Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public7 năm trước

[ToMo] Tư Duy Phản Biện

*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt-Anh

 

Tầm quan trọng của tư duy phản biện (The Importance of Critical Thinking)

Cho dù bạn là ai, bạn theo đuổi điều gì, hay tích lũy được kinh nghiệm nào, chúng ta đều thấy rõ được tầm quan trọng của việc tư duy phản biện. Trên thực tế, việc thiếu kỹ năng này sẽ đẩy con đường sự nghiệp của bạn tới cảnh được ăn cả, ngã về không vì hậu quả từ việc không có khả năng xử lí và phân tích thông tin một cách hiệu quả có thể rất nghiêm trọng.

No matter what walk of life you come from, what industry you’re interested in pursuing or how much experience you’ve already garnered, we’ve all seen firsthand the importance of critical thinking skills. In fact, lacking such skills can truly make or break a person’s career, as the consequences of one’s inability to process and analyze information effectively can be massive.

“Khả năng tư duy phản biện ở hiện tại quan trọng hơn bao giờ hết”, Kris Potrafka, nhà sáng lập và là giám đốc điều hành của Music Firsthand, cho hay. “Mọi thứ sẽ bị đe dọa nếu chúng ta không học cách để có thể tư duy phản biện hơn nữa”. Ông giải thích thêm, nếu ai đó không thể nghĩ phản biện, họ sẽ không chỉ có ít triển vọng thăng tiến trong sự nghiệp tại ngành họ quan tâm mà còn dễ dàng bị lừa bịp và thao túng.

“The ability to think critically is more important now than it has ever been,” urges Kris Potrafka, founder and CEO of Music Firsthand. “Everything is at risk if we don’t all learn to think more critically.” If people cannot think critically, he explains, they not only lessen their prospects of climbing the ladder in their respective industries, but they also become easily susceptible to things like fraud and manipulation.

Với suy nghĩ đó, bạn có khả năng sẽ thắc mắc về điều mình có thể làm để đảm bảo rằng mình không trở thành một trong những người như vậy. Việc phát triển khả năng tư duy phản biện cần tới những việc làm mang tính tập trung. Tốt nhất nên bắt đầu bằng việc khám phá định nghĩa về suy nghĩ phản biện và những kỹ năng bao gồm trong đó – một khi thực hiện, bạn có thể mạo hiểm đi tới câu hỏi cực kì quan trọng: Làm cách nào để tôi có thể cải thiện?

With that in mind, you’re likely wondering what you can do to make sure you’re not one of those people. Developing your critical thinking skills is something that takes concentrated work. It can be best to begin by exploring the definition of critical thinking and the skills it includes—once you do, you can then venture toward the crucial question at hand: How can I improve?

Đây không phải là chuyện dễ, đó là lí do tại sao chúng ta đặt mục đích nhằm phân nhỏ những thành phần cơ bản của tư duy phản biện và đưa ra những gợi ý về cách bạn có thể mài dũa kỹ năng của mình, cũng như trở thành một người tư duy phản biện tốt hơn.

This is no easy task, which is why we aimed to help break down the basic elements of critical thinking and offer suggestions on how you can hone your skills and become a better critical thinker.

 

Tư duy phản biện là gì? (What is critical thinking)

Thậm chí nếu bạn muốn trở thành một người tư duy phản biện giỏi hơn, thật khó để có thể cái thiện thứ mà bạn không thể hiểu. Tư duy phản biện là sự phân tích về một vấn đề hoặc tình huống và những sự việc, dữ liệu hoặc bằng chứng liên quan tới nó. May mắn thay, tư duy phản biện được thực hiện một cách có chủ đích – có nghĩa rằng không cần tới cảm xúc cá nhân, quan điểm hoặc thiên kiến – và nó hoàn toàn thiên về thông tin thật.

Even if you want to be a better critical thinker, it’s hard to improve upon something you can’t define. Critical thinking is the analysis of an issue or situation and the facts, data or evidence related to it. Ideally, critical thinking is to be done objectively—meaning without influence from personal feelings, opinions or biases—and it focuses solely on factual information.


Tư duy phản biện là một kỹ năng, nó cho phép bạn đưa ra những quyết định có tính logic và khách quan tốt nhất trong khả năng của bạn. Chẳng hạn, những đứa trẻ chưa có kỹ năng như vậy có thể sẽ tin rằng Tiên Răng đã đặt tiền dưới gối của chúng vì câu chuyện được kể bởi cha mẹ chúng. Trái lại, một người tư duy phản biện có thể nhanh chóng kết luận rằng sự tồn tại của những thứ như vậy là không có thực – dù cho có vài đô dưới gối của họ.

Critical thinking is a skill that allows you to make logical and informed decisions to the best of your ability. For example, children who have not yet developed such skills might believe the Tooth Fairy left money under their pillow based on stories their parents told them. A critical thinker, however, can quickly conclude that the existence of such a thing is probably unlikely—even if there are a few bucks under their pillow.

6 Kỹ năng tư duy trọng yếu và cách cải thiện chúng (6 Crucial critical thinking skills and how you can improve them)

Do không có tiêu chuẩn nào về những kỹ năng trong quá trình suy nghĩ phản biện, chúng tôi đã cô đọng lại thành sáu điều sau đây. Bên cạnh đó, bằng việc tập trung vào những điểm này, bạn sẽ có thể tiến bước trên con đường trở thành một người tư duy phản biện hiếm có.

While there’s no universal standard for what skills are included in the critical thinking process, we’ve boiled it down to the following six. Besides, focusing on these can put you on the path to becoming an exceptional critical thinker.

 

1. Nhận biết (Identification)

Bước đầu tiên để tư duy phản biện là nhận biết được hoàn cảnh, vấn đề và những nhân tố có thể ảnh hưởng tới nó. Một khi bạn thấy được một bức tranh rõ ràng về hoàn cảnh, con người, tập thể hoặc các nhân tố có thể bị ảnh hưởng, sau đó, bạn có thể bắt đầu đi sâu hơn vào vấn đề và những giải pháp tiềm năng.

The first step in the critical thinking process is to identify the situation or problem as well as the factors that may influence it. Once you have a clear picture of the situation and the people, groups or factors that may be influenced, you can then begin to dive deeper into an issue and its potential solutions.

Cách cải thiện: Mỗi khi đối mặt với một vấn đề, câu hỏi hoặc hoàn cảnh, hãy dừng lại để xem xét tình hống và hỏi những câu sau:

How to improve: When facing any new situation, question or scenario, stop to take a mental inventory of the state of affairs and ask the following questions:

Ai đang làm việc đó?

Lí do  khiến việc này xảy ra?

Kết quả cuối cùng là gì, và làm thế nào để có thể thay đổi chúng?

 

Who is doing what?

What seems to be the reason for this happening?

What are the end results, and how could they change?

 

2.  Nghiên cứu (Research)

Khi so sánh các lí lẽ về một vấn đề, khả năng nghiên cứu độc lập chính là chìa khóa. Các lí lẽ mang tính thuyết phục – điều đó có nghĩa rằng những sự thật và con số được biểu thị theo đó được biểu thị theo ý họ có thể sẽ thiếu về mặt ngữ cảnh hoặc từ những nguồn thiếu tin cậy. Cách tốt nhất để giải quyết là xác thực độc lập; hãy tìm ra nguồn thông tin và đánh giá.

When comparing arguments about an issue, independent research ability is key. Arguments are meant to be persuasive—that means the facts and figures presented in their favor might be lacking in context or come from questionable sources. The best way to combat this is independent verification; find the source of the information and evaluate.

Cách để cải thiện: Sẽ hữu ích để tìm ra những đánh giá không có nguồn. Liệu người đang đưa ra lí lẽ có nói về việc họ lấy thông tin đó từ đâu? Nếu bạn hỏi hoặc tự mình tìm và không thấy được câu trả lời rõ ràng, đó có thể được xem là điều đáng lo ngại. Việc biết rằng không phải nguồn nào cũng có giá trị tương đương là rất quan trọng – hãy dành thời gian để biết được sự khác biệt giữa bài viết thông thường và học thuật.

How to improve: It can be helpful to develop an eye for unsourced claims. Does the person posing the argument offer where they got this information from? If you ask or try to find it yourself and there’s no clear answer, that should be considered a red flag. It’s also important to know that not all sources are equally valid—take the time to learn the difference between popular and scholarly articles.

 

3. Xác định thiên kiến (Identifying biases)

Điều này có thể rất khó khăn, thậm chí đến cả những người thông minh nhất trong chúng ta có thể thất bại trong việc nhận biết các thiên kiến. Người tư duy phản biện tốt luôn cố gắng đánh giá thông tin một cách khách quan. Hãy nghĩ về bản thân như một thẩm phán, trong đó bạn muốn đánh giá nhận định của cả hai bên trong một cuộc tranh luận, nhưng bạn cũng sẽ cần nhớ rằng những thiên kiến sẽ tồn tại ở mỗi bên.

This skill can be exceedingly difficult, as even the smartest among us can fail to recognize biases. Strong critical thinkers do their best to evaluate information objectively. Think of yourself as a judge in that you want to evaluate the claims of both sides of an argument, but you’ll also need to keep in mind the biases each side may possess.

Điều quan trọng tương tự - và có lẽ khó khăn hơn – là việc học cách làm sao để bỏ qua thiên kiến của bản thân, thứ che mờ đi khả năng đánh giá của bạn. Potrafka khuyến khích rằng “Hãy có được sự can đảm để bàn luận và tranh cãi với suy nghĩ và phỏng đoán của bản thân”. “Điều này cần thiết cho việc học cách nhìn nhận sự việc từ các góc nhìn khác nhau”.

It is equally important—and arguably more difficult—to learn how to set aside your own personal biases that may cloud your judgement. “Have the courage to debate and argue with your own thoughts and assumptions,” Potrafka encourages. “This is essential for learning to see things from different viewpoints.”

Cách cải thiện: Ruth Wilson, giám đốc phát triển tại Học viện Brightmont cho hay :“Hãy thách thức bản thân trong việc nhận biết những bằng chứng, thứ hình thành nên niềm tin của mình, và xem xét liệu nguồn của bạn có đáng tin cậy hay không”

How to improve: “Challenge yourself to identify the evidence that forms your beliefs, and assess whether or not your sources are credible,” offers Ruth Wilson, director of development at Brightmont Academy.

Trước hết, bạn phải nhận thức rằng thiên kiến đó tồn tại. Trong khi đánh giá thông tin hoặc lí lẽ, hãy hỏi bản thân những câu sau:

Ai được lợi ích?

Liệu nguồn của thông tin này có xuất hiện với lịch trình?

Liệu nguồn có coi nhẹ, lờ đi hoặc đưa ra thông tin không ủng hộ tới quan điểm hoặc nhận định trước đó?

Liệu nguồn này có sử dụng ngôn ngữ không cần thiết để đánh lạc hướng nhận thức của khán giả về một sự việc?

 

First, you must be aware that bias exists. When evaluating information or an argument, ask yourself the following:

Who does this benefit?

Does the source of this information appear to have an agenda?

Is the source overlooking, ignoring or leaving out information that doesn’t support its beliefs or claims?

Is this source using unnecessary language to sway an audience’s perception of a fact?

 

4. Suy luận (Inference)

Khả năng suy luận và đi tới kết luận được dựa trên thông tin được thể hiện tới bạn là một kỹ năng quan trọng khác cho việc làm chủ kỹ năng tư duy phản biện. Thông tin không phải lúc nào cũng đến theo nghĩa đen. Bạn sẽ thường phải cần xem xét thông tin được đưa ra và đi tới kết luận dựa trên thông tin chưa được tinh gọn.

The ability to infer and draw conclusions based on the information presented to you is another important skill for mastering critical thinking. Information doesn’t always come with a summary that spells out what it means. You’ll often need to assess the information given and draw conclusions based upon raw data.

 

Khả năng suy luận cho phép bạn suy rộng ra và khám phá những kết luận khả quan khi xem xét một tình huống nhất định. Việc lưu ý rằng điều không phải kết luận nào đều đúng cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, nếu bạn đọc được rằng ai đó nặng 260 pound, bạn có thể kết luận rằng người đó béo phì hoặc sống không lành mạnh. Tuy nhiên, những điểm mốc thông tin như cân nặng và cấu tạo cơ thể có thể thay thế kết luận đó.

The ability to infer allows you to extrapolate and discover potential outcomes when assessing a certain scenario. It is also important to note that not all inferences will be correct. For example, if you read that someone weighs 260 pounds, you might infer they are overweight or unhealthy. Other data points like height and body composition, however, may alter that conclusion.

Cách cải thiện: Một suy luận là một suy đoán có tính giáo dục, và khả năng để suy luận chính xác của bạn có thể được mài giũa bằng việc cố gắng một cách ý thức để gom nhặt nhiều thông tin nhất có thể trước khi đi tới kết luận. Khi đối mặt với một tình huống hoặc hoàn cảnh mới để đánh giá, đầu tiên hãy thử lượm nhặt các manh mối – những thứ kiểu như đầu đề, ảnh và thống kê được thể hiện một cách nổi bật – và sau đó hỏi bản thân rằng bạn đang nghĩ chuyện gì đang xảy ra.

How to improve: An inference is an educated guess, and your ability to infer correctly can be polished by making a conscious effort to gather as much information as possible before jumping to conclusions. When faced with a new scenario or situation to evaluate, first try skimming for clues—things like headlines, images and prominently featured statistics—and then make a point to ask yourself what you think is going on.

 

5. Xác định sự liên quan (Determining relevance)

Một trong những phần khó nhằn nhất của tư duy phản biện ở những trường hợp mang tính thách thức là việc nhận ra được rằng thông tin nào quan trọng nhất đối với sự xuy xét của bạn. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ được cho biết những thông tin trông có vẻ quan trọng, nhưng chúng có thể hóa ra chỉ là dữ liệu thứ yếu.

One of the most challenging parts of thinking critically during a challenging scenario is figuring out what information is the most important for your consideration. In many scenarios, you’ll be presented with information that may seem important, but it may pan out to be only a minor data point to consider.


Cách cải thiện: Cách tốt nhất để trở nên giỏi hơn trong việc xác định sự liên quan là bằng việc thiết lập một hướng đi rõ ràng về điều mà bạn đang cố gắng làm sáng tỏ. Liệu bạn có đang phải tìm kiếm một giải pháp? Bạn có nên xác định một xu hướng? Nếu bạn làm sáng tỏ được mục tiêu cuối cùng, bạn có thể sử dụng điều này để thêm thông tin cho đánh giá của mình về điều có tính liên quan.

How to improve: The best way to get better at determining relevance is by establishing a clear direction in what you’re trying to figure out. Are you tasked with finding a solution? Should you be identifying a trend? If you figure out your end goal, you can use this to inform your judgement of what is relevant.

Tuy nhiên, dù có một mục tiêu rõ ràng, việc xác định được thông tin thực sự liên quan lại khá khó khăn. Chiến thuật để xử lí là việc tạo ra một danh sách những điểm dữ liệu được xếp theo thứ tự về tính liên quan. Khi bạn phân tích nó theo cách này, bạn có khả năng cuối cùng sẽ có được một danh sách bao gồm một vài mẩu thông tin liên quan có tính hiển nhiên ở phần đầu của danh sách, thêm vào đó là một vài điểm ở cuối mà bạn có khả năng sẽ bỏ qua. Từ đó, bạn có thể thu hẹp sự tập trung của mình vào những chủ đề ít rõ ràng nằm ở phần giữa trong danh sách để đánh giá hơn nữa.

Even with a clear objective, however, it can still be difficult to determine what information is truly relevant. One strategy for combating this is to make a physical list of data points ranked in order of relevance. When you parse it out this way, you’ll likely end up with a list that includes a couple of obviously relevant pieces of information at the top of your list, in addition to some points at the bottom that you can likely disregard. From there, you can narrow your focus on the less clear-cut topics that reside in the middle of your list for further evaluation.

 

6. Tò mò (Curiosity)

Việc ngồi lại và xem xét mọi thứ qua giá trị bề ngoài của chúng thực sự rất dễ dàng, nhưng điều đó cũng có thể là lí do dẫn đến thảm họa khi bạn phải đối mặt với một tình huống yêu cầu tư duy phản biện. Thật đúng rằng chúng ta đều tò mò một cách tự nhiên – hãy hỏi bất cứ bậc cha mẹ nào đã phải đối mặt với những đợt công kích bằng những câu hỏi “Tại sao?” từ con cái của họ. Khi chúng ta lớn lên, việc có được thói quen giữ lại sự thôi thúc để đặt câu hỏi sẽ dễ dàng hơn. Nhưng đó lại không phải là một cách tiếp cận đúng đắn cho việc tư duy phản biện.

It’s incredibly easy to sit back and take everything presented to you at face value, but that can also be a recipe for disaster when faced with a scenario that requires critical thinking. It’s true that we’re all naturally curious—just ask any parent who has faced an onslaught of “Why?” questions from their child. As we get older, it can be easier to get in the habit of keeping that impulse to ask questions at bay. But that’s not a winning approach for critical thinking.

Cách cải thiện: Trong khi một bộ óc tò mò có vẻ như là một thứ gì đó bạn được ban tặng từ khi sinh ra, bạn vẫn có thể đào tạo bản thân để bồi dưỡng sự tò mò đó một cách hiệu quả. Tất cả cần ở đây là một cố gắng có ý thức đẻ đặt ra những câu hỏi mở về những điều bạn thấy trong cuộc sống hàng ngày, và sau đó bạn có thể đầu tư thời gian để theo đuổi những câu hỏi đó.

How to improve: While it might seem like a curious mind is just something you’re born with, you can still train yourself to foster that curiosity productively. All it takes is a conscious effort to ask open-ended questions about the things you see in your everyday life, and you can then invest the time to follow up on these questions.

“Có khả năng đặt ra những câu hỏi mở là một kỹ năng quan trọng để phát triển – và cũng là điểm cộng cho việc có thể xem xét”, Potrafka cho biết.

“Being able to ask open-ended questions is an important skill to develop—and bonus points for being able to probe,” Potrafka says.

Trở thành một người tư duy phản biện giỏi hơn (Become a better critical thinker)

Việc tư duy theo hướng phản biện thực sự thiết yếu cho bất kì người nào tìm kiếm một sự nghiệp thành công tại đại học và một cuộc sống chuyên nghiệp có thành quả sau khi tốt nghiệp. Năng lực của bạn trong việc phân tích và đánh giá những đối tượng và tình huống theo cách khách quan sẽ luôn hữu ích. Hãy khơi dậy tiềm năng của mình bằng việc luyện tập và tinh lọc sáu kỹ năng tư duy phản biện ở trên.

Thinking critically is vital for anyone looking to have a successful college career and a fruitful professional life upon graduation. Your ability to objectively analyze and evaluate complex subjects and situations will always be useful. Unlock your potential by practicing and refining the six critical thinking skills above.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng thời gian tại đại học đóng vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển những khả năng tư duy phản biện của họ. Nếu bạn đang kiếm tìm cách cải thiện kỹ năng của mình theo hướng có thể tác động tới sự đi lên trong cuộc sống và sự nghiệp, học lên cao là một cách thú vị để đạt được điều đó.

Most professionals credit their time in college as having been crucial in the development of their critical thinking abilities. If you’re looking to improve your skills in a way that can impact your life and career moving forward, higher education is a fantastic venue through which to achieve that.

 

------------------------

Tác giả: Will Erstad

Link bài gốc: 6 Critical Thinking Skills You Need to Master Now
Dịch giả: Hùng Vũ -
ToMo: Learn Something New


(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Hùng Vũ- Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

884 lượt xem

lh-fulllh-x