Thị Cẩm Tú Nguyễn@Kỹ Năng
3 năm trước
[TopTip] “ Lười Biếng Xã Hội” Tâm Lý Ỷ Lại Khi Làm Việc Nhóm (Social Loafing)
"Lười biếng xã hội" được biết đến là một tác nhân chính gây ảnh cản trở đến hiệu quả làm việc nhóm. Từ đó tạo nên sự thách thức trong công tác quản lý nhóm , từ việc tìm ra quy mô nhóm hợp lý cho đến việc hình thành văn hóa hợp tác trong nhóm.
1. Lười biếng xa hội là gì? ( Social Loafing )
Lười biếng xã hội được xem như hiện tượng tâm lý miêu tả xu hướng một người bỏ ít công sức hơn khi làm việc nhóm. Dù tất cả điều mang trên mình cùng một mục đích, mỗi cá nhân lại đóng góp ít hơn so với khả năng thật sứ của mình.
Thực tế tồn tại rất nhiều định nghĩa về lười biếng xã hội, nhưng định nghĩa do Steven Karau và Kipling Williams đề xuất được cho là hoàn chỉnh nhất. Sự suy giảm động lực và nổ lực được diễn ra khi các cá nhân thực hiện một công việc tập thể ( Collective Task ) so với thực hiện các công việc hợp tác ( Co-active Tasks ) hay công việc độc lập ( Individual Tasks ). Collective tasks hay hiểu đơn giản là công việc nhóm. Trong công việc tập thể, các cá nhân làm việc cùng những thành viên khác với cùng một mục tiêu. Vì thế, sự thể hiện của một cá nhân góp phần tạo nên sự tổng thể hiện của cả nhóm. Trái lại, các cá nhân làm việc trong môi trường hợp tác làm việc với sự có mặt của những người khác, nhưng phần nhiệm vụ của họ vẫn được phân biệt rõ ràng và mọi lúc. Những người làm việc độc lập không làm việc với sự có mặt của những người khác và phần nhiệm vụ của họ được phân biệt rõ ràng với nhau.
"Ăn không ngồi rồi" cũng gần như "lười biếng xã hội", nhưng nó được dùng giữa các học giả xã hội và kinh tế hơn. Các học giả tâm lí học và quản lí thì dùng thuật ngữ lười biếng xã hội để mô tả hạn chế nổ lực khi làm việc nhóm. Sự khác biệt của hai khái niệm này là mức độ hạn chế. Ví dụ, tất cả nhân viên hợp thức điều được hưởng phúc lợi về sức khỏe cho dù họ có tham gia vào kế hoạch bảo hiểm hay không. Do đó “ Ăn không ngồi rồi ” là chỉ những con người không bỏ ra gì nhưng vẫn nhận lại lợi ích. Lười biếng xã hội thì chỉ những cá nhân không bỏ hoàn toàn sức lực vào thành quả của nhóm.
2. Ví dụ lười biếng xã hội ( Example Of Social Loafing )
Khi giáo viên giao cho bạn một bài tiểu luận và phải hoàn thành nó trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông thường bạn sẽ chia ra từng phần và bắt tay vào làm. Nhưng nếu bài tiểu luận ấy được giao cho một nhóm, các thành viên sẽ được giao cho một nhiệm vụ cụ thể. Nhiều người có xu hướng bỏ ra ít công sức hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mình vì nghĩ các thành viên khác sẽ xem xét và chỉnh sửa giúp mình.
Trong một trường hợp khác, các thành viên khác mặc định rằng ai đó sẽ chịu trách nhiệm phần việc của họ, và cuối cùng bạn phải tự mình làm toàn bộ.
3. Lười biếng xã hội xuất hiện từ khi nào? ( When Social Loafing Appear ? )
Năm1913, giáo sư nông nghiệp Max Ringlemann, người đầu tiên nghiên cứu về sự lười biếng xã hội.
Đầu tiên ông đặt 14 người kéo một tải và kiểm tra sức mạnh mà mỗi người thực hiện. Ông cũng đặt một người kéo riêng lẻ, kết quả cho thấy khi một người kéo tải một mình, họ mạnh hơn so với khi tất cả cùng nhau.
Thí nghiệm này đã được lặp lại hai lần vào năm 1974 và 2005, điều cho ra kết quả tương tự.
Ringelmann’s Rope-Pulling Experiments
4. Vì sao lười biến xã hội xảy ra ? ( What Cause Social Loafing )
Hai nhà tâm lý học Simms và Nichols đã đề ra một cách giải quyết thích hợp:
Động lực ( Motivation ): Nếu các thành viên cảm thấy việc mình làm không nhận lại được gì, hay kết quả không quan trọng thì học sẽ bỏ ra ít công sức hơn.Trên thức tế, nếu không hứa hẹn một phần thưởng thì con người đã không cố hết sức mình mà làm việc được.
Sự trông đợi ( Expectations ): Các thành viên trong nhóm có xu hướng đề cao những người năng nổ, sáng dạ trong nhóm. Từ đó, những thành viên khác lui về sau và để người đó dẫn dắt ( thậm chí ôm đồm) tất cả công việc.
Phân hóa trách nhiệm ( Diffusion of responsibility ): Trách nhiệm cá nhân sẽ giảm đi đáng kể khi nó được chia điều trong một nhóm, vì cho rằng công sức bỏ ra sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến tập thể cho dù bạn có hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình như thế nào. Thay vì hao tốt sức lực của mình sao không để người khác nhận lấy trách nhiệm đó.
Quy mô nhóm ( Group Size ): Có một nghịch lý rằng số lượng thành viên càng đông thì năng suất càng giảm và ngược lại.
Theo thuyết tác động xã hội, mỗi cá thể điều có những ảnh hưởng độc lập.Nếu quy mô của nhóm tăng thì sự ảnh hưởng của họ sẽ giảm, năng suất làm việc sẽ giảm đi đáng kể.
Theo thuyết tìm năng và đánh giá: Kết quả đánh giá luôn dựa vào tập thể thay vì cá nhân, ở trong một môi trường quá đông đúc chúng ta có xu hướng “chìm”. Với những thành viên có sự nghiêm túc trong công việc sẽ cảm thấy năng lực bỏ ra sẽ không được ghi nhận và tán thưởng một cách công bằng. Ngược lại, một số người lại cảm thấy an tâm với tiêu chí “ làm ít hưởng nhiều” mà không bị phát hiện hoặc chỉ trích.
5. Hậu quả của lười biếng xã hội ( Consequences Of Social Loafing )
Mặc dù lười biếng xã hội làm hại đến sự thể hiện của nhóm và gây tổn hại đến tổ chức. Tuy vậy, hậu quả rõ ràng của lười biếng xã hội lại không nhiều lắm.
Khi một các nhân nhận thấy đồng nghiệp có đủ khả năng của mình đang lười biếng thì các cá nhân sẽ có xu hướng lười biếng lại, hiện tượng này được gọi là lười biếng trừng phạt ( Retributive Loafing ). Tuy nhiên trong một số trường hợp các đồng nghiệp khác sẽ nổ lực hơn để bù đắp vào sự thiếu sót của các đồng nghiệp khác. Tương tự khi nhiệm vụ đó có ý nghĩa với họ, những người không lười biếng sẽ cố gắng hơn để bù đắp cho sự thể hiện kém của những kẻ lười biếng ( hiện tượng này được gọi là bù đắp xã hội- Social Compensation). Dù thế nào đi nữa sự gia tăng năng suất làm việc để bù vào sự thiếu sót của những kẻ lười biếng theo thời gian sẽ làm tổn hại đến chính thể hiện công việc của họ cũng như tạo nên sự căng thẳng trong công quan hệ giữa các cá nhân.
6. Cách cải thiện lười biếng xã hội ( Improve Social Loafing )
Phân chia công việc phù hợp: Cụ thể hóa công việc của từng thành viên làm tăng tính trách nhiệm. Giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của công việc mà họ đang thực hiện cũng như ý thức được nổ lực họ phải bỏ ra để hoàn thành công việc.
Có Feedback đúng lúc: Sự tương tác trong quá trình làm việc nhóm luôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu suất làm việc. Nhận xét và đánh giá lẫn nhau góp phần giảm đi những sai sót trong quá trình làm việc. Ngoài ra, điều này cũng tạo sự gắn kết giữa các thành viên và tăng kỹ năng làm việc.
Giảm thiểu sự giúp đỡ không cần thiết: những sự giúp đỡ không cần thiết sẽ làm cho các thành viên ỷ lại vào người khác, năng suất làm việc sẽ bị giảm đi đáng kể.
Khuyến khích tinh thần nhóm: Tăng động lực bằng cách nhắc lại mục tiêu chung của nhóm. Không dừng lại ở mặt tinh thần, cả nhóm có thể cùng nhau bàn bạc về những phần thưởng hiện vật phù hợp.
-----------------------
(*) Follow Facebook TopTip - Chia Sẻ Bí Kíp Học Tập, Nghề Nghiệp, Cuộc Sống Thú Vị để đọc các bài viết khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(**) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại TopTip để chia sẻ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại đây
(***) Trở thành Đại sứ truyền thông TopTip tại đây
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
402 lượt xem