Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[TopTip] Top 10 Lưu Ý Khi Sinh Viên Đi Thực Tập

Các bạn sinh viên ngày nay rất tài năng, năng động và cầu tiến luôn tìm kiếm những cơ hội để phát triển bản thân. Trong đó hầu hết các bạn đều lựa chọn trở thành thực tập sinh. Vì thực tập được xem là một quá trình huấn luyện, đào tạo cho những người sắp bước chân vào một nghề nghiệp nào đó. Không chỉ là các bạn sinh viên năm cuối với yêu cầu bắt buộc đi thực tập tại công ty nào đó để hoàn thanh khóa luận tốt nghiệp của mình mà thậm chí còn có các bạn thực tập sinh là sinh viên năm nhất, năm hai và cả năm ba. Kỳ thực tập là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức mang tính lý thuyết đã học và thực tiễn, giúp sinh viên chuẩn bị trước những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trước khi thực sự ra trường và đi làm, giúp sinh viên bước đầu xây dựng và tạo lập các mối quan hệ trong công việc. Nhưng sự khởi đầu không bao giờ suôn sẻ. Nếu bạn muốn làm một thực tập sinh và một tân binh tiềm năng cho thị trường lao động, thì nên lưu ý những điều sau đây khi đi thực tập. Bài viết dưới đây đã tổng hợp giúp bạn 10 lưu ý khi bạn đi thực tập.

1. Chuẩn bị giấy tờ khi đi thực tập

Rất nhiều sinh viên có chung thắc mắc đi thực tập cần giấy tờ gì. Dưới đây là danh sách những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi thực tập:

-          Đơn xin thức tập: là lá đơn giới thiệu bản thân, bày tỏ mục đích, mong muốn khi ứng tuyển.

-          Giấy giới thiệu của nhà trường: không bắt buộc, tùy vào quy định của từng tổ chức. Nếu bạn được nhà trường sắp xếp cho công việc thực tập thì bạn sẽ cần loại giấy tờ này.

-          CV thực tập

-          Bộ hồ sơ xin việc: tùy vào quy định của tổ chức. Bộ hồ sơ gồm: sơ yếu lý lích tự thuật, giấy khám sức khỏe, chứng minh thư, giấy khai sinh bản sao, bảng điểm và chứng chỉ liên quan. Các giấy tờ này đều cần được công chứng và có dấu xác thực của cơ quan có thẩm quyền.

2. Tìm hiểu tổ chức bạn định đến thực tập

Thực tập là cơ hội vàng để bạn bắt đầu trải nghiệm nghề nghiệp cũng là những viên gạch đầu tiên xây dựng sự nghiệp. Vì thế, hãy lựa chọn và tìm hiểu đầy đủ thông tin về các công ty tuyển thực tập sinh để có lựa chọn đúng đắn. Sau khi chọn được công ty, hãy tìm hiểu tất cả những thông tin có thể biết về họ. Điều này không chỉ phục vụ cho buổi phỏng vấn mà còn giúp ích rất lớn về mặt công việc trong thời gian thực tập.

3. Điều chỉnh lại các trang mạng xã hội

Hiện nay, đính kèm theo CV của bạn là những thông tin liên lạc và mạng xã hội là kênh liên lạc phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Một số nhà tuyển dụng có thể đánh giá một ứng viên dựa trên những gì bạn đăng tải. Vì thế, hãy đảm bảo rằng các trang mạng xã hội của bạn thể hiện bạn là một người chín chắn, suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn bất cứ điều gì. Đây là một yếu tố trả lời câu hỏi sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị những gì mà không phải ai cũng biết.

4. Liên hệ và tạo mối quan hệ tốt với người hướng dẫn

Người hướng dẫn sẽ là người đích thân “cầm tay chỉ việc” cho bạn, họ cũng là người sẽ cho điểm, đánh giá bạn vào cuối kỳ thực tập. Do vậy, hãy chủ động liên hệ và tạo mối quan hệ tốt đẹp với người hướng dẫn của bạn. Bạn sẽ biết ai là người hướng dẫn mình trong thư mời làm việc hoặc khi phỏng vấn.

5. Hãy kiên nhẫn

Thực tập là một quá trình thử thách sự kiên nhẫn. Bạn vẫn còn là những tân binh, chưa có kinh nghiệm gì nên đừng vội vàng nếu bị giao cho những việc “vặt: như pha trà, rót nước,… Những công việc tưởng chừng như vô ích này sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ năng mềm để hoạt động trong những môi trường làm việc sau này khi bạn mới ra trường.

6. Trang thiết bị cần thiết cho công việc

Hãy chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết cho công việc như laptop, sổ tay, bút để ghi chép,… Thông thường các công ty sẽ không hỗ trợ máy tính cho thực tập sinh nên hãy chủ động mang laptop cá nhân theo trong các buổi làm.

7. Chú ý cách ăn mặc, tác phong

Một lỗi rất nhiều sinh viên đi thực tập mắc phải là cách ăn mặc, tác phong. Bạn đang là sinh viên và học tập trong môi trường khá thoải mái nhưng khi đi làm bạn cần ăn mặc phù hợp với nghề nghiệp. Với những công việc có tính chất văn phòng, ăn mặc lịch sự, nhã nhặn, cách nói chuyện cần hòa nhã, chú ý hơn, hạn chế sử dụng những từ ngữ “lóng”, thiếu lịch sự.

8. Đừng kiêu ngạo

Có một thực trang là không ít sinh viên các trường top có thái độ tự tin thái quá vì ngôi trường của mình. Bạn có quyền tự hào về ngôi trường danh tiếng của mình nhưng từ phía nhà tuyển dụng, họ cần một người phù hợp với công việc chứ không phải một ứng viên học giỏi. Vì thế, hãy khiêm tốn học hỏi thay vì tự mãn, kiêu ngạo.

9. Thái độ là quan trọng nhất khi đi thực tập

Thực tập sinh chưa có kinh nghiệm nên điều quan trọng nhất là thái độ tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với thụ động, “gọi dạ bảo vâng”, bạn vẫn cần có quan điểm, ý kiến trong công việc nhưng hãy đưa ra dưới dạng đề xuất là lắng nghe phản hồi từ những người đi trước.

10. Đi thực tập có lương hay không

Hãy xác định tinh thần đi thực tập bản chất là đi học hỏi. Khi đi học, bạn cần đóng học phí và công sức lao động của bạn trong kỳ thực tập chính là học phí bạn phải trả. Do vậy, ngay cả khi thực tập không có lương, bạn vẫn cần cố gắng hết sức trong công việc. Nếu công việc có lương hay mức lương chưa được như mong muốn, bạn vẫn nên có thái độ cảm ơn vì những gì tổ chức và người hướng dẫn đã trao cho bạn khoảng thời gian thực tập.

----------------------------------------

(*) Follow Facebook TopTip - Chia Sẻ Bí Kíp Học Tập, Nghề Nghiệp, Cuộc Sống Thú Vị để đọc các bài viết khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(**) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại TopTip để chia sẻ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại đây 

(***) Trở thành Đại sứ truyền thông TopTip tại đây  

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

428 lượt xem

lh-fulllh-x