Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[TopTip] Top 5 Ứng Dụng Video Call Phù Hợp Cho Các Dự Án, Lớp Học Online

Hiện nay, các tổ chức, các dự án Hoạt Động Ngoại Khóa đang nổi lên trên các diễn đàn xã hội. Với sự hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn học sinh, sinh viên trên khắp cả nước, Hoạt Động Ngoại Khóa ngày càng được tổ chức theo hình thức online, qua các trang mạng xã hội. Cho dù là online hay offline, để mọi người trong tổ chức có thể đoàn kết và thấu hiể nhau hơn, Ban Nhân sự của các dự án thường sẽ tổ chức các buổi họp cũng như bonding. Dưới đây là 5 website phù hợp cho các buổi họp cũng như bonding dành cho các dự án, hoạt động online. 

  1. Zoom

Zoom là một ứng dụng vô cùng quen thuộc đối với các bạn học sinh, sinh viên bởi tính ứng dụng cao của nó. Hình ảnh, đồ họa nghiêm túc cũng như sự tiện dụng khiếm cho Zoom trở thành ứng dụng được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất.

Đây là nơi cho phép người dùng trao đổi với nhau thông qua mạng internet. Các tính năng bảo mật của Zoom bao gồm cuộc họp cần mật khẩu, xác thực người dùng, phòng chờ, cuộc họp kín, vô hiệu hóa chia sẻ màn hình, ID tạo ngẫu nhiên, và khả năng đuổi người tham gia. 

  • Ưu điểm:

  • Chi phí thấp.

  • Hình ảnh và cấu hình tối giản.

  • Cài đặt dễ dàng.

  • Nhược điểm:

  • Giới hạn thời gian sử dụng: 40 phút.

  • Vấn đề kết nối kém do bị quá tải bởi số lượng người.

  • Lỗ hổng bảo mật: Zoom đã từng bị chỉ trích liên quan đến vấn đề bảo mật của hệ thống, năm 2020, Zoom đã đồng ý tăng cường và cải thiện các vấn đề bảo mật này của hệ thống.

  1. Kumo Space

Kumo Space là nơi trò chuyện video phong phú với cấu hình sống động như một trò chơi điện tử. Ứng dụng là sự kết hợp giữa mô hình trò chơi điện tử và phòng họp. Đó cũng chính là điểm đặc biệt trên Kumo Space, tạo cảm giác thoải mái và sinh động cho người dùng. Không chỉ đơn giản là một nền tảng trò chuyện video mà còn giống như một trò chơi ảo nhập vai. Cho phép bạn trò chuyện với các thành viên trong phòng riêng tư riêng biệt khi hai tài khoản được di chuyển đến gần nhau. Ngoài ra người dùng có thể tạo không gian ảo của riêng mình ngay trên ứng dụng. 

  • Ưu điểm

  • Giá cả hợp lý.. 

  • Không giới hạn thời gian và phòng họp.

  • Tạo ra sự riêng tư cho mọi người.

  • Nhược điểm

  • Giới hạn thành viên: 30 người

  • Bất tiện khi thông báo đến tất cả mọi người:  Trong Kumo Space, mọi người sẽ có được sự riêng tư khi những tài khoản di chuyển đến gần nhau. Cũng chính vì thế nên nếu như không phải host của phòng họp, thành viên sẽ không thể sử dụng tính năng Broadcast để thông báo đến mọi người.

  1. Google Chat

Đây chính là ứng dụng đơn giản hóa các tin nhắn riêng và cộng tác nhóm.Google chat và không gian gọi video giúp các nhóm cộng tác nhịp nhàng và hiệu quả với nhau ở mọi nơi. Trên ứng dụng. Các thành viên có thể gọi video qua biểu tượng trên thanh công cụ. Ở đây, mọi người trong nhóm sẽ được đưa đến căn phòng ảo để dễ dàng trò chuyện và trao đổi với nhau. Cùng hệ thống bảng trắng tiện lợi và cấu hình tối giản đem đến cho người dùng cảm giác nghiêm túc và tập trung khi làm việc. 

  • Ưu điểm

  • Dễ cài đặt.

  • Miễn phí.

  • Thời gian của cuộc cuộc họp có thể kéo dài tới 24 giờ.

  • Nhược điểm

  • Không có tính năng ghi lại cuộc họp.

  • Cuộc gọi bị giới hạn thành viên tham gia là 100 người.


  1. GG dou

Bên cạnh Google Meet, Google còn cung cấp thêm một ứng dụng gọi video được sử dụng phổ biến trên thiết bị di động và khả dụng trên cả nền tảng web. Google dou cung cấp dịch vụ nghe gọi từ bạn bè, người thân qua số điện thoại đã lưu trên điện thoại. Đây chính là điểm đặc biệt so với các ứng dụng gọi video khác. Thay vì tên ID tài khoản, mọi người có thể dễ dàng kết bạn với nhau qua sô điện thoại.Thêm vào đó, Google dou còn có Knock Knock -  tính năng này giúp người dùng có thể theo dõi video của đầu dây bên kia trước khi nhấc máy.

  • Ưu điểm

  • Đa ngôn ngữ: Hỗ trợ 78 loại ngôn ngữ trên thế giới

  • Miễn phí

  • Tự động điều chỉnh giữa 4G và wifi để tránh bị đứt quãng cuộc gọi

  • Nhược điểm 

  • Không có khung chat: Ứng dụng này chỉ được Google trang bị chế độ video chat.

  • Tối đa 2 người: điều này dẫn đến nhiều bất tiện khi một nhóm bạn muốn họp mặt online

  • Chỉ có thể gọi video, không có tính năng gọi thoại như thông thường.

  1. Microsoft teams

Đối với các bạn học sinh, sinh viên hay thậm chí là nhân viên đã không còn xa lạ gì với Microsoft teams. Ứng dụng này hỗ trợ tạo phòng họp hay nhắn tin trực tiếp cùng nhau. Trên ứng dụng, các thành viên có thể gửi file đính kèm. Microsoft teams là một sự lựa chọn đúng đắn khi mở một cuộc họp lớn. Có đầy đủ các tính năng để chia sẻ thông tin một cách dễ dàng. Cấu hình tối giản, sắc nét mà tinh tế, nó đem đến sự chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp, dự án khi tổ chức các cuộc họp online qua nền tảng này.

  • Ưu điểm

  • Tổ chức cuộc họp ở mọi nơi, với tất cả mọi người. 

  • Nhận các tính năng phụ như lập lịch biểu, ghi chú cuộc họp,..

  • Tổ chức các cuộc họp lớn: tối đa đến 10.000 người

  • Nhược điểm

  • Khó có thể kiểm soát quyền truy cập: Teams không hỗ trợ việc giới hạn xem và quyền chỉnh sửa cho người dùng.

  • Ít chức năng quản lý cho quản trị viên.

  • Nếu ngay từ đầu không quản lý kỹ càng, các thông tin chia sẻ rất dễ bị lộn xộn.

---------------------------------------------

(*) Follow Facebook TopTip - Chia Sẻ Bí Kíp Học Tập, Nghề Nghiệp, Cuộc Sống Thú Vị để đọc các bài viết khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(**) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại TopTip để chia sẻ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại đây

(***) Trở thành Đại sứ truyền thông TopTip tại đây

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

156 lượt xem

lh-fulllh-x