Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[TopTip] Top 6 Đặc Điểm Đặc Trưng Của Người Có Tư Duy Phản Biện

Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking). Bản chất của tư duy phản biện là suy nghĩ cẩn thận bằng cách phân tích thông tin mà không để cảm xúc hoặc ý kiến chi phối. Mục đích của tư duy phản biện là để đưa ra quyết định lô-gic về điều nên tin là đúng hay sai. Ngày nay, tư duy phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể. Khi nghe đến khái niệm về tư duy phản biện, có nhiều người hiểu nhầm rằng đây là một lối tư duy phản đối, hay tranh cãi gay gắt, trái chiều với bất kì thông tin, quan điểm nào mà họ đón nhận. Thực tế, tư duy phản biện khác xa với những định nghĩa như vậy. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu xem  người có tư duy phản biện sở hữu những đặc điểm gì nhé. 

1. Luôn đặt câu hỏi 

Sự tò mò là giá trị cốt lõi làm nên nhiều nhà lãnh đạo thành công. Bởi lẽ, sự ham học hỏi và hứng thú về thế giới và con người xung quanh là dấu hiệu để xác định một nhà lãnh đạo có tư duy phản biện. Thay vì công nhận mọi thứ theo giá trị vốn có thì một người tò mò sẽ thắc mắc về điều tạo nên giá trị đó. Khi chúng ta ngày càng trưởng thành, ta càng dễ dàng gạt bỏ những điều tò mò có vẻ trẻ con. Do đó, sự tò mò buộc bạn phải có một tư duy mở và thúc đẩy tiếp thu thêm nhiều kiến thức sâu hơn – tất cả những điều đó tạo nên một người có khả năng học hỏi suốt đời. Người có tư duy phản biện không chấp nhận điều gì đó mà không có “một ngàn lẻ một” câu hỏi vì sao. Đương nhiên, việc hỏi quá nhiều sẽ khiến người khác cảm thấy phiền. Tuy nhiên, đây là cách một cá nhân độc lập trong suy nghĩ đảm bảo quyết định của mình là đúng và không ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người. Hơn thế nữa khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó trở nên hoàn thiện hơn. nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót.

2. Luôn trau dồi kiến thức cho bản thân

Người có tư duy phản biện thường có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình. Tạo thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục. Với sự phát triển của công nghệ,  bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những bài viết, hình ảnh, video ở mọi lĩnh vực tương tự với suy nghĩ, sở thích của bạn điều đó sẽ giúp bạn trao dồi kiến thức một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó việc đọc nhiều một cách có chọn lọc, đào sâu và sẵn sàng mở lòng với ý kiến trái chiều là một điều đặc biệt ở người có năng lực suy nghĩ độc lập. 

3. Tự nhận thức 

Ý thức về việc hình thành các ý kiến cá nhân của bạn. Nếu thành thật với chính mình, bạn sẽ thừa nhận rằng trong phần lớn các trường hợp bạn có thể nghĩ là bạn đúng. Trong khi đây có thể là trường hợp mà khi đưa ra quyết định, bạn phải dẹp sang bên mọi sự thiên vị hoặc niềm tin cá nhân. Tư duy phản biện cần nhìn vào những cách nghĩ và quan điểm khác nhau trước khi đưa ra kết luận. Tôi biết thật khó để có thể nghĩ ra ngoài những thành kiến ​​cá nhân của bạn, nhưng vì thành công của bạn trong cuộc sống - bạn phải cố gắng làm điều đó. Với tính cách thích sự rõ ràng, người độc lập trong suy nghĩ luôn không ngừng phản chiếu, xem xét lại nội tâm của mình. Họ sẽ không bao giờ dừng việc hỏi bản thân “Tại sao tôi lại làm điều này?”, “Tôi có thực sự thích việc tôi đang làm hay chỉ vì người khác bảo tôi làm như vậy?”. Như ở trên, sự thật luôn là điều ưu tiên hàng đầu với họ, là con đường dẫn lối họ đi tìm mục đích thực sự của cuộc sống. Người có tư duy phản biện thường không chấp nhận thông tin tiếp nhận và đi đến kết luận một cách quá nhanh chóng. Họ ít khi chia sẻ những bài viết có nội dung “giật tít” trên mạng xã hội, không đánh giá “bừa” điều mình chưa biết chỉ vì lời kể hay bài viết của người khác. Thay vào đó, họ sẽ bình tĩnh quan sát, tự xem xét sự việc và cả bản thân mình. 

4. Phân tích và suy luận

Nhà phân tích giỏi cũng là người có tư duy phản biện và ngược lại. Khả năng phân tích thông tin là mấu chốt để nhìn nhận hầu hết mọi thứ, bất kể nó có là hợp đồng, báo cáo mô hình kinh doanh hay thậm chí là một mối quan hệ. Phân tích thông tin có nghĩa là chia thông tin thành các phần nhỏ và đánh giá mức độ hiệu quả của các phần thông tin đó khi kết hợp lại hay khi tách ra riêng biệt. Phân tích dựa trên quan sát, sự thu thập và đánh giá các bằng chứng để đạt đến một kết luận có ý nghĩa. Tư duy phân tích bắt đầu từ sự khách quan.  Bên cạnh đó thông tin thường không tự nêu lên ý nghĩa của nó, do vậy người có tư duy phản biện cần đánh giá thông tin và đưa ra kết luận dựa trên dữ kiện sẵn có. Suy luận là một khả năng có thể đưa ra ý nghĩa của dữ kiện và khám phá những kết quả tiềm năng khi đánh giá một tình huống. Điều đó cũng có nghĩa cần phân biệt giữa suy luận và giả định. Giả sử, nếu bạn thấy cân nặng của ai đó là 260 pounds thì bạn sẽ nghĩ họ là thừa cân và không khỏe mạnh. Những kết luận đó có thể sẽ thay đổi hoàn toàn nếu có thêm dữ kiện.

5. Không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi người khác

Người có tư duy phản biện sẽ cố gắng xác định những yếu tố cấu thành niềm tin và liệu rằng, những điều đó liệu có đáng tin hay không, từ đó, bạn có thể hiểu và xác thực định kiến của bản thân mình. Đây là một bước tiến quan trọng để nhận biết được mức độ ảnh hưởng của thành kiến đến tư duy của mình và nhận ra khi thông tin bị sai lệch. Khi nhìn vào một thông tin hãy tự hỏi nó sẽ mang đến lợi ích cho ai. Liệu những thông tin này có được đưa vào chương trình nghị sự nào không? Liệu những nguồn của thông tin ấy có bỏ lại những thông tin không ủng hộ niềm tin của họ không? Việc nói lên ý tưởng khác với số đông có thể khiến một người bị cô lập. Tuy nhiên, người có suy nghĩ độc lập sẽ chọn đi theo con đường mà họ cho là đúng đắn và tạo ra những thay đổi thật sự chứ không phải con đường an toàn mà mọi người vẫn đi. Đó là động lực để phát triển, như Steve Jobs đã nói: “Những người đủ điên rồ để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới là những người thực sự làm được điều đó”.

6. Luôn tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ và sáng tạo

Những người có tư duy phản biện tốt đồng thời cũng có khả năng sáng tạo ấn tượng. Khi triển khai một công việc, nhiệm vụ nào đó, bạn sẽ không bao giờ làm theo những gì đã được sắp xếp, tiêu chuẩn hóa mà luôn tìm tòi, phát huy những ý tưởng sáng tạo, cách thức làm việc mới mẻ để công việc được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng hơn. Suy nghĩ mới mẻ và sáng tạo giúp cho bạn có thể phát triển nhanh hơn là chỉ biết làm theo khuôn mẫu có sẵn.  Người có tư duy sáng tạo là người từ chối những cách giải quyết cơ bản bởi họ có suy nghĩ vượt giới hạn. Họ có sự hứng thủ và áp dụng nhiều cách nhìn vào một vấn đề. Họ cũng đồng thời sẵn sàng thử nghiệm những phương pháp khác nhau và cân nhắc những quan điểm khác. Mỗi người là một bản thể duy nhất, nhưng đôi khi, để hòa nhập, chúng ta phải nghe theo những gì người khác nói, và điều này có thể giới hạn sự độc đáo và khả năng sáng tạo của mỗi người. Với một tư duy độc lập, những người này sẵn sàng vượt qua mọi khuôn mẫu và khơi nguồn cho ý tưởng mới.


Nguồn: ELLE 

 -----------------------

(*) Follow Facebook TopTip - Chia Sẻ Bí Kíp Học Tập, Nghề Nghiệp, Cuộc Sống Thú Vị để đọc các bài viết khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(**) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại TopTip để chia sẻ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại đây 

(***) Trở thành Đại sứ truyền thông TopTip tại đây


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,329 lượt xem

lh-fulllh-x