Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[TopTip] Sinh Viên Mới Ra Trường Viết CV Như Thế Nào Để Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng?

Là một sinh viên, sau 4 năm trên giảng đường, ai trong mỗi chúng ta cung mong muốn có thể tìm cho mình một công việc tốt và ổn định. Nhưng với một thị trường năng động, dồi dào và đầy tiềm năng như hiện nay. Để bạn có thể nắm trong tay cơ hội việc làm tốt nhất đòi hỏi bạn cần hải chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng và chỉnh chu mọi thứ dù nhỏ nhất. Bởi với một số lượng ứng viên nhiều kinh nghiệm, tài năng như hiện nay bạn sẽ phải chọi với rất nhiều đối thủ mạnh. Bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị khi bắt tay đi xin việc đó là đầu tư một chiếc CV thật xịn xò. Và ở bài viết này, mình sẽ gửi đến các bạn một số tips hữu ích để làm đẹp cho chiếc CV của bạn nhé!  

1. Nội Dung Và Hình Thức CV Là Yếu Tố Quan Trọng

Với mỗi đợt tuyển dụng, doanh nghiệp có thể nhận đến hàng trăm CV của các ứng viên, và số lượng có thể hơn đối với những doanh nghiệp nổi tiếng. Chính vì vậy, để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì yếu tố nội dung và hình thức sẽ quyết định rất cao.

Chình vì điều này, bạn cần chọn những mẫu CV mang tính chuyên nghiệp cao và phù hợp với đặc trưng của công ty bạn muốn ứng tuyển. Không nên lựa chọn những mẫu CV thiết kế rườm rà hay màu sắc quá loè loẹt, thiếu hài hoà, chuyên nghiệp cũng sẽ khó gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Một mẹo hay đó là bạn nên dùng màu chủ đạo của công ty để thiết kế cho CV của mình.

Bên cạnh đó, để nhà tuyển dụng có thể lưu lại thông tin của bạn trong trí nhớ. Hãy trình bày những nội dung một cách khoa học nhất. Nội dung không nên rườm rà và quá nhiều chữ. Một lưu ý rằng chiếc CV đẹp nếu bạn chỉ thiết kế trên một mặt A4. Bạn có thể tham khảo một số nội dung chính của một CV như: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, ... CV của bạn sẽ được chú ý hơn nếu bạn dẫn các đường link hoặc mã QR về những sản phẩm của bạn như BLog cá nhân, kênh youtube, ...

2. Kinh nghiệm Làm Việc Là Điều Mà Nhà Tuyển Dụng Luôn Để Ý Đầu Tiên

Đối với sinh viên mới ra trường, việc viết mục kinh nghiêm chắc hẳn sẽ là một vấn đề các bạn khá lo ngại. Bởi vì hiện nay hầu hết các công ty đều luôn đặt ra yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, những kinh nghiệm trong quá trình thực tập hay kinh nghiệm trong những công việc làm thêm mà bạn đã từng làm cũng có thể lựa chọn để ghi vào phần kinh nghiệm làm việc bản thân. Thậm chí là những hoạt động bạn tham gia ở trường như Câu lạc bộ, cộng tác viên dự án, ...

Để phần kinh nghiệm của bạn trở nên chuyên nghiệp và xịn xò hơn thì bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được sự tiến bộ qua những công việc bạn đã làm. Cụ thể bạn nên sắp xếp các công việc theo một trình tự thời gian nhất định. Cái nào gần nhất thì ghi ở đầu. Trong mỗi công việc bạn nên ghi tên tổ chức, thời gian gắn bó, tên vị trí công việc. Đặc biệt bạn nên tóm tắt về những trách nhiệm cũng như những hiệu quả mà bạn đạt được.

Còn nếu bạn vẫn chưa có trong tay bất kì một kinh nghiệm nào, hãy bắt tay vào với các vị trí thực tập sinh, cộng tác viên tại các tổ chức, dự án phi lợi nhuận để lấy kinh nghiệm ngay bây giờ nh

3. Kĩ Năng Là Thứ Quyết Định Bạn Đi Tiếp Hay Ở Lại

Kĩ năng trong CV cũng là một trong những yếu tố quyết định rằng CV của bạn có bị từ chối hay không. Khi tuyển dụng nhân viên thì nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc rằng bạn có đủ những kĩ năng để đảm nhận và chịu được những áp lực từ công việc hay không.

Giả sử với vị trí Marketing, kinh nghiệm của ứng viên 1 là kĩ năng thiết kế, tin học văn phòng. Kinh nghiêm của ứng viên thứ 2 là kĩ năng giao tiếp, phân tích và khảo sát hành vi khách hàng. Như vậy dù bạn ứng viên 1 có thành tích học tập cao hơn. Nhưng nếu bạn là nhà tuyển dụng bạn sẽ chọn ai?

CV là nơi bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thực sự phù hợp với vị trí công việc và văn hóa công ty hay không. Chính vì vậy, để mục kĩ năng của bạn hay ho hơn bạn nên dựa trên những yêu cầu của nhà tuyển dụng trong bài đăng tuyển dụng. Từ đó xác định đâu là những kĩ năng cần thiết và quan trọng cho vị trí mà bạn ứng tuyển.

Một lưu ý đó là khi trình bày phần kĩ năng trong CV các bạn không nên ước lượng kĩ năng của mình bằng các thanh đánh giá. Vì nhà tuyển dụng sẽ không tin vào những sự đánh giá đó. Họ không biết rằng bạn dựa vào hệ quy chiếu nào để đưa ra những đánh giá này. Thay vào đó bạn nên cụ thể hóa nó ra chi tiết. Cụ thể như kĩ năng sử dụng tiếng anh thì có thể như ở mức cơ bản giao tiếp, hay giao tiếp thành thạo, ...

4. Mục Tiêu Nghề Nghiệp - Cơ Hội Tăng Hiệu Quả Cho CV

Việc đưa ra một mục tiêu nghề nghiệp khoa học sẽ giúp bạn hiểu được chính mình và nhà tuyển dụng cũng hiểu được mong muốn của bạn. Nhờ vào đó bản thân bạn có thêm động lực, khuôn khổ để đạt được những mong muốn. Còn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được hướng đi của bạn trong tương lai.

Bạn không nên ghi những mục tiêu chung chung và sáo rỗng như trở thành nhân viên xuất sắc, gắn bó lâu dài với công ty, ... Thay vào đó bạn nên chia rõ ra hai phần nhỏ là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó bạn cũng nên tập trung vào những điểm chính yếu, không dài dòng và cần sắp xếp theo một lộ trình rõ ràng nhất. Cụ thể hơn bạn nên xác định khoảng thời gian cụ thể để bạn đạt được một mục tiêu nào đó.

Trên đây là một số lưu ý để có thể làm cho chiếc CV của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn mình muốn gửi đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

-----------------------

(*) Follow Facebook TopTip - Chia Sẻ Bí Kíp Học Tập, Nghề Nghiệp, Cuộc Sống Thú Vị để đọc các bài viết khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(**) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại TopTip để chia sẻ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại đây 

(***) Trở thành Đại sứ truyền thông TopTip tại đây

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

329 lượt xem

lh-fulllh-x