Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public3 năm trước

[TopTip] 6 Cách Ghi Chép Hiệu Quả Cho Học Sinh, Sinh Viên

Việc ghi chép đòi hỏi người dùng phải biết tự tư duy trong quá trình tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng thật sự biết cách viết nào là phù hợp nhất và tốt nhất nên bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc một vài kỹ thuật ghi chép có hiệu quả. 
1. Ghi chú dạng xương (Skeleton Prose)

Đây là kiểu ghi chú phổ biến nhất. Các thông tin được sắc xếp theo đoạn văn với các tiêu đề rõ ràng, phù hợp với sách/báo bởi các phần được đưa ra lần lượt và có sắp xếp theo thứ tự. 

Kiểu ghi chú này có các ưu điểm như:

- Cách ghi chép truyền thống, đặc biệt đối với các bạn trẻ Việt Nam.

- Quá trình ghi chép khá dễ dàng và nhanh chóng vì đơn giản chỉ là lắng nghe một cách thụ động và chép lại. 

Tuy nhiên kiểu ghi chú này lại có một số nhược điểm như:

- Khó để thêm hay chỉnh sửa nội dung.

- Không chỉ ra được mối quan hệ giữa các phần khác nhau của bài.

- Dễ rơi vào tình trạng đọc - chép thụ động.

- Thường xuyên bị bạn bè xin xỏ mượn vở bởi quá đầy đủ và quá dễ hiểu.

 

2. Ghi chú dạng Cornell (Cornell Note-Taking System)

Phương pháp ghi chú này là một dạng ghi chú đặc biệt hiệu quả khi ghi chép trên lớp và ôn tập trước kì thi. Nó có thể dùng trong công việc hằng ngày, kể cả khi bạn tham gia các khóa học online, xem video trên mạng, đọc sách..vv. Để ghi chép theo phương pháp Cornell, bạn chia tờ giấy (hoặc trang vở) ghi chép của mình thành 2 cột: Cột bên trái để ghi các ý chính (hoặc các câu hỏi, các từ khóa), cột bên phải để ghi chép những chi tiết liên quan đến ý chính tương ứng ở bên trái. Ở phần cuối của trang giấy, bạn dành khoảng 5-7 dòng để ghi lại bản tóm tắt toàn bộ nội dung những  gì mình đã học. Một Cornell Notes có dạng như sau:

Khi xem video hoặc nghe một bài giảng, đọc một cuốn sách, hoặc khi gặp một ý mới quan trọng (có liên quan đến nội dung đang xem/nghe/đọc) thì bạn ghi sang cột bên trái. Sau đó, bạn ghi chép những chi tiết cần thiết của ý đó vào cột bên phải. Sau khi xem/nghe/đọc xong một phần hoặc toàn bộ nội dung thì bạn rà soát lại nhanh nội dung vừa học được và ghi lại tóm tắt ngắn ở phía cuối cùng của tờ giấy. Việc này giúp cho bạn có thể ghi nhớ lâu hơn, đồng thời cũng là lúc mà bạn suy nghĩ về nội dung đó. Đây là một hoạt động hữu ích để tăng cường tính hiệu quả của quá trình học tập. Một thời gian sau, nếu bạn cần tra cứu lại nội dung mà mình đã học thì bạn sử dụng tờ ghi chép này theo cách:

- Nếu cần rà soát lại các ý chính thì chỉ cần nhìn vào cột bên trái là đủ.

- Nếu cần tìm hiểu lại sâu hơn về nội dung (ví dụ, để chuẩn bị đi thi, lấy dữ liệu cho một buổi thuyết trình,…) thì cần đọc thêm cột bên phải.

- Nếu muốn giới thiệu với một người khác (ví dụ, nói chuyện, đề xuất cho người khác đọc một cuốn sách,…) thì chỉ cần sử dụng đoạn tóm tắt ở phía cuối trang ghi chú.

Phương pháp ghi chép này đã được chứng minh không chỉ có tác dụng ghi nhớ rất tốt mà còn đặc biệt hữu ích khi muốn áp dụng kiến thức học vào trong thực tế. 

Tuy nhiên dạng ghi chú này đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị trước và sau bài giảng.


 

3. Ghi chú dạng Sơ đồ tư duy (Mind Maps)

Sơ đồ tư duy là cách ghi chú và lưu trữ thông tin theo dạng bảng biểu trên giấy không dòng kẻ. Cách đơn giản nhất để tạo một sơ đồ tư duy là bắt đầu từ chính giữa trang giấy với tiêu đề lớn nhất- quan trọng nhất và từ đó tỏa ra các nhánh, từ các nhánh nhỏ này lại tiếp tục những nhánh khác nhỏ hơn.

Cách ghi chú này đã chứng tỏ được nhiều công dụng thần kỳ:

- Cho phép bạn thấy một lượng lớn thông tin chỉ trong 1 trang giấy

- Từ khóa quan trọng nhất luôn nổi bật ở giữa trang

- Thấy được sự kết nối giữa các ý

- Dễ dàng thêm bớt thông tin

Tuy nhiên, một vài người cho rằng Sơ đồ tư duy khó sử dụng khi bản thân họ không biết trước được cấu trúc bài giảng của giảng viên. Vì vậy phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi dùng để ôn tập, tổng hợp lại các kiến thức đã học. Bên cạnh đó, Sơ đồ tư duy là một phương pháp tuyệt vời để brainstorm hay tổ chức các ý khi viết một bài luận.

Ngoài các phương pháp trên thì còn có rất nhiều cách ghi chép mà bạn có thể tham khảo. Chỉ cần bạn hiểu rõ hai yếu tố quan trọng nhất của việc ghi chép thủ công bằng tay là: chủ động và rõ ràng. Nếu áp dụng tốt hai điều này thì việc ghi chép và ghi nhớ khối lượng lớn thông tin sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa.

 


4. Phương pháp đóng hộp (The boxing method) 

Phương pháp này vẫn chưa được biết đến rộng rãi nhưng theo thời gian thì nó đang ngày càng phổ biến hơn. Tất cả các ghi chú liên quan đều được đóng lại thành một khối hộp và mỗi hộp đại diện cho một phần chính của ghi chép, giúp giảm thời gian trong việc đọc và tìm kiếm. Do cách sử dụng khá đơn giản nên ta sẽ không bàn thêm.

Phương pháp này hiệu quả khi bạn có một môn học hoặc một bài học nào đó buộc phải chia vở thành 2 phần khác nhau.5 phương pháp ghi chép thông minh của người thông thái - BlogAnChoi. Làm sao để ghi chép một cách khoa học và hiệu quả? Làm sao để khi nhìn vào bản ghi chép ta có thể thấy ngay được những thông tin cần thiết? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá 5 cách ghi chép thông minh của người thông thái nhé! - BlogAnChoi. Phương pháp này vẫn chưa được biết đến rộng rãi nhưng theo thời gian thì nó đang ngày càng phổ biến hơn. Tất cả các ghi chú liên quan đều được đóng lại thành một khối hộp và mỗi hộp đại diện cho một phần chính của ghi chép, giúp giảm thời gian trong việc đọc và tìm kiếm. Do cách sử dụng khá đơn giản nên ta sẽ không bàn thêm.Phương pháp này được dùng khi nào ?Phương pháp này hiệu quả khi bạn có một môn học hoặc một bài học nào đó buộc phải chia vở thành 2 phần khác nhau.Ưu điểmTách và sắp xếp các ghi chép dưới dạng hộp.Giúp tập trung khi đọc.Cải thiện khả năng ghi nhớ mối liên hệ giữa các ghi chép.Thích hợp cho những người hay ghi chú trên Ipad.Nhược điểmKhông phù hợp với nhiều loại bài giảng, lớp học.Tốn thời gian để nối các hộp với nhau khi sử dụng.Đòi hỏi có chủ đề chính và các chủ đề phụ để tạo mối liên hệ.4. Phương pháp tạo bảng (The Charting method). https://bloganchoi.com/phuong-phap-ghi-chep-thong-minh/This article is referenced content from https://bloganchoi.com - 5 phương pháp ghi chép thông minh của người thông thái - BlogAnChoi. Làm sao để ghi chép một cách khoa học và hiệu quả? Làm sao để khi nhìn vào bản ghi chép ta có thể thấy ngay được những thông tin cần thiết? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá 5 cách ghi chép thông minh của người thông thái nhé! - BlogAnChoi. Phương pháp này vẫn chưa được biết đến rộng rãi nhưng theo thời gian thì nó đang ngày càng phổ biến hơn. Tất cả các ghi chú liên quan đều được đóng lại thành một khối hộp và mỗi hộp đại diện cho một phần chính của ghi chép, giúp giảm thời gian trong việc đọc và tìm kiếm. Do cách sử dụng khá đơn giản nên ta sẽ không bàn thêm.Phương pháp này được dùng khi nào ?Phương pháp này hiệu quả khi bạn có một môn học hoặc một bài học nào đó buộc phải chia vở thành 2 phần khác nhau.Ưu điểmTách và sắp xếp các ghi chép dưới dạng hộp.Giúp tập trung khi đọc.Cải thiện khả năng ghi nhớ mối liên hệ giữa các ghi chép.Thích hợp cho những người hay ghi chú trên Ipad.Nhược điểmKhông phù hợp với nhiều loại bài giảng, lớp học.Tốn thời gian để nối các hộp với nhau khi sử dụng.Đòi hỏi có chủ đề chính và các chủ đề phụ để tạo mối liên hệ.4. Phương pháp tạo bảng (The Charting method). https://bloganchoi.com/phuong-phap-ghi-chep-thong-minh/

Ưu điểm

  • Tách và sắp xếp các ghi chép dưới dạng hộp.

  • Giúp tập trung khi đọc.

  • Cải thiện khả năng ghi nhớ mối liên hệ giữa các ghi chép.

  • Thích hợp cho những người hay ghi chú trên Ipad.

Nhược điểm

  • Không phù hợp với nhiều loại bài giảng, lớp học.

  • Tốn thời gian để nối các hộp với nhau khi sử dụng.

  • Đòi hỏi có chủ đề chính và các chủ đề phụ để tạo mối liên hệ.

5. Phương pháp bản đồ (The mapping method)

Khi nội dung bài giảng đặc biệt nhiều, phương pháp bản đồ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Nó giúp sắp xếp các ghi chép bằng cách chia thành các nhánh, cho phép bạn thiết lập mối quan hệ giữa các ý với nhau. Bắt đầu bằng việc viết chủ đề chính ở đầu trang sau đó đi theo hình rễ cây, chia các ý/chủ đề phụ xuống bên dưới ý chính.

Ưu điểm

  • Dễ nhìn và đẹp mắt.

  • Có thể sử dụng để ghi chép thông tin chi tiết một cách ngắn gọn.

  • Dễ dàng chỉnh sửa ghi chú.

Nhược điểm

  • Khi thực hiện phương pháp này, bạn dễ lãng phí diện tích giấy ghi.

  • Dễ gây bối rối khi thông tin nằm ở sai vị trí trong quá trình ghi chú.

6. Phương pháp tạo bảng (The Charting method)

Đây là phương pháp lý tưởng đối với các việc ghi chép các loại dữ liệu dưới dạng dữ kiện và thống kê, cần phải học thuộc lòng. Thông tin sẽ được sắp xếp thành nhiều cột, tương tự như một bảng tính và mỗi cột đại diện cho một danh mục giúp dễ dàng so sánh các hàng với nhau.

Ưu điểm

  • Thông tin được cấu trúc rõ ràng.

  • Hiệu quả trong việc xem lại nội dung.

  • Các ghi chép dễ so sánh.

  • Giúp nhớ nhiều thông tin một cách dễ dàng.

Nhược điểm

  • Cực tốn thời gian.

  • Gần như không áp dụng được đối với các bài giảng có nội dung không rõ ràng.

  • Không hiệu quả đối với các loại thông tin dễ dàng được sắp xếp.

----------------------------------- 

Nguồn: Tổng hợp & Sưu tầm 

----------------------------------- 

(*) Follow Facebook TopTip - Chia Sẻ Bí Kíp Học Tập, Nghề Nghiệp, Cuộc Sống Thú Vị để đọc các bài viết khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(**) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại TopTip để chia sẻ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại đây

(***) Trở thành Đại sứ truyền thông TopTip tại đây 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

600 lượt xem

lh-fulllh-x