Nguyễn Thị Lê Hương@Kỹ Năng
3 năm trước
[ToMo - Song Ngữ] Các Dấu Hiệu Của Lạm Dụng Cảm Xúc Tại Nơi Làm Việc (và Cách Phản Ứng Lại Chúng) (Phần 1)
Here’s
a sad but undeniable truth: abuse, in all its forms, shapes and sizes, is
everywhere. In fact, it has even become part of most people’s way of life that
they have trouble spotting it for what it is: a gross disrespect for one person
and his rights, often with harmful and injurious results, and the only one to
benefit from it is the person inflicting the abuse.
Một sự thật đáng buồn không thể phủ nhận được
là: sự lạm dụng, dưới mọi hình thức, hình dáng và quy mô, có ở khắp nơi. Trên
thực tế, nó thậm chí đã trở thành một phần trong cuộc sống của hầu hết mọi
người mà họ khó có thể phát hiện ra được như là: sự thiếu tôn trọng thô thiển
đối với một người và quyền của họ, thường dẫn đến những kết quả gây hại và tổn
thương và người duy nhất được hưởng lợi từ nó là người lạm dụng.
Any
improper or excessive usage or treatment is termed as “abuse”, but in the human
and psychological context, it refers to one’s treatment of others beings or
individuals. In this context, it is closely associated with issues that relate
to aggression, suppression, deceit, maltreatment and, often, violence.
Bất kỳ cách sử dụng hoặc đối xử không đúng mực
hoặc quá mức nào đều được gọi là "sự lạm dụng", nhưng trong ngữ cảnh
con người và tâm lý, nó đề cập đến cách đối xử của người này đối với những người
khác hoặc một số cá thể. Trong bối cảnh này, nó liên kết chặt chẽ với các vấn
đề liên quan đến gây sự, đàn áp, lừa dối, ngược đãi và thường là bạo lực.
We
need only open the television and see displays or acts of abuse, whether on the
news or in various TV programs. The most common forms are physical
maltreatment, child abuse, domestic violence, sexual abuse, people in power
abusing their authority, and many others.
Chúng ta chỉ cần bật TV lên và xem các hình ảnh
hoặc các hành vi lạm dụng, cho dù là trên bản tin hay trong các chương trình TV
khác nhau. Các hình thức phổ biến nhất là ngược đãi thân thể, lạm dụng trẻ em,
bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, người có quyền lạm dụng quyền hạn của họ
và nhiều hình thức khác.
But
there is one other type of abuse that often goes undetected, mainly because of
how often it is inflicted with subtlety and disguised as valid discourse or
form of communication. It doesn’t get as much attention and publicity as, say,
physically attacking someone and causing injuries, since it is non-physical
and, therefore, does not leave any identifying marks or scars. This is called
Emotional Abuse.
Nhưng có một kiểu lạm dụng thường không phát hiện ra, chủ yếu là do mức độ thường xuyên xảy ra với sự khôn khéo và được ngụy trang dưới ngôn từ hoặc hình thức giao tiếp hợp lý. Nó không nhận được nhiều sự chú ý và dư luận đại chúng như sự tấn công vật lý ai đó và gây thương tích, vì nó là phi thể chất và do đó, không để lại bất kỳ dấu vết hoặc vết sẹo nào. Đây được gọi là Lạm dụng cảm xúc.
Perhaps
you have greater familiarity with “verbal abuse” more than emotional abuse.
That’s understandable, because it also happens to describe the something. It
has proven, however, to be quite a limiting word, considering how emotional
abuse can also be inflicted even without verbalizing it. Yes, a person can
abuse someone emotionally without uttering a single syllable. Thus, this form
of abuse is often referred to by a more general term, which is “psychological
abuse”. “Mental abuse” is also frequently used to describe this state.
Có lẽ bạn đã quen với việc “lạm dụng lời nói”
hơn là lạm dụng cảm xúc. Điều đó có thể hiểu được, bởi vì nó như vậy là để mô
tả một điều gì đó. Tuy nhiên, nó đã được chứng minh, dùng từ ngữ khá hạn chế,
khi cân nhắc việc lạm dụng cảm xúc cũng có thể gây ra ngay cả khi không dùng
lời nói. Đúng vậy, một người có thể lạm dụng cảm xúc của ai đó mà không cần nói
ra một từ nào. Do đó, hình thức lạm dụng này thường được gọi bằng một thuật ngữ
chung hơn, đó là “lạm dụng tâm lý”. "Lạm dụng tinh thần" cũng thường
được sử dụng để mô tả trạng thái này.
There
is a certain ambiguity in how emotional abuse is often described, and this made
it difficult, even for psychologists, researchers and clinicians, to come up
with a fixed definition for it. However, emotional abuse is loosely described
as the ongoing emotional maltreatment or neglect inflicted by one person on
another, seemingly weaker, person which often results in the latter developing
psychological trauma, such as anxiety, depression, and other health-related
disorders.
Có một sự mơ hồ nhất định trong cách mô tả
lạm dụng cảm xúc và điều này khiến các nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu và bác sĩ
lâm sàng gặp khó khăn trong việc đưa ra một định nghĩa cố định cho nó. Tuy
nhiên, lạm dụng cảm xúc được mô tả một cách không rõ ràng là hành vi ngược đãi
hoặc bỏ rơi cảm xúc liên tục của một người đối với người khác, người có vẻ yếu thế
hơn, thường dẫn đến việc sau này phát triển các sang chấn tâm lý, chẳng hạn như
lo lắng, trầm cảm và các rối loạn liên quan đến sức khỏe khác.
To
gain a better understanding of this concept, let us break down the characteristics of emotional abuse.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta hãy
cùng tìm hiểu các đặc điểm của lạm dụng
cảm xúc.
·
It involves non-physical behaviors, which may range from
delivering threats and insults to openly doling out public humiliation and
intimidation. It may even be in the form of wordless but constant monitoring
(bordering on stalking) and deliberate neglect and isolation of the subject or
recipient of the abuse. A person damaging property by throwing or kicking
things around violently will also fall under emotional abuse, despite the use
of physical force, since it the acts of physical aggression are indirectly
aimed at the other person, who may also be the owner of the damaged property.
· Nó liên quan đến các hành
vi phi thể chất, có thể từ việc đe dọa và
lăng mạ cho đến công khai làm nhục và dọa dẫm nơi công cộng. Nó thậm chí có thể
ở dạng giám sát liên tục không bằng lời nói (gần với việc theo dõi), cố ý bỏ
qua và cô lập đối tượng hoặc người bị lạm dụng. Một người làm hư hỏng tài sản bằng
cách ném hoặc đá những thứ xung quanh một cách thô bạo cũng sẽ là lạm dụng cảm
xúc, mặc dù có sử dụng vũ lực, vì hành vi xâm phạm thể chất là gián tiếp nhằm
vào người kia, mà có thể họ là chủ sở hữu của tài sản bị thiệt hại.
·
It is often brought on when there is an imbalance of power in
the relationship. One wields a higher authority or power over the other, and
he uses this to manipulate, control, demean, or simply demonstrate this superiority
over him.
· Nó thường được thể hiện
khi có sự mất cân bằng quyền lực trong mối quan hệ. Một người nắm giữ quyền lực hoặc sức mạnh cao hơn người kia, và người
đó sử dụng quyền này để thao túng, kiểm soát, hạ uy tín hoặc đơn giản là thể hiện
sự vượt trội này so với người còn lại.
·
The abuse is intentional, with the abuser deliberate in choosing the
actions he will use to attack his intended victim. He may be calculated in his
approach, or he could use random and even reckless acts, but they are all meant
to do one thing: to hurt his target.
· Việc lạm dụng là có chủ
đích, với việc kẻ bạo hành chủ
động lựa chọn các hành động mà anh ta mình, hoặc có thể sử dụng các hành động
ngẫu nhiên và thậm chí liều lĩnh, nhưng tất cả đều nhằm thực hiện một việc: làm
tổn thương mục tiêu của anh ta.
·
The abuse occurs on a regular basis, with the repetitions
taking place for extended or prolonged periods. As it goes on, the intensity of
the aggression is escalating, with each attack worse than the previous one.
· Việc lạm dụng diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại trong thời
gian dài hoặc các khoảng thời gian dài. Theo diễn tiến, cường độ của sự gây hấn
ngày càng leo thang hơn, với cuộc tấn công này tồi tệ hơn cuộc tấn công trước.
Murray
A. Straus developed the CTS, or the Conflict
Tactics Scale,
as a research tool for family violence issues. In this scale, he identified
three categories of acts of “psychological aggression”. They are:
Murray A. Straus đã phát triển nên CTS, hay Thước
đo Chiến lược xung đột, như một công cụ nghiên cứu về các vấn đề bạo lực
gia đình. Trong thang đo này, ông đã xác định ra ba loại hành vi “tâm lý công
kích”. Đó là:
1.
Verbal aggression: Words can wound, and the abuser makes full use of this
weapon by saying things or uttering words that he is fully aware will upset,
annoy, or offend other people, particularly the person he is directing his
verbal attack to. It could be a thinly veiled insult, or it could be an
all-out, full-on verbal lashing that involves swearing and cursing, and it
could be done either in private or in public, with many eyes watching.
1.
Công kích bằng lời nói: Lời nói có
thể gây tổn thương, và kẻ lạm dụng đã sử dụng triệt để vũ khí này bằng cách nói
hoặc thốt ra những lời mà anh ta hoàn toàn biết nó sẽ gây đau khổ, khó chịu hoặc
xúc phạm tới người khác, đặc biệt là người mà anh ta đang hướng sự tấn công bằng
lời nói của mình đến. Đó có thể là một sự xúc phạm được che đậy một cách mỏng
manh, hoặc nó có thể là một sự đả kích bằng lời nói không ngừng, toàn diện bao
gồm chửi thề và nguyền rủa, và nó có thể được thực hiện ở nơi riêng tư hoặc nơi
công cộng, với nhiều cặp mắt dõi theo.
2.
Dominant behaviors: The abuser asserts his dominance over
the abused, making sure that the latter understands, in no uncertain terms,
that he is the one calling the shots. For example, after an open tirade, the
abuser warns the abused not to let anyone know about their exchange, or else
“he will regret it”. He could also employ tactics that will isolate the abused,
such as preventing him from seeking help or assistance from others, or blocking
other avenues for the abused to be able to make even a token resistance against
his abuses.
2.
Các hành vi thống trị: Kẻ lạm dụng
khẳng định quyền thống trị của mình đối với người bị lạm dụng, đảm bảo rằng người
đó hiểu rằng hắn là người có quyền lực, không bằng lời nói rõ ràng. Ví dụ, sau
khi trút ra một tràng chửi rủa, kẻ lạm dụng cảnh báo người bị lạm dụng không được
cho bất kỳ ai biết về cuộc trao đổi giữa họ, nếu không “anh ta sẽ phải hối hận”.
Hắn cũng có thể sử dụng các chiến thuật làm cô lập người bị lạm dụng, chẳng hạn
như ngăn người đó tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ từ những người khác, hoặc ngăn
chặn việc người bị lạm dụng có thể tạo ra sự phản kháng thậm chí chống lại sự lạm
dụng của anh ta.
3.
Jealous behaviors: The green-eyed monster is usually seen at the
root of most cases of emotional abuse, especially in relationships and, in some
instances, in the workplace. Jealousy plants seeds of suspicion which, in turn,
drives people to want to control others. Their need to feel secure in their
current position, especially when they feel threatened, makes them even more
determined to stake their claim, so they become abusive.
3.
Hành vi ghen tỵ: Con quái vật
ghen tỵ thường được xem là gốc rễ của hầu hết các trường hợp lạm dụng cảm xúc,
đặc biệt là trong các mối quan hệ, và trong một số trường hợp tại nơi làm việc.
Ghen tỵ gieo mầm cho sự nghi ngờ, do đó khiến người ta muốn kiểm soát người
khác. Nhu cầu cảm thấy an toàn ở vị trí hiện tại của họ, đặc biệt là khi họ cảm
thấy bị đe dọa, khiến họ càng quyết tâm đưa ra yêu sách của mình, vì vậy họ trở
thành người lạm dụng.
EFFECTS OF EMOTIONAL ABUSE - ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LẠM DỤNG CẢM XÚC
The
main reason why emotional abuse is often overlooked is the fact that there are
no physical signs or marks to prove that it exists. However, emotional abuse
can be just as harmful, and probably even more destructive, since the damage
goes deeper within the psyche of the one on the receiving end. Instead of
physical pain, he is left with the harder-to-ease emotional pain, and the
scarring can be more permanent.
Lý do chính tại sao việc lạm dụng cảm xúc thường
bị bỏ qua là thực tế là không có dấu hiệu vật lý hoặc dấu hiệu để chứng minh
rằng nó có tồn tại. Tuy nhiên, lạm dụng cảm xúc có thể gây hại không kém, và
thậm chí có thể còn làm tàn phá hơn, do gây tổn thương sâu hơn trong tâm trí
của người bị lạm dụng. Thay vì nỗi đau thể xác, nó để lại nỗi đau tinh thần khó
xoa dịu hơn, và vết sẹo có thể lâu dài hơn.
·
Emotional abuse starts hacking away at the person’s self-esteem, which is already quite
low to begin with. His vulnerability to emotionally abusive attacks is brought
on by existing feelings of inferiority, self-doubt, and a general lack of
confidence. By piling on the abuse, the person will feel even smaller, since
his initial impressions of himself are, in a way, validated or confirmed. For example,
a husband never misses pointing out how incompetent his wife is, and this eats
away at the wife, who is already suffering from a low self-esteem because of
her current unemployed state. As a result, she tends to be sullen and quiet as
she stays home to do housework.
· Lạm dụng cảm xúc bắt đầu
làm mất đi lòng tự trọng của người đó, vốn dĩ đã
khá thấp ngay từ đầu. Tính dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công lạm dụng cảm
xúc là do cảm giác tự ti, nghi ngờ bản thân và thiếu tự tin hiện có. Khi chồng
chất thêm sự lạm dụng, người đó sẽ cảm thấy mình càng bé nhỏ hơn, vì theo một
cách nào đó, ấn tượng ban đầu của anh ta về bản thân đã được xác thực hoặc xác
nhận. Ví dụ, một người chồng không bao giờ ngừng chỉ ra người vợ của mình kém cỏi
như thế nào, và điều này ăn mòn dần người vợ, người vốn đã rất tự ti vì tình trạng
thất nghiệp hiện tại của mình. Do đó, cô ấy có xu hướng ủ rũ và ít nói khi ở
nhà làm công việc nhà.
·
Repetitive emotional abuse can shape one’s self-worth. The repetition or constant
exposure to the abuse is likely to have a hypnotic effect, so that the person
will start to believe whatever abusive things he is told. In the example above,
the barrage of verbal abuse and insult about her supposed incompetence and
worthlessness may eventually become fact for the wife, who will start to
believe that she really can’t do anything right.
· Lạm dụng cảm xúc nhiều lần
có thể định hình giá trị bản thân của một người. Việc lặp đi lặp lại hoặc liên tục bị lạm dụng có thể có tác động
thôi miên, để người đó bắt đầu tin vào bất cứ điều lạm dụng mà họ bị nói. Trong
ví dụ ở trên, hàng loạt lời chửi bới và lăng mạ về sự kém cỏi và vô dụng của người
vợ cuối cùng có thể trở thành sự thật, cô sẽ bắt đầu tin rằng mình thực sự
không thể làm gì đúng được.
·
Emotional abuse is likely to make the recipient shoulder all the
blame. At
some point, the abused may start looking around and questioning why she is
going through these difficulties or subjected to that abuse. But if the
emotional abuse has done its job and has become deeply embedded in her psyche,
she will find no one else to blame but herself. Thus, she will end up blaming
herself for everything: for the misery she is going through, for her
shortcomings, for every little thing that is going wrong, and even for the
abusive behavior of the other person. In fact, she will even come to the point
that she thinks she deserves being treated in that manner. She had it coming;
her husband would not have been verbally attacking her if she had been better
and more competent.
· Lạm dụng cảm xúc có khả
năng khiến người bị lạm dụng phải gánh mọi sự khiển trách. Tại một số thời điểm, người bị lạm dụng có thể bắt đầu nhìn
quanh và đặt câu hỏi tại sao cô ấy lại gặp phải những khó khăn này hoặc phải chịu
đựng sự lạm dụng đó. Nhưng nếu sự lạm dụng cảm xúc đã hoàn thành công việc của
nó và đã ăn sâu vào tâm lý của cô ta, cô sẽ thấy không có ai ngoài mình phải chịu
khiển trách. Vì vậy, cô ấy sẽ kết thúc bằng việc tự trách bản thân về mọi thứ:
về những đau khổ mà cô ấy đang trải qua, về những thiếu sót của cô ấy, về mọi
điều sai trái nhỏ nhặt, và thậm chí về hành vi lạm dụng của người kia. Trên thực
tế, cô ấy thậm chí sẽ đến mức nghĩ rằng cô ấy xứng đáng bị đối xử như vậy. Cô sẽ
như vậy; chồng cô sẽ không công kích cô bằng lời nói nếu cô giỏi hơn và có năng
lực hơn.
·
Emotional abuse can result to trauma, which can be permanent. Psychological trauma
is a likely result in the worst cases of emotional abuse. The abused may end up
suffering from anxiety and chronic depression, and even post-traumatic stress
disorder. Now, trauma is something that cannot be easily treated or cured, and
it usually takes time before one can fully get over it. For many, they are
never able to completely be free of their trauma, even if they are able to put
it under control. This also has an overall effect on how the person will
conduct himself onward. It will cause strains in his current relationships, and
may also impair him from forming new ones in the future. The effects of the
trauma will be so far-reaching that life, as he used to know it, will no longer
be the same.
· Lạm dụng cảm xúc có thể dẫn đến tổn thương, có thể là vĩnh viễn. Tổn thương tâm lý có thể
là kết quả những trường hợp lạm dụng cảm xúc xấu nhất. Người bị lạm dụng có thể
bị lo âu và trầm cảm mãn tính, và thậm chí là rối loạn căng thẳng sau chấn
thương. Giờ đây, tổn thương là thứ không thể dễ dàng điều trị hoặc chữa khỏi,
và thường cần thời gian để người ta có thể hoàn toàn vượt qua nó. Đối với nhiều
người, họ không bao giờ có thể hoàn toàn thoát khỏi tổn thương của mình, ngay cả
khi họ có thể kiểm soát nó. Điều này cũng gây ảnh hưởng tổng thể đến cách người
đó sẽ đối xử với bản thân sau này. Nó sẽ gây ra những căng thẳng trong các mối
quan hệ hiện tại của anh ấy và cũng có thể khiến anh ấy không thể hình thành thêm
những mối quan hệ mới trong tương lai. Ảnh hưởng của chấn thương sẽ sâu rộng đến
mức cuộc sống, như họ từng biết, sẽ không còn như xưa nữa.
·
Emotional abuse can lead to other, more serious health problems. When their emotions
can no longer deal with the blows, it is their body that will likely start
reacting. The stress and trauma brought on by constant exposure to emotional
abuse will take their toll on the human body, and various illnesses can come
up.
· Lạm dụng cảm xúc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, nghiêm trọng hơn. Khi cảm xúc của họ không còn có thể đối phó với những cú đánh ập đến, cơ thể của họ có thể sẽ bắt đầu phản ứng lại. Căng thẳng và chấn thương do liên tục bị lạm dụng cảm xúc sẽ gây tổn hại cho cơ thể con người, và nhiều bệnh tật khác có thể phát sinh.

When
emotional abuse is mentioned, the first scenarios that come to mind where it is
likely to take place are in intimate relationships and domestic settings. We
immediately picture couples and family members inflicting and receiving
emotional abuse from one another. Meanwhile, the typical victim of emotional
abuse, at least in most everyone’s mind, is that of a weak and defenseless
child, or an adult who is visibly weaker or inferior to the person doling out
the abuse.
Khi đề cập đến lạm dụng cảm xúc, các viễn
cảnh đầu tiên nghĩ đến nơi nó có khả năng xảy ra là trong các mối quan hệ thân
mật và bối cảnh gia đình. Chúng tôi ngay lập tức hình dung ra các cặp vợ chồng
và các thành viên trong gia đình đang xâm hại và lạm dụng cảm xúc của nhau.
Trong khi đó, nạn nhân điển hình của lạm dụng cảm xúc, ít nhất là trong suy
nghĩ của hầu hết mọi người, thường là một đứa trẻ yếu ớt và không có khả năng
tự vệ, hoặc một người lớn trông yếu ớt hơn hoặc thua kém rõ ràng hơn so với
người lạm dụng.
However,
emotional abuse can also take place among professionals, in decidedly formal
and business-like settings. This shouldn’t come as a surprise, when you think
about it, especially when you take into account the often competitive
atmosphere in the workplace. Despite efforts to promote a culture of teamwork
and promoting harmonious working relationships in the workplace, companies and
businesses still face issues on workplace conflicts, low worker productivity,
high employee turnover, and overall low employee satisfaction – all because of
emotional abuse being a pervasive presence in the workplace.
Tuy nhiên, lạm dụng cảm xúc cũng có thể xảy
ra giữa các chuyên gia, trong các môi trường công sở và giống như kinh doanh.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn nghĩ về nó, đặc biệt là khi bạn
tính đến bầu không khí cạnh tranh thường xuyên ở nơi làm việc. Bất chấp những
nỗ lực thúc đẩy văn hóa làm việc theo nhóm và thúc đẩy mối quan hệ làm việc hài
hòa tại nơi làm việc, các công ty và doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với các vấn đề
về xung đột nơi làm việc, năng suất lao động thấp, sự thay đổi nhân viên nhanh
và mức độ hài lòng của nhân viên nói chung là thấp - tất cả là do lạm dụng cảm
xúc đang phổ biến tại nơi làm việc.
The
workplace is actually an ideal nesting place for emotional abuse, since it
serves as a perfect breeding ground for various negative emotions such as
jealousy, envy, competitiveness, and insecurity. The hierarchy usually found in
the workplace means that there are varying levels of authority; in that
respect, a power imbalance is already in place.
Nơi làm việc thực sự là chỗ ẩn náu lý tưởng
cho sự lạm dụng cảm xúc, vì nó là nơi sinh trưởng hoàn hảo cho những cảm xúc
tiêu cực khác nhau như ghen tỵ, đố kỵ, cạnh tranh và bất an. Hệ thống cấp bậc
thường thấy ở nơi làm việc có nghĩa là có nhiều cấp độ quyền hạn khác nhau; do
khía cạnh đó, sự mất cân bằng quyền lực đã sẵn có.
The
phrase “workplace bullying” was coined to describe this type of emotional abuse
at work, and it is used to describe the acts of “harassing, offending, and
socially excluding someone, or negatively affecting someone’s work tasks” and
often includes “personal attacks,
social ostracism, and a multitude of other painful messages and hostile
interactions.”
Cụm từ “bắt nạt tại nơi làm việc” được đặt ra
để mô tả loại lạm dụng cảm xúc này tại nơi làm việc và nó được sử dụng để mô tả
các hành vi “quấy rối, xúc phạm và loại trừ ai đó về mặt xã hội hoặc làm ảnh
hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ công việc của ai đó” và thường bao
gồm “các cuộc công kích cá nhân , sự tẩy chay xã hội, vô số các thông điệp
đau đớn khác và các tương tác không mấy thân thiện ”.
Bullying
and abuse in the workplace is claimed to be a worldwide phenomenon, not just affecting
workers in the Western hemisphere. In fact, according to a study conducted by Pai and
Lee on the risk factors for workplace violence among nurses in Taiwan, 51.4% of
the respondents were victims of verbal abuse. This clearly proves that, despite
cultural differences, bullying and other forms of workplace abuse can happen –
and are happening – everywhere.
Bắt nạt và ngược đãi tại nơi làm việc được
cho là một hiện
tượng toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến người lao động ở phíaTây bán cầu.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu do Pai và Lee thực hiện về các yếu tố nguy cơ
dẫn đến bạo lực tại nơi làm việc của các y tá tại Đài Loan, 51,4% số người được
hỏi là nạn nhân của việc lạm dụng bằng lời nói. Điều này chứng minh rõ ràng
rằng, bất chấp sự khác biệt về văn hóa, bắt nạt và các hình thức lạm dụng khác
tại nơi làm việc có thể xảy ra - và đang xảy ra - ở khắp mọi nơi.
Workplace
bullying can arise in many instances, and it is not just restricted between a
subordinate and his superior. In fact, many cases of emotional abuse in the
workplace also take place between and among co-workers, who are supposedly
colleagues and, in the hierarchy of the organizational structure, are equals.
This implies that differences in position and rank are not the only “power”
factors at play, since it may also be attributed to a social power imbalance.
Bắt nạt tại nơi làm việc có thể phát sinh
trong nhiều trường hợp, và nó không chỉ giới hạn giữa cấp dưới và cấp trên.
Trên thực tế, nhiều trường hợp lạm dụng cảm xúc tại nơi làm việc cũng diễn ra
giữa những người làm việc cùng nhau, những người được cho là đồng nghiệp và
theo thứ bậc của cơ cấu tổ chức là bình đẳng. Điều này ngụ ý rằng sự khác biệt
về vị trí và cấp bậc không phải là yếu tố “quyền lực” duy nhất, khi nó cũng có
thể được quy vào sự mất cân bằng quyền lực xã hội.
But
how can you definitively tell that there is, indeed, emotional abuse at work?
Nhưng làm thế nào bạn có thể chắc chắn rằng thực
sự có lạm dụng cảm xúc tại nơi làm việc?
Have
a quick break and learn about the four bully types at work.
Hãy nghỉ một chút và tìm hiểu về bốn kiểu bắt
nạt tại nơi làm việc.
Originally,
the Duluth
Model:
Power and Control Wheel was developed in 1984 as a tool for the conduct of
studies on domestic violence. Patricia G. Barnes of Abuser Goes To Work tweaked it to come
up with the Workplace
Power and Control Wheel, which describes all the indications that psychological abuse
exists in the workplace.
Ban đầu, Mô hình Duluth: Vòng
quay Quyền lực và Kiểm soát được phát triển vào năm 1984 như một công cụ để
thực hiện các nghiên cứu về bạo lực gia đình. Patricia G. Barnes từ Abuser Goes To Work
đã điều chỉnh nó để đưa ra Vòng quay Quyền lực và Kiểm soát tại Nơi làm việc,
mô tả tất cả các dấu hiệu cho thấy bạo hành tâm lý có tồn tại ở nơi làm việc.
Emotional Control - Kiểm soát cảm xúc
This
refers to the most straightforward forms of verbal and emotional aggression
employed by abusers.
Điều này đề cập đến các hình thức gây sự bằng lời nói và tình cảm thẳng thắn nhất mà những kẻ lạm dụng sử dụng.
·
The abuser takes every opportunity to deliver insults and put-downs to his
target, either by saying it to the latter’s face or delivering the barbs in a
roundabout and indirect manner. Some may be sly about it, pretending to be
civil and nice, their body language and facial expression in direct
contradiction with the words coming out of their mouths. But some may opt to do
it in an openly hostile manner, clearly leaving no room for doubt that they
mean what they are saying.
· Kẻ lạm dụng tận dụng mọi
cơ hội để đưa ra những lời lăng mạ và hạ thấp
đối tượng của mình, bằng cách nói thẳng vào mặt người đó hoặc đưa ra những lời
lẽ gai góc theo cách vòng vo và gián tiếp. Một số người có thể ranh mãnh, giả vờ
tỏ ra lịch sự và tử tế, ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của họ trái ngược trực tiếp
với những lời thốt ra từ miệng họ. Nhưng một số người có thể chọn làm điều đó
theo cách thù ghét công khai, rõ ràng không có nghi ngờ về việc họ muốn nói.
·
Name-calling is one of the most recognizable form of verbal abuse, with
the abuser using offensive names and insulting language to one-up the target of
his abuse. He uses these to win an argument. He also resorts to name-calling to
sway or persuade others to reject or condemn his target, or anything that has
to do with him. This is also a favorite method when the abuser wants to
establish his superiority over the target.
· Đặt tên là một trong những hình thức lạm dụng bằng lời nói dễ nhận biết
nhất, với việc kẻ lạm dụng sử dụng những cái tên công kích và ngôn ngữ xúc phạm
để một trong những mục tiêu bị lạm dụng. Anh ta sử dụng những thứ này để giành
chiến thắng trong một cuộc tranh luận. Anh ta cũng sử dụng cách đặt tên để lay
chuyển hoặc thuyết phục người khác từ chối hoặc lên án đối tượng anh ta hướng tới,
hoặc bất cứ điều gì liên quan đến anh ta. Đây cũng là một phương pháp ưa thích
khi kẻ bạo hành muốn thiết lập ưu thế của mình so với đối tượng.
·
Giving the silent treatment is a non-verbal way
of toying with the emotions of the abused. In other instances, the silent
treatment may be accompanied by glares and looks of open hostility. The abused
will initially be baffled at the reason why he is being given the cold
shoulder, and this will eat away at him, until it affects his concentration and
focus at work. Usually, the abuser will not make any attempt to explain why,
since he enjoys the confusion and bewilderment being experienced by the target.
· Đối xử với sự im lặng là một cách không lời nhằm đùa giỡn với cảm xúc của người bị bạo
hành. Trong những trường hợp khác, sự đối xử im lặng có thể kèm theo những cái
nhìn trừng trừng và thái độ thù địch công khai. Ban đầu, người bị bạo hành sẽ bối
rối về lý do tại sao mình lại bị đối xử lạnh nhạt, và điều này sẽ ăn mòn dần họ,
cho đến khi nó ảnh hưởng đến sự tập trung và trọng tâm trong công việc của họ.
Thông thường, kẻ bạo hành sẽ không cố gắng để giải thích lý do tại sao, vì hắn
thích thú với sự bối rối và hoang mang của đối tượng.
·
The emotional abuser will revel in publicly humiliating his
target,
so he may choose to deliver his putdowns and barbed remarks when there are
other people around. He will deliver his attacks in front of the other
employees and, worse, even in front of the bosses, especially when putting the
other down may potentially benefit him. For instance, if there is a promotion
hanging in the balance, or there is a project awaiting approval, and the abuser
sees the target as a threat or a rival, he won’t hesitate to resort to public
humiliation to get his way. This is an oft-used action for co-worker sabotage.
· Kẻ bạo hành cảm xúc sẽ say sưa hạ nhục mục tiêu của mình một cách công khai, vì vậy hắn có thể lựa chọn thốt ra những lời trách móc và nhận xét gay gắt khi có những người khác xung quanh. Hắn sẽ tung ra những đòn tấn công của mình trước mặt các nhân viên khác và tệ hơn là ngay cả trước mặt các ông chủ, đặc biệt là khi hạ thấp người khác có thể có lợi cho hắn. Ví dụ như nếu có một cơ hội thăng chức đang cân bằng hoặc có một dự án đang chờ phê duyệt và kẻ lạm dụng coi mục tiêu là một mối đe dọa hoặc đối thủ, hắn ta sẽ không ngần ngại thực hiện sỉ nhục trước công chúng để đạt mục đích. Đây là một hành động thường được sử dụng để phá hoại đồng nghiệp.
·
Stay calm and keep your cool. Maintain a decent
and civil attitude even in the face of these emotional aggressions, even when
the abuser starts to rant and rage at you. Losing your temper not only
increases the likelihood of an ugly confrontation, it also puts you in a more
vulnerable position. Remember, the abuser will feed off your discomfort and
misery. The moment he sees that he is able to provoke you and get a rise out of
you, this will motivate him to continue with his abuses, and be more creative
with them. If you can’t be calm after a particularly ruthless tirade, the
safest thing to do would be to walk away, get some air, breathe in and out,
until you have calmed down. That is the only time you should walk back in to
talk to him.
· Bình tĩnh và giữ mình. Hãy duy trì một thái độ đàng hoàng và lịch sự ngay cả khi đang
đối mặt với những hành vi gây hấn cảm xúc này, ngay cả khi kẻ bạo hành bắt đầu
giận dữ và mắng nhiếc bạn. Mất bình tĩnh không chỉ làm tăng khả năng xảy ra một
cuộc đối đầu xấu xí mà còn khiến bạn dễ bị tổn thương hơn. Hãy nhớ rằng, kẻ bạo
hành sẽ khiến bạn khó chịu và đau khổ. Khoảnh khắc hắn ta thấy rằng có thể
khiêu khích bạn và nổi bật hơn bạn, điều này sẽ thúc đẩy hắn ta tiếp tục những
hành vi lạm dụng của mình và sáng tạo hơn nữa. Nếu bạn không thể bình tĩnh sau
một cơn bão tố tàn nhẫn, điều an toàn nhất nên làm là hãy bỏ đi, hít thở một
chút không khí, hít vào thở ra cho đến khi bạn bình tĩnh lại. Đó là thời điểm duy
nhất bạn nên quay lại để nói chuyện với người đó.
·
Talk to the abuser with confidence and a rational attitude, looking them
straight in the eye the whole time. If you can conduct the conversation in full
view of the other employees that were witnesses to those abuses, that would be
even better. Ask the abuser to stop what he is doing, and make it clear that
you will not stand for it. You can also tell him that, if he doesn’t stop, you
will not hesitate to report him to your supervisors.
· Nói chuyện với kẻ bạo hành
một cách tự tin và thái độ hợp lý, nhìn thẳng
vào mắt hắn mọi lúc. Nếu bạn có thể thực hiện cuộc trò chuyện trước cái nhìn đầy
đủ của các nhân viên khác, những người từng là nhân chứng cho những hành vi lạm
dụng đó, điều đó sẽ tốt hơn nữa. Hãy yêu cầu kẻ bạo hành dừng việc hắn ta đang
làm và nói rõ rằng bạn sẽ không ủng hộ việc đó. Bạn cũng có thể nói với hắn rằng,
nếu không dừng lại, bạn sẽ không ngần ngại báo cáo hắn với người giám sát của bạn.
·
If, despite that, the aggression continues, then it is high time
to report the matter to your supervisors or higher-ups, complete with
documentation on the details of the acts of abuse you experienced, and your
futile efforts to fix things.
· Bất chấp điều đó, nếu hành
vi gây hấn vẫn tiếp diễn, thì đã đến lúc bạn phải báo cáo vấn đề này với người
giám sát hoặc cấp trên của bạn, cung cấp đầy
đủ tài liệu về chi tiết hành vi lạm dụng mà bạn đã trải qua và những nỗ lực sửa
chữa mọi thứ của bạn là vô ích.
·
Do not hesitate to point out the error of his ways or,
specifically, his attacks. More often than not, verbal abuse involve digs and attacks on
the victim’s personal life and matters. If this is the case with you, go right
ahead and let him know how unprofessional he is being by getting your personal
life mixed up with things at the workplace. This is also an excellent way to
set boundaries and show the abuser – and other co-workers – that you are
serious about separating your personal and professional lives.
· Đừng ngại chỉ ra lỗi sai
trong cách làm hoặc cụ thể là các cuộc công kích của hắn. Thường xuyên làm còn hơn không, lạm dụng bằng lời nói liên quan
đến việc đào sâu, tấn công vào cuộc sống và các vấn đề cá nhân của nạn nhân. Nếu
bạn rơi vào trường hợp này, hãy tiếp tục và cho người đó biết hắn đang thiếu
chuyên nghiệp như thế nào khi khiến cuộc sống cá nhân của bạn bị xáo trộn với
những chuyện tại nơi làm việc. Đây cũng là một cách tuyệt vời để lập ra ranh giới
và cho kẻ bạo hành - và các đồng nghiệp khác - thấy rằng bạn nghiêm túc trong
việc tách biệt cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của mình.
If
getting the silent treatment is bad enough already, completely shutting down
(and out) a person is bound to achieve the same results, making him feel
rejected, isolated and alone.
Nếu việc đối xử im lặng đã đủ tồi tệ rồi, thì
việc ngăn cách (và ngăn sự hiện diện) hoàn toàn một người chắc chắn cũng sẽ đạt
kết quả tương tự, khiến anh ta cảm thấy bị từ chối, bị cô lập và đơn độc.
·
The target finds himself excluded from social events and
gatherings involving co-workers. Short of not being invited, he will be left
alone and largely ignored. For example, in an upcoming teambuilding activity
within the department, the abuser may initiate actions to have his target’s
name removed from the list.
· Mục tiêu nhận ra mình bị
loại khỏi các sự kiện xã hội và các cuộc tụ họp có sự tham gia của đồng
nghiệp. Nếu không được mời, anh ta sẽ bị bỏ lại một mình và phần lớn là bị phớt
lờ. Ví dụ như trong một hoạt động xây dựng nhóm sắp tới của bộ phận, kẻ bạo
hành có thể bắt đầu hành động nhằm xóa tên mục tiêu của mình khỏi danh sách.
·
Important meetings and work-related planning events may be
conducted, and the target
will only find out about them when they are already over. This
is no thanks to the abuser intercepting messages or memos providing
notification of the meetings.
· Các cuộc họp quan trọng và các sự kiện lập kế hoạch liên quan đến
công việc có thể tiến hành, và mục tiêu
sẽ chỉ biết về chúng khi chúng đã kết thúc. Điều này không chỉ vì kẻ lạm dụng
đã chặn các tin nhắn hoặc giấy nhớ cung cấp thông báo về các cuộc họp.
·
During meetings or important conversations about work, the abuser will refute everything the target
says, and even shoots down some of his ideas, saying they are
silly or not feasible, even when they have some potential. This also
demonstrates how little respect the abuser has for the feelings of the target.
· Trong các cuộc họp hoặc các cuộc trò chuyện quan trọng về công
việc, kẻ bạo hành sẽ bác bỏ mọi thứ mà mục
tiêu nói, và thậm chí bác bỏ một số ý tưởng của anh ta, nói rằng chúng ngớ
ngẩn hoặc không khả thi, ngay cả khi nó có một số tiềm năng. Điều này cũng cho
thấy kẻ bạo hành ít tôn trọng cảm xúc của mục tiêu như thế nào.
·
Being ignored by someone for long periods can take its toll on one’s
self-esteem. If the target is already having a hard time dealing with
being given a rude brush-off or subjected to silent treatment without him
knowing the reason for it, it is doubly worse when he is treated as if he does
not exist. On the hallways, when they are about to meet, the abuser will look
through him, as if he isn’t there. Basically, his very existence won’t even be
acknowledged by the abuser.
· Bị ai đó phớt lờ trong thời
gian dài có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của một người. Nếu mục tiêu đã gặp khó khăn khi đối mặt với việc bị lờ đi một
cách thô lỗ hoặc bị đối xử im lặng mà không biết lý do, thì điều đó còn tồi tệ
hơn gấp đôi khi anh ta bị đối xử như thể anh ta không tồn tại. Trên hành lang,
khi họ sắp gặp nhau, kẻ bạo hành sẽ nhìn xuyên qua anh ta, như thể anh ta không
có ở đó. Về cơ bản, sự tồn tại của anh ấy thậm chí còn không được kẻ bạo hành
thừa nhận.
·
Emotional abusers have a knack for making someone feel out of
place,
as if he does not belong in the workplace. Fitting in is very important for
employees in order to enable them to carry about their tasks effectively and
productively, but if they find difficulty in fitting in for the simple reason
that there is someone who makes them feel they are a wrong fit within the
workplace or the company, then they will definitely have a difficult time.
· Những kẻ lạm dụng cảm xúc có
sở trường khiến người khác cảm thấy lạc lõng, như thể
anh ta không thuộc về nơi làm việc. Sự phù hợp là rất quan trọng đối với nhân
viên để giúp họ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả và năng suất,
nhưng nếu họ cảm thấy có khó khăn trong việc hòa nhập với lý do đơn giản là có
ai đó khiến họ cảm thấy mình không phù hợp ở nơi làm việc hoặc công ty, thì họ
chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
·
Initiate a dialogue, and be direct about it. Ask the reasons for
his actions, and request that he stop. Essentially, you will be using a
defensive action that is the complete opposite of the offensive action used by
the abuser. He practices evasion to make you feel isolated, so you have to be
forward and honest when addressing the elephant in the room. Your directness
and resolve to take them head on will likely catch them by surprise and throw
them off their best-laid plans to make you feel alienated. This tough talking
approach will also get you some answers that you may use in the future to
improve your relationship with your co-workers. Yes, even with your abuser.
· Bắt đầu một
cuộc đối thoại và trực
tiếp về vấn đề. Hãy hỏi lý do hành động của người đó và yêu cầu hắn dừng lại. Về
cơ bản, bạn sẽ sử dụng một hành động phòng thủ hoàn toàn trái ngược với hành động
tấn công mà kẻ bạo hành sử dụng. Hắn sẽ thực hiện trốn tránh để khiến bạn cảm
thấy bị cô lập, vì vậy bạn phải tiến tới và trung thực khi đề cập vấn đề hắn
tránh né. Sự trực tiếp và quyết tâm của bạn để đối đầu với họ có thể sẽ khiến hắn
bất ngờ và khiến hắn không thực hiện được những kế hoạch tốt nhất làm bạn cảm
thấy bị xa lánh. Cách nói chuyện cứng rắn này cũng sẽ giúp bạn có được một số
câu trả lời mà bạn có thể sử dụng trong tương lai để cải thiện mối quan hệ với
đồng nghiệp. Và ngay cả với kẻ bạo hành của bạn.
·
If you do not trust yourself to be able to walk up to the abuser
and have that tough talk, you can approach a neutral party – maybe a co-worker
or a supervisor – and ask him to intervene, and be the one to talk to the
abuser.
· Nếu bạn không tin tưởng
mình có thể đến gặp kẻ bạo hành và nói chuyện cứng rắn đó, bạn có thể đến gặp một
bên trung lập - có thể là đồng nghiệp
hoặc người giám sát - và nhờ anh ta can thiệp và là người nói chuyện với kẻ bạo
hành.
Try
to develop yourself into becoming mentally stronger.
Hãy cố gắng phát triển bản thân trở nên mạnh
mẽ hơn về mặt tinh thần.
(còn tiếp)
----------
Tác giả: Anastasia Belyh
Link bài gốc: Signs of
Emotional Abuse at Work (and How to React)
Dịch giả: Nguyễn Thị Lê Hương -
ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi
chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Tên dịch giả] - Nguồn: ToMo
- Learn Something New".
Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều
không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook
ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông
tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập
sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng
tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
84 lượt xem