[ToMo] Thời Gian Sản Xuất Vs Chu Kỳ Sản Xuất: Điểm Khác Nhau Là Gì?
Có nhiều bước trong
quy trình sản xuất và việc giảm thiểu thời gian dành cho bất kỳ bước nào có thể
tăng năng suất và hiệu quả. Thời gian sản xuất và chu kỳ sản xuất là những
thước đo bạn có thể sử dụng để mô tả việc bạn có thể tạo ra hàng hóa nhanh và hiệu
quả như thế nào. Mặc dù có liên quan nhưng chúng áp dụng cho các quan điểm
riêng biệt trong sản xuất và phục vụ các chức năng khác nhau. Trong bài viết
này, chúng tôi đã định nghĩa thời gian sản xuất và chu kỳ sản xuất, so sánh hai
khái niệm, giải thích tầm quan trọng của chúng trong sản xuất hàng hóa, xem
xét vào các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và cung cấp
những mẹo làm sao để cải thiện được chu kỳ sản xuất.
Thời gian sản xuất là gì?
Thời gian sản xuất nói tới tổng thời gian có liên quan giữa việc nhận công việc và việc gửi một sản phẩm. Thời gian sản xuất bắt đầu khi khách hàng đặt hàng và kết thúc khi họ nhận được hàng. Do đó, nó bao gồm tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ xử lý đơn hàng và sản xuất đến vận chuyển.
Ví dụ: hãy tưởng tượng
một khách hàng gửi đơn đặt hàng vào ngày 11 tháng 5 và nhận được đơn vào ngày 1
tháng 6. Quá trình sản xuất có thể đã kết thúc sớm hơn nhiều và sản phẩm có thể
đã rời khỏi nhà máy một vài ngày trước khi ký nhận, nhưng tổng thời gian từ khi
đặt hàng đến khi nhận được về phía của khách hàng là 21 ngày, đó là thời gian
sản xuất. Thời gian sản xuất ngắn ám chỉ bạn hoàn thành đơn hàng nhanh hơn.
Điều đó có thể có lợi vì khách hàng của bạn có khả năng hài lòng hơn khi họ
nhận được đơn hàng sớm và bạn có thể kiếm được lợi nhuận lớn hơn bằng việc bán
càng nhiều hàng hóa.
Chu kì sản xuất là gì?
Thời gian chu kỳ biểu
thị mất bao lâu để hoàn thành một chu kỳ — hoặc sản xuất một đơn vị hàng hóa.
Chu kỳ sản xuất bao gồm hai phần: thời gian xử lý và thời gian trễ. Thời gian
xử lý là khi nhóm sản xuất đang tích cực làm việc để hoàn thành một đơn vị,
trong khi thời gian trễ là bất kỳ thời điểm nào mà nhóm phải đợi để hoàn thành
quy trình hoạt động tiếp theo. Ví dụ, trong một nhà máy sản xuất bánh quy, có thể
có những khoảng thời gian trì hoãn khi công nhân phải đợi lò nướng đạt đến
nhiệt độ thích hợp, trong những thời điểm đó, họ phải tạm dừng thời gian xử lý
của mình.
Để tính toán chu kỳ
sản xuất, bạn cần biết khi nào công việc thực tế bắt đầu theo một đơn đặt hàng
và thời điểm nó kết thúc, điều này tạo nên thời gian sản xuất ròng. Bạn cũng
cần biết tổng số đơn vị sản lượng. Bằng cách chia thời gian sản xuất ròng cho
số mặt hàng sản xuất, bạn có thể xác định thời gian trung bình để sản xuất một
đơn vị. Ví dụ: nếu một đơn đặt hàng bao gồm 200 đơn vị và nhóm dành ra 60 giờ
để sản xuất tất cả các mặt hàng, bạn sẽ lấy 60 chia cho 200 để ra 0,3 giờ cho
mỗi đơn vị. Điều này có nghĩa là việc sản xuất một mặt hàng chỉ mất khoảng 18
phút.
Hiểu biết về chu kỳ
sản xuất có thể hữu ích theo nhiều cách. Nó có thể là:
- Đo lường hiệu quả sản xuất: Chu kỳ sản xuất là thước đo mức độ nhanh chóng của một
nhóm có thể hoàn thành việc sản xuất một mặt hàng riêng. Chu kỳ sản xuất
càng ngắn, họ càng hoàn thành đơn hàng nhanh hơn.
- Xác định tổng quan khả năng sản
xuất: Chu kỳ sản xuất cũng cho biết
tổng đơn vị mà một nhóm có thể sản xuất là bao nhiêu.
- Nêu ra các thiếu sót trong sản
xuất: Chu kỳ sản xuất có thể chỉ ra
những lĩnh vực đang cần được cải thiện, như là việc kéo dài thời gian trì
hoãn hoặc thời gian xử lý không hiệu quả.
Thời gian sản xuất vs chu kì sản xuất
Mặc dù thời gian sản xuất và chu kỳ sản xuất đều xác định thời gian trong các quy trình sản xuất nhưng có một vài điểm mấu chốt khác biệt giữa chúng.
- Phạm vi: Thời gian sản xuất liên quan đến tất cả các quy trình
sản xuất trong khi chu kỳ sản xuất chỉ liên quan đến phần sản xuất mà
thôi.
- Chức năng: Thời gian sản xuất giúp khách hàng ước tính được
khoảng thời gian chờ giữa lúc đặt hàng và đến khi ký nhận, trong khi chu
kỳ thời gian lại giúp một doanh nghiệp xác định mức sản xuất của nó.
- Ứng dụng: Các doanh nghiệp có thể sử dụng thời gian sản xuất để
gia tăng sự hài lòng của khách hàng và họ có thể sử dụng chu kỳ sản xuất
để nâng cao hiệu quả và khả năng sản xuất.
Tầm quan trọng của thời gian sản xuất và chu
kỳ sản xuất
Thời gian sản xuất và
chu kỳ sản xuất là những yếu tố quan trọng trong sản xuất vì chúng góp phần vào
khả năng hoàn thành đơn đặt hàng của bạn một cách chính xác và nhanh chóng.
Thời gian sản xuất là đặc biệt quan trọng đối với sự hài lòng của khách hàng.
Khách hàng thường muốn nhận được đơn đặt hàng của họ càng nhanh càng tốt. Giao
hàng hóa cho khách hàng kịp thời giúp hàng trong kho của họ được bổ sung và
hoạt động kinh doanh của họ có khả năng kiếm được thu nhập, dẫn đến sự hài lòng
của khách hàng cao hơn và tăng khả năng tái đặt đơn trong tương lai.
Quản lý chu kỳ sản
xuất của bạn là một cách để cải thiện thời gian sản xuất và nó cũng có thể cung
cấp cho bạn lợi thế cạnh tranh. Nếu bạn có thể sản xuất hàng hóa nhanh hơn đối
thủ cạnh tranh mà không ảnh hưởng đến chất lượng, thì nhiều đơn đặt hàng sẽ đến
với bạn hơn. Điều này đặc biệt đúng với những hàng hóa có nhu cầu cao, được sản
xuất liên tục. Bạn càng có thể sản xuất nhiều, bạn càng có thể kiếm được nhiều
lợi nhuận.
Yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sản xuất
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sản xuất của bạn. Bao gồm:
- Không có sẵn nguyên liệu thô
- Giao hàng chậm
- Lỗi xử lý hoặc sản xuất
- Thời gian sản xuất từ các nhà cung cấp với đơn hàng của bạn lớn.
------------------------
Tác giả: Indeed Editorial Team
Link bài gốc: Lead Time Vs Cycle Time: What's The Difference?
Dịch giả: Chu Thị Khánh Linh - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Chu Thị Khánh Linh - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
201 lượt xem