Nguyễn Thu Hoài@Kỹ Năng
3 năm trước
[TopTip] Trái Ngành Liệu Có Đáng Sợ? Top 5 Cách Để Vượt Qua Nỗi Sợ Làm Trái Ngành
Đến hẹn lại lên, câu chuyện “làm trái ngành” lại trở nên nóng hơn bao giờ hết trong cộng đồng học sinh, sinh viên và những người tìm việc thời gian gần đây.
Tháng 7 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của các bạn: từ học sinh cuối cấp và sinh viên năm cuối thành tân sinh viên và tân cử nhân. Đi cùng với sự chuyển giao này chính là nỗi bất an về một tương lai “trái ngành”. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội thiên biến vạn hóa như lúc này, cảm giác lo sợ ấy mỗi lúc một dâng lên. Theo thống kê của bộ Thương mại gần đây, khoảng 60% sinh viên tốt nghiệp ra trường đều làm trái ngành. Nhưng nhắc tới làm trái ngành thì liệu bạn lại sợ, liệu đó có phải lựa chọn chính xác không, lại phải bỏ dở hết mà bắt đầu lại từ đầu à. Đừng lo, những thắc mắc này TopTip sẽ gỡ hết chỉ với 5 cách dưới đây
“Trái ngành liệu có đáng sợ hay không?”
Vẫn còn là một câu hỏi mở. Tùy vào trải nghiệm của mỗi người mà câu trả lời có thể khác nhau. Trên hết, câu chuyện “trái ngành” là một phép thử. Không ai khác ngoài chính bạn là người quyết định kết quả của phép thử ấy. Vậy nên đừng sợ hãi mà hãy đón nhận mọi phép thử với tinh thần khai phóng rồi chậm rãi khám phá, bạn nhé! Sau tất cả, “hạnh phúc không phải đích đến, mà là hành trình chúng ta đang đi”.
1. Xác định lý do thật sự mà mình muốn chuyển ngành
Khi chúng ta đang trong quá trình học tập và làm việc tại một chỗ nào đó, bạn cảm thấy mỗi ngày trôi qua đều thật nhàm chán và nó khiến bạn nản lòng, không muốn tiếp tục làm việc hay học tập nữa. Khi rơi vào những trường hợp như vậy, bạn hãy xác định rõ ràng, rằng bạn chán bởi vì công việc này hay là bởi vì môi trường làm bạn không thoải mái?
Giả dụ như khi bạn đang ứng tuyển vào một công việc về marketing chẳng hạn, nhưng khi đi làm bạn lại phải làm những phần việc chẳng liên quan gì đến marketing, như làm tiếp tân, làm sales…, và bạn thấy nản lòng khi phải làm những việc đó thì có thể bạn không phù hợp với môi trường mà bạn đang theo làm, chứ không hẳn là bạn chán ngành mình lựa chọn ban đầu, bởi vì bạn còn chưa thực sự có cơ hội để tiếp xúc với những công việc thuộc ngành đó. Hoặc khi bạn làm truyền thông, nhưng bạn lại phải tiếp xúc với khách hàng, nhiều đến nỗi mà họ gây một áp lực rất lớn lên bạn, thì có thể chỉ là bạn không phù hợp với vị trí bạn đang làm, có thể trong truyền thông, bạn hợp với những công việc khá hướng nội như lập kế hoạch hay viết content, lên ý tưởng… Khi cảm thấy mình không phù hợp, hãy chủ động đề nghị được chuyển qua bộ phận khác mà bạn thấy thoải mái hơn khi làm việc.
Vậy nên hãy thật cẩn trọng và suy nghĩ thấu đáo việc lý do mà bạn muốn chuyển ngành. Liệu môi trường này còn phù hợp với mình hay không, cái ngành này còn các vị trí nào khác vừa xứng với mình, và liệu mình đã hiểu thực sự rõ công việc mà mình đang làm hay chưa.
2. Tìm công việc gần với ngành mà bạn đang chuyên nhất
Đây là điều mà nhiều người thường bỏ qua khi quyết định chuyển ngành. Hầu hết những người nóng vội như vậy hay chuyển sang những ngành mà không liên quan tới ngành học ban đầu. Ví dụ như bạn đang làm trong ngành công nghệ thông tin, và đùng cái một ngày đẹp trời bạn quyết định chuyển sang học ngành marketing, một ngành gần như chả liên quan gì tới ngành bạn đang theo. Nếu đó chỉ là mong muốn nhất thời và bạn hoàn toàn chuyển hướng mà không theo một khung kế hoạch cụ thể nào thì bạn sẽ rất khó để kiên nhẫn hay để bám trụ với ngành mình định chuyển. Bạn không thể nhảy sang từ vị trí A sang vị trí B mà không có sự liên quan nào hết, bởi vì bạn sẽ chả biết một tý kiến thức gì về vị trí mình đang định nhảy. Thay vì vậy hãy lựa chọn một ngành có sự liên quan tới ngành mà bạn đang làm. Hãy vẽ một lộ trình từ vị trí A đến vị trí B, xem là trên quãng đường đó thì có những ngã rẽ liên quan nào giúp bạn có thể rút ngắn con đường từ A đến B. Những ngã rẽ đó có thể là những công việc vừa có cả tính chất của A vừa có tính chất của B, giúp bạn tránh được sự lạ lẫm khi làm trái ngành do đã có kinh nghiệm từ lúc làm việc ở ngành A, cũng như học hỏi thêm những kiến thức mới của ngành B.
3. Xác định những kỹ năng vốn có và cần có
Trước khi chuyển ngành, hãy lên danh sách những kỹ năng nên có, bao gồm kỹ năng bổ sung và kỹ năng vốn có. Những kỹ năng cần bổ sung là những kỹ năng bạn chưa hề có nhưng có liên quan mật thiết tới ngành mà bạn đang chuyển, và chắc chắn bạn phải dành rất nhiều thời gian để trang bị, để học thêm những kỹ năng đó. Bạn có thể tham khảo những khóa học ở trên Skillshare, LinkedIn Learning, Skillshop… Những kỹ năng bạn đã có cũng cực kỳ quan trọng bởi vì nó sẽ có thể tương thích với công việc mới, ví dụ như những kỹ năng mà ai cũng cần có: teamwork, giao tiếp, quản lí thời gian, quản lí dự án, tổ chức sự kiện…
4. Trau dồi thêm kinh nghiệm
Đây có lẽ chính là lý do khiến cho các bạn làm trái ngành sợ hãi và khổ sở nhiều nhất, bởi vì khi chuyển ngành là các bạn xác định học và làm lại từ đầu, các bạn không có tý kinh nghiệm gì về ngành nghề mới mà mình chọn cả, nên đôi khi nhiều bạn sinh viên không đủ tự tin để ứng tuyển vào một vị trí công việc mới. Vậy nên, tranh thủ thời gian bạn đang mải mê tìm việc, ứng tuyển thì hãy tự tạo kinh nghiệm cho chính bản thân mình qua vòng tròn bạn bè, qua social media, google, youtube… Nếu bạn đang muốn xây dựng một portfolio liên quan đến ngành marketing, mà bạn thì vốn có kinh nghiệm làm IT, thì bạn có thể hợp tác với một người đang cần xây dựng website để làm content chẳng hạn, thì việc hợp tác với bạn đó chính là một cơ hội, một kinh nghiệm, một kiến thức và trải nghiệm mới để bạn làm đẹp hồ sơ của mình rồi đó.
5. Networking
Khi bạn chuyển ngành thì những mối quan hệ - networking của bạn lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, bởi khi gặp khó khăn thì những lời mời, những sự gợi ý của những người bạn thân quen đang ở trong ngành mà bạn muốn chuyển hướng là một cơ hội đáng giá cả ngàn vàng. Ngay từ bây giờ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực mở rộng mối quan hệ. Ngoài ra bạn có thể lên LinkedIn tạo hồ sơ chỉnh chu, xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo những kết nối thật tốt đẹp để tăng cơ hội vào ngành mà mình mong muốn.
Tụi mình hy vọng những cách trên đã gỡ được phần nào khúc mắc trong lòng bạn. Hãy lựa chọn thật khôn ngoan và tự tin bước đi trên những con đường mà mình sẽ hướng tới nhé.
----------------------------------------------------
(*) Follow Facebook TopTip - Chia Sẻ Bí Kíp Học Tập, Nghề Nghiệp, Cuộc Sống Thú Vị để đọc các bài viết khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(**) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại TopTip để chia sẻ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại đây
(***) Trở thành Đại sứ truyền thông TopTip tại đây
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
94 lượt xem