.

Giữ cho nó đủ ngắn và súc tích, nhớ bao gồm cả chi tiết cho thấy bạn biết rõ về công ty bạn muốn làm việc cùng nhé.


3. Đi Trên Cùng Con Đường Sự Nghiệp mà Công Ty Đề Xuất cho Bạn



Khi ai đó hỏi Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới đây, liệu bạn có nên hoàn toàn thành thật trong câu trả lời? Có, tất nhiên bạn nên như vậy. Câu trả lời cũng cần phản ánh được nghiên cứu của bạn áp dụng vào công ty.

Đừng bao giờ tỏ ý định sớm nghỉ hưu. Đừng bao giờ cho rằng gia cảnh bạn đủ khá giả nên bản thân chẳng cần làm việc trong 5 năm sắp tới.

Trước khi tham dự buổi phỏng vấn, hãy chuẩn bị thật kĩ cho con đường sự nghiệp sắp tới. Công việc này sẽ dẫn lối cho bạn đến với con đường ấy như thế nào?

Ví dụ nhé, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên lễ tân tại văn phòng bác sĩ da liễu, đừng nói như thể vị trí này sẽ là tấm vé thông hành cho một ghế y tá tại văn phòng. Thay vào đó, nếu ước mơ làm y tá, điều bạn nên làm là lấy một tấm bằng để giúp bản thân trở nên đủ điều kiện ứng tuyển. Và nếu việc trở thành y tá thực sự là ước mơ của bạn, nó sẽ hợp lí hơn nếu bạn ứng tuyển vào vị trí trợ tá thay vì làm nhân viên tiếp tân, điều này khiến người ta thấy được con đường sự nghiệp của bạn phù hợp với mục tiêu định hướng của bản thân bạn hơn.

Một cách để vạch ra kế hoạch cho tham vọng nghề nghiệp ngắn hạn của bản thân là tìm kiếm mô tả công việc trực tuyến mà bạn mong muốn có và được xem xét bằng cấp kỹ lưỡng. Khi đó, bạn sẽ đưa ra được câu trả lời cho riêng mình dựa trên những mục tiêu thực tế.

Ví dụ thêm, nếu bản thân mong trở thành nhà phân tích tài chính cho nơi bạn đang phỏng vấn – một công ty đầu tư, nhưng bạn lại đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên tổ chức tài chính, hãy đảm bảo rằng mình có thể đạt được tấm bằng cần thiết khi ở vị trí làm việc toàn thời gian. Một khi bạn chưa lấy được tấm bằng quan trọng đó, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn sẽ quay lại tiếp tục chương trình học – và vì thế, bạn cũng sẽ rời bỏ vị trí hiện tại hay cắt giảm thời gian thành làm việc bán thời gian. Câu trả lời như thế có thể gây phản tác dụng.

Tốt hơn hết, hãy tìm hiểu những chương trình đào tạo mà công ty cung cấp hoặc những chương trình đã được hoàn trả thông qua công ty khi đang ở vị trí công việc toàn thời gian. Nhớ  đề cập tới mong muốn học hỏi và trau dồi thêm kỹ năng cá nhân, bạn chắc chắn sẽ gây được ấn tượng với nhà phỏng vấn về những nguyện vọng tập trung trong tương lai của mình.

 

4. Đừng Đối Địch với Câu Hỏi

Câu hỏi Bạn thấy mình ở đâu sau 5 năm này buộc bạn phải nhìn vào tương lai. Đôi khi điều này khá đáng sợ, nhưng đối địch lại với câu hỏi chẳng giúp bạn có được công việc đâu. Hãy đi trực tiếp vào câu hỏi thay vì né tránh nó.

Ví dụ thế này, đừng nói kiểuTôi chưa biết rõ được mình sẽ ở đâu trong 5 năm nữa. Trong 5 năm vừa qua, tôi đã kết hôn, rồi li dị, và tái hôn. Chà! Cuộc sống là một cơn lốc đấy.Làm hết sức mình khi trả lời câu hỏi này, và tránh trở nên quá dè chừng.

Nếu bạn chỉ đang cố kiếm một công việc và chưa nghĩ nhiều về con đường sự nghiệp dài hạn để theo đuổi, bạn sẽ muốn trả lời một cách khái quát hơn, không quá chi tiết nhưng vẫn thể hiện thái độ lạc quan của mình. Ví dụ, bạn đã quyết định rằng chuyên ngành đang học tại trường không phải là đam mê của bản thân, và bạn chỉ đang phỏng vấn tại một công ty vì bạn cùng phòng làm việc ở đó và đã đặc biệt chú trọng vào đơn ứng tuyển của bạn.

Hãy để cho nhà phỏng vấn biết rằng bạn đang có hứng thú với những cơ hội và tại sao, rồi bản thân đã sẵn sàng cho vai trò dài hạn đó ra sao. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần trả lời đơn giản rằngĐây là lĩnh vực tôi rất hào hứng để khám phá vì khả năng phát triển cũng như những tiến bộ vượt bậc của nó. Tôi mong là sau 5 năm nữa tôi sẽ có đủ chuyên môn để giúp công ty thăng tiến và giữ vững vị trí cạnh tranh.

 

5. Hãy Thực Tế



Có thể bạn đặc biệt tham vọng, kế hoạch của bạn là trèo càng cao, đáp càng xa và càng nhanh càng tốt trong công ty. Thế nhưng, hãy kềm chế tham vọng lật đổ CEO của bạn trong 5 năm tới (trừ khi bạn đang tham gia vào ban quản lí cấp cao). Tham vọng quá lớn có thể khiến bạn trông như đang tỏ ra quá mức giới hạn quá lố, hay tệ hơn, là trở nên không thực tế; thay vì mục đích chính là muốn gây ấn tượng với nhà phỏng vấn.

Một ví dụ nữa cho bạn,Công việc mùa hè của tôi hồi đại học là ở khu resort nghỉ mát, nơi tôi bắt đầu làm nhân viên của một nhà hàng, nhưng sau một mùa hè nữa, tôi được thăng chức lên làm quản lí nhà hàng, rồi mùa hè kế tiếp thì tôi thành trợ lí của quản lí. Và nguyện vọng của tôi trong năm năm tới là đạt được hai chức vụ cao hơn trong công ty của bạn với khả năng học hỏi nhanh và đức tính đáng tin tưởng của tôi

 

6. Chứng Tỏ Sức Bền của Bản Thân

Ngày nay, tỷ lệ nhảy việc trở nên khá phổ biến như cách nâng cấp một chiếc Iphone vậy, các nhà tuyển dụng đang cố gắng nhận ra ứng viên nào sẽ trụ lại và người nào sẽ nhanh chóng nản chí và rời bỏ. Trong thực tế, ứng viên nào có lịch sử nhảy việc cao thường không đậu phỏng vấn, bất kể trình độ của họ như thế nào.

Hãy cố gắng chứng minh rằng bạn sẽ ở lại, sẽ học hỏi và góp công phát triển cho công ty. Nếu trong tương lai, bạn thực sự sẽ ở lại làm việc trong 5 năm hoặc hơn thì khả năng cao rằng câu trả lời cho câu hỏi “Bạn thấy bản thân ở đâu trong 5 năm kế tiếp” đã trở thành hiện thực.

----------

Tác giả: Vicky Oliver

Link bài gốc: How to Answer: Where Do You See Yourself in 5 Years?

Dịch giả: Trương Quỳnh Như  -ToMo - Learn Something New 

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Trương Quỳnh Như - Nguồn:ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow FacebookToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

 (***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

984 lượt xem

lh-fulllh-x